Luận án Dạy học dựa vào dự án trong đào tạo Công nghệ thông tin trình độ cao đẳng với sự hỗ trợ của Elearning

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các trƣờng dạy nghề và trƣờng cao đẳng cần đƣợc đào tạo lại ngay sau khi đƣợc tuyển dụng. Điều 40, luật Giáo dục có nêu yêu cầu về phƣơng pháp giáo dục cao đẳng “phải coi trọng việc bồi dƣỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tƣ duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho ngƣời học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.” Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định rõ “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dƣỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của ngƣời học”[2]. Dạy học dựa vào dự án (Project-based Learning) là một hình thức dạy học, trong đó ngƣời học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm với việc học tập theo nhóm. Những quan điểm về dạy học dựa vào dự án đƣợc các nhà sƣ phạm các nƣớc nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay và vẫn còn đƣợc quan tâm nghiên cứu. Theo John Dewey [60], William Heard Kilpatrick [64] với tƣ tƣởng “Giáo dục chính là cuộc đời chứ không phải là nơi chuẩn bị vào đời” đã xem dạy học dựa vào dự án (Project-based Learning) là mô hình học tập qua đó sinh viên học cách tƣ duy thông qua hoạt động tƣ duy, tranh luận và bằng cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế trong đó, lớp học trở thành môi trƣờng làm việc với ngƣời học là trung tâm và kinh nghiệm thu đƣợc trong quá trình thực hiện dự án quan trọng chứ không chỉ là kết quả cuối cùng. Các nhà sƣ phạm tại Hoa Kỳ cho rằng định hƣớng ngƣời học, định hƣớng thực tiễn và định hƣớng sản phẩm là 3 đặc điểm cốt lõi của phƣơng pháp dạy học dựa vào dự án.2 Trong những năm gần đây, nƣớc ta có một số dự án về giáo dục liên quan đến phƣơng pháp DHDVDA nhƣ dự án "Dạy học cho tƣơng lai" do tập đoàn Intel tài trợ vào năm 2003 nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục giúp học sinh phát triển các kỹ năng tƣ duy ở cấp độ cao hơn. Dự án phát triển giáo dục Trung học phổ thông năm 2005 về một số vấn đề chung về đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng trung học, Bernd Meier và Nguyễn Văn Cƣờng đã giới thiệu về các khái niệm cơ bản liên quan đến DHDVDA và tiến trình để thực hiện phƣơng pháp này. Dự án hợp tác Việt-Bỉ năm 2007 đã tập huấn cho giáo viên cốt cán của một số tỉnh miền núi phía Bắc một số phƣơng pháp dạy học tích cực, trong đó có phƣơng pháp dạy học theo dự án. Một số tác giả trong nƣớc nhƣ Nguyễn Văn Cƣờng [4], Nguyễn Thị Diệu Thảo [14], Trần Việt Cƣờng [3], Trần Thị Hoàng Yến [20]. có nghiên cứu về dạy học theo dự án trong các lĩnh vực đào tạo giáo viên, dạy học môn vật lý, toán, hóa, sinh để đổi mới phƣơng pháp dạy học với các dự án học tập đa số trong thời gian ngắn và đƣợc thực hiện nhƣ các hoạt động ngoại khóa. Điểm qua một số công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài và trong nƣớc đã chứng tỏ DHDVDA đang là xu hƣớng đang đƣợc các nhà nghiên cứu giáo dục đào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp quan tâm nghiên cứu. Trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin, theo Đào Thái Lai tại hội thảo "Công nghệ thông tin trong giáo dục Việt Nam: tích hợp hay chuyển đổi?" thì môi trƣờng dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông mang đến khả năng thực hiện phân hóa cao và trao quyền chủ động cho ngƣời học. Các khái niệm về lớp học, nhóm học tập không chỉ giới hạn trong khuôn khổ khái niệm truyền thống do không còn bị giới hạn không gian và thời gian. Môi trƣờng học tập nói trên sẽ có tính tƣơng tác cao và thông minh, trong đó có e-Learning [11]. Mặt mạnh hơn cả của eLearning là cho phép ngƣời học lựa chọn và xem lại nội dung nhƣ họ mong muốn, độc lập về mặt thời gian, không gian và theo năng lực cá nhân cũng nhƣ mở rộng tình huống cho việc tƣơng tác xã hội nhằm hỗ trợ quá trình học tập [6]. Vai trò của giảng viên trong giai đoạn hiện nay chuyển từ là ngƣời truyền thụ kiến thức thành ngƣời trợ giúp, quản lý môi trƣờng học tập và tạo động cơ cho việc học rất cần thiết phải khai thác thế mạnh của e-Learning trong đào tạo. Vì vậy, việc nghiên cứu dạy học dựa vào dự án với sự hỗ trợ của e-Learning nhƣ3 là một hình thức dạy học, nhằm tăng cƣờng gắn kết nhà trƣờng và thực tiễn xã hội, phát triển năng lực tƣ duy tích cực, tƣ duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và học tập suốt đời cho phù hợp với tâm lý ngƣời học ở Việt Nam rất cấp thiết. Luận án “Dạy học dựa vào dự án trong đào tạo Công nghệ thông tin trình độ Cao đẳng với sự hỗ trợ của e-Learning” đƣợc tiến hành nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng học tập và phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực Công nghệ thông tin của thế kỷ 21 trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

pdf295 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học dựa vào dự án trong đào tạo Công nghệ thông tin trình độ cao đẳng với sự hỗ trợ của Elearning, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN NGỌC TRANG DẠY HỌC DỰA VÀO DỰ ÁN TRONG ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA ELEARNING LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN NGỌC TRANG DẠY HỌC DỰA VÀO DỰ ÁN TRONG ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA ELEARNING Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục Mã số: 62. 14. 01. 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học 1- PGS. TS. Đào Thái Lai 2-TS. Trần Văn Hùng Hà Nội, 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đào Thái Lai, TS. Trần Văn Hùng là hai người thầy đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng và các Quí thầy cô giáo của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, các cán bộ quản Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học trong các Hội đồng thi các chuyên đề tiến sĩ, Hội đồng Seminar luận án tiến sĩ, Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Bộ môn và Phản biện độc lập đã có nhiều góp ý quan trọng để tôi kịp thời nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Trang i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Viết tắt Viết đầy đủ ADDIE Analyse Design Develop Implement Evaluation BFD Bussiness Function Diagram Biểu đồ chức năng nghiệp vụ CNTT Công nghệ thông tin CNPM Công nghệ phần mềm DHDVDA Dạy học dựa vào dự án DFD Data Flow Diagram biểu đồ dòng dữ liệu DH Dạy học ĐG Đánh giá ERD Entity Relational Diagram. biểu đồ thực thể kết hợp KNHTHT Kỹ năng học tập hợp tác HĐ Hoạt động HTTT Hệ thống thông tin GV Giảng viên SV Sinh viên PTTKHTTT Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PP Phương pháp TT Truyền thông ii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: So sánh đặc điểm của hồ sơ truyền thống và hồ sơ điện tử. Bảng 1.2: Phân bố DHDVDA trong chương trình đào tạo Cao đẳng CNTT. Bảng 1.3: Mức độ thường