Tôn giáo là một vấn đề phức tạp và hết sức nhạy cảm. Trước đổi mới, ở nước ta,
tôn giáo được nhìn nhận, đánh giá theo những chiều hướng khác nhau, nhưng phần lớn
đều khẳng định, tôn giáo là nhân tố tiêu cực trong đời sống xã hội. Trong quá trình đổi
mới, vấn đề tôn giáo được nhìn nhận một cách toàn diện hơn. Tôn giáo vừa có mặt tiêu
cực nhưng đồng thời cũng có những giá trị tích cực. Vì vậy, việc nghiên cứu hướng đến
những phát hiện hợp lý, khoa học là một vấn đề không bao giờ cũ.
Thực tế ở Việt Nam, trong hành trình lịch sử dân tộc, bên cạnh những hạn chế,
những đóng góp của tôn giáo đối với dân tộc là khó có thể phủ nhận. Một số tôn giáo đã
có vai trò to lớn trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Bên
cạnh đó, tôn giáo còn đóng góp những giá trị quý báu tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc độc
đáo của Việt Nam.
Ngày nay, trước những biến đổi hết sức nhanh chóng của tình hình trong nước và
quốc tế, các tôn giáo đang có những biến động khá phức tạp theo nhiều chiều hướng
khác nhau. Nhiều vấn đề đã và đang được đặt ra có tính thời sự cấp thiết xung quanh
việc đánh giá vai trò của tôn giáo, ảnh hưởng của tôn giáo đối với văn hoá hay đối với
đời sống tinh thần nói chung. Trước tình hình đó, nhận thức được vai trò của tôn giáo
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta đã đi đến khẳng định: tín
ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có
nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới (Nghị quyết số 24-NQ/TW của
Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra ngày 16-10-1990). Tiếp tục quan điểm này, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức
tốt đẹp của các tôn giáo. Nghị quyết Đại hội X xác định: đồng bào các tôn giáo là bộ
phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc.
Cao Đài là một tôn giáo rất trẻ, xuất hiện vào đầu thế kỷ XX (1926), tại Nam bộ.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, tôn giáo này đã lôi cuốn ồ ạt hàng vạn người, sau đó
trở thành một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam. Tính đến năm 1975, chưa đầy nửa
thế kỷ đã thu nạp gần 3 triệu tín đồ. Cao Đài trở thành một hiện tượng xã hội đặc biệt
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử ở Việt Nam. Là một
tôn giáo địa phương nhưng Cao Đài có bộ máy hành chính đạo khá chặt chẽ và hoàn
chỉnh như bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Lịch sử giáo hội tuy ngắn ngủi,
song có thời kỳ hết sức phức tạp, phân nhiều chi phái khác nhau. Mỗi một chi phái có
vai trò và ảnh hưởng khác nhau đối với lịch sử của vùng đất Nam bộ này. Vùng đất Bến
Tre như một cù lao của miền Tây Nam bộ, ở đây trong lịch sử đã từng nảy sinh nhiều
nhân vật văn hoá có ảnh hưởng lớn trong những năm đầu và suốt thế kỷ XX như Phan
Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Định... Trong số những người đó có ông
Nguyễn Ngọc Tương với chi phái Cao Đài Ban Chỉnh rất đặc thù. ảnh hưởng của đạo
Cao Đài Ban Chỉnh đối với nhân dân Bến Tre nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu
Long nói chung là khá sâu đậm. Thế nhưng việc nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Cao
Đài Ban Chỉnh đối với đời sống tinh thần ở Bến Tre, cho đến nay vẫn còn là vấn
đề bỏ ngỏ. Đây là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức cấp bách. Nghiên
cứu sự ảnh hưởng của nó đối với đồng bào tín đồ góp phần phát huy sức mạnh khối
đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn cách mạng hiện nay, do vậy, nó trở thành vấn
đề thời sự không chỉ đối với Bến Tre mà của cả khu vực. Chính điều này thúc đẩy
tác gi ả chọn vấn đề này làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
84 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3108 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của đạo Cao Đài Ban Chỉnh đối với đời sống tinh thần ở Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Ảnh hưởng của đạo Cao Đài Ban Chỉnh
đối với đời sống tinh thần ở Bến Tre
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là một vấn đề phức tạp và hết sức nhạy cảm. Trước đổi mới, ở nước ta,
tôn giáo được nhìn nhận, đánh giá theo những chiều hướng khác nhau, nhưng phần lớn
đều khẳng định, tôn giáo là nhân tố tiêu cực trong đời sống xã hội. Trong quá trình đổi
mới, vấn đề tôn giáo được nhìn nhận một cách toàn diện hơn. Tôn giáo vừa có mặt tiêu
cực nhưng đồng thời cũng có những giá trị tích cực. Vì vậy, việc nghiên cứu hướng đến
những phát hiện hợp lý, khoa học là một vấn đề không bao giờ cũ.
