Bạn đã bao giờ thử đặt ra câu hỏi rằng tại sao tất cả các quốc gia trên thế giới từ
những nước phát triển đến những nước đang và kém phát triển đều muốn thu hút một
lượng lớn đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài không? Để trả lời câu
hỏi này trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu xem đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Đầu tư trực
tiếp nước ngoài ( FDI )là khoản đầu tư vào tư bản thuộc quyền sở hữu và được điều hành
bởi một thực thể nước ngoài. Như vậy nó có lợi ích gì cho nền kinh tế? Có thể trả lời ngay
rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là một cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một nước.
Mặc dù một phần ích lợi của khoản đầu tư này chảy ra nước ngoài, nhưng nó thực sự làm
tăng khối lượng tư bản cho một đất nước, dẫn tới tăng năng suất và tiền lương cao hơn.
Ngoài ra, đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng là một cách
để các nước nghèo học hỏi công nghệ hiện đại của các nước giàu.
Vậy bạn cũng bao đã bao giờ thử hỏi rằng tại sao thu hút đầu tư nước ngoài quan
trọng thế mà có quốc gia lại chỉ thu hút được một lượng rất nhỏ đầu tư nước ngoài thôi?
Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên có 2 câu trả lời thường thấy nhất đó là
các quốc gia đó chưa nhận ra tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài một cách đúng mức và
câu trả lời thứ hai đó là các quốc gia này đã thấy được tầm quan trọng của đầu tư nước
ngoài để phát tiển kinh tế nhưng do vẫn còn những hạn chế của môi trường đầu tư cũng
như chưa có các chương trình xúc tiến đầu tư hiệu quả, để quảng bá hình ảnh của quốc gia
đó nói chung và hình ảnh về môi trường đầu tư của quốc gia đó nói riêng.
Việt Nam với 20 năm đổi mới từ 1986 đến năm 2006 đã thu hút một lượng vốn đầu
tư nước ngoài có thể tóm gọn vào một câu là “ chưa xứng với tiềm năng”. Tại sao lại vậy?
Việt Nam nằm trong câu trả lời thứ nhất hay thứ hai? Có lẽ tại thời điểm này nó là câu trả
lời thứ hai. Những năm gần đây Việt Nam đã đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước cũng
như hình ảnh về môi trường đầu tư của Việt Nam tuy nhiên nó vẫn chưa đạt hiểu quả chưa
mong muốn. Một phần do vẫn còn những yếu kém về môi trường đầu tư, một phần là do
những chương trình xúc tiến đầu tư chưa được thực hiện một cách triệt để và chưa có
những kế hoạch và chương trình hành động cụ thể và rõ ràng.
Để đạt được mục tiêu là trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 và xa hơn
nữa là sánh ngang với các cường quốc năm Châu như lời Bác Hồ dạy, chúng ta phải có
những giải pháp và hành động cụ thể nhằm thu hút thật nhiều đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây cũng là mục đích của bài viết này. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi xin được sự dụng những lý thuyết cơ bản của
Marketing nhằm vận dụng vào việc xây dựng kế hoạch cho các chương trình xúc tiến đầu
tư để đạt được mục tiêu cuối cùng là thu hút một lượng lớn FDI. Trong bài viết này chúng
tôi tập trung vào nghiên cứu việc thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp do tầm quan trọng
cũng như tính cấp thiết của nó. Các ví dụ thực tiễn chúng tôi sẽ lấy từ các quốc gia
ASEAN, Trung Quốc, và Nhật Bản với việc coi các nước ASEAN và Trung Quốc là các
đối thủ cạnh tranh thu hút FDI còn Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài mà Việt Nam quan
tâm thu hút.
Cấu trúc của bài viết gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về việc vận dụng Marketing trong thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp vận dụng Marketing để đưa Việt Nam thành điểm đầu tư
hấp dẫn
64 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp vận dụng Marketing để đưa Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Các giải pháp vận dụng Marketing để đưa
Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn
LỜI MỞ ĐẦU
Bạn đã bao giờ thử đặt ra câu hỏi rằng tại sao tất cả các quốc gia trên thế giới từ
những nước phát triển đến những nước đang và kém phát triển đều muốn thu hút một
lượng lớn đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài không? Để trả lời câu
hỏi này trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu xem đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Đầu tư trực
tiếp nước ngoài ( FDI )là khoản đầu tư vào tư bản thuộc quyền sở hữu và được điều hành
bởi một thực thể nước ngoài. Như vậy nó có lợi ích gì cho nền kinh tế? Có thể trả lời ngay
rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là một cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một nước.
