Luận văn Đánh giá hiệu quả các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2008 bằng mô hình toán học

Phân tích, dựbáokinh tếlàcông việc phứctạpnhưng rấtcầnthiết đốivới mọiquốcgia. Cáccơquan Chínhphủ, cácnhàhoạch địnhchínhsách, cácdoanh nghiệp… luôn cần có các thông tin phân tích, dựbáokinh tế đểlàmcơsởcho việc hoạch định chínhsách,ra quyết định trong quản lý điều hành, xây dựng chiếnlượcvàkếhoạch sản xuấtkinh doanh… Để có được những thông tin như vậy, cácnhà nghiên cứu đã cốgắng ứng dụngcácmôhìnhtoánhọc đểphân tích và dựbáo các hành vi của các tác nhân kinh tế. Mộttrong những mô hình được ứngdụng khá phổbiếntrên thếgiới đểphân tích, dựbáokinh tếlàmôhình bảngvào-ra (Input-Output - IO). Môhình IO lần đầutiên được đưa rabởi Wassily Leontief. Đây làmột trong những mô hình vĩ mô đầu tiên của kinh tếhọc hiện đạivà được ứngdụng trong phân tíchkinh tếtừnhữngnăm 1930. So vớicác công cụdựbáokinh tếvĩ môkhác, môhình IOcó ưu điểmlà có thể phân tích đồng thờiquan hệkinh tế giữacácngành, trên phương diện phân phốivàhìnhthànhsảnphẩm; phân tích đuợccácmốiquan hệcân đốihiệnvậtcũngnhưgiátrị; phân tích đượccáctác độngdây chuyềntrong nềnkinh tế… ỞViệt Nam, môhình IO chỉđược bắt đầu nghiên cứu xây dựng từgiữa những năm 1980;việc lập trình cho một số ứng dụng của bảng IO ởViệt Nam chưa được quan tâm. Hiện việc phân tích và tính toán ứng dụng mô hình IO chỉ dựa vào bảngtínhEXCEL. Việc ứng dụng các kỹthuật tinhọc đểxây dựng phần mềm/chương trinh tin học nhằm hỗtrợquá trình phân tích và dựbáo kinh tếnói chung và phân tích kinh tếdựa vào bảng IO nói riêng đang được các nhà tin học kinh tếquan tâm. Đềtài “Đánh giá hiệu quảcác ngành kinh tếViệt Nam giaiđoạn 2000-2008 bằng mô hình toán học” sẽtập trung tìm hiểuvà ứng dụng của mô hình IOđểphân tích đánh giá hiệu quảcủa ngànhCông nghiệpchếtáccủa Việt Nam dựa trên sốliệu thực tếcủa nền kinh tếvà lập chương trình tin học cho quá tình tính toán vàphân tích đó. Trong Đềtàinày, tácgiả ứngdụng 3 mô hình IO cácnăm1996, 2000 và 2007 do Tổng Cục Thống kê điều tra, xây dựngđểphân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nội bộngành Công nghiệp chếtác của Việt Nam giai đoạn 1996-2007. Các kết quảnghiên cứu của đềtài cũng là một bằng chứng thực nghiệm chứng minh cho một sốkết luận định tính vềcác nhân tốquyết định sựphát triển của các ngành Công nghiệp chếtác ởViệt Nam hiện nay.