Thực tế ở Việt Nam, trong hành trình lịch sử dân tộc, bên cạnh những hạn chế,
những đóng góp của tôn giáo đối với dân tộc là khó có thể phủ nhận. Một số tôn giáo đã
có vai trò to lớn trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Bên
cạnh đó, tôn giáo còn đóng góp những giá trị quý báu tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc độc
đáo của Việt Nam.
Ngày nay, trước những biến đổi hết sức nhanh chóng của tình hình trong nước và
quốc tế, các tôn giáo đang có những biến động khá phức tạp theo nhiều chiều hướng
khác nhau. Nhiều vấn đề đã và đang được đặt ra có tính thời sự cấp thiết xung quanh
việc đánh giá vai trò của tôn giáo, ảnh hưởng của tôn giáo đối với văn hoá hay đối với
đời sống tinh thần nói chung. Trước tình hình đó, nhận thức được vai trò của tôn giáo
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta đã đi đến khẳng định: tín
ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có
nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới (Nghị quyết số 24-NQ/TW của
Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra ngày 16-10-
1990). Tiếp tục quan điểm này, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức
tốt đẹp của các tôn giáo. Nghị quyết Đại hội X xác định: đồng bào các tôn giáo là bộ
phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc.
Cao Đài là một tôn giáo rất trẻ, xuất hiện vào đầu thế kỷ XX (1926), tại Nam bộ.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, tôn giáo này đã lôi cuốn ồ ạt hàng vạn người, sau đó
trở thành một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam. Tính đến năm 1975, chưa đầy nửa
thế kỷ đã thu nạp gần 3 triệu tín đồ. Cao Đài trở thành một hiện tượng xã hội đặc biệt
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử ở Việt Nam. Là một
tôn giáo địa phương nhưng Cao Đài có bộ máy hành chính đạo khá chặt chẽ và hoàn
chỉnh như bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Lịch sử giáo hội tuy ngắn ngủi,
song có thời kỳ hết sức phức tạp, phân nhiều chi phái khác nhau. Mỗi một chi phái có
vai trò và ảnh hưởng khác nhau đối với lịch sử của vùng đất Nam bộ này. Vùng đất Bến
Tre như một cù lao của miền Tây Nam bộ, ở đây trong lịch sử đã từng nảy sinh nhiều
nhân vật văn hoá có ảnh hưởng lớn trong những năm đầu và suốt thế kỷ XX như Phan
Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Định... Trong số những người đó có ông
Nguyễn Ngọc Tương với chi phái Cao Đài Ban Chỉnh rất đặc thù. ảnh hưởng của đạo
Cao Đài Ban Chỉnh đối với nhân dân Bến Tre nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu
Long nói chung là khá sâu đậm. Thế nhưng việc nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Cao
Đài Ban Chỉnh đối với đời sống tinh thần ở Bến Tre, cho đến nay vẫn còn là vấn
đề bỏ ngỏ. Đây là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức cấp bách. Nghiên
cứu sự ảnh hưởng của nó đối với đồng bào tín đồ góp phần phát huy sức mạnh khối
đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn cách mạng hiện nay, do vậy, nó trở thành vấn
đề thời sự không chỉ đối với Bến Tre mà của cả khu vực. Chính điều này thúc đẩy
tác giả chọn vấn đề này làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, về tôn giáo nói chung và đạo Cao Đài nói riêng đã có nhiều công
trình nghiên cứu, tiêu biểu như sau:
- Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam của GS Trần Văn Giàu, 1993.
