Tính đến cuối năm 1996, cả nước chỉ có ba thành phố trực
thuộc Trung ương: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
thành phố Hải Phòng. Đầu năm 1997, Đà Nẵng được tách từ tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng để trở thành thành phố thứ tư trực thuộc
Trung ương. Trong lịch sử, Đà Nẵng từng trực thuộc Trung Kỳ/
Trung Bộ theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay sau
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và “Đà Nẵng 3 quận” từng là
một thị xã tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương ở Sài Gòn
trong giai đoạn 1954-1975. Tuy nhiên, trở thành thành phố trực
thuộc Trung ương trong một đất nước độc lập, thống nhất, trước
ngưỡng cửa thiên niên kỷ mới (thế kỷ XXI) là bước chuyển mình
đầy ấn tượng của Đà Nẵng trong tiến trình lịch sử.
Từ khi thành phố kiến nghị được chia tách tỉnh (tháng 5
năm 1989) đến khi chính thức trở thành thành phố trực thuộc
Trung ương (ngày 01 tháng 01 năm 1997) cũng là khoảng thời
gian Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng nói riêng và tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng nói chung chuẩn bị cho mình một tâm
thế cũng như những phương án chia tách tỉnh, chính vì vậy chỉ
trong một thời gian rất ngắn đã nhanh chóng thống nhất được
một phương án chia tách tối ưu trình Quốc hội xem xét, thông
qua. Đây là một sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, đánh
dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển của Đà Nẵng sau này.
Thành phố Đà Nẵng mới, trực thuộc Trung ương có một số
đặc thù về lịch sử, địa lý và trong bối cảnh tình hình trong nước
và thế giới có nhiều biến động mà Đảng bộ thành phố đã xác
định để có hướng quy hoạch, phát triển trong thời gian tới.
Thứ nhất, tính đến cuối năm 1996, huyện Hòa Vang thuộc
tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng là huyện được chia tách nhiều nhất
để thành lập các quận mới và cho đến nay là huyện duy nhất
chưa có thị trấn huyện lỵ. Một lần nữa, lịch sử lại giao phó cho Hòa Vang sứ mệnh phải xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, xây dựng quê
hương tiến lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đối với huyện đảo Hoàng Sa, chuyển từ trực thuộc tỉnh Quảng
Nam - Đà Nẵng sang trực thuộc thành phố Đà Nẵng. Thời điểm
này (1997) đã là 23 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực đánh
chiếm trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, khiến Đà Nẵng trở
thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh “duy nhất” trong cả nước
còn nguyên một huyện bị ngoại bang xâm chiếm.
Thứ hai, sau khi thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương,
so với các tỉnh, thành khác trong cả nước, thì chính quyền thành
phố Đà Nẵng quản lý một quy mô dân số hết sức vừa phải:
663.115 nhân khẩu, với số đầu mối quận huyện, xã phường cũng
rất gọn: 5 quận, 2 huyện và 33 phường, 14 xã. Chính đặc thù
“hết sức vừa phải” và “rất gọn” này là tiền đề quan trọng để
chính quyền Đà Nẵng có thể tập trung đẩy mạnh quy mô và tiến
độ đô thị hóa - điều khó khả thi trong bối cảnh một thành phố
trực thuộc tỉnh như trước năm 1997. Tuy nhiên, việc thành phố
Đà Nẵng ít dân và có diện tích nhỏ hẹp cũng là một khó khăn,
thử thách trong việc hướng đến xây dựng một thành phố lớn, là
thành phố động lực của khu vực miền Trung như thị trường nhỏ
hẹp, tài nguyên đất có hạn, quy mô nền kinh tế nhỏ Nhưng xét
nhiều mặt thì thực trạng dân số Đà Nẵng thập niên vừa qua vẫn
phải được xem là ưu thế, là lợi thế so sánh, nhất là trong việc xử
lý những vấn nạn của đô thị như giải quyết việc làm, phát triển
nghề nghiệp và định hướng sinh kế.
