Trên thế giới tôm sú sống ở ấn độ, Tây Thái Bình Dương, Đông và Nam Châu Phi, từ Pakistan đến Nhật Bản, từ quần đảo Malaysia đến Bắc Ustraylia. Đặc biệt tập trung ở vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Indonexia, Malaysia…( Trần Minh Anh 1989).
Ở Việt Nam tôm sú (Penaeus monodon) phân bố ở miền Trung từ Quảng Bình đến Vũng Tàu, Kiên Giang.
Sự phân bố của tôm he tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng và giai đoạn đầu của Post larvae tôm sống trôi nổi ở tầng mặt và tầng giữa, cuối giai đoạn Post larvae tôm chuyển sang sống đáy
Ở tôm sú (Penaeus Monodon) giai đoạn ấu niên và thiếu niên tôm sống ở độ sâu không quá 6m đến giai đoạn trưởng thành tôm có xu hướng chuyển ra sống xa bờ, sống ở vùng triều ngoài khơi. Độ sâu tối đa bắt gặp tôm hê phân bố ở độ sâu 180m, ngoài độ sâu này thì không có tôm sinh sống ( Lục Minh Diệp 2003)
84 trang |
Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 4651 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu buồng trứng và khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT_CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN
KHOA THỦY SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU BUỒNG TRỨNG VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁC DÒNG TÔM SÚ GIA HÓA
(Penaeus monodon)
SVTT: NGUYỄN VĂN BÌNH
MSSV: 0810050025
LỚP: 09TS1
KHÓA: 2008→2012
TP HCM, Tháng 06 Năm 2012
MỤC LỤC
Lời cảm ơn 4
Mở đầu 5
PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Đăc điểm sinh học và sinh thái của tôm su 7
1.1. Phân loại 7
1.2. Đặc điểm phân bố 7
1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo 8
1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 9
1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 11
1.6. Đặc điểm sinh sản 16
1.7. Đặc điểm lột xác 21
1.8. Khả năng thích nghi với các điều kiện thủy lý, thủy hóa 22
2. Bệnh và cách phòng trị 24
2.1. Bệnh virus đốm trắng ở tôm he (White spot Baculovirus- WSBV) 24
2.2. Bệnh Monodon Type baculovirus (MBV) ở tôm he 28
2.3. Bệnh nấm ấu trùng ở giáp xác 34
3. Sơ lược về lịch sử sản xuất giống tôm sú 37
3.1. Trên thế giới 37
3.2. Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam 38
3.3. Tình hình dịch bệnh và những nghiên cứu tạo ra nguồn tôm giống sạch bệnh. 39
4. Tình hình nghiên cứu về tôm sú gia hóa 41
4.1. Tình hình nghiên cứu về tôm sú gia hóa trên thế giới 41
4.2. Tình hình nghiên cứu về tôm sú gia hóa ở Việt Nam 44
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 49
2. Điều kiện tự nhiên và khí hậu Vũng Tàu 49
3. Đối tượng nghiên cứu 49
4. Nội dung nghiên cứu 50
5. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 51
6. Phương pháp nghiên cứu 51
7. Phương pháp thu thập số liệu 52
7.1. Xác định các yếu tố môi trường 52
7.2. Xác định các yếu tố sinh học 52
8. Dụng cụ sử dụng trong nghiên cúu 53
9. Phương pháp sử lý số liệu 54
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Biến động các yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm 55
1.1. Nhiệt độ 55
1.2. PH 56
2. Buồng trứng 57
3. Khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa 61
3.1. Sức sinh sản (sức sinh sản tuyệt đối) 61
3.2. Sức sinh sản tương đối 66
3.3. Sức sinh sản thực tế 67
3.4. Tỷ lệ thụ tinh 69
3.5. Tỷ lệ nở 71
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
1. Kết luận 74
2. Đề xuất ý kiến 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Phụ lục hình ảnh 78
Phụ lục kết quả đo môi trường 83
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân. Trong quá trình học tập và thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên tôi xin cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, khoa thủy sản và các thầy cô giáo bộ môn trong khoa, các giảng viên thỉnh giảng và cán bộ công nhân viên trong trường đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường, giúp tôi có được những kiến thức cơ bản về ngành làm nền tảng vững chắc cho công việc thực tế.