- Một số tôn giáo ở Việt Nam của TS. Nguyễn Thanh Xuân - Ban Tôn giáo Chính
phủ, 2005.
- Tôn giáo và hiện thực của Nguyễn Chí Mỳ, 1998.
- Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn (1920 - 1926) của Lê Anh Dũng.
- Lịch sử của đạo Cao Đài (1926 - 1937) của GS Trần Quang Vinh.
- Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài của GS Đặng Nghiêm Vạn, 1995.
Các công trình này đã nghiên cứu tôn giáo lớn ở Việt Nam, trong đó có đạo Cao
Đài nhưng với đạo Cao Đài phần nhiều chỉ mới dừng ở bước đầu tìm hiểu. Bên cạnh đó,
một số luận văn về đạo Cao Đài như:
- Bước đầu tìm hiểu một số biểu hiện đặc thù của đạo Cao Đài của Nguyễn Văn
Ron, luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 1995.
- Đạo Cao Đài và quá trình đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động của giáo
phái Cao Đài Tây Ninh trong giai đoạn cách mạng hiện nay của Võ Văn Phuông - luận
văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 1995.
- ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống tinh thần ở Tây Ninh của Nguyễn
Thị Thu Nga, luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 2000.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của đạo Cao Đài Ban Chỉnh đối với đời sống tinh thần ở
Bến Tre thì chưa có công trình nào nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích của luận văn:
Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của đạo Cao Đài Ban Chỉnh đối với đời sống tinh
thần ở Bến Tre, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần định hướng hoạt động
của đạo thực hiện tốt phương châm truyền thống "phụng đạo - yêu nước", qua đó đóng
góp vào xây dựng đời sống tinh thần phong phú trong một bộ phận nhân dân Bến Tre.
- Nhiệm vụ của luận văn:
- Để đạt mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
+ Trình bày một vài nét về đạo Cao Đài nói chung và Cao Đài Ban Chỉnh nói
riêng.
+ Phân tích sự ảnh hưởng của đạo Cao Đài Ban Chỉnh đối với đời sống tinh thần
trong một bộ phận nhân dân Bến Tre.
+ Đề xuất những nhóm giải pháp cơ bản giúp cho việc khơi dậy mặt tích cực,
khắc phục mặt tiêu cực của đạo Cao Đài Ban Chỉnh nhằm góp phần xây dựng đời sống
tinh thần tiến bộ ở Bến Tre.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Luận văn chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu ành hưởng của đạo Cao Đài Ban Chỉnh
đối với một số lĩnh vực đời sống tinh thần ở Bến Tre.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ Nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
và các quan điểm về tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam; kế thừa có chọn lọc các công
trình nghiên cứu khoa học có nội dung gần gũi với đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
phương pháp lịch sử - lôgíc, phân tích - tổng hợp, đồng thời, luận văn còn sử dựng
phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
5. Những góp mới của luận văn
Luận văn trình bày sự hình thành của đạo Cao Đài Ban Chỉnh, nêu bật lên được
những yếu tố tích cực, nhất là tinh thần yêu nước và ảnh hưởng của đạo đối với đời
sống tinh thần ở Bến Tre. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi cho
việc khơi dậy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực của đạo Cao Đài Ban Chỉnh trên địa
bàn tỉnh Bến Tre.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần nhận thức đúng đắn về sự tồn tại của tôn giáo trong Chủ nghĩa
xã hội, những đóng góp quan trọng của đạo Cao Đài Ban Chỉnh trong hai cuộc kháng chiến
cứu nước và trong quá trình xây dựng đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập triết học
nhất là chuyên đề về tôn giáo và cũng là tài liệu tham khảo góp phần vào việc hoạch
định chủ trương, chính sách đối với công tác tôn giáo, nhất là đạo Cao Đài Ban Chỉnh ở
Bến Tre.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 8 tiết.
Chương 1
MộT VàI NéT Về ĐạO CAO Đài BAN CHỉNH
1.1. Sự ra đời và phát triển của đạo Cao Đài Ban Chỉnh
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của đạo Cao Đài
Đạo Cao Đài cũng như các tôn giáo khác ra đời đều gắn liền với quá trình tồn tại
và phát triển của xã hội. Suy cho cùng, sự ra đời, phát triển và mất đi của một tôn giáo
là do sự phát triển của điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội quy định. Vì vậy, khi
nghiên cứu bất kỳ một tôn giáo, tín ngưỡng nào chúng ta không thể tách rời lịch sử của
đất nước, của một vùng, miền đã là cái nôi của nền tín ngưỡng, tôn giáo ấy. Đạo Cao Đài
được khởi nguyên trong thập niên 20 của thế kỷ XX, tại miền Nam, lúc ấy còn được gọi là
Nam kỳ, Nam kỳ lục tỉnh với những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội sinh ra nó.
1.1.1.1. Khái quát về dân cư và văn hóa vùng đất Nam bộ
Lịch sử khai khẩn vùng đất Nam bộ của người Việt được hơn 300 năm, nhưng lịch
sử vùng đất này đã có từ lâu và trải qua nhiều bước thăng trầm theo sự biến thiên của tự
nhiên, xã hội và con người, Nam bộ hiện nay là đất Phù Nam xưa. Vương quốc Phù
Nam được hình thành từ đầu công nguyên tồn tại đến cuối thế kỷ thứ VI bị sụp đổ. Từ
sau khi vương quốc Phù Nam sụp đổ đến khi người Việt đến khai khẩn (đầu thế kỷ
XVII) cư dân Nam bộ rất thưa thớt. Công cuộc khai khẩn vùng đất Nam bộ được mở
đầu bằng những cuộc di dân ngấm ngầm, không tuyên bố của người Việt từ đầu thế kỷ
XVII. Chính lịch sử khai phá như vậy, nên nguồn gốc và thành phần cư dân Nam bộ rất
đa dạng, phức hợp, một tập hợp những mảng vỡ các cộng đồng truyền thống lâu đời
Việt, Khơme, Chăm, Hoa. Các cộng đồng truyền thống này vốn có quan hệ lịch sử văn
hóa với nhau, nhưng đã hình thành những cộng đồng xã hội mang bản sắc độc lập, là
những nét độc đáo so với miền Bắc và miền Trung. Họ là những người có nguồn gốc xã
hội khác nhau. Tuy vậy, họ đều có nguồn gốc văn hóa Việt truyền thống và giàu bản
sắc. Khi vào vùng đất mới, hành trang văn hóa của họ khá phong phú, họ mang theo
nhiều truyền thống phong tục tập quán ở miền Bắc, miền Trung. Nhưng dần dần trong
quá trình thích nghi với môi trường mới, họ đã trút bỏ không ít những ràng buộc của thể
chế cũ cũng như tâm lý, nếp sống cũ ở miền Bắc, miền Trung. đặc biệt ở vùng đất mới,
người dân Nam bộ phải đấu tranh gian khổ để chống chọi với thiên nhiên, thú dữ, bệnh
tật để sinh tồn. Trước những hiểm nguy và thách thức, tính mạo hiểm, đầu óc sáng tạo
được phát triển.
Tuy nhiên, thiên nhiên ở Nam bộ rất phong phú, khi được khai thác lại tỏ ra rất
hào hiệp, lại có khí hậu điều hòa nên đời sống vật chất của người dân không gặp khó
khăn. Họ vốn đoàn kết để vượt qua thử thách hiểm nguy, đến khi có cuộc sống vật chất
dễ chịu họ sống chan hòa cởi mở với nhau, tất cả những điều đó tạo ra tính cách rất đặc
trưng của dân Nam bộ: khảng khái, nghĩa khí nhưng rất phóng khoáng, hào hiệp; đối
với kẻ thù thì dũng cảm, kiên quyết; đối với anh em bạn bè thì chân thành cởi mở, trọng
nghĩa khinh tài. Trịnh Hoài Đức đã nhận xét về Gia Định cũng là nhận xét chung về
Nam bộ. Gia Định đất rộng, thực vật nhiều, không lo bị đói rét, cho nên dân ít phải dành
dụm sĩ khí hiên ngang, con người chuộng nghĩa tiết [19, tr 190].