Mặc dù một phần ích lợi của khoản đầu tư này chảy ra nước ngoài, nhưng nó thực sự làm
tăng khối lượng tư bản cho một đất nước, dẫn tới tăng năng suất và tiền lương cao hơn.
Ngoài ra, đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng là một cách
để các nước nghèo học hỏi công nghệ hiện đại của các nước giàu.
Vậy bạn cũng bao đã bao giờ thử hỏi rằng tại sao thu hút đầu tư nước ngoài quan
trọng thế mà có quốc gia lại chỉ thu hút được một lượng rất nhỏ đầu tư nước ngoài thôi?
Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên có 2 câu trả lời thường thấy nhất đó là
các quốc gia đó chưa nhận ra tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài một cách đúng mức và
câu trả lời thứ hai đó là các quốc gia này đã thấy được tầm quan trọng của đầu tư nước
ngoài để phát tiển kinh tế nhưng do vẫn còn những hạn chế của môi trường đầu tư cũng
như chưa có các chương trình xúc tiến đầu tư hiệu quả, để quảng bá hình ảnh của quốc gia
đó nói chung và hình ảnh về môi trường đầu tư của quốc gia đó nói riêng.
Việt Nam với 20 năm đổi mới từ 1986 đến năm 2006 đã thu hút một lượng vốn đầu
tư nước ngoài có thể tóm gọn vào một câu là “ chưa xứng với tiềm năng”. Tại sao lại vậy?
Việt Nam nằm trong câu trả lời thứ nhất hay thứ hai? Có lẽ tại thời điểm này nó là câu trả
lời thứ hai. Những năm gần đây Việt Nam đã đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước cũng
như hình ảnh về môi trường đầu tư của Việt Nam tuy nhiên nó vẫn chưa đạt hiểu quả chưa
mong muốn. Một phần do vẫn còn những yếu kém về môi trường đầu tư, một phần là do
những chương trình xúc tiến đầu tư chưa được thực hiện một cách triệt để và chưa có
những kế hoạch và chương trình hành động cụ thể và rõ ràng.
Để đạt được mục tiêu là trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 và xa hơn
nữa là sánh ngang với các cường quốc năm Châu như lời Bác Hồ dạy, chúng ta phải có
những giải pháp và hành động cụ thể nhằm thu hút thật nhiều đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây cũng là mục đích của bài viết này. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi xin được sự dụng những lý thuyết cơ bản của
Marketing nhằm vận dụng vào việc xây dựng kế hoạch cho các chương trình xúc tiến đầu
tư để đạt được mục tiêu cuối cùng là thu hút một lượng lớn FDI. Trong bài viết này chúng
tôi tập trung vào nghiên cứu việc thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp do tầm quan trọng
cũng như tính cấp thiết của nó. Các ví dụ thực tiễn chúng tôi sẽ lấy từ các quốc gia
ASEAN, Trung Quốc, và Nhật Bản với việc coi các nước ASEAN và Trung Quốc là các
đối thủ cạnh tranh thu hút FDI còn Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài mà Việt Nam quan
tâm thu hút.
Cấu trúc của bài viết gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về việc vận dụng Marketing trong thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp vận dụng Marketing để đưa Việt Nam thành điểm đầu tư
hấp dẫn
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC VẬN DỤNG MARKETING
TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
1.1. Marketing dưới góc độ thu hút FDI
1.1.1. Lý thuyết Marketing hiện đại
Marketing thường được hiểu là bán hàng và các hoạt động kích thích tiêu thụ.
Thực ra tiêu thụ và bán hàng chỉ là hai trong nhiều khâu của hoạt động Marketing.Ý tưởng
cơ bản của thuật ngữ Marketing có thể hiểu đơn giản là cung cấp cái thị trường cần chứ
không phải cái mình có. Một hàng hoá kém thích hợp, không đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng thì cho dù nhà kinh doanh có bỏ bao công sức tiền của thuyết phục khách
hàng thế nào đi nữa thì việc khách hàng sử dụng loại hàng hoá này sẽ vẫn rất hạn chế.
Ngược lại, khi nhà kinh doanh tiến hành phân tích tìm hiểu thị trường, biết được nhu cầu
thị hiếu của khách hàng từ đó tạo ra những mặt hàng phù hợp với nhu cầu đó, thực hiện
một phương pháp bán hàng, kích thích tiêu thụ phù hợp thì chắc chắn việc tiêu thụ những
loại hàng hoá đó sẽ hiệu quả hơn. Cách làm này đã thể hiện sự thực hành quan điểm
Marketing hiện đại. Định nghĩa Marketing hiện đại đã nêu : “Marketing là làm việc với thị
trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích thoả mãn những nhu cầu và mong
muốn của con người”.
Khái niệm Marketing ở trên được xây dựng trên cơ sở hàng loạt khái niệm cơ bản
khác đó là: nhu cầu, sản phẩm, sự thoả mãn, trao đổi và thị trường.
Nhu cầu là một vấn đề cốt lõi của hoạt động Marketing bởi vì chỉ khi hiểu được
nhu cầu của người mua thì người sản xuất mới tạo ra những hàng hoá có khả năng hấp dẫn
người mua hơn.Và hoạt động tìm hiểu nhu cầu trở thành hoạt động cơ bản đầu tiên của
người làm Marketing. Nhu cầu thường được hiểu một cách quá đơn giản là sự đòi hỏi của
con người về một vật phẩm nào đó tuy nhiên nội dung của thuật ngữ này hàm chứa ba mức
độ đó là: nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán.
Nhu cầu tự nhiên phản ánh sự cần thiết của con người về một vật phẩm. Nhu cầu
tự nhiên là vốn có được hình thành do sự đòi hỏi của con người. Những người làm
Marketing không tạo ra nhu cầu tự nhiên, hoạt động Marketing sẽ góp phần tạo ra những
nhu cầu tự nhiên mới chứ hoàn toàn không sáng tạo ra nó. Tuy nhiên nếu mới chỉ dừng lại
ở việc sản xuất ra những hàng hoá thoả mãn nhu cầu tự nhiên thì người sản xuất đó mới
chỉ làm ra những sản phẩm cũ như những người sản xuất khác cũng đã làm. Do vậy để tạo
ra hàng hoá thích ứng với nhu cầu, tăng cạnh tranh và tăng hiệu quả công ty thì người làm
Marketing phải hiểu một khía cạnh thứ hai là mong muốn.
Mong muốn là nhu cầu tự nhiên của con người có dạng đặc thù, đòi hỏi được đáp
lại bằng một hình thức đặc thù phù hợp với trình độ và tính cách của cá nhân. Chỉ có phát
hiện ra mong muốn của từng người hoặc tập hợp người thì người sản xuất mới tạo ra tính
đặc thù của cùng một loại sản phẩm. Nhờ vậy mà tăng khả năng thích ứng của hàng hoá
trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Nhu cầu tự nhiên và
mong muốn của con người là vô hạn, người sản xuất không chỉ phát hiện và sản xuất các
sản phẩm thích ứng với chúng mà còn phải thông qua trao đổi để thoả mãn lợi ích của cả
hai bên. Vì vậy trong khi tìm hiểu nhu cầu tự nhiên và mong muốn của khách hàng thì
người sản xuất cũng cần chú ý đến một yếu tố rất quan trọng nữa là nhu cầu có khả năng
thanh toán.
Nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với
khả năng mua của người tiêu dùng. Người sản xuất đã phát hiện ra nhu cầu tự nhiên và
mong muốn của con người, họ đã chế tạo ra loại hàng hoá phù hợp nhưng nhu cầu tiềm
năng không biến thành nhu cầu hiện thực kết quả là sức mua đối với hàng hoá đó vẫn
không cao.
Vì vậy để hiểu được nhu cầu của thị trường đòi hỏi người làm Marketing phải
nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng và các phương diện của nhu cầu để có
thể sản xuất và kinh doanh hiệu quả, thu lợi nhuận cao nhất.
Sản phẩm được hiểu là tất cả mọi loại hàng hoá và dịch vụ có thể đem chào bán, có
khả năng thoả mãn một nhu cầu hay mong muốn của khách hàng, gây sự chú ý, kích thích
sự mua sắm và tiêu dùng của họ. Khi một người tiêu dùng mua một sản phẩm nào đó thì
điều mấu chốt mà họ quan tâm chính là những lợi ích mà họ có thể nhận được từ việc tiêu
dùng hàng hoá đó. Những lợi ích này lại phụ thuộc vào nhu cầu và ước muốn của người
tiêu dùng do vậy để tạo ra một sản phẩm tốt thì yêu cầu đặt ra với người sản xuất là họ
phải xác định được chính xác nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Sự thoả mãn là mức độ của trạng thái cảm giác của người tiêu dùng bắt nguồn từ
việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm với những kì vọng của họ. Khi
khách hàng quyết định mua sắm một loại hàng hoá nào đó thì họ thường kì vọng vào
những lợi ích mà loại hàng hoá đó đem lại. Với cùng một nhu cầu nhưng có nhiều sự lựa
chọn từ các sản phẩm khác nhau thì người tiêu dùng buộc phải lựa chọn. Để lựa chọn họ sẽ
căn cứ vào khả năng cung cấp lợi ích và khả năng thoả mãn nhu cầu của từng hàng hoá và
nhãn hiệu.
Trao đổi trong Marketing là hành động tiếp nhận một sản phẩm mong muốn từ một
người nào đó bằng cách đưa cho họ một thứ khác. Trao đổi là một quá trình tạo nền móng
cho hoạt động Marketing, hai bên tiến hành trao đổi để đạt được một thoả thuận. Khi đạt
được thoả thuận có nghĩa là hai bên đã hoàn thành một giao dịch.
Lý thuyết về Marketing cho rằng, thị trường là bao gồm tất cả những khách hàng
tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể sẵn sàng và có khả năng tham gia trao
đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của mình. Như vậy theo khái niệm này thì qui mô
thị trường không phụ thuộc vào số người có nhu cầu và mong muốn khác nhau.
1.1.2. Vận dụng Marketing trong thu hút FDI
Thu hút FDI là một hoạt động hết sức quan trọng để phát triển nền kinh tế đất
nước. Là nhân tố tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ, tạo việc
làm và tăng thu nhập cho người lao động. Trong những năm qua tình hình thu hút FDI của
Việt Nam thực sự đã có nhiều thành tựu đáng kể tuy nhiên để có sự phát triển bền vững lâu
dài thì chúng ta cần phải có một cái nhìn toàn diện và có chiến lược cụ thể về công tác xúc
tiến đầu tư cũng như xây dựng một môi trường đầu tư hoàn thiện mà trong đó xem việc
xây dựng thương hiệu quốc gia và hình ảnh về môi trường đầu tư như là một nội dung
quan trọng của công tác xúc tiến. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ tiến hành nghiên
cứu một cách cụ thể hơn về việc vận dụng lý thuyết Marketing trong thu hút FDI để có thể
huy động được nguồn vốn lớn từ nước ngoài phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế đất
nước. Và để bắt đầu cho việc đưa ra một kế hoạch hay chương trình hành động cụ thể cho
công tác xúc tiến đầu tư chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những khái niệm ban đầu, những ý
tưởng cốt lõi nhất của việc vận dụng Marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trước tiên, phải coi các nhà đầu tư là khách hàng. Khách hàng là một trong những lực
lượng- yếu tố quan trọng nhất chi phối mang tính quyết định tới hoạt động Marketing.
Mỗi sự thay đổi về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng đều buộc người bán phải xem xét lại
các quyết định Marketing của mình do vậy người bán phải nghiên cứu kỹ lưỡng khách
hàng để đưa ra các quyết định phù hợp qua đó có thể đáp ứng họ một cách tốt nhất. Cũng
như vậy trên quan điểm thu hút FDI, để có một chiến lược hợp lý chính phủ cần phải hiểu
được nhu cầu của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác nhau, họ có
những lí do khác nhau để chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư. Có nhà đầu tư đến Việt Nam
vì họ muốn khai thác thị trường nội địa với lợi thế về giá nhân công rẻ hay có nhà đầu tư
muốn đầu tư tại Việt Nam, xem Việt Nam như một địa điểm phân tản rủi ro khi mà rủi ro
từ đầu tư ở các nước khác như Trung Quốc hay Ấn Độ ngày càng tăng lên do đó nhu cầu
của các nhà đầu tư là không giống nhau. Do vậy chúng ta phải coi các nhà đầu tư là khách
hàng để từ đó tiến hành tìm hiểu nhu cầu họ và đưa ra các quyết định phù hợp qua đó đáp
ứng được các nhu cầu của các nhà đầu tư một cách tốt nhất.
Coi môi trường đầu tư là sản phẩm.. Dưới góc độ thu hút FDI sản phẩm mà chính
phủ đưa ra để thu hút các nhà đầu tư chính là môi trường đầu tư. Để tạo ra một sản phẩm
tốt chính phủ cần tìm hiểu một cách chính xác nhu cầu và mong muốn của khách hàng để
tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng trên cả ba khía cạnh của nhu cầu đó là
nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán. Ngoài ra để tạo được
môi trường đầu tư có sức cạnh tranh thì mỗi nước cũng cần phải đưa ra được những đặc
thù, những lợi thế riêng để kêu gọi các nhà đầu tư vào nước mình. Chính phủ Việt Nam
cũng hiểu rằng để có một môi trường đầu tư thực sự hấp dẫn, có sức cạnh tranh với các
quốc gia khác, không chỉ đòi hỏi phải giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, an toàn xã hội,
mà còn phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khắc phục những yếu kém về cơ sở hạ
tầng, xoá bỏ các rào cản đầu tư đặc biệt là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính
sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
Thị trường là tập hợp các nhà đầu tư nước ngoài. Dựa theo lý thuyết Marketing đã
nêu tuy thị trường gồm cả người bán và người mua nhưng những người bán hợp thành
những người cung ứng còn người mua mới hợp thành thị trường. Trên quan điểm thu hút
FDI những người mua ở đây là các doanh nghiệp FDI do vậy tập hợp các nhà đầu tư nước
ngoài chính là thị trường và mục tiêu của Marketing ở đây là đem sản phẩm là môi trường
đầu tư của mình giới thiệu trên thị trường từ đó thu hút khách hàng là các doanh nghiệp
FDI.
Trao đổi trên thị trường. Dưới góc độ thu hút FDI trao đổi được hiểu là chúng ta
cung cấp cho các doanh nghiệp FDI một môi trường đầu tư hiệu quả nơi mà họ có thể tiến
hành sản xuất kinh doanh thu được lợi nhuận và họ cũng mang đến cho chúng ta những cơ
hội mới như tạo ra nhiều việc làm hơn, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao năng
lực sản xuất, đổi mới công nghệ…
1.2. Năm biến số Marketing trong thu hút FDI
Để việc vận dụng Marketing trong thu hút FDI đạt hiệu quả cần phải xây dựng
một kế hoạch Marketing mà trong đó các khái niệm, các phạm trù của Marketing cần phải
được vận dụng khéo léo và khoa học vào việc xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài. Trong
chương trình cao học quản trị kinh doanh tại Đại học Quốc Tế Nhật Bản, Giáo sư Philips
Sidel sử dụng năm biến số sau để phân tích một kế hoạch Marketing: sản phẩm, định vị,
khách hàng mục tiêu, phạm vi phân phối và phạm vi truyền thông. Để phù hợp hơn khi vận
dụng vào thu hút FDI chúng tôi xin đưa ra năm biến số sau: sản phẩm, định vị, phân loại
và xây dựng khách hàng mục tiêu, phạm vi phân phối và truyền thông Marketing. Dưới
đây chúng tôi xin miêu tả năm biến số này dưới góc độ thu hút FDI và nhìn nhận việc sử
dụng các biến số này ở Việt Nam cũng như kinh nghiệm của Trung Quốc và một số nước
khác trong việc sử dụng các biến số này để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.2.1. Sản phẩm
Như đã phân tích ở trên, trong việc thu hút FDI thì sản phẩm chính là môi trường
đầu tư. Một môi trường đầu tư tốt là môi trường đầu tư thỏa mãn được các nhu cầu của các
nhà đầu tư, lợi ích của các nhà đầu tư sẽ được đảm bảo khi đầu tư vào đó. Do đó các quốc
gia thu hút được nhiều FDI là các quốc gia có môi trường đầu tư hoàn thiện và tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư làm ăn và sinh lời ở đó.
Trung Quốc được coi là một quốc gia thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài, một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công này là do chính phủ Trung
Quốc đã xác định môi trường đầu tư là một yếu tố quyết định của việc thu hút FDI do vậy
họ đã có những biện pháp can thiệp cải thiện môi trường đầu tư giúp huy động được lượng
lớn FDI ngay cả khi có những tác động xấu ảnh hưởng đến xu hướng và lượng vốn đầu tư.
Điển hình như cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra vào cuối năm 1997 đầu năm
1998, dù có tiềm lực khá mạnh nhưng nền kinh tế Trung Quốc cũng không tránh khỏi
những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Nguồn vốn FDI vào Trung Quốc giảm sút, năm
1997 số vốn đăng ký của FDI là 44 tỷ USD (giảm 40% so với năm 1996) và vốn FDI thực
hiện đạt 39 tỷ USD (giảm 6% so với năm trước). Năm 1998 mặc dù vốn đăng ký không
giảm so với năm trước (tăng 3%) nhưng vốn thực hiện lại giảm 2%.
Để ngăn cản sự giảm sút của dòng vốn FDI, Chính phủ Trung Quốc đưa ra hàng
loạt các chính sách, cơ chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư như: thực hiện miễn thuế
nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cho các thiết bị nhập khẩu, giảm thuế thu nhập cho các
công ty nước ngoài đầu tư ở những khu vực nội địa kém phát triển…
Kết quả là sang năm 2000, sau hàng loạt những cố gắng, nỗ lực của Chính phủ TQ
trong việc cải cách các cơ chế và môi trường đầu tư, lượng vốn FDI đổ vào TQ lại bắt đầu
phục hồi trở lại và đạt mức trên 42 tỷ USD.
Ở Việt Nam hiện nay, hiểu được tầm quan trọng của việc vận dụng biến số này
trong chiến lược thu hút FDI, chính phủ cũng đã có những nỗ lực nhằm hoàn thiện sản
phẩm tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất cho các doanh nghiệp FDI chẳng hạn chính
phủ Việt Nam đang quyết tâm thực hiện cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục hành
chính trong triển khai các dự án, thực hiện các chính sách giảm chi phí kinh doanh cho các
doanh nghiệp FDI…
1.2.2. Định vị
Định vị thị trường là thiết kế một sản phẩm có những đặc tính khác biệt so với hàng
hoá của đối thủ cạnh tranh và tạo cho nó một hình ảnh riêng với khách hàng. Định vị thị
trường cũng có nghĩa là xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường so với sản phẩm cùng
loại của đối thủ cạnh tranh. Vị trí của sản phẩm trên thị trường là tập hợp những ấn tượng,
khái niệm và cảm giác của khách hàng về sản phẩm đó so với các sản phẩm cùng loại hay
nói cách khác nó là mức độ nhìn nhận của khách hàng đối với sản phẩm. Tóm lại định vị
chính là điều mà chúng ta nói với khách hàng về sản phẩm, nó liên quan đến những suy
nghĩ mà chúng ta muốn khách hàng có về sản phẩm. Tuy nhiên làm cách nào để định vị
cho thật tốt chính là phải khắc hoạ tốt hình ảnh của sản phẩm trong tâm trí khách hàng ở
thị trường mục tiêu điều này phải bắt nguồn từ sự thấu hiểu những cảm nhận và đánh giá
của họ về hàng hoá. Để làm được điều này điều quan trọng đối với nhà sản xuất là xác
định được loại định vị cho sản phẩm của họ từ đó đề ra chiến lược định vị phù hợp.
Đó là những lý thuyết của Marketing về định vị thế còn dưới góc độ thu hút FDI,
định vị được hiểu như thế nào? Định vị là điều mà chính phủ hay các địa phương của Việt
Nam nói với các nhà đầu tư. Định vị giúp cho chúng ta xây dựng hình ảnh về môi trường
đầu tư bao gồm việc môi trường đầu tư này đáp ứng loại nhu cầu nào của các nhà đầu tư,
cũng như những lợi ích mà nó đem lại. Để việc định vị là đạt hiệu quả tốt nhất, chính phủ
cần tìm hiểu những đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài về môi trường đầu tư của Việt
Nam. Chính phủ cần chủ động phân tích điểm mạnh và điểm yếu của nước ta so với các
quốc gia khác từ đó có một chiến lược chủ động khắc phục những điểm yếu, tập trung khai
thác điểm mạnh nhằm quyết định một con đường thực tế cải thiện hình ảnh môi trường đầu
tư của Việt Nam trong suy nghĩ của các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế hiện nay trong suy
nghĩ các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam được đánh giá cao với những lợi thế cơ bản là:
Thứ nhất, Việt Nam là một đất nước ổn định và thanh bình - điều này rất quan trọng đối
với các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao và
thu nhập của người dân tăng lên, có nghĩa là nhu cầu nội địa tăng theo. Thứ ba, cộng đồng
quốc tế ngày càng tin tưởng vào những nỗ lực và quyết tâm hội nhập kinh tế thế giới của
Việt Nam. Và triển vọng gia nhập WTO dường như không còn xa nữa. Đây chính là thông
điệp có tác dụng quảng bá hữu hiệu cho thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới. Tuy
nhiên, ngoài những lợi thế trên thì Việt Nam cũng còn có những điểm hạn chế, trong con
mắt các nhà đầu tư như hệ thống pháp luật của nước ta chưa đồng bộ, còn hay thay đổi, cơ
sở hạ tầng còn nhiều hạn chế