Trong chuyến thực tập này tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, các cá nhân, tập thể trong trung tâm quốc gia giống hải sản Nam Bộ đã hương dẫn tôi về chuyên môn trong lĩnh vực sinh sản nhân tạo tôm sú gia hóa. Đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của Th.S Trình Trung Phi, TS. Ngô Quang Tuyến, Ks. Nguyễn Thành Luân chỉ bảo cho tôi rất nhiều kinh nghiệm và hướng dẫn tôi hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã ở bên cạnh giúp đỡ và động viên để tôi có thể hoàn thành tốt đợt thực tập.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
TP HCM, Ngày 10 Tháng 6 Năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Văn Bình
MỞ ĐẦU
Tôm sú là mặt hàng phổ biến ở tất cả các chợ, là món ăn ưa thích của nhiều người và có mặt trong nhiều bữa cơm gia đình. Trong các nhà hàng, trung tâm tiệc cưới, resort, khu du lịch, quán nhậu, quán ăn, tôm sú là món ăn sang trọng và doanh số tiêu thụ lớn.
Kể như trên thì tôm sú là sản phẩm bán chạy, chiếm thị phần lớn trên thị trường. tuy nhiên vấn đề ở đây là làm thế nào để có đủ lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để có thể nuôi tôm thương phẩm thành công thì phải kể đến nguồn giống. Vì nếu không có giống thì không thể nuôi thành tôm thương phẩm để bán. Nguồn tôm giống có 2 xuất sứ chính là nguồn tôm giống tự nhiên và nhân tạo.
Nguồn tôm giống tự nhiên luôn là một dấu hỏi lớn về số lượng, chất lượng, bệnh và nhiều thứ liên quan. Bởi vì không ai dám chắc nguồn gốc do khó phân biệt giống loài khi tôm còn nhỏ, kích cỡ không đồng đều, mầm bệnh không được kiểm soát, số lượng không ổn định và tất nhiên với những điều kể trên thì tôm giống tự nhiên khó đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật để áp dụng nuôi công nghiệp quy mô lớn, có chăng cũng chỉ có thể nuôi với quy mô nhỏ hộ gia đình.
Với quy trình sinh sản nhân tạo thì lượng tôm giống có thể được đáp ứng hàng ngày với số lượng ổn định, nguồn gốc rõ ràng và sự đồng đều về kích thước cũng như được kiểm soát tối đa về dịch bệnh. Cho nên nguồn giống nhân tạo là lựa chọn hàng đầu cho các quy mô nuôi công nghiệp. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là làm thế nào để xác định được nguồn gốc tôm mẹ nào tốt nhất để cho tham gia sinh sản mang lại hiệu quả cao nhất và cho ra đời đàn tôm giống chất lượng cao nhất. Với ý nghĩa thực tiễn đó được sự đồng ý của nhà trường, khoa Thủy Sản và sự tạo điều kiện của cơ sở thực tập tôi đã chọn đề tài “ Nghiên cứu buồng trứng và khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa ” làm đề tài thực tập cuối khóa.
Mục tiêu:
+ Tìm hiểu quy trình sinh sản nhân tạo tôm sú
+ Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học
+ Đánh giá sức sinh sản để chọn lọc dòng tôm bố mẹ có nguồn gốc tốt nhất cho tham gia sinh sản tạo đàn giống chất lượng cao và hiệu quả kinh tế.
PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm sú
1.1. Phân loại:
Theo Hothuis (1980) và Barnes (1987) trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và ctv (1999) thì tôm sú được định loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ : Crustacea
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ chung: penaeidea
Họ: Peneaus Fabricius
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon Fabricius, 1798
Tên tiếng Anh: Tiger Shrimp
Tên tiếng Việt: tôm sú, tôm cỏ
1.2. Đặc điểm phân bố
- Tôm sú là loài rộng muối, rộng nhiệt
+ Nhiệt độ :12- 370C, tốt nhất 26- 300C
+ Độ mặn: 5-38 ‰ , tốt nhất là 20-30‰
+ pH 7- 9, tốt nhất 7,5- 8,5
+ Hàm lượng Oxy hòa tan (DO): 3-15mgO2/L , tốt nhất 5- 10mgO2/L
Trên thế giới tôm sú sống ở ấn độ, Tây Thái Bình Dương, Đông và Nam Châu Phi, từ Pakistan đến Nhật Bản, từ quần đảo Malaysia đến Bắc Ustraylia. Đặc biệt tập trung ở vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Indonexia, Malaysia…( Trần Minh Anh 1989).
Ở Việt Nam tôm sú (Penaeus monodon) phân bố ở miền Trung từ Quảng Bình đến Vũng Tàu, Kiên Giang.
Sự phân bố của tôm he tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng và giai đoạn đầu của Post larvae tôm sống trôi nổi ở tầng mặt và tầng giữa, cuối giai đoạn Post larvae tôm chuyển sang sống đáy
Ở tôm sú (Penaeus Monodon) giai đoạn ấu niên và thiếu niên tôm sống ở độ sâu không quá 6m đến giai đoạn trưởng thành tôm có xu hướng chuyển ra sống xa bờ, sống ở vùng triều ngoài khơi. Độ sâu tối đa bắt gặp tôm hê phân bố ở độ sâu 180m, ngoài độ sâu này thì không có tôm sinh sống ( Lục Minh Diệp 2003)
1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo.
Cấu tạo ngoài của tôm chúng ta chia làm 2 phần:
- Phần đầu ngực: Có các đôi phần phụ
+ Hai đôi mắt kép có 2 cuống mắt
+ Hai đôi râu: Anten 1 (A1) và anten 2 (A2). A1 ngắn, đốt 1 lớn và có hốc mắt, có 2 nhánh ngắn. A2 nhánh ngoài biến thành vảy râu, nhánh trong kéo dài. Hai đôi râu có nhiệm vụ khứu giác và giữ thăng bằng.
+ Ba đôi hàm : 1 đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và 2
+ Ba đôi chân hàm : giúp cho việc giữ và ăn mồi, ngoài ra còn giúp cho hoạt động bơi lội của tôm
+ Năm đôi chân bò hay chân ngực giúp cho tôm bò trên mặt đáy. Nhiều loài ba đôi chân bò 1, 2, 3 có đốt bàn và đốt ngón cấu tạo dạng kìm để bắt và giữ mồi, còn 2 đôi 4 và 5 không có cấu tạo dạng kìm.
- Phần đầu ngực được bao phủ và bảo vệ bởi vỏ giáp đầu ngực rất cứng.
- Ở tôm cái, giữa góc chân ngực 4 và 5 có thelycum ( bộ phận nhận và giữ túi tinh ).
- Phần bụng: Chia làm 7 đốt:
+ 5 đốt đầu mỗi đốt mang 1 đôi chân bụng.
+ Đốt 7 biến thành telson hợp với đốt chân đôi tạo thành đuôi giúp cho tôm chuyển động lên xuống và búng nhảy.
- Ở tôm đực 2 nhánh của đôi chân bụng biến thành petasma và 2 nhánh trong cue đôi chân bụng biến thành phụ bộ đực, là cơ quan sinh dục đực bên ngoài của tôm he.
* Màu sắc tôm:
Tôm sú có màu xanh thẫm, có khoang trắng ở thân, khoang vàng ở chân ngực, ngón chân màu đỏ hồng hoặc da cam.
1.4. Đặc điểm dinh dưỡng.
Tôm sú là loại ăn tạp, thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.
Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều lên. Nuôi tôm sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá 4h-5h trong dạ dày.
Tập tính ăn của tôm sú thay đổi theo giai đoạn phát triển.
* Giai đoạn Nau: Tôm dinh dưỡng bằng lượng noãn hoàn dự trữ. Chưa ăn thức ăn ngoài.
* Giai đoạn zoea: Ấu trùng thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn chủ yếu là thực vật nổi.
* Giai đoạn mysis: Bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi. tuy nhiên thực tế cho thấy mysis vẫn có khả năng ăn được tảo Silic.
* Giai đoạn Postlarvae: Pl bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi.
* Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành: từ thời kỳ ấu niên, tôm thể hiện tính ăn của loài là ăn tạp thiên về thức ăn động vật.
1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển.
Vòng đời của tôm sú chia làm 6 thời kỳ:
1.5.1. Phát triển phôi: Trứng tôm sú hình cầu, màu vàng xanh, đường kính trung bình 0,3mm. Thời gian để phôi phát triển qua 2 giai đoạn tế bào, giai đoạn phôi nang và thời điểm xuất hiện Nauplius trong trứng là 0,5: 1,5: 8 giờ sau khi đẻ xong.