ở Nam bộ với tính mở của địa hình, của thiết chế và cá tính của con người với đầu óc
thông thoáng, sẵn sàng ở tư thế giao lưu, tiếp thu, rồi hội nhập với cái mới. Chính vì tính cách
ấy, khi tiếp xúc với cái mới người Nam bộ dễ dàng có thái độ bao dung, chấp nhận, rồi tích
cực ủng hộ. Do vậy sự kết dính giữa các tộc người cùng với tính cách văn hóa và trình độ của
những người lưu tán đã là mảnh đất màu mỡ cho sự ra đời và nuôi dưỡng nhiều thứ tôn giáo,
trong đó có đạo Cao Đài.
1.1.1.2. Hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội
Với chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, chính quyền thực dân Pháp đã coi
Nam bộ là bộ phận đất đai của nước Pháp, họ đặt bộ máy cai trị trực tiếp, khác với
Trung và Bắc bộ Việt Nam.
Ngay sau khi chiếm được mảnh đất đầu tiên ở Nam bộ, thực dân Pháp đẩy mạnh
hơn bao giờ hết cuộc khai thác thuộc địa với một loạt chính sách vơ vét bóc lột về kinh
tế, áp bức thống trị về chính trị, nô dịch đồng hóa về văn hóa. Tình hình ấy đã đưa cuộc
đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân ở Nam bộ chống thực dân Pháp
vào giai đoạn quyết liệt. Tuy nhiên, do hạn chế của giai cấp mình, nông dân không thể
tự giải phóng được. Lúc đó lại chưa có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, một chính đảng
của giai cấp vô sản. Do vậy, cuộc đấu tranh của nhân dân lần lượt bị thực dân Pháp dìm
trong bể máu.
Sự bế tắc trong cuộc sống, sự thất bại trong cuộc đấu tranh đã làm cho một bộ
phận nhân dân Nam bộ mất niềm tin, nên càng thúc đẩy họ tìm đến với tôn giáo. Những
mong sự an ủi, chở che, do đạo Cao Đài khi mới ra đời ít nhiều mang tính phản kháng
xã hội đương thời, với tư tưởng muốn phục hồi lại chế độ quân chủ, thông qua tư tưởng
tam giáo, thích hợp với truyền thống yêu nước mặn mà của những người dân vùng đất
mới.
Một vấn đề tư tưởng quan trọng dẫn đến sự ra đời và phát triển của đạo Cao Đài
là sự khủng hoảng, suy thoái của các tôn giáo, đạo lý đương thời. Khi chưa có đạo Cao
Đài thì quần chúng nhân dân theo đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão và một số ít theo đạo
Công giáo. Nhưng những tôn giáo này đã dần dần mất uy tín, khủng hoảng thậm chí
chưa đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của một bộ phận quần chúng nhân dân.