pdf99 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2008 bằng mô hình toán học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ --------------o0o------------ NGUYỄN VĂN HÙNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2008 BẰNG MÔ HÌNH TOÁN HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá nhân tôi. Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều được trình bầy hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011 Người cam đoan Nguyễn Văn Hùng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc của mình tới tất cả mọi người. Tôi xin bày tỏ sự cám ơn đặc biệt tới PGS.TS Đỗ Văn Thành, người đã định hướng cho tôi trong lựa chọn đề tài, đưa ra những nhận xét quý giá và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa CNTT - Trường Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội đã dạy bảo tận tình cho tôi trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường. Tôi xin cảm anh Đặng Huyền Linh, người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tìm hiểu và thu thập dữ liệu các bảng IO để xây dựng chương trình tính toán. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình của mình, nguồn động viên và cổ vũ lớn lao và là động lực giúp tôi thành công trong công việc và trong cuộc sống. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011 Nguyễn Văn Hùng MỤC LỤC BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................1 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ......................................................................................2 MỞ ĐẦU.....................................................................................................................3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH IO ...........................................................5 1.1. Mô hình Input-Output (Mô hình IO) .....................................................................5 1.1.1. Lý thuyết về mô hình IO..................................................................................5 1.1.1.1. Bảng IO ...................................................................................................5 1.1.1.1.1. Một số bảng IO..................................................................................9 1.1.1.1.2. Cách lập bảng IO.............................................................................11 1.1.1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản để xây dựng bảng danh mục các ngành sản phẩm. ..............................................................................................................11 1.1.1.1.4. Một số biến đổi trong quá trình lập bảng IO ....................................12 1.1.1.2. Phân tích những ảnh hưởng kinh tế thông qua nhân tử vào – ra (IO multipliers) .........................................................................................................14 1.1.1.2.1. Phương trình ảnh hưởng cơ bản.......................................................14 1.1.1.2.2. Những ảnh hưởng ban đầu từ nhu cầu cuối cùng .............................15 1.1.1.2.3. Tính tổng ảnh hưởng .......................................................................16 1.1.1.2.4. Phân tích qua các nhân tử vào - ra...................................................17 1.1.2. Các bảng IO của Việt Nam ...........................................................................22 1.2. Các ứng dụng mô hình IO ...................................................................................23 1.3 Kết luận ...............................................................................................................23 CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH IO VÀO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TÁC GIAI ĐOẠN 1996-2008....................................................................................24 2.1. Phương pháp đánh giá tác động của nhân tố cầu đến tăng trưởng........................24 2.1.1. Mô hình lý thuyết về phân tích tác động của các nhân tố cầu đến tăng trưởng ...............................................................................................................................24 2.1.2. Dữ liệu phục vụ cho đánh giá ......................................................................29 2.2. Vận dụng phương pháp để đánh giá tác động của 38 ngành sản phẩm công nghiệp chế tác .......................................................................................................................30 2.2.1. Luận cứ lựa chọn các ngành sản phẩm công nghiệp chế tác đưa vào phân tích ...............................................................................................................................30 2.2.1.1. Danh mục các ngành sản phẩm ..............................................................30 2.2.1.2. Một số ưu điểm......................................................................................32 2.2.1.3. Một số nhược điểm ................................................................................32 2.2.2. Quá trình phân tích bằng phần mềm Excel ...................................................33 2.2.2.1. Một số phương pháp phân tích cơ bản....................................................33 2.2.2.1.1. Tính tỷ lệ VA/GO............................................................................35 2.2.2.1.2. Các tỷ lệ thành phần của VA ...........................................................35 2.2.2.1.3. Đo lường đóng góp của nhân tố lao động vào giá trị gia tăng (VA) của ngành........................................................................................................35 2.2.2.1.4. Tỉ trọng đóng góp của các ngành vào giá trị gia tăng (VA) ..............36 2.2.2.1.5. Ma trận hệ số kỹ thuật A(ij) .............................................................36 2.2.2.1.6. Tỉ lệ chi phí trung gian của ngành....................................................36 2.2.2.1.7. Ma trận Leontief ..............................................................................36 2.2.2.1.8. Hệ số nhân tử đầu ra - Output Multiplier .........................................37 2.2.2.1.9. Hệ số nhân tử đầu vào - Input Multiplier .........................................37 2.2.2.2. Phương pháp phân rã tăng trưởng...........................................................38 2.2.2.2.1. Quá trình tính toán trên từng bảng IO ..............................................38 2.2.2.2.2. Quá trình tính toán trên cùng 2 bảng IO (bảng IO1, IO2) ..................38 2.3.3. Các kết quả phân tích bằng phần mềm Excel cho 38 ngành công nghiệp chế tác ..........................................................................................................................41 2.3. Kết luận ..............................................................................................................50 CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM BẰNG MÔ HÌNH IO .............................................52 3.1. Xác định bài toán ................................................................................................52 3.3. Mô hình nghiệp vụ của hệ thống .........................................................................52 3.3.1. Các chức năng nghiệp vụ..............................................................................53 3.3.1.1. Chức năng nhập, sửa đổi bảng IO...........................................................53 3.3.1.2. Chức năng tìm kiếm bảng IO .................................................................54 3.3.1.3. Chức năng xóa bảng IO..........................................................................54 3.3.1.4. Chức năng nhóm gộp các ngành.............................................................54 3.3.1.5. Chức năng các kỹ thuật phân tích...........................................................54 3.3.2. Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống........................................................................55 3.3.3. Mô hình hóa quá trình xử lý .........................................................................56 3.4. Mô hình kiến trúc hệ thống .................................................................................57 3.4. Xây dựng chương trình .......................................................................................57 3.4.1. Xây dựng các hàm cho hệ thống ...................................................................57 3.4.2. Xây dựng các màn hình chức năng cho hệ thống ..........................................64 3.5. Môi trường thử nghiệm .......................................................................................65 3.6. Cài đặt chương trình............................................................................................65 3.7. Dữ liệu đầu vào của hệ thống..............................................................................65 3.8. Một số giao diện thực hiện chương trình .............................................................65 3.9. Kết luận ..............................................................................................................71 KẾT LUẬN ...............................................................................................................73 1. Những kết quả chính đạt được của luận văn ...........................................................73 2. Hướng nghiên cứu, mở rộng ..................................................................................73 TÀI LIỆU KHAM KHẢO .........................................................................................74 PHỤ LỤC..................................................................................................................75 1 