Thứ ba, thời điểm thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương
vào đầu năm 1997, rơi vào thời điểm khởi đầu thời kỳ suy giảm
của nền kinh tế đất nước kéo dài đến hết thế kỷ XX: “Giai đoạn
từ 1991 đến 1996, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao,
nhưng từ năm 1997, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
tài chính - kinh tế châu Á năm 1997-1999, tốc độ tăng trưởng
GDP giảm dần, năm 1999 chỉ còn 4,9% so với 9,5% năm 1996.
Năm 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế có tăng lên nhưng chưaLỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (1975 – 2015)
237
cao và vững chắc”(1). Bởi vậy, ra riêng trong một cục diện kinh tế
suy thoái như vậy, Đà Nẵng khó có thể bứt phá để nhanh chóng
cải thiện điểm xuất phát thấp của mình ngay từ những năm đầu
chia tách. Tuy nhiên, thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành
chính trực trực thuộc Trung ương đã mở ra thời kỳ mới, thành
phố có nhiều điều kiện hơn trong việc phát huy các tiềm năng,
thế mạnh vốn có để phát triển thành vùng động lực thúc đẩy khu
vực miền Trung - Tây Nguyên.
263 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1975-2015) - Phần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
227
Chương Năm
NHỮNG NĂM ĐẦU THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(1997 - 2000)
I. BƯỚC CHUYỂN MÌNH CỦA MỘT THÀNH PHỐ TRỰC
THUỘC TRUNG ƯƠNG
Bốn năm cuối cùng của thế kỷ XX, có ý nghĩa rất quan trọng
đối với lịch sử Đà Nẵng nói chung và lịch sử Đảng bộ thành phố
Đà Nẵng nói riêng. Đây là giai đoạn có tính chất bản lề giữa hai
chặng đường phát triển của thành phố “đầu biển cuối sông” kể
từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.
Chặng đường đầu tiên là giai đoạn của một đô thị loại II cùng
với huyện đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái
phép và huyện nông thôn Hòa Vang đa phần là rừng núi. Chặng
đường thứ hai là giai đoạn của một đô thị loại I - thành phố trực
thuộc Trung ương đang vươn lên trở thành “một chấm son trên
bản đồ Tổ quốc” - đúng như mong muốn của Bác Hồ khi nghĩ về
mảnh đất này.
Những thành tựu đạt được trong hơn 10 năm đổi mới của
Đảng, đã tạo nên thế và lực mới để nước ta bước vào một giai
đoạn mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vị thế Việt Nam được nâng cao trong khu vực và trên thế giới.
228
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Trong bối cảnh đó, thành phố Đà Nẵng cũng từng bước chuyển
mình đi lên. Vai trò của Đà Nẵng ngày càng được khẳng định
đối với sự phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Trước yêu cầu mới của tình hình, Đà Nẵng cần có chính sách, cơ
chế đồng bộ riêng để bức phá đi lên. Đồng thời, thể theo nguyện
vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, ngay từ Đại hội lần thứ
IV của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng vào tháng 5 năm 1989, đã
kiến nghị với Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng cho
phép thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương; nếu chưa đủ
điều kiện thì cho Đà Nẵng trở thành Đặc khu kinh tế của duyên
hải miền Trung hoặc Khu kinh tế mở.
Tiếp tục tinh thần đã được kiến nghị của Đảng bộ và nhân
dân thành phố Đà Nẵng, Đại hội lần thứ XV Đảng bộ Quảng
Nam - Đà Nẵng (từ ngày 16 đến 19 tháng 10 năm 1991), đã đề
nghị Trung ương cho tách Đà Nẵng thành thành phố trực thuộc
Trung ương. Nếu chưa tách thì cho một quy chế của Đặc khu
kinh tế. Tiếp theo đó, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng (khóa XVI) được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng (là Đại hội
cuối cùng của Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng), diễn ra từ ngày
23 đến 27 tháng 4 năm 1996, đã kiến nghị chia tách Quảng Nam -
Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là
thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Ngày 08 tháng 10 năm 1996, đồng chí Mai Thúc Lân - Bí thư
Tỉnh ủy, nhận được Công điện số 75/CCHC/TW của Trung ương
nêu rõ: Bộ Chính trị đã có Thông báo số 06/TB-TW ngày 07 tháng
10 năm 1996 về việc nhất trí chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng
thành hai đơn vị hành chính: Thành phố Đà Nẵng trực thuộc
Trung ương và tỉnh Quảng Nam. Tỉnh ủy phải chỉ đạo hoàn tất
thủ tục để kịp trình Quốc hội quyết định trong cuộc họp giữa
tháng 10 này.
