Luận án Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh vùng đồng bằng sông Cửu Long

1. Sự cần thiết của đề tài. Sau hơn hai mươi năm đổi mới, cùng với việc hiến pháp hóa chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, công nhận, bảo hộ chế độ đa sở hữu, trong đó có sở hữu tưnhân, Đảng vàNhànước ta đã từng bước xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Bắt đầu từ Đại hội VI (1986), sau đó từng bước được hoàn thiện dần qua các kỳ Đại hội tiếp theo, đến Đại hội IX đã có được một khái niệm ngắn gọn về mô hình kinh tế mới: " Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ". Vàđến Đại hội X Đảng ta đã xác định “ Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều làbộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác vàcạnh tranh lành mạnh; xóa bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý vàmôi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp tưnhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế màluật pháp không cấm.”. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã cónhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng nhưtiềm năng của loại hình kinh tế dân doanh, trong đó có doanh nghiệp nhỏ vàvừa. Có thể thấy rõ hệ thống pháp luật, môi trường kinh doanh đang dần được cải thiện vàngày càng chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp nhỏ vàvừa ngày càng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi vàbình đẳng hơn, tình trạng phân biệt đối xử so với doanh nghiệp nhànước giảm nhiều. Đặc biệt, một số yếu tố quan trọng, có tính chất sống còn với sự tồn tại vàphát triển của các doanh nghiệp nhỏ vàvừa nhưviệc tiếp cận nguồn vốn, công nghệ, đất đai, lao động, thông tin thị trường¬ đã có nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng hơn trước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng vậy, kểtừ sau khi đổi mới, đặc biệt trong những năm gần đây,đã phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng,cơ khí sửa chữa, thương mại dịch vụ. . Góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế ư xã hội vàquá trình đô thị hóa toàn vùng, có sự đónggóp quan trọng của khu vực kinh tế tưnhân màtrong đó đa phần làdoanh nghiệp nhỏ vàvừa. Theo thống kê đến cuối năm 2004, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 19.098 doanh nghiệp nhỏ vàvừa, đóng góp khoảng 75% GDP, 20% đến 25% trong tổng thu ngân sách cũng nhưgiải quyết việc làm cho rất nhiều lao động. Mặc dù làthành phần kinh tế quan trọng,góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong quá trình đổi mới, nhưng nhìn chung doanh nghiệp nhỏ vàvừa ngoài quốc doanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, chưa được sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương, nhiều cơ chế chính sách tài chính của Nhànước đối với thành phần kinh tế nầy chưa hợp lý vàchưa được thực hiện một cáchkịp thời. Theo đánh giá của các chuyên gia thì hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh nhưhiện nay chưa đáp ứng được với xu thế phát triển rất nhanh,rất đa dạng của doanh nghiệp nhỏ vàvừa, vàđiều đó đã trở thành thách thức, thậm chí còn làlực cản trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp nhỏ vàvừa trong giai đoạn hiện nay vànhững năm tới. Để phát huy một cách có hiệu quả khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhỏ vàvừa ngoài quốc doanh, cũng nhưkhai thác các thế mạnh màvùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có, đề tài: “ Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long” được chọn làmột đòi hỏi khách quan, đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay của doanh nghiệp, đó làphải tồn tại vàphát triển vững chắc trong nền kinh tế thị trường vàtrong điều kiện nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực vàthế giới. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cùng với việc phân tích, đánh giá chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ vàvừa của nhànước, các chủ trương của chính quyền địa phương, cũng nhưthực trạng doanh nghiệp nhỏ vàvừa ngoài quốc doanh của vùng Đồngbằng sông Cửu Long trong thời gian qua, đề tài hướng đến mục đích nhưsau: - Thống kê, phân tích được thực trạng các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long để làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo. - Hoàn thiện các chính sách tài chính vàcác chính sách có liên quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vàvừa ngoài quốc doanh trong vùng phát triển sản xuất kinh doanh vàhội nhập. - Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ thích hợp để doanh nghiệp nhỏ vàvừa ngoài quốc doanh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển một cách bền vững, góp phần cùng với các thành phần kinh tế khác hòa nhập vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước. - Góp phần tăng trưởng GDP vàkim ngạch xuất khẩu hàng năm của vùng vàcả nước. - Tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về doanh nghiệp nhỏ vàvừa ngoài quốc doanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long màtrước đây chưa có nhiều khảo sát vàđánh giá về thành phần kinh tế nầy 3. Đối tượng vàphạm vi nghiên cứu của đề tài. Đề tài tập trung nghiên cứu các cơ chế, chính sách tài chính cũng nhưcác chủ trương của Nhànước, chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa ngoài quốc doanh bao gồm: Doanh nghiệp tưnhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, trang trại vàhộ kinh doanh cá thể trong thời gian qua. Đồng thời qua thực trang của doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển thành phần kinh tế nầy trong 13 tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 17 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp chung: Phương pháp biện chứng, phương pháp phân tích hệ thống Các phương pháp thử nghiệm, so sánh cho từng phần của luận án (điều tra, thu thập số liệu, phân tích,thống kê, áp dụng toán tin học ) 5. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn của đề tài. Đề tài nêu ra được chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ vàvừa trong cả nước, cũng nhưchính sách tài chính, các chủ trương của Nhà nước vàchính quyền địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa dân doanh trong vùng thờigian vừa qua. Đặc biệt làsự tác động của Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ vàvừa. Qua phân tích, đánhgiá chính sách tài chính hỗ trợ phát triển của Nhà nước trong thời gian qua đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa ngoài quốc doanh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đề tài đưa nêu ra các mặt tích cực, cũng nhưcác mặt hạn chế trong việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ vàvừa ngoài quốc doanh trong vùng, rút ra được những bài học kinh nghiệm. Cuối cùng, đề tài đề xuất phương hướng, kiến nghị các giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vàvừa ngoài quốc doanh trong vùng phát triển, phù hợp với cơ chế, chính sách tài chính hiện hành, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập màđặc biệt làViệt Nam đã làthành viên của WTO.

pdf199 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2764 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan