Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhất.
Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương.
Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên.
Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên.
25 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lựa chọn thiết kế nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*B2: LỰA CHỌN THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 4 dạng thiết kế phổ biến trong NCKHSPƯD vàThiết kế cơ sở AB hoặc thiết kế đa cơ sở ABVận dụng lựa chọn dạng thiết kế phù hợp cho một đề tài cụ thể*Thiết kế nghiên cứu 4 thiết kế được sử dụng phổ biến: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhất. Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương. Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên. Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên.*Thiết kế nghiên cứu1. Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhấtKiểm tra trước tác độngTÁC ĐỘNGKiểm tra sau tác độngO1XO2Kết quả sẽ được đo bằng việc so sánh chênh lệch giá trị trung bình của kết quả bài kiểm tra trước tác động và sau tác động. O2-O1>0 X (tác động) có ảnh hưởng? *Lưu ý: Nguy cơ đối với nhóm duy nhấtMột vấn đề đối với thiết kế sử dụng nhóm duy nhất là nguy cơ đối với độ giá trị của dữ liệu. Kết quả kiểm tra tăng lên có thể không phải do tác động mà do một số yếu tố khác không liên quan làm ảnh hưởng đến giá trị của dữ liệu.Ví dụ: nhóm học sinh tham gia nghiên cứu đã có sự trưởng thành tự nhiên về năng lực trong khoảng thời gian tiến hành kiểm tra trước tác động và sau tác động. Thiết kế này đơn giản nhưng không hiệu quả!*Thiết kế nghiên cứu2. Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đươngNhóm Kiểm tra trước tác độngTác độngKiểm tra sau tác độngN1O1XO3N2O2---O4N1: Nhóm thực nghiệm, N2: Nhóm đối chứngO3 - O4 > 0 X (tác động) có ảnh hưởngN1 và N2 là hai nhóm học sinh được lấy từ hai lớp học. Ví dụ: N1 gồm 40 học sinh từ lớp 3A và N2 gồm 41 học sinh từ lớp 3B. *Thiết kế nghiên cứu2. Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương (tiếp theo) Chọn 2 nhóm: Hai nhóm sẽ được kiểm tra để chắc chắn rằng năng lực liên quan đến hoạt động thực nghiệm là tương đương (ví dụ: hai nhóm có điểm số môn Toán trước tác động tương đương nhau) Thực hiện kiểm tra trước tác động Tác động Thực hiện kiểm tra sau tác động*Ưu điểm : Có thể kiểm soát được những nguy cơ đối với độ giá trị của dữ liệu, việc giải thích kết quả có giá trị hơn. Những gì xảy ra gây ảnh hưởng tới nhóm thực nghiệm cũng có thể ảnh hưởng tới nhóm đối chứng.Hạn chế :Do học sinh không được lựa chọn ngẫu nhiên nên các nhóm vẫn có thể khác nhau ở một số điểm.*Thiết kế nghiên cứu3. Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiênNhómKiểm tra trước tác độngTác độngKiểm tra sau tác độngN1O1XO3N2O2---O4N1: Nhóm thực nghiệm, N2: Nhóm đối chứngO3 - O4 > 0 X (tác động) có ảnh hưởngN1 và N2 có các thành viên được phân chia ngẫu nhiên từ hai nhóm tương đương.*Ưu điểm:Có thể kiểm soát được hầu hết những nguy cơ đối với giá trị của dữ liệu và việc giải thích có cơ sở vững chắc hơn.Hạn chế:Có thể ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của lớp học do việc phân chia ngẫu nhiên học sinh vào các nhóm. *Thiết kế nghiên cứu4. Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiênNhómTác độngKiểm tra sau tác độngN1XO1N2---O2 O1 - O2> 0 X (tác động) có ảnh hưởng Thành viên của 2 nhóm được phân chia ngẫu nhiên từ các nhóm tương đương.*Ưu điểm: Không có kiểm tra trước tác động đảm bảo không có nguy cơ liên quan đến kinh nghiệm làm bài kiểm tra. Bớt được thời gian kiểm tra và chấm điểm Hạn chế:Có thể ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của lớp học do việc phân chia ngẫu nhiên học sinh vào các nhóm. *Tóm tắt về các thiết kế nghiên cứuThiết kếNhận xét1Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhấtThiết kế đơn giản nhưng không hiệu quả 2Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đươngTốt hơn nhưng không hiệu quả lắm 3Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên Thiết kế tốt 4Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên Thiết kế đơn giản và hiệu quả nhất *Lưu ý Người nghiên cứu sẽ lựa chọn thiết kế tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế của môi trường nghiên cứu. Bất kể mô hình nào được lựa chọn, người nghiên cứu cần lưu ý đến những hạn chế của mỗi thiết kế và ảnh hưởng của nó tới nghiên cứu.*Thiết kế cơ sở AB A: giai đoạn cơ sở (hiện trạng, chưa có tác động/can thiệp)B: giai đoạn tác độngCó 3 trường hợp:Thiết kế cơ sở AB: Thiết kế chỉ có 1 giai đoạn cơ sở A, 1 giai đoạn tác động B Thiết kế ABAB: Khi ngừng tác động sau giai đoạn B – thực hiện giai đoạn A thứ hai. Sau đó làm lại giai đoạn B để khẳng định kết quả.Thiết kế đa cơ sở AB: Có các giai đoạn cơ sở khác nhau (có giai đoạn cơ sở A khác nhau của các HS khác nhau)*Ví dụ về thiết kế đa cơ sở ABĐề tài: Tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày. B.M.Drew và các cộng sự. (1982)*Đề tài: Tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày (tiếp theo)Hiện trạng- Có hai học sinh Lớp 3 là Jeff và David thường xuyên không làm bài tập Toán trên lớp. - GV thường: quở trách, giữ ở lại trường sau khi tan học, phạt, thuyết phục, vv...vì không hoàn thành bài tập Toán Lớp 3. Giải pháp thay thếGiáo viên sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày để thông báo cho cha mẹ học sinh về hành vi có tiến bộ, cha mẹ các em sẽ khen ngợi - cho phép các em xuống dưới nhà chơi. *Đề tài: Tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày (tiếp theo)Thiết kếThiết kế đa cơ sở AB Quan sát, ghi chép kết quả giai đoạn cơ sở A (4 ngày với Jeff, 10 ngày với David)Tác độngQuan sát, ghi chép kết quả giai đoạn tác động BĐo lườngTỷ lệ hoàn thành - số lượng các bài tập được hoàn thành.Độ chính xác - số lượng các bài tập được giải chính xác.**Bắt đầu tác động Thiết kế cơ sở ABGiai đoạn chưa tác động (A) JeffTỷ lệ hoàn thànhĐộ chính xácNgàyGiai đoạn tác động (B) Thiết kế AB: Các kết quả nghiên cứu trong giai đoạn chưa tác động và giai đoạn tác động.*Đề tài: Tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày (tiếp theo)Phân tíchKhông có phép kiểm chứng nào được sử dụng.Quan sát – so sánh đường đồ thị ở giai đoạn cơ sở với đường đồ thị ở giai đoạn có tác động.Kết quả Cả Jeff và David đều có cải thiện về tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập.*JeffGĐ cơ sởBắt đầu tác độngTỷ lệ hoàn thànhĐộ chính xácDavidGĐ cơ sởBắt đầu tác độngTỷ lệ hoàn thànhĐộ chính xác*Thiết kế đa cơ sở ABCó 2 giai đoạn cơ sở khác nhau:Giai đoạn cơ sởKhoảng thời gianJeff4 ngàyDavid10 ngày*Thiết kế đa cơ sở ABTại sao có các giai đoạn cơ sở khác nhau?Để tăng độ giá trị của dữ liệu bằng việc kiểm soát Nguy cơ tiềm ẩn đối với độ giá trị của dữ liệu: Một yếu tố nào đó (ngoài biện pháp can thiệp được sử dụng) cũng đã có thể thay đổi hành vi của Jeff.- Vì hai em học sinh cùng lớp nên những gì làm thay đổi Jeff cũng có thể làm thay đổi David.*Một số lưu ý khi áp dụng B2. Lựa chọn thiết kế:Thiết kế 1: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất - TK đơn giản, đặc biệt phù hợp với cấp tiểu học - Hạn chế: chứa đựng nhiều nguy cơ ảnh hưởng do có tác động khác ví dụ như HS có kinh nghiệm làm bài KT - GV nên kết hợp các công cụ khác nhau như bộ phiếu hỏi/bài kiểm tra, qua quan sát, lập hồ sơ cá nhân *Một số lưu ý khi áp dụng B2. Lựa chọn thiết kế: Thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương - Chọn 2 nhóm nguyên vẹn (toàn bộ 2 lớp) - Phù hợp với GV THCS, THPT Thiết kế 3 : Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm ngẫu nhiên - Các nhóm ngẫu nhiêu phải đảm bảo sự tương đương - TK khó thực hiện vì nó ảnh hưởng tới HĐ bình thường của lớp học Thiết kế 4 : Thiết kế kiểm tra sau tác động đối với nhóm ngẫu nhiên Như với thiết kế 3*Một số lưu ý khi áp dụng B2. Lựa chọn thiết kế: Thiết kế cơ sở AB/đa cơ sở AB: - Thực hiện với các HS “cá biệt’ - Giai đoạn A: tiến hành ghi chép hiện trạng - Giai đoạn B: tiến hành ghi chép quá trình tác động - Đa cơ sở AB: có nhiều giai đoạn A (VD của 2 HS Jeff và David) - Thiết kế ABAB: thực hiện lần 2 (cả giai đoạn A và giai đoạn B) *Bài tập 2Lựa chọn thiết kế cho đề tài đã xác định.