Trước hết là Phật giáo, với Phật giáo tiểu thừa tại chỗ của người Khơme với những quan
niệm hạn hẹp về sự giải thoát và cách thức tu hành chỉ giải thoát cho chính người đi tu
với phương châm tự độ, tự tha tỏ ra không thích hợp với hoàn cảnh sống và phong tục
tập quán của cư dân Nam bộ, nhất là tinh thần liên kết của những người dân khai khẩn
miền đất mới. Phật giáo đại thừa bị suy vi từ mấy thế kỷ trước, nay bị chia rẻ theo nhiều
tông phái, nhất là sự xâm nhập các yếu tố mê tín dị đoan của đạo Lão thần tiên. Suy
thoái đến mức nhiều người ca thán, đến nỗi một số phật tử rời chùa, bỏ tu, nêu vấn đề
chấn hưng. Đạo Nho là một học thuyết chính trị đạo đức có yếu tố tôn giáo, luôn bảo vệ
quyền lợi và trật tự phong kiến, ngăn trở sự vận động của xã hội đương thời, một số
giáo lý đã bị phê phán nên khó đi vào quần chúng đông đảo. Mặc dù đạo Nho vẫn còn là
căn bản cho đạo đức gia đình trong những thập niên 1920, 1930. đạo Lão thì gắn liền
với các yếu tố mê tín dị đoan, phù thủy bùa chú đưa con người đến chỗ xuất thế mà
quên đi hiện tại. Đạo Công giáo, lúc bấy giờ xét về mặt chính trị, trước con mắt của
người dân Nam bộ gắn liền với cuộc xâm lược của Pháp, chính quyền Pháp và nó cũng
gắn liền với sự mất nước. Mặt khác, xét về mặt tư tưởng với chủ trương độc tôn, phủ
nhận sạch trơn các văn hóa tín ngưỡng truyền thống nên người dân Nam bộ không ưa,
nếu không nói là khinh ghét, cho nên khó đi vào người nông dân Nam bộ vốn sống cởi
mở và tự do. Đạo thờ tổ tiên trong đó có đạo ông bà, tuy gần gũi nhưng chưa đủ thỏa
mãn tâm linh tôn giáo Trong khi người dân Nam bộ do đặc điểm riêng về mặt lịch sử,
địa lý, dân cư nên có đời sống tâm linh phong phú, có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo rất
cao. Đặc biệt, đầu thế kỷ XX do bị bế tắc trong cuộc sống, họ lại càng tha thiết đến với
tôn giáo hơn. Các tôn giáo đương thời lại sa sút, mất uy tín đã tạo khoảng trống về mặt
văn hóa, tâm linh, tạo điều kiện cho đạo Cao Đài ra đời và phát triển. đúng như Nguyễn
An Ninh đã viết: “Dân đã mê muội trong các tôn giáo mà các tôn giáo, các đạo lý của
Nhà nước đều suy sụp. Làm sao không theo đạo Cao Đài được" [5, tr 204].
Sự suy thoái của các tôn giáo đương thời là điều kiện cần nhưng chưa đủ để có
thể lôi cuốn được nhiều tín đồ, vì còn thiếu một yếu tố huyền bí. Yếu tố đó là tục cầu
hồn, cầu tiên ở phương Đông, kết hợp với phong trào thần linh học ở phương Tây.
Phong trào thần linh học xuất hiện với quan niệm con người có 2 phần: Linh hồn và thể
xác, đây là một hình thức mê tín, giống như tục cầu hồn, cầu tiên đã thâm nhập vào
Nam bộ nó có vẻ như là một khoa học huyền bí; vì vậy nó có khả năng đem lại cho
đồng bóng và đạo giáo một sự biện hộ mới, một sức sống mới, khiến cho nhiều người
hâm mộ khi gặp gỡ với sinh hoạt cầu cơ của Ngũ chi Minh đạo, đã làm dấy lên phong
trào cầu cơ chấp bút gọi tắt là cơ bút được giới công chức, trí thức, tư sản, tiểu tư sản
đón nhận một cách nồng nhiệt dẫn đến việc ra đời của đạo Cao Đài.
Có thể nói, đạo Cao Đài ra đời ở Nam bộ những năm đầu thế kỷ XX là một hiện
tượng tôn giáo xã hội tất yếu vì ở đó đã hội đủ các yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội và tư tưởng để dẫn đến sự ra đời của một tôn giáo mới: đạo Cao Đài.