xuyên các phương pháp, hình thức dạy học của một số giảng viên ở một số trường cao đẳng. Bảng 1.4 Các yếu tố giáo viên cần quan tâm khi triển khai DHDVDA. Bảng 1.5 Những chủ đề về DHDVDA được quan tâm. Bảng 1.6 Các nguyên nhân có thể gây khó khăn khi DHDVDA. Bảng 1.7: Nhận thức GV về những hoạt động GV cần tăng cường khi dạy học với sự hỗ trợ của e-Learning. Bảng 1.8: Ý kiến của SV về mức độ thường xuyên các phương pháp, hình thức dạy học của một số giảng viên ở một số trường cao đẳng. Bảng 1.9 Nhận thức về hình thức học tập dựa vào dự án. Bảng 1.10 Các nguyên nhân có thể gây khó khăn cho SV khi làm dự án HT. Bảng 2.1 Thiết kế một số chức năng chính trong giao diện quản lý dự án học tập theo tiến trình DHDVDA học phần Phân tích thiết kế hệ thống thông tin Bảng 2.2 Kế hoạch thực hiện một số hoạt động chính trong DHDVDA với sự hỗ trợ của e-Learning Bảng 2.3 Biện pháp kỹ thuật trong DHDVDA với sự hỗ trợ của e-Learning Bảng 2.4 Kịch bản sư phạm trong DHDVDA với sự hỗ trợ của e-Learning Bảng 2.5 Biện pháp kỹ thuật sử dụng trong DHDVDA với sự hỗ trợ của e- Learning theo 3 mô hình ứng dụng CNTT Bảng 2.6 Kế hoạch DHDVDA học phần Phân tích thiết kế hệ thống thông Bảng 2.7 Các hoạt động của SV và GV học trên lớp và tự học ở nhà trong bước 1 “Xác định chủ đề và mục tiêu của dự án” Bảng 2.8 Các hoạt động của SV và GV học trên lớp và tự học ở nhà trong bước 2 “Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án” Bảng 2.9 Các hoạt động của SV và GV học trên lớp và tự học ở nhà trong bước 3 “Thực hiện dự án” iii Bảng 2.10 Các hoạt động của SV và GV học trên lớp và tại nhà ở bước 4 “báo cáo kết quả dự án” Bảng 2.11 Các hoạt động của SV và GV ở bước “Đánh giá học phần PTTKHTTT” Bảng 2.12 Bảng kiểm quá trình hoạt động học hợp tác dành cho giảng viên Bảng 2.13 Phiếu đánh giá quá trình thực hiện dự án Bảng 2.14 Phiếu đánh giá bài báo cáo dự án. Bảng 2.15 Phiếu đánh giá sản phẩm báo cáo tổng kết quá trình thực hiện dự án Bảng 2.16 Phiếu đánh giá tổng hợp kết quả dự án Bảng 3.1 Kế hoạch thực nghiệm DHDVDA. Bảng 3.2 Danh sách dự án của lớp 11CĐ-TP1 (lớp thực nghiệm) Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích (Vòng 1) Bảng 3.4. Tổng hợp phân loại HS theo kết quả điểm bài kiểm tra vòng 1. Bảng 3.5 Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả bài kiểm tra vòng 1. Bảng 3.6 Danh sách các dự án học tập của lớp 12CĐTP2 (lớp thực nghiệm). Bảng 3.7. Thống kê kết quả kiểm tra TNSP (vòng 2). Bảng 3.8 Thống kê kết quả kiểm tra TNSP (vòng 2). Bảng 3.9 Thống kế kết quả kiểm tra TNSP (TNSP vòng 2). Bảng 3.10 Mô tả dữ liệu kết quả kiểm tra (TNSP vòng 2). Bảng 3.11. Bảng phân bố tần suất lũy tích kết quả kiểm tra (TNSP vòng 2). Bảng 3.12 Kiểm tra ý nghĩa. Bảng 3.13 Tiêu chí Cohen. Bảng 3.14 Mức độ hỗ trợ của “dạy học dựa vào dự án” Bảng 3.15 Mức độ quan trọng các kỹ năng của GV cần tăng cường rèn luyện khi dạy học với sự hỗ trợ của e-Learning. Bảng 3.16: Nhận thức GV về những hoạt động GV cần tăng cường khi dạy học với sự hỗ trợ của e-Learning. Bảng 3.17 Đánh giá đạt mức độ thành thạo trong kỹ năng học hợp tác của SV Bảng 3.18 Phiếu tổng kết kết quả quan sát quá trình hoạt động học hợp tác dành cho giảng viên của nghiên cứu trường hợp 5 sinh viên. iv Bảng 3.19. Bảng kiểm quan sát quá trình hoạt động học hợp tác dành cho GV. Bảng 3.20. Đánh giá quá trình của SV trong DHDVDA với sự hỗ trợ với e- Learning. v DANH MỤC BIỂU ĐỔ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ 1.1: Thống kê phương pháp, hình thức dạy học theo mức độ sử dụng của GV ở một số trường cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Biểu đồ 1.2: Thống kê thực trạng sự tự đánh giá của SV về mức độ thành thạo kỹ năng học hợp tác. Sơ đồ 2.1: Chức năng của hệ thống quản lý đào tạo (LMS) với Moodle. Sơ đồ 2.2: Các học phần trong chương trình đào tạo CNTT trình độ cao đẳng vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Vai trò của eLearning. Hình 1.2 Mô hình ứng dụng CNTT trong DHDVDA Hình 1. 3. Tiến trình DHDVDA với sự hỗ trợ của e-Learning trong đào tạo CNTT Hình 2.1 Giao diện khóa học Phân tích thiết kế hệ thống thông tin trong môi trường eLearning Hình 2. 2 Tạo diễn đàn (forum) với Moodle Hình 2. 3. Diễn đàn SV thảo luận về dự án học tập trong DHDVDA Hình 2.4 Giao diện quản lý các dự án học tập. Hình 2.5 Tóm tắt giai đoạn phân tích hệ thống về xử lý thông qua lược đồ "How-What" Hình 2.6 Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống quản lý Hình 2.7 Biểu đồ mức ngữ cảnh Hình 2.8 Biểu đồ DFD mức đỉnh Hình 2.9 Biểu đồ DFD mức dưới đỉnh chức năng 1 Hình 2.10 Biểu đồ DFD mức dưới đỉnh chức năng 2 Hình 2.11 Soạn mục tiêu dự án với chức năng “Wiki” Hình 2.12 Giao diện hệ thống quản lý dự án trong eLearning Hình 2.13 Vùng phản hồi nhận xét, đánh giá bài tập của GV Hình 2.14 Màn hình soạn thảo nội dung đánh giá trong e-Learning Hình 3.1 Màn hình đăng nhập dành cho giảng viên. Hình 3.2 SV dùng Mindmap để lập kế hoạch thực hiện dự án. Hình 3.3 SV dùng Mindmap để phân tích hệ thống dự án Hình 3.4 Quản lý các hoạt động của dự án trong PTTKHTTT. Hình 3.5 Thống kê số lần đăng nhập, ngày, giờ, nội dung tham gia khóa học. Hình 3.6: Forum. Hình 3.7: Thống kê danh sách bài. vii Hình 3.8: Thống kê danh sách SV. Hình 3.9. Đường lũy tích bài kiểm tra (TNSP vòng 1). Hình 3.10. Đường lũy tích hội tụ lùi kết quả kiểm tra (TNSP vòng 2). 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các trƣờng dạy nghề và trƣờng cao đẳng cần đƣợc đào tạo lại ngay sau khi đƣợc tuyển dụng. Điều 40, luật Giáo dục có nêu yêu cầu về phƣơng pháp giáo dục cao đẳng “phải coi trọng việc bồi dƣỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tƣ duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho ngƣời học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.” Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định rõ “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dƣỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của ngƣời học”[2]. Dạy học dựa vào dự án (Project-based Learning) là một hình thức dạy học, trong đó ngƣời học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm với việc học tập theo nhóm. Những quan điểm về dạy học dựa vào dự án đƣợc các nhà sƣ phạm các nƣớc nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay và vẫn còn đƣợc quan tâm nghiên cứu. Theo John Dewey [60], William Heard Kilpatrick [64] với tƣ tƣởng “Giáo dục chính là cuộc đời chứ không phải là nơi chuẩn bị vào đời” đã xem dạy học dựa vào dự án (Project-based Learning) là mô hình học tập qua đó sinh viên học cách tƣ duy thông qua hoạt động tƣ duy, tranh luận và bằng cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế trong đó, lớp học trở thành môi trƣờng làm việc với ngƣời học là trung tâm và kinh nghiệm thu đƣợc trong quá trình thực hiện dự án quan trọng chứ không chỉ là kết quả cuối cùng. Các nhà sƣ phạm tại Hoa Kỳ cho rằng định hƣớng ngƣời học, định hƣớng thực tiễn và định hƣớng sản phẩm là 3 đặc điểm cốt lõi của phƣơng pháp dạy học dựa vào dự án. 2 Trong những năm gần đây, nƣớc ta có một số dự án về giáo dục liên quan đến phƣơng pháp DHDVDA nhƣ dự án "Dạy học cho tƣơng lai" do tập đoàn Intel tài trợ vào năm 2003 nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục giúp học sinh phát triển các kỹ năng tƣ duy ở cấp độ cao hơn. Dự án phát triển giáo dục Trung học phổ thông năm 2005 về một số vấn đề chung về đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng trung học, Bernd Meier và Nguyễn Văn Cƣờng đã giới thiệu về các khái niệm cơ bản liên quan đến DHDVDA và tiến trình để thực hiện phƣơng pháp này. Dự án hợp tác Việt-Bỉ năm 2007 đã tập huấn cho giáo viên cốt cán của một số tỉnh miền núi phía Bắc một số phƣơng pháp dạy học tích cực, trong đó có phƣơng pháp dạy học theo dự án. Một số tác giả trong nƣớc nhƣ Nguyễn Văn Cƣờng [4], Nguyễn Thị Diệu Thảo [14], Trần Việt Cƣờng [3], Trần Thị Hoàng Yến [20]... có nghiên cứu về dạy học theo dự án trong các lĩnh vực đào tạo giáo viên, dạy học môn vật lý, toán, hóa, sinh để đổi mới phƣơng pháp dạy học với các dự án học tập đa số trong thời gian ngắn và đƣợc thực hiện nhƣ các hoạt động ngoại khóa. Điểm qua một số công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài và trong nƣớc đã chứng tỏ DHDVDA đang là xu hƣớng đang đƣợc các nhà nghiên cứu giáo dục đào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp quan tâm nghiên cứu. Trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin, theo Đào Thái Lai tại hội thảo "Công nghệ thông tin trong giáo dục Việt Nam: tích hợp hay chuyển đổi?" thì môi trƣờng dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông mang đến khả năng thực hiện phân hóa cao và trao quyền chủ động cho ngƣời học. Các khái niệm về lớp học, nhóm học tập không chỉ giới hạn trong khuôn khổ khái niệm truyền thống do không còn bị giới hạn không gian và thời gian. Môi trƣờng học tập nói trên sẽ có tính tƣơng tác cao và thông minh, trong đó có e-Learning [11]. Mặt mạnh hơn cả của e- Learning là cho phép ngƣời học lựa chọn và xem lại nội dung nhƣ họ mong muốn, độc lập về mặt thời gian, không gian và theo năng lực cá nhân cũng nhƣ mở rộng tình huống cho việc tƣơng tác xã hội nhằm hỗ trợ quá trình học tập [6]. Vai trò của giảng viên trong giai đoạn hiện nay chuyển từ là ngƣời truyền thụ kiến thức thành ngƣời trợ giúp, quản lý môi trƣờng học tập và tạo động cơ cho việc học rất cần thiết phải khai thác thế mạnh của e-Learning trong đào tạo. Vì vậy, việc nghiên cứu dạy học dựa vào dự án với sự hỗ trợ của e-Learning nhƣ 3 là một hình thức dạy học, nhằm tăng cƣờng gắn kết nhà trƣờng và thực tiễn xã hội, phát triển năng lực tƣ duy tích cực, tƣ duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và học tập suốt đời cho phù hợp với tâm lý ngƣời học ở Việt Nam rất cấp thiết. Luận án “Dạy học dựa vào dự án trong đào tạo Công nghệ thông tin trình độ Cao đẳng với sự hỗ trợ của e-Learning” đƣợc tiến hành nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng học tập và phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực Công nghệ thông tin của thế kỷ 21 trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề xuất nguyên tắc, phƣơng pháp tổ chức và tiến trình dạy học dựa vào dự án với sự hỗ trợ e-Learning trong đào tạo Công nghệ thông tin trình độ cao đẳng nhằm nâng cao chất lƣợng học tập và phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên. 3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Quá trình dạy học ngành công nghệ thông tin ở các trƣờng cao đẳng. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Quá trình dạy học dựa vào dự án ngành Công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của e-Learning ở các trƣờng cao đẳng. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu đề xuất đƣợc các nguyên tắc, phƣơng pháp tổ chức và tiến trình dạy học dạy học dựa vào dự án theo hƣớng tăng cƣờng học tập hợp tác với sự hỗ trợ e-Learning phù hợp với quá trình đào tạo Công nghệ thông tin trình độ cao đẳng thì sẽ nâng cao chất lƣợng học tập cho sinh viên. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU  Xác định cơ sở khoa học về dạy học dựa vào dự án với sự hỗ trợ của e- Learning.  Khảo sát thực trạng về việc vận dụng phƣơng pháp giảng dạy trong quá trình đào tạo Công nghệ thông tin tại một số trƣờng cao đẳng ở thành phố Hồ Chí Minh.  Thiết kế tiến trình dạy học dựa vào dự án với sự hỗ trợ e-Learning trong đào tạo Công nghệ thông tin trình độ Cao đẳng và tổ chức dạy học dựa vào dự án với sự hỗ trợ e-Learning học phần Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. 4  Thực nghiệm sƣ phạm: Tổ chức dạy học dựa vào dự án với sự hỗ trợ e-Learning học phần Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin ở trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh. 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu dạy học dựa vào dự án trong đào tạo CNTT trình độ cao đẳng với sự hỗ trợ của e-Learning và thiết kế các dự án học tập học phần “Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin”. Khảo sát đánh giá thực trạng tiến hành tại một số trƣờng cao đẳng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức thực nghiệm tiến hành tại trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh. 8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU P ậ - Tiếp cận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng: Xem xét, nhận thức vấn đề đào tạo Công nghệ thông tin (CNTT) trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình phát triển của giáo dục nghề nghiệp ở nƣớc ta và với xu thế phát triển khoa học giáo dục của thời đại. - Tiếp cận hệ thống: Xem xét quả trình dạy học dựa vào dự án trong đào tạo CNTT trình độ cao đẳng là một bộ phận hợp thành của quá trình dạy học trong nhà trƣờng. Vì vậy, cần nghiên cứu quá trình này trong mối quan hệ với các bộ phận, các yếu tố khác của quá trình dạy học, đồng thời tính đến các điều kiện khách quan và chủ quan của nó. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT phải xuất phát từ yêu cầu của thị trƣờng lao động của các doanh nghiệp. Hiệu quả của DHDVDA trong đào tạo CNTT trình độ cao đẳng chịu ảnh hƣởng của các yếu tố của quá trình dạy học và nó ảnh hƣởng tới việc nâng cao kết quả đào tạo. - Tiếp cận mục tiêu đầu ra: DHDVDA trong đào tạo CNTT trình độ cao đẳng hƣớng tới việc nâng cao năng lực đầu ra. Để làm đƣợc điều này, trong quá trình xây dựng và tổ chức DHDVDA, tác giả luôn xem xét việc đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên CNTT trình độ cao đẳng phải hƣớng tới việc hình thành những năng lực cần thiết cho sinh viên để sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện đƣợc nhiệm vụ của nghề, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trƣờng lao động. 5 2 C c iê cứu N iê cứ ậ Nghiên cứu văn kiện, nghị quyết của Đảng, luật Giáo dục, chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực CNTT, quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nghiên cứu tài liệu về lý luận dạy học, lý thuyết học tập, tâm lý học dạy học sƣ phạm, tài liệu về chƣơng trình đào tạo theo định hƣớng tiếp cận CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate - Hình thành ý tƣởng - Thiết kế - Triển khai - Vận hành), phƣơng pháp dạy học tích cực, phân tích nghề, chuẩn năng lực về CNTT của tổ chức lao động thế giới ILO, tiêu chuẩn Hội đồng kiểm định các chƣơng trình đào tạo khối kỹ thuật và công nghệ ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology) qua các tài liệu trong nƣớc và nƣớc ngoài. N iê cứ ực i P điề ra: Xây dựng các phiếu hỏi và phỏng vấn giảng viên, sinh viên nhằm khảo sát thực trạng vận dụng phƣơng pháp dạy học trong đào tạo CNTT tại một số trƣờng Cao đẳng ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM ) nhƣ: Cao đẳng Kinh tế TP. HCM, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phú Lâm, Cao đẳng Nghề TP. HCM, Cao đẳng Giao thông vận tải 3, Cao đẳng Công nghệ Thủ đức, Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP. HCM, Cao đẳng Kỹ thuật Cao thắng và Cao đẳng Nguyễn Trƣờng Tộ. Số phiếu đã phát ra với đối tƣợng giảng viên là 235 phiếu. Tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi, trao đổi trực tiếp với sinh viên trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh. Số phiếu đã phát ra là 513 phiếu. P a : Quan sát quá trình học tập dựa vào dự án của sinh viên với sự hỗ trợ của hệ thống e-Learning nhằm theo dõi hoạt động học hợp tác của sinh viên, quy trình thực hiện các dự án học tập để làm cơ sở đánh giá tính khả thi và hiệu quả của DHDVDA. P ực i : Tổ chức dạy học dựa vào dự án học phần Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin ở trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh nhằm khẳng định tính khả thi và hiệu quả của tiến trình DHDVDA dƣới sự hỗ trợ của e-Learning đã xây dựng. 6 P ố kê o ọc: S dụng phần mềm SPSS và phƣơng pháp thống kê toán học để x lý và phân tích kết quả khảo sát thực trạng dạy và học trong đào tạo CNTT trình độ cao đẳng và thực nghiệm sƣ phạm tại lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. P iê cứ r ờ ợ : nhằm phân tích, đánh giá quá trình học tập của sinh viên đƣợc lựa chọn trong DHDVDA với sự hỗ trợ của e-Learning để thấy rõ tác động sƣ phạm với các trƣờng hợp khác nhau của ngƣời học. 9. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ  Dạy học dựa vào dự án với sự hỗ trợ của e-Learning trong đào tạo Công nghệ thông tin trình độ cao đẳng điều quan trọng là phải xây dựng đƣợc tiến trình DHDVDA với sự hỗ trợ của e-Learning phù hợp với chƣơng trình đào tạo ngành CNTT thì mới đạt mục tiêu chuẩn đầu ra của sinh viên.  Việc khai thác các chức năng của hệ thống e-Learning với Moodle để quản lý các dự án học tập là có thể triển khai trong đào tạo ngành CNTT.  Dạy học ngành Công nghệ thông tin có nhiều điểm tƣơng đồng với DHDVDA trên các mặt dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, thực hiện với tiến trình và có sản phẩm đầu ra cụ thể. Bởi vậy, DHDVDA trong đào tạo ngành CNTT là phù hợp và với sự hỗ trợ của eLearning sẽ phát triển kỹ năng học tập hợp tác sinh viên trong quá trình học tập và nâng cao đƣợc chất lƣợng học tập cho sinh viên. 10. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN  Trên cơ sở kế thừa quan điểm của các tác giả đi trƣớc, luận án đã xác định đƣợc cơ sở khoa học về bản
Tài liệu liên quan