Bảng 1: Các giai đoạn phát triển của phôi
Các giai đoạn trứng
Thời gian sau khi đẻ
2 tế bào
40 phút
4 tế bào
1h
8 tế bào
1h 10phút
16 tế bào
1h 25 phút
32 tế bào
1h 35 phút
64 tế bào
1h 35 phút
128 tế bào
2h 05 phút
Râu thứ nhất
3h 50 phút
Râu thứ 2
6h 50 phút
Trứng nở
15h
Hình 1: Quá trình phát triển phôi của tôm sú
1.5.2. Ấu trùng và hậu ấu trùng: Ấu trùng và hậu ấu trùng tôm lột xác nhiều lần, phát triển qua các giai đoạn Nauplius, Zoea, Mysis, Postlarvae.
+ Giai đoạn Nauplius ấu trùng biến thái qua 6 giai đoạn phụ. Nauplius mới nở hình quả lê, qua 5 lần lột xác biến đổi dần và trở nên dài ra. Nauplius sống phù du trôi nổi ở tầng trên, dinh dưỡng chủ yếu bằng noãn hoàng, vận động theo kiểu zích zắc, không định hướng, không liên tục, hướng quang mạnh. Cuối N6 hệ tiêu hóa bắt đầu hình thành và hoạt động.
Hình 2: Ấu trùng Nauplius
Hình 3: Các giai đoạn phát triển của Nauplius
Bảng 2:Thời gian chuyển giai đoạn nauplius tôm sú ở S%o= 30-35%o
Nhiệt độ(0C)
Thời gian(giờ)
28-29
40-42
26-27
42-48
<26
48-60
+ Giai đoạn Zoea: Trải qua 3 giai đoạn biến thái phụ: Z1, Z2, Z3. cơ thể bao gồm 3 phần rõ rệt ( đầu- ngực- bụng).
Zoea bơi nhờ 2 đôi râu ( đôi 1 phân đốt, đôi 2 phân nhánh) bơi lội có định hướng về phía trước. Ấu trùng Zoea bắt đầu ăn thức ăn ngoài bằng hình thức ăn lọc. Do chúng bắt mồi liên tục nên chúng có đuôi phân dài ( Lục Minh Diệp 2003).
Ba giai đoạn phụ của ấu trùng Zoea phân biệt nhờ sự xuất hiện của chùy trán, cuống mắt kép, sự phân đốt của phần bụng và sự phát triển của gai cứng, gai bên các đốt bụng.
Thời gian phát triển các giai đoạn phụ là từ 30- 48h tùy theo nhiệt độ
Zoea 1 Zoea 2 Zoea 3
Hình 4: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Zoea
+ Giai đoạn Mysis: Trải qua 3 giai đoạn biến thái phụ: Cơ thể ấu trùng đã giống dạng tôm trưởng thành hơn so với Zoea. Mysis sống ở tầng trên. Đặc trưng của Mysis là bơi ngược về sau, đầu chúc xuống dưới. Phân biệt các giai đoạn phụ của Mysis dựa vào sự xuất hiện và phân đốt của chân bơi.
Mysis 1: Chưa có mầm chân bụng.
Mysis 2: Mầm chân bụng có 1 đốt.
Mysis 3: Mầm chân bụng có 2 đốt.
Mysis 1 Mysis 2 Mysis 3
Hình 5: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Mysis
+ Giai đoạn hậu ấu trùng Postlarvae: Hình dạng giống tôm trưởng thành nhưng chưa hoàn thiện về màu sắc. Postlarvae bơi thẳng, có định hướng về phía trước, hoạt động bơi lội chủ yếu nhờ vào chân bụng. Cơ thể có 1 đường sắc tố kéo dài ở mặt bụng từ đầu râu đến cuối telson. Lúc đầu đường sắc tố có màu đỏ sau chuyển sang màu đen. Tuổi của Postlarvae được tính theo ngày kể từ biến thành Postlarvae đầu tiên. Từ P1- P5 chúng sống trôi nổi, từ P5 trở đi chúng chuyển sang sống đáy.