1.1.1.3. Sự hình thành đạo Cao Đài
Người đặt nền móng đầu tiên xây dựng lý thuyết cho đạo Cao Đài là Ngô Văn
Chiêu, ông là người ham mê chuyện thần tiên và cầu cơ, xem đó là thú vui tâm linh cho
riêng mình và cùng bè bạn vào những cuộc cầu hồn kiểu phương Tây: xây bàn - xuất
phát từ thần linh học đã được phổ biến ở Việt Nam sau cuộc đại chiến thế giới lần thứ
nhất. Nhưng không dừng lại ở sự đam mê mà ngày càng tiến những bước xa hơn, đó là
sự xuất hiện hay tiếp xúc được với Cao Đài Tiên ông, đưa ra những biểu tượng thờ
cúng, mơ tưởng đến cảnh bồng lai, xem đó là thế giới lý tưởng mà cuộc sống loài người
phải phấn đấu vươn tới. Lúc này, những yếu tố cơ bản của một tôn giáo tuy chưa hoàn
chỉnh nhưng đã phôi thai hình thành trong thực tế. Sự phát hiện này đã được nhóm Lê
Văn Trung, Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang tích cực hưởng ứng. Đến
đêm Noel năm 1925, trong buổi cầu cơ bình thường như bao buổi khác, những người
cầu đã tuyên bố Đấng thiêng liêng xuất hiện, nói rõ danh tánh là Cao Đài Tiên Ông Đại
Bồ tát ma-ha-tát và đã giao cho họ lập một tôn giáo mới ở phía Nam lấy tên là Cao Đài
Đại đạo Tam kỳ phổ độ, gọi tắt là Cao Đài [51, tr 297]. Như vậy, Ngô Văn Chiêu đã
hoàn thành sứ mạng tạo dựng ra đạo Cao Đài. Tuy nhiên, đàn cơ của ông không phổ
biến sâu rộng mà chỉ giới hạn trong một số người. Sau này nhờ có đàn cơ của Lê Văn
Trung, Phạm Công Tắc, đạo Cao Đài mới chính thức phát triển sâu rộng, thu hút nhiều
tín đồ là các công chức, trí thức, nghiệp chủ, điền chủ có cả một số chức sắc và tín đồ
của Ngũ Chi Minh đạo tham gia, làm cho số lượng tín đồ phát triển rất nhanh trong một
thời gian ngắn.
Nắm được tâm lý tín ngưỡng của quần chúng nông dân Nam bộ và cũng để công
khai hóa nhu cầu tâm linh của tín đồ Cao Đài, ngày 27-10-1926, ông Lê Văn Trung thay
mặt 28 người sáng lập đã làm đơn và gởi tờ khai đạo lên thống đốc Nam kỳ xin phép
cho đạo Cao Đài hoạt động. Giữa tháng 11-1926, không đợi thống đốc Nam kỳ đồng ý
hay không, những chức sắc lãnh đạo Cao Đài tổ chức đại lễ tại chùa Gò Kén (Tây Ninh)
chính thức cho ra đời một tôn giáo mới: đạo Cao Đài.
Như vậy, đạo Cao Đài manh nha trên mảnh đất phì nhiêu của đàn cơ, với tầng
lớp trí thức công chức nhỏ của chính quyền thực dân Pháp làm hạt nhân. Từ đây, đã
hình thành nên một tôn giáo mới.
Mỗi tôn giáo ra đời đều mang một tên gọi. Các nhà sáng lập ra đạo Cao Đài tìm
thấy tên gọi của đạo này từ 2 câu thơ trong đạo Minh sư của người Hoa: “Cao như Bắc
khuyết nhân chiêm ngưỡng, Đài tại Nam phương đạo thống truyền, ghép 2 chữ đầu của
2 câu thơ nên thành Cao Đài, với tên gọi đầy đủ: Đại đạo Tam kỳ phổ độ. Gọi Đại đạo
Tam kỳ phổ độ, theo Thái Thơ Thanh trong sách Đại đạo Vấn đáp căn nguyên đã viết:
Phàm các tôn giáo lớn trên thế giới đều hay đều tốt cả; những nhà sáng lập các tôn giáo
đều là các bậc cao thượng trên đời, từ bi bác ái cả. Mục đích của đạo Cao Đài Tam kỳ
phổ độ chúng tôi mong kết hợp hết thảy các tôn giáo trên thế giới mà khảo cứu đi, đến
chỗ truy tầm nguyên thủy những điều cao thâm tinh khiết và họ còn giải thích từ khi có
loài người đến khi có đạo Cao Đài ra đời, thượng đế đã 2 lần cứu rỗi (phổ độ) chúng
sinh. Lần thứ nhất (nhất kỳ phổ độ) gọi là hội tý thượng nguyên gồm: Thái thượng đạo
tổ-tiền thân của đạo Lão, Phục Hy - tiền thân của đạo Nho; Nhiên đăng Phật tổ - tiền
thân của đạo Phật. Lần thứ hai, (Nhị kỳ phổ độ) gọi là (Hội sửu Trung nguyên) g