Nhạc để nghe chớ không phải để đọc. Sáng tác nhạc thì đã có từ ngàn xưa. Viết
nhạc thì mãi đến thời kỳ cổ điển bên châu Âu mới có người "viết" nhạc. Nhưng
biết " chép" nhạc, ghi lại những nétnhạc đã được đàn và hát biết " ký âm " thì lâu
hơn. Bên phương Tây có hai nhà nhạc học Kurt Sachs và Galpin "phỏng đoán" mà
chưa "xác nhận" rằng cách ký âm xưa nhứt có thể là cách chép tìm thấy ở các dân
tộc vùng Tây Á (phương Tây gọi là Trung Đông ) Sumer, Babylone, Assyrie là thế
kỷ thứ IX trước Công nguyên, (theo Từ điển The New Grove Dictionary of Music
and Musicians thì lối 3500 trưóc Công nguyên ) có loại chữ góc (écriture
cunéiforme) thí dụ như hình hai cây đinh họp lại như chữ Thập là dấu hiệu của
một âm độ cao bằng nốt " Sol ".
3 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử hệ thống ký âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử hệ thống ký âm
1.- Từ khi nào người ta biết viết nhạc?
Nhạc để nghe chớ không phải để đọc. Sáng tác nhạc thì đã có từ ngàn xưa. Viết
nhạc thì mãi đến thời kỳ cổ điển bên châu Âu mới có người "viết" nhạc. Nhưng
biết " chép" nhạc, ghi lại những nét nhạc đã được đàn và hát biết " ký âm " thì lâu
hơn. Bên phương Tây có hai nhà nhạc học Kurt Sachs và Galpin "phỏng đoán" mà
chưa "xác nhận" rằng cách ký âm xưa nhứt có thể là cách chép tìm thấy ở các dân
tộc vùng Tây Á (phương Tây gọi là Trung Đông ) Sumer, Babylone, Assyrie là thế
kỷ thứ IX trước Công nguyên, (theo Từ điển The New Grove Dictionary of Music
and Musicians thì lối 3500 trưóc Công nguyên ) có loại chữ góc (écriture
cunéiforme) thí dụ như hình hai cây đinh họp lại như chữ Thập là dấu hiệu của
một âm độ cao bằng nốt " Sol "..
Ký âm dùng những tín hiệu để ghi lại độ cao của những âm trong một nhạc phẩm.
Ghi lại bằng chữ nên trong thời đại Cổ Hy lạp nhạc sĩ đã dùng chữ viết để ký âm
như chữ "epsilon" là nốt "Do ". Cách ký âm bên phương Tây có trước cách ký
âm trên " khuông nhạc 5 dòng" ( portée à 5 lignes) là cách dùng chữ A, B, C,....
theo phương pháp cùa Odon, ngày nay người Đức và Anh Mỹ còn dùng là A=La;
B=Si, C=Do;D=Ré; E=Mi; F=Fa; G=Sol . Cách ký âm theo phuơngTây hiện nay
là có từ thời Guy d'Arezzo (1032) với 7 notes Do, Ré, Mi, Fa, Sol, La , Si..
Nếu kể cả Đông Tây, thì bên Trung quốc đã có cách ký âm theo Luật lũ từ đời nhà
Thương (Theo nhà nhạc học Maurice Courant Trong bài viết vê Nhạc Trung quốc
đăng trong Bách khoa từ điển về âm nhạc do A. Lavignac chủ biên) tức là trên
1500 năm trước Công nguyên.
2.-Tại sao ....7 notes mà không có ghi những notes có thăng (dièse) giáng
(bémol)?
Những âm thăng hay giáng theo hệ thống thang âm thiên nhiên hay các loại thang
âm khác đều là âm bất thường. Có một tín hiệu #, và b là đủ.
Trong nhạc Ấn độ cũng vậy chỉ có tên cho những âm chánh Sa, Ri,Ga,Ma,
Pa,Dha , Ni Sa, vì 7 âm đó liên hệ với 7 hành tinh trong vũ trụ. Nếu cần ghi
những âm ca hơn nửa cung thì thêm hai dấu tivra ( dièse ) và komal ( bémol )
3- Tại sao chỉ có 5 nốt chính ?
Trong việc ký âm,Việt Nam cũng như Trung quốc, Nhựt bổn Triều Tiên, chỉ ký
âm tên 5 âm chánh vì tuy trong Luật Lữ có 12 âm cách nhau một bán cung, (nhưng
không phải thang âm 12 âm, vì 12 âm đó chỉ sắp theo thứ tự từ thấp lên cao,
nhưng đó là 12 âm chuẩn) Chỉ chọn 5 âm chánh theo thứ tự Cung , Thương, Giốc,
Chủy Vũ vì trong vũ trụ có ngũ hành Kim, Mộc Thủy Hoả Thổ. Con người có ngũ
tạng :Tâm, Can, Tì, Phế Thận, Màu có Ngũ sắc Đen, trắng, vàng xanh, đỏ v.v..
Có 5 âm chánh nhưng thêm 2 âm phụ Biến chủy và Biến Cung thành 7 âm
4. Nguồn gốc của các cách ký âm
Xem Bách khoa từ điển, The New Grove Dictionary of Music and Musicians Q.13
từ trang 333 đến trang 42O hay là Quyển La notation musicale của A. Machabey
Paris 1952 .
Muốn biết về Ký âm của phương Đông Đọc quyển Musical Notation of the Orient
của Walter Kaufmann ( Bloomington, Indiana, 1967)