Với tinh thần rất khẩn trương, ngày 09 tháng 10 năm 1996,
Thường trực Tỉnh uỷ đã có cuộc họp liên tịch với Thường trực
Hội đồng nhân dân, Thường trực Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (1975 – 2015)
229
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh
để bàn việc triển khai Công điện của Trung ương về chia tách
tỉnh. Vấn đề được đặt ra cấp thiết nhất là chia tách địa giới hành
chính của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ thành tỉnh Quảng Nam
và thành phố Đà Nẵng theo phương án nào là thích hợp nhất để
trình lên Quốc hội. Lúc này, có 4 phương án chia tách được đặt
ra để tạo nên địa giới hành chính phù hợp với một Đà Nẵng trực
thuộc Trung ương:
+ Gồm thành phố Đà Nẵng hiện tại và các huyện Hòa Vang,
Điện Bàn, thị xã Hội An.
+ Gồm thành phố Đà Nẵng hiện tại, huyện Hòa Vang và
huyện đảo Hoàng Sa.
+ Gồm thành phố Đà Nẵng và thêm một số xã phụ cận của
Hòa Vang và Điện Bàn.
+ Gồm thành phố Đà Nẵng hiện tại và các huyện Hòa Vang,
Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, thị xã Hội An.
Trong thảo luận, có ý kiến đề nghị chia thành Quảng Nam và
Quảng Đà như trước khi giải phóng và địa bàn Đặc khu Quảng
Đà trước đây sẽ gọi là thành phố Đà Nẵng - bao gồm cả huyện
đảo Hoàng Sa. Vì có quá nhiều phương án và ý kiến thảo luận
cũng rất khác nhau, nên Thường trực Tỉnh ủy kết luận chỉ chọn
phương án 1 và 2, là hai phương án có tính hợp lý và khả thi hơn
cả, đồng thời giao Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh phân tích
cụ thể hai phương án trên để Hội nghị liên tịch tiếp tục làm việc.
Ngày 11 tháng 10 năm 1996, Hội nghị Tỉnh uỷ đã nghe Uỷ
ban nhân dân trình bày 2 phương án được xem là hợp lý nhất.
Theo đó, Tỉnh uỷ đã biểu quyết chọn phương án 2 (tức gồm thành
phố Đà Nẵng hiện tại, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa);
đồng thời, giao Uỷ ban nhân dân tiếp tục chuẩn bị, hoàn thiện cả
hai phương án trên để trình Hội đồng nhân dân.
Ngày 12 tháng 10 năm 1996, Hội đồng nhân dân tỉnh đã họp
(bất thường) để thảo luận và biểu quyết phương án chia tách.
230
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Cuối cùng, Hội đồng nhân dân thống nhất chọn phương án được
xem là tối ưu: Thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương được
hình thành từ ba đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng
Nam - Đà Nẵng gồm thành phố tỉnh lỵ “Đà Nẵng 3 khu vực”,
huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa, đồng thời nhất trí lấy
thị xã Tam Kỳ làm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam.
Tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 10 (khóa IX), diễn ra từ ngày 15
tháng 10 đến ngày 12 tháng 11 năm 1996, đã bàn nhiều việc quan
trọng của đất nước. Đặc biệt, ngày 06 tháng 11 năm 1996, Quốc
hội đã thông qua Nghị quyết “Về việc chia và điều chỉnh địa
giới hành chính một số tỉnh”. Trong đó xác định: Thành phố Đà
Nẵng trực thuộc Trung ương có 7 đơn vị hành chính gồm: Các
quận Hải Châu, Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn,
huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa; có diện tích 942,46
km2, với số dân 663.115 người(1). Thành phố Đà Nẵng chính thức
trực thuộc Trung ương vào ngày 01 tháng 01 năm 1997.
