Nhắc tới truyền thống văn hóa của người Mông, không chỉ nói tới những tập quán
canh tác, chăn nuôi, ăn ở mà còn ở tín ngưỡng, phong tục, tâm linh. Trong đó,
tất cả những tín ngưỡng về sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần đều xoay quanh
mối quan hệ gia đình, dòng họ, làng bản và những tín ngưỡng đó đều được tái hiện
qua lễ hội Gầu Tào.
13 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lễ hội Gầu Tào – nghi thức độc đáo của người Mông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lễ hội Gầu Tào – nghi
thức độc đáo của người
Mông
Dân tộc Mông là dân tộc có một đời sống tinh thần, tâm linh rất phong phú và đa
dạng, tạo nên truyền thống văn hóa Mông với rất nhiều nét đặc sắc. Một trong
những lễ hội tiêu biểu thể hiện truyền thống của người Mông chính là lễ hội Gầu
Tào.
Nhắc tới truyền thống văn hóa của người Mông, không chỉ nói tới những tập quán
canh tác, chăn nuôi, ăn ở mà còn ở tín ngưỡng, phong tục, tâm linh. Trong đó,
tất cả những tín ngưỡng về sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần đều xoay quanh
mối quan hệ gia đình, dòng họ, làng bản và những tín ngưỡng đó đều được tái hiện
qua lễ hội Gầu Tào.
Lễ hội Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất, được coi là lễ hội tiêu
biểu và đặc sắc nhất của người Mông.
“Gầu Tào” với mục đích là cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ ban cho gia đình sự
khỏe mạnh, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc ban cho dân bản, mở hội tạ ơn trời đất,
núi sông đã ban cho tài lộc, mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng Đây
cũng là dịp để bà con trong bản tụ họp, vui chơi chuẩn bị bước vào một năm mới,
một mùa canh tác mới.
Thời gian mở hội thường trong khoảng từ ngày mồng một đến ngày 15 tháng
giêng. Nếu hội tổ chức 3 năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày liền, hội làm gộp
một năm sẽ tổ chức 9 ngày. Lễ hội Gầu Tào gồm 2 phần lễ và hội. Hội thường
được tổ chức ở tất cả các làng xã, huyện lị và có đồng bào Mông sinh sống, được
tổ chức trên một khu đất đồi tương đối bằng phẳng để thuận lợi cho việc đi lại, vui
chơi hoặc những nơi có cảnh quan đẹp với đồi núi, cây cổ thụ tạo không khí thiêng
liêng. Lễ hội Gầu Tào có thể do một gia đình, một dòng họ hay một làng bản đứng
ra tổ chức.
Tại địa điểm được thầy cúng lựa chọn và là nơi dựng cây nêu (là cây mai cao vút
ngọn lá và được trang trí thêm các hình nộm, các hoa văn bằng nhiều màu sắc) để
thông báo cho bà con nơi đây sắp diễn ra lễ hội Gầu Tào. Đồng thời tại điểm đó
được dựng hai cây gỗ to, bóc vỏ, cao chừng 10m, bên trên có xà ngang. Tại điểm
ngọn được treo một bầu rượu lộc và buộc một sợi dây thừng to thả xuống làm dây
leo cho các chàng trai trong bản thi thố.
Ngay từ cuối tháng chạp, khi được thầy cúng bói xin mở hội. Gia đình mở hội cầu
phúc hay cầu mệnh, trong gia đình cử ra một người chặt cây làm cây nêu. Đầu tiên
lễ dựng nêu được tổ chức. Nơi trồng cây nêu (cũng là địa điểm mở hội). Cây nêu
được chôn nơi cao nhất thường là đỉnh đồi. Khi dựng xong, gia chủ còn làm lễ
cúng ở ngay chân cột nêu mời tổ tiên các thần phù hộ cho có con, mọi thành viên
đều khỏe mạnh, bằng an kế tục việc làm ăn, làm mặc theo dòng họ. Cây nêu được
dựng lên, các làng gần, làng xa biết rằng tết năm nay sẽ mở hội Gầu tào. Mọi
người đều hiểu chuẩn bị dự hội.
Sau phần của thầy mo, làm những thủ tục lễ bái, hầu hết là dùng những từ hoa mỹ
(pàng lỳ) thanh cao, những câu ví mỹ miều, những câu tục ngữ (lù txà) khoa
trương. Mọi người tụ tập đến bãi mở hội. Khắp bãi dựng thêm nhiều lều lợp lá cây
cho người già ăn uống chúc tụng. Bãi bằng nhất được dọn ra cho trẻ em đánh quay.
Các nơi khác trong bãi, tổ chức các trò chơi cho ngày hội được quy định trước. Các
nơi này mỗi nơi đều có quán xử (chủ sự) quản lý chung. Ngoài ra cần có xừ quan
(quản lý) chăm lo việc ăn uống, có hấu pầu tờ (quản củi đuốc), hấu pầu giê (trông
nom xay giã dần sàng) cùng với xừ quan.
Kết thúc lễ hội, chủ nhà làm lễ, cây nêu được hạ xuống. Thày mo đốt thẻ giấy, hốt
than cho vào gáo nước, vừa đi vừa cầu khấn. Sau mỗi đoạn khấn vái, thày lại hấp
một ngụm nước phun ra xung quanh. Mảnh vải đỏ thì mang về treo trong nhà cầu
mong sự bình an và thịnh vượng.
Tiếp theo, các chàng trai, cô gái cùng nhau bước vào các tiết mục thi thố đặc sắc.
Những tiếng khèn, những tiếng cười reo được vang lên náo nức khắp làng bản, báo
hiệu một mùa xuân mới đã về và cũng hứa hẹn một năm mới mùa màng bội thu,
một cuộc sống ấm no, sung túc và thịnh vượng.
Một số hình ảnh tại Lễ hội Gầu Tào:
Những nghi lễ chuẩn bị trước khi dựng
cây nêu
Thầy mo và gia chủ cùng uống rượu trước khi làm lễ tế thần linh
Thầy mo tế thần linh và chọn phương hướng dựng cây nêu
Cây nêu được dựng
Gia chủ mời rượu cảm ơn các thầy mo
Gia chủ hát mừng trước làng bản
Ngô và lúa, tượng trưng cho mong muốn mùa màng bội thu
Và những tiết mục văn nghệ và thi tài đặc sắc tại lễ hội