Bảng 3: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng
Giai đoạn
Chiều dài trung bình(mm)
t/g sau khi nở(tuổi)
Nauplius 1
0.32
15h
Nauplius 2
0.35
20h
Nauplius 3
0.39
1 ngày-2h
Nauplius 4
0.40
1 ngày-8h
Nauplius 5
0.41
1 ngày-14h
Nauplius 6
0.54
1 ngày-20h
Ptorozoea 1
1.05
2 ngày-16h
Ptorozoea 2
1.90
4 ngày-4h
Ptorozoea 3
3.20
6 ngày
Mysis 1
3.80
7 ngày-4h
Mysis 2
4.30
8 ngày-16h
Mysis 3
4.50
9 ngày-4h
Postlarvae 1
5.20
10 ngày-20h
Postlarvae 5
8.00
16 ngày
Postlarvae 15
12.0
26 ngày
Postlarvae 20
18.0
30 ngày
Hình 6: Hậu ấu trùng Post larvae
1.5.3. Giai đoạn ấu niên: Từ P5- P20 tôm chuyển sang sống đáy, giai đoạn này tôm bắt đầu bò bằng chân bò và bơi bằng chân bơi, thường thì trong bể ương tôm hay bám vào thành.
1.5.4. Giai đoạn thiếu niên: Tôm bắt đầu ổn định về tỷ lệ và bây giờ đã phân biệt được tôm đực và tôm cái dựa và petasma của con đực và thelycum của con cái.
1.5.5. Giai đoạn sắp trưởng thành: Giai đoạn này đặc trưng bởi sự phát triển của tuyến sinh dục, con đực đã bắt đầu có tinh trùng nằm trong túi tinh và con cái buồng trứng phát triển, khi con cái giao vĩ thì nó có túi tinh.
1.5.6. Giai đoạn trưởng thành: Là giai đoạn chin sinh dục hoàn toàn, di cư xa bờ tới vùng biển sâu để sinh sản.
Hình 7: Các giai đoạn phát triển của tôm sú thể hiện qua vòng đời
Bảng 4:Các thời kỳ trong vòng đời của tôm Sú -Trần Minh Anh, 1989
Thời kỳ
Thời điểm bắt đầu
Cách sống
Thời gian
Kích thước (mm)
Nơi sống
Phôi
Thụ tinh
Nổi
12-14 giờ
290
Khơi
Ấu trùng
Nở
Nổi
20 ngày
0.5-2.2*
Khơi-vùng triều
Ấu niên
Hoàn thiện mang
Đáy
15 ngày
2.2-11.0
Cửa sông
Thiếu niên
Tỷ lệ thân ổn định, phát triển cơ quan sinh dục ngoài
Đáy
4 tháng
Đực: 11-30
Cái: 11-37
Cửa sông
Sắp trưởng thành
Thành thục sinh dục giao vĩ lần đầu
Đáy
4 tháng
Đực: 30-37
Cái: 37-47
Vùng triều-khơi
Trưởng thành
Chín sinh dục hoàn toàn
Đáy
10 tháng
Đực: 37-17
Cái: 47-81
khơi
(*): Bắt đầu được tính theo chiều dài giáp đầu ngực (CL).
1.6. Đặc điểm về sinh sản
1.6.1. Cơ quan sinh sản
* Cơ quan sinh dục đực:
Cơ quan sinh dục đực bên trong gồm: Một đôi tinh hoàn và một đôi ống dẫn tinh.
Đôi tinh hoàn trong suốt, không sắc tố, nằm ở mặt lưng vùng tim đến gan tụy. Đôi tinh hoàn tôm sú gồm có 6 thùy: gồm một đôi thùy trước và 5 đôi thùy bên. Các thùy nối với nhau ở mép trong và nối với ống dẫn tinh.
Ống dẫn tinh: bao gồm 4 phần: Ống gần tâm, ống dẫn giữa, ống phần xa, túi tinh. Khi tôm đực thành thục ta có thể thấy rõ đôi túi tinh trắng đục ở gốc chân bò 5.
Hình 8: Cơ quan sinh dục đực bên trong và tinh trùng tôm sú
(P. monodon)_Trần Minh Anh, 1989.
Tinh hoàn
Ống dẫn gần tâm
Ống dẫn giữa
Ống dẫn phần xa
Túi chứa túi tinh
Tinh trùng
+ Cơ quan sinh dục đực bên ngoài: Gồm Petasma và đôi phụ bộ đực. Petasma do hai nhánh trong của đôi chân bụng một biến thành. Mép trong hai nửa của Petasma không thực sự dính liền mà chỉ kết dính nhờ các móc nhỏ móc lồng vào nhau ở mép giữa, Petasma có nhiệm vụ chuyển tinh trùng vào Thelecum của con cái; bộ phụ do hai nhánh trong của đôi chân bò 2 hình thành. Bộ phụ đực tham gia vào việc chuyển giao tinh nang, và ở tôm sú bộ phụ đực có hình trái xoan.