Theo đó, để tạo sự thông suốt về tư tưởng, Tỉnh ủy Quảng
Nam - Đà Nẵng đã ra Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28 tháng
11 năm 1996 về thực hiện chủ trương chia tách tỉnh, nhằm tạo
tâm lý phấn khởi, làm rõ ý nghĩa mục đích của việc chia tách
trong toàn Đảng bộ và nhân dân. Nghị quyết nêu rõ: “Xuất phát
từ yêu cầu khách quan của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng an ninh và quản lý nhà nước trong giai đoạn mới,
Bộ Chính trị đã có chủ trương và Kỳ họp lần thứ 10 của Quốc hội
(khóa IX) đã thông qua Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh
địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng, được tách thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung
ương: Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Việc chia tách
(1) Đây là diện tích đất liền, kể cả diện tích của huyện đảo Hoàng Sa là 1283,4
km2. Trong quá trình thảo luận để Quốc hội ban hành Nghị quyết, lúc đầu
quận Hải Châu được đề xuất là quận Sông Hàn, quận Liên Chiểu được đề xuất
là quận Hải Vân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân có tính chất lịch sử, cuối
cùng Nghị quyết thống nhất lấy tên là quận Hải Châu và quận Liên Chiểu.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (1975 – 2015)
231
tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển năng động của
thành phố Đà Nẵng sớm vươn lên thành trung tâm kinh tế của
khu vực miền Trung, đồng thời khai thác được tiềm năng, thế
mạnh và phát huy được nội lực của cả địa bàn Quảng Nam - Đà
Nẵng trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(1).
Trong công tác tư tưởng, Tỉnh ủy yêu cầu: “Các cấp ủy, chính
quyền, các ngành và đoàn thể cần làm tốt công tác tư tưởng,
tuyên truyền quán triệt làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
nhận rõ yêu cầu khách quan và những lợi ích của việc chia tách
tỉnh theo chủ trương của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội,
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, cần làm rõ cơ sở
khách quan, quy trình các bước công việc trong chọn lựa phương
án phân định địa giới hành chính của thành phố Đà Nẵng và
tỉnh Quảng Nam để cán bộ, đảng viên và nhân dân thông suốt.
Trên cơ sở đó, tạo được sự nhất trí cao trong toàn Đảng bộ về chủ
trương của Trung ương, nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy
truyền thống của quê hương, thực hiện thắng lợi việc chia tách
tỉnh. Đồng thời, nghiêm khắc phê phán những tư tưởng cục bộ
địa phương, khắc phục tư tưởng ngại khó, giữ nghiêm kỷ luật
chấp hành Nghị quyết trong đảng viên và cán bộ. Đồng thời cần
đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy năng lực nội tại để giải
quyết khó khăn, mặt khác cần ưu tiên những điều kiện thuận lợi
cho tỉnh Quảng Nam.
Trong công tác tổ chức và cán bộ, cần quán triệt tinh thần đổi
mới và chỉnh đốn Đảng, cải cách hành chính, xây dựng bộ máy
Đảng, chính quyền và các đoàn thể gọn nhẹ, có hiệu quả và hiệu
lực cao. Không nhất thiết tỉnh hiện nay có sở, ban, ngành nào thì
thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương và tỉnh Quảng Nam
cũng phải có đủ các sở, ban, ngành đó. Việc bố trí lại cán bộ phải
đảm bảo cơ cấu hợp lý, vừa đáp ứng được yêu cầu trước mắt
(1) Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng: “Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 28 tháng
11 năm 1996 về thực hiện chủ trương chia tách tỉnh”. Tài liệu lưu tại Văn
phòng Thành ủy Đà Nẵng.
232
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
nhưng cũng vừa đảm bảo tính kế thừa, liên tục trong công tác
cán bộ. Việc phân công, bố trí cán bộ phải đảm bảo sự cân đối về
năng lực, trình độ, tuổi tác, sức khỏe, phải chọn được những hạt
nhân nòng cốt. Cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo
phải tuyệt đối phục tùng sự phân công và điều động của Đảng”(1).
Trên cơ sở kiến nghị của Đảng bộ và nhân dân thành phố,
thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc
hội “Về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”
ngày 06 tháng 11 năm 1996; để hợp thức hóa về mặt hành chính,
Chính phủ ra Nghị định số 7/1997/NĐ-CP, ngày 23 tháng 01 năm
1997 “Về việc thành lập đơn vị hành chính trực thuộc thành phố
Đà Nẵng”. Nghị định nêu rõ:
+ Thành lập quận Hải Châu trên cơ sở toàn bộ diện tích tự
nhiên và dân số của các phường: Hải Châu I, Hải Châu II, Thạch
Thang, Thanh Bình, Thuận Phước, Bình Thuận, Hòa Thuận, Nam
Dương, Phước Ninh, Bình Hiên, Hòa Cường, Khuê Trung (thuộc
Khu vực I thành phố Đà Nẵng cũ). Quận Hải Châu có 2.373 ha
diện tích tự nhiên và 203.264 nhân khẩu, gồm 12 phường. Địa
giới hành chính quận Hải Châu: Đông giáp quận Sơn Trà; Tây và
Bắc giáp quận Thanh Khê; Nam giáp huyện Hòa Vang.
+ Thành lập quận Thanh Khê trên cơ sở toàn bộ diện tích tự
nhiên và dân số của các phường: An Khê, Thanh Lộc Đán, Xuân
Hà, Tam Thuận, Chính Gián, Thạc Gián, Tân Chính, Vĩnh Trung
(thuộc Khu vực II thành phố Đà Nẵng cũ). Quận Thanh Khê có
928 ha diện tích tự nhiên và 146.241 nhân khẩu, gồm 8 phường.
Địa giới hành chính quận Thanh Khê: Đông và Nam giáp quận
Hải Châu; Tây giáp huyện Hòa Vang; Bắc giáp vịnh Đà Nẵng.
+ Thành lập quận Sơn Trà trên cơ sở toàn bộ diện tích tự
nhiên và dân số các phường An Hải Tây, An Hải Bắc, An Hải
Đông, Nại Hiên Đông, Mân Thái, Phước Mỹ, Thọ Quang (thuộc
(1) Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng: “Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 28 tháng
11 năm 1996 về thực hiện chủ trương chia tách tỉnh”, tlđd.
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (1975 – 2015)
233
Khu vực III, thành phố Đà Nẵng cũ). Quận Sơn Trà có 5.972 ha
diện tích tự nhiên và 96.756 nhân khẩu, gồm 7 phường. Địa giới
hành chính quận Sơn Trà: Đông và Bắc giáp biển Đông; Tây giáp
quận Hải Châu; Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn.
+ Thành lập quận Ngũ Hành Sơn trên cơ sở toàn bộ diện
tích tự nhiên và dân số của phường Bắc Mỹ An (thuộc Khu vực
III, thành phố Đà Nẵng cũ) và hai xã Hòa Quý, Hòa Hải (thuộc
huyện Hòa Vang cũ)(1). Quận Ngũ Hành Sơn có 3.672 ha diện
tích tự nhiên và 32.533 nhân khẩu gồm 3 phường: Bắc Mỹ An,
Hòa Quý và Hòa Hải. Địa giới hành chính quận Ngũ Hành Sơn:
Đông giáp biển Đông; Tây giáp huyện Hòa Vang; Nam giáp tỉnh
Quảng Nam; Bắc giáp quận Sơn Trà.
+ Thành lập quận Liên Chiểu trên cơ sở toàn bộ diện tích
tự nhiên và dân số của các xã Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Minh
(thuộc huyện Hòa Vang cũ)(2). Quận Liên Chiểu có 7.572 ha diện
tích tự nhiên và 52.279 nhân khẩu, gồm 3 phường: Hòa Hiệp,
Hòa Khánh và Hòa Minh. Địa giới hành chính quận Liên Chiểu:
Đông giáp biển Đông; Tây giáp huyện Hòa Vang; Nam giáp quận
huyện Hòa Vang; Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế.
+ Huyện Hòa Vang: Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính,
huyện Hòa Vang có 73.749 ha diện tích tự nhiên và 132.042 nhân
khẩu, gồm 14 xã: Hòa Tiến, Hòa Sơn, Hòa Phát, Hòa Thọ, Hòa
Châu, Hòa Phước, Hòa Liên, Hòa Xuân, Hòa Nhơn, Hòa Phong,
Hòa Khương, Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Phú. Địa giới hành chính
(1) Trong đó, thành lập phường Hòa Quý trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên
và dân số của xã Hòa Quý gồm 1.351 ha và 8.793 nhân khẩu; thành lập phường
Hòa Hải trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hòa Hải gồm
1.412 ha và 9.618 nhân khẩu.
(2) Trong đó, thành lập phường Hòa Hiệp trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên
và dân số của xã Hòa Hiệp gồm 5.015 ha và 20.565 nhân khẩu; thành lập
phường Hòa Khánh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã
Hòa Khánh gồm 1.840 ha và 21.844 nhân khẩu; thành lập phường Hòa Minh
trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hòa Minh gồm 717 ha
và 9.870 nhân khẩu.
234
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
huyện Hòa Vang: Đông giáp quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải
Châu, Ngũ Hành Sơn; Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam; Bắc
giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế.
+ Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành phố, Đà
Nẵng có 5 quận và 2 huyện: quận Hải Châu, quận Thanh Khê,
quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, quận Liên Chiểu, huyện Hòa
Vang và huyện đảo Hoàng Sa.
Như vậy, thành phố Đà Nẵng chính thức trực thuộc Trung
ương vào ngày 01 tháng 01 năm 1997 theo Nghị quyết ngày 06
tháng 11 năm 1996 của Quốc hội “Về việc chia và điều chỉnh địa
giới hành chính một số tỉnh”, đồng thời được Thủ tướng Chính
phủ ban hành chính thức về quản lý hành chính bằng Nghị định
số 7/1997/NĐ-CP, ngày 23 tháng 01 năm 1997 “Về việc thành
lập đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng”. Lúc mới
trực thuộc Trung ương, thành phố Đà Nẵng gồm có 5 quận là:
Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn và
2 huyện là: Hòa Vang, Hoàng Sa. Việc Đà Nẵng tách ra từ tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng và trở thành thành phố trực thuộc Trung
ương là một tất yếu khách quan trong lịch sử phát triển của đất
nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Theo đó, Đảng bộ lâm thời Thành ủy Đà Nẵng được thành
lập theo Quyết định (chỉ định) của Bộ Chính trị số 122-QĐNS/
TW, ngày 12 tháng 12 năm 1996 (khóa VIII). Lúc này, Ban Chấp
hành Đảng bộ lâm thời gồm 31 đồng chí. Đồng chí Trương
Quang Được - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, được Trung ương chỉ
định làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng lâm thời, các đồng chí Phan
Như Lâm(1), Nguyễn Bá Thanh(2) làm Phó Bí thư Thành uỷ. Ban
Chấp hành lâm thời Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã nhanh
(1) Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng, Bí thư Thành uỷ
Đà Nẵng (cũ).
(2) Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân thành phố Đà Nẵng (cũ).
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (1975 – 2015)
235
chóng đi vào hoạt động, tích cực chuẩn bị cho Đại hội đại biểu
lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng vào cuối tháng 10
năm 1997.
Tính đến cuối năm 1996, cả nước chỉ có ba thành phố trực
thuộc Trung ương: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
thành phố Hải Phòng. Đầu năm 1997, Đà Nẵng được tách từ tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng để trở thành thành phố thứ tư trực thuộc
Trung ương. Trong lịch sử, Đà Nẵng từng trực thuộc Trung Kỳ/
Trung Bộ theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay sau
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và “Đà Nẵng 3 quận” từng là
một thị xã tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương ở Sài Gòn
trong giai đoạn 1954-1975. Tuy nhiên, trở thành thành phố trực
thuộc Trung ương trong một đất nước độc lập, thống nhất, trước
ngưỡng cửa thiên niên kỷ mới (thế kỷ XXI) là bước chuyển mình
đầy ấn tượng của Đà Nẵng trong tiến trình lịch sử.
Từ khi thành phố kiến nghị được chia tách tỉnh (tháng 5
năm 1989) đến khi chính thức trở thành thành phố trực thuộc
Trung ương (ngày 01 tháng 01 năm 1997) cũng là khoảng thời
gian Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng nói riêng và tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng nói chung chuẩn bị cho mình một tâm
thế cũng như những phương án chia tách tỉnh, chính vì vậy chỉ
trong một thời gian rất ngắn đã nhanh chóng thống nhất được
một phương án chia tách tối ưu trình Quốc hội xem xét, thông
qua. Đây là một sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, đánh
dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển của Đà Nẵng sau này.
Thành phố Đà Nẵng mới, trực thuộc Trung ương có một số
đặc thù về lịch sử, địa lý và trong bối cảnh tình hình trong nước
và thế giới có nhiều biến động mà Đảng bộ thành phố đã xác
định để có hướng quy hoạch, phát triển trong thời gian tới.
Thứ nhất, tính đến cuối năm 1996, huyện Hòa Vang thuộc
tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng là huyện được chia tách nhiều nhất
để thành lập các quận mới và cho đến nay là huyện duy nhất
chưa có thị trấn huyện lỵ. Một lần nữa, lịch sử lại giao phó cho
236
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Hòa Vang sứ mệnh phải xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, xây dựng quê
hương tiến lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đối với huyện đảo Hoàng Sa, chuyển từ trực thuộc tỉnh Quảng
Nam - Đà Nẵng sang trực thuộc thành phố Đà Nẵng. Thời điểm
này (1997) đã là 23 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực đánh
chiếm trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, khiến Đà Nẵng trở
thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh “duy nhất” trong cả nước
còn nguyên một huyện bị ngoại bang xâm chiếm.
Thứ hai, sau khi thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương,
so với các tỉnh, thành khác trong cả nước, thì chính quyền thành
phố Đà Nẵng quản lý một quy mô dân số hết sức vừa phải:
663.115 nhân khẩu, với số đầu mối quận huyện, xã phường cũng
rất gọn: 5 quận, 2 huyện và 33 phường, 14 xã. Chính đặc thù
“hết sức vừa phải” và “rất gọn” này là tiền đề quan trọng để
chính quyền Đà Nẵng có thể tập trung đẩy mạnh quy mô và tiến
độ đô thị hóa - điều khó khả thi trong bối cảnh một thành phố
trực thuộc tỉnh như trước năm 1997. Tuy nhiên, việc thành phố
Đà Nẵng ít dân và có diện tích nhỏ hẹp cũng là một khó khăn,
thử thách trong việc hướng đến xây dựng một thành phố lớn, là
thành phố động lực của khu vực miền Trung như thị trường nhỏ
hẹp, tài nguyên đất có hạn, quy mô nền kinh tế nhỏ Nhưng xét
nhiều mặt thì thực trạng dân số Đà Nẵng thập niên vừa qua vẫn
phải được xem là ưu thế, là lợi thế so sánh, nhất là trong việc xử
lý những vấn nạn của đô thị như giải quyết việc làm, phát triển
nghề nghiệp và định hướng sinh kế.
Thứ ba, thời điểm thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương
vào đầu năm 1997, rơi vào thời điểm khởi đầu thời kỳ suy giảm
của nền kinh tế đất nước kéo dài đến hết thế kỷ XX: “Giai đoạn
từ 1991 đến 1996, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao,
nhưng từ năm 1997, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
tài chính - kinh tế châu Á năm 1997-1999, tốc độ tăng trưởng
GDP giảm dần, năm 1999 chỉ còn 4,9% so với 9,5% năm 1996.
Năm 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế có tăng lên nhưng chưa
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (1975 – 2015)
237
cao và vững chắc”(1). Bởi vậy, ra riêng trong một cục diện kinh tế
suy thoái như vậy, Đà Nẵng khó có thể bứt phá để nhanh chóng
cải thiện điểm xuất phát thấp của mình ngay từ những năm đầu
chia tách. Tuy nhiên, thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành
chính trực trực thuộc Trung ương đã mở ra thời kỳ mới, thành
phố có nhiều điều kiện hơn trong việc phát huy các tiềm năng,
thế mạnh vốn có để phát triển thành vùng động lực thúc đẩy khu
vực miền Trung - Tây Nguyên.
Ngày 17 tháng 02 năm 1997, tại Đà Nẵng, Tỉnh ủy lâm thời
Qu