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Tên đầy đủ Ý nghĩa 1 GO Gross Ouput Giá trị sản xuất 2 VA Value Added Giá trị gia tăng 3 IO Input/Output Vào/ra 4 CG Consumption Goverment Tiêu dùng chính phủ 5 CP Consumption Private Tiêu dùng tư nhân 6 I Tích lũy tài sản 7 X eXport Xuất khẩu 8 M iMport Nhập khẩu 9 T Tax Thuế nhập khẩu 10 SNA System of National Account Hệ thống tài khoản quốc gia 11 CNCT Công nghiệp chế tác 12 SITC Standard International Trade Classification Phân loại theo tiêu chuẩn ngoại thương quốc tế 13 CPE Consumption Private Tiêu dùng tư nhân 14 ISFDE Import Substitution effect in the domestic Final Demand Thay thế nhập khẩu cho nhu cầu nội địa 15 ISIDE Import Substitution effect in the Entermediate Demand Thay thế nhập khẩu cho nhu cầu trung gian 2 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1. Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống 55 Hình 3.2. Mô hình hóa quá trình xử lý 56 Hình 3.3. Mô hình kiến trúc hệ thống 57 Hình 3.4. Giao diện đăng nhập hệ thống 66 Hình 3.5. Giao diện chính của chương trình 66 Hình 3.6. Giao diện nhập bảng IO 67 Hình 3.7. Giao diện nhập để cho phép Import từ Excel 67 Hình 3.8. Giao diện Import Ngành và DL ngành từ Excel 68 Hình 3.9. Giao diện tìm kiếm bảng IO 68 Hình 3.10. Giao diện thông tin bảng IO 69 Hình 3.11. Giao diện gộp ngành 69 Hình 3.12. Giao diện nhập hoặc gộp giá trị ngành 70 Hình 3.13. Giao diện các kỹ thuật phân tích 70 Hình 3.14 Giao diện kết quả kỹ thuật phân tích 71 Hình 3.15 Giao diện kỹ thuật phân rã tăng trưởng 71 3 MỞ ĐẦU Phân tích, dự báo kinh tế là công việc phức tạp nhưng rất cần thiết đối với mọi quốc gia. Các cơ quan Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp… luôn cần có các thông tin phân tích, dự báo kinh tế để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, ra quyết định trong quản lý điều hành, xây dựng chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh… Để có được những thông tin như vậy, các nhà nghiên cứu đã cố gắng ứng dụng các mô hình toán học để phân tích và dự báo các hành vi của các tác nhân kinh tế. Một trong những mô hình được ứng dụng khá phổ biến trên thế giới để phân tích, dự báo kinh tế là mô hình bảng vào-ra (Input-Output - IO). Mô hình IO lần đầu tiên được đưa ra bởi Wassily Leontief. Đây là một trong những mô hình vĩ mô đầu tiên của kinh tế học hiện đại và được ứng dụng trong phân tích kinh tế từ những năm 1930. So với các công cụ dự báo kinh tế vĩ mô khác, mô hình IO có ưu điểm là có thể phân tích đồng thời quan hệ kinh tế giữa các ngành, trên phương diện phân phối và hình thành sản phẩm; phân tích đuợc các mối quan hệ cân đối hiện vật cũng như giá trị; phân tích được các tác động dây chuyền trong nền kinh tế… Ở Việt Nam, mô hình IO chỉ được bắt đầu nghiên cứu xây dựng từ giữa những năm 1980; việc lập trình cho một số ứng dụng của bảng IO ở Việt Nam chưa được quan tâm. Hiện việc phân tích và tính toán ứng dụng mô hình IO chỉ dựa vào bảng tính EXCEL... Việc ứng dụng các kỹ thuật tin học để xây dựng phần mềm/chương trinh tin học nhằm hỗ trợ quá trình phân tích và dự báo kinh tế nói chung và phân tích kinh tế dựa vào bảng IO nói riêng đang được các nhà tin học kinh tế quan tâm. Đề tài “Đánh giá hiệu quả các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2008 bằng mô hình toán học” sẽ tập trung tìm hiểu và ứng dụng của mô hình IO để phân tích đánh giá hiệu quả của ngành Công nghiệp chế tác của Việt Nam dựa trên số liệu thực tế của nền kinh tế và lập chương trình tin học cho quá tình tính toán và phân tích đó. Trong Đề tài này, tác giả ứng dụng 3 mô hình IO các năm 1996, 2000 và 2007 do Tổng Cục Thống kê điều tra, xây dựng để phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành Công nghiệp chế tác của Việt Nam giai đoạn 1996-2007. Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là một bằng chứng thực nghiệm chứng minh cho một số kết luận định tính về các nhân tố quyết định sự phát triển của các ngành Công nghiệp chế tác ở Việt Nam hiện nay. Nội dung chính của Đề tài được trình bày trong 3 chương nội dung và phần phụ lục. 4 Chương I: Tổng quan về mô hình IO sẽ trình bầy một cách tóm lược về mô hình này và những ứng dụng chủ yếu của nó này trong phân tích, nghiên cứu các ngành kinh tế. Chương II: Ứng dụng mô hình IO vào các ngành công nghiệp chế tác giai đoạn 1996-2008 sẽ ứng dụng lý thuyết mô hình IO và sử dụng bảng tính Excel làm môi trường tính toán để nghiên cứu tác động của các nhân tố về phía cầu (hay sử dụng), của việc thay đổi hệ số kỹ thuật đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp chế tác giai đoạn 1996-2008. Chương III: Xây dựng chương trình đánh giá hiệu quả các ngành kinh tế Việt Nam bằng mô hình IO sẽ trình bầy kết quả xây dựng chương trình tin học nhằm tự động hoá quá trình tính toán trong phân tích IO của các nhà phân tích và dự báo kinh tế. Phần phụ lục sẽ giới thiệu mã lệnh (code) của một số thủ tục, hàm và chương trình con của chương trình tin học được xây dựng. Cuối cùng là phần Kết luận và Tài liệu tham khảo. 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH IO Trong nhiều thập kỷ qua, với việc ứng dụng ngày càng nhiều các công cụ toán học vào nghiên cứu kinh tế, các phương pháp dự báo kinh tế đã phát triển không ngừng. Các mô hình toán và kinh tế lượng rất được quan tâm trong công tác dự báo. Tuy nhiên, cho đến nay, tính chính xác của các mô hình dự báo kinh tế còn nhiều giới hạn. Các cơ quan nghiên cứu lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều có các mô hình dự báo rất phức tạp và chi tiết nhưng các kết quả dự báo của họ so với thực tiễn nhiều khi vẫn có sai số khá lớn. Điều này có thể nhận thấy qua việc so sánh các chỉ tiêu dự báo của họ với các chỉ tiêu thực tế xẩy ra sau đó. Mặc dù các kết quả dự báo so với thực tiễn vân chưa thật chính xác nhưng nói chung chúng phản ánh được xu thế biến động của các hiện tượng kinh tế. Việc nghiên cứu tìm kiếm các phương thức dự báo thích hợp với nền kinh tế luôn là một việc cần thiết, quan trọng đối với mỗi quốc gia. Một trong các mô hình toán học hỗ trợ cho các nhà kinh tế trong việc phân tích và dự báo là mô hình Input-Output. Chương này sẽ trình bầy tổng quan về mô hình này và việc ứng dụng của nó trong việc phân tích, dự báo kinh tế. 1.1. Mô hình Input-Output (Mô hình IO) 1.1.1. Lý thuyết về mô hình IO Mô hình IO về cơ bản là một hệ phương trình tuyến tính (linear) mô tả mối liên hệ giữa đầu vào (input) và đầu ra (output) của từng ngành sản xuất trong nền kinh tế. Vì đầu vào của một ngành có thể là đầu ra của nhiều ngành khác, bất kỳ một thay đổi nào trong một ngành (ví dụ sản phẩm tăng, thuế thay đổi, công nghệ thay đổi…) đều có sự “lan tỏa” ra các ngành khác, không trực tiếp cũng gián tiếp. Bởi vậy ứng dụng quan trọng nhất của mô hình này là tính các “chỉ số lan tỏa” (multiplier) của từng ngành, nghĩa là ảnh hưởng khi nó thay đổi vào các ngành khác. 1.1.1.1. Bảng IO Bảng IO bắt nguồn từ những ý tưởng trong cuốn ‘Tư bản’ của Karl Marx khi ông tìm ra mối quan hệ trực tiếp theo quy luật kỹ thuật giữa các yếu tố tham gia quá trình sản xuất. Tư tưởng này của ông sau đó được Wassily Leontief (Nobel kinh tế, 1973) phát triển bằng cách toán học hoá toàn diện quan hệ cung, cầu trong toàn nền kinh tế. Leontief coi mỗi công nghệ sản xuất là một mối quan 6 hệ tuyến tính giữa số lượng sản phẩm được sản xuất ra và các sản phẩm vật chất và dịch vụ làm chi phí đầu vào. Mối liên hệ này được biểu diễn bởi một hệ thống hàm tuyến tính với những hệ số được quyết định bởi quy trình công nghệ. Với tư tưởng này, vào năm 1936 W. Leontief đã xây dựng cho Hoa kỳ hai bảng IO đầu tiên với số liệu của các năm 1919 và 1929. Năm 1941 chúng được xuất bản với tên gọi “ Cấu trúc của nền kinh tế Hoa kỳ”. Sau này bảng IO đã được phát triển và mở rộng để nghiên cứu rất nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, nhân khẩu học và môi trường … Đến nay, bảng IO còn được sử dụng như một công cụ quan trọng để lượng hóa mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. Hệ thống các tài khoản quốc gia (SNA), một hệ thống thống kê phản ánh vĩ mô nền kinh tế trong nhiều thập kỷ, được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng, coi mô hình IO là trung tâm của hệ thống này. Tuy nhiên hệ thống SNA lần đầu tiên được Liên Hợp Quốc xuất bản vào năm 1953 không có mô hình IO. Hệ thống tài khoản quốc gia được điều chỉnh năm 1968 đã coi bảng IO là trung tâm của toàn bộ hệ thống. SNA đã sử dụng bảng IO để mô tả việc sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ, lao động (được đo bằng thu nhập người lao động), tài sản cố định (được thể hiện bằng khấu hao tài sản cố định) trong quá trình sản xuất của từng hoạt động sản xuất. Bảng IO không những cho biết chi phí trực tiếp cho sản xuất mà cả chi phí gián tiếp trong vòng tròn khép kín của quá trình sản xuất. Bảng IO có cấu trúc như sau: x11 x12 ..... x1n y11 .... y1p m1 x1 x21 x22 ..... x2n y21 .... y2p m2 x2 .... ..... X .... ..... Y ..... ...... ...... xn1 xn2 ..... xnn yn1 ..... ynp mn xn ------------------------------------------------------------------------------------------- x m11 x m 12 .... x n m 1 y m 11 ....... y p m 1 m1 x m21 x m 22 .... x n m 2 y m 21 ..... y p m 2 m2 ... .... Xm .... ..... Ym ..... .... xn m 1 xn m 2 .... xnn m y n m 1 ..... y np m mn ------------------------------------------------------------------------------------------- v11 v12 ..... v1n ----------------------------------- vq1 vq2 ..... vqn ----------------------------------- 7 1x x 2 .... x n x1 x2 .... xn Ở đây: n = - số ngành sản phẩm của bảng IO x = - véc tơ cột gồm n thành phần x1,...., xn là giá trị sản xuất của các ngành p = 5 - Số thành phần của nhu cầu cuối cùng, cụ thể là các thành phần tiêu dùng cá nhân, tiêu dùn
Tài liệu liên quan