Hình 9:Cơ quan sinh dục đực bên ngoài
(Bray, 1992; Trần Minh Anh, 1989)
1. Lỗ phóng tinh (gốc chân bò 5)
2. Chân bò 5
3. Petasma
4. Nhánh ngoài chân bụng 1
5. Bộ phụ đực
6. Đốt gốc chân bụng 2
* Cơ quan sinh dục cái:
Cơ quan sinh dục phụ của tôm cái là Thelycum. Thelycum nằm giữa gốc đôi chân bò thứ 4 và 5. Thelycum gồm 1 tấm giữa và 2 tấm bên, là nơi nhận và lưu giữ các túi tinh trùng. Cơ quan sinh dục của tôm cái là một đôi buồng trứng phân thùy và ống dẫn trứng. ống dẫn trứng mở ra ở đôi chân bò thứ 3.
* Các giai đoạn phát triển của buồng trứng.
- Giai đoạn I: Giai đoạn chưa phát triển. Buồng trứng nhỏ, mảnh, trong suốt, không nhìn thấy qua lớp vỏ. Giai đoạn này chưa thấy ở tôm con.
- Giai đoạn II: Giai đoạn phát triển.
Buồng trứng lớn hơn kích thước ruột, có màu trắng đục, hơi vàng, rải rác có các sắc tố đen ( tế bào melanin ) khắp bề mặt.
- Giai đoạn III: Giai đoạn gần chín.
Kích thước buồng trứng tăng nhanh, màu vàng xanh đến màu xanh nhạt, có thể nhìn rõ qua lớp vỏ kitin.
- Giai đoạn IV: Giai đoạn chín.
Kích thước buồng trứng đạt cực đại, căng tròn, màu xanh xám đậm, sắc nét. ở đốt bụng thứ nhất, buồng trứng phát triển lớn, chảy xệ ra 2 bên tạo thành cánh tam giác.
- Giai đoạn V: Giai đoạn đẻ rồi.
Kích thước buồng trứng vẫn lớn, nhưnh buồng trứng mềm và nhăn nheo, các thùy không căng như giai đoạn IV. Buồng trứng có màu xám nhạt. Trong buồng trứng vẫn còn trứng chưa đẻ.
Hình 10: Các giai đoạn phát triển của buồng trứng
1.6.2. Tập tính và mùa vụ sinh sản:
Khi bắt đầu tham gia sinh sản, tôm sú di cư ra vùng biển khơi để đẻ trứng, trứng sau khi nở thành ấu trùng được sóng gió và thủy triều đưa vào vùng triều và vùng cửa sông để sinh trưởng và phát triển
Tôm sú hầu như sinh sản quanh năm nhưng có 2 mùa chính là từ tháng 3 đến tháng 4 và từ tháng 7 đến tháng 8.
Trong tự nhiên, bãi đẻ của tôm sú ở các vùng nước có độ sâu trong khoảng 20-70 m, thành phần chất đáy gồm cát thô (0.1%), cát vừa (11.9%), cát rất mịn (77.6%), phù sa (6.4%), sét (4%), đáy có màu xám, nhiệt độ nước từ 27-290C, độ mặn 33-36%o
1.6.3. Hiện tượng giao vĩ và đẻ trứng ở tôm sú
Khi tôm cái vừa lột xác, tôm đực thường giao vĩ, các túi tinh với sự giúp đỡ của petasma sẽ được đưa vào thelycum của con cái
Hinh 11: Tập tính giao vĩ của tôm sú:
Con cái bơi nên, con đực bơi song song phía dưới.
Con đực quay bụng áp vào con cái đang bơi phía trên.
Con đực quay lại vuông góc với con cái.
Con đực thân cong hình chữ U xung quanh con cái đồng thời búng mạnh đầu vào đuôi.
Hoạt động giao vĩ của tôm thường diễn ra vào ban đêm.
Trước khi đẻ tôm mẹ hay bò, bơi quanh bể, khi đẻ sẽ bơi lên tầng mặt, nghiêng thân bơi thành hình vòng tròn, khi đẻ thì 3 đôi chân ngực 3, 4, 5 giữ chặt lấy nhau hoạt động theo nhịp đóng mở để giúp cho việc thải trứng và tinh trùng. Các đôi chân bơi hoạt động tích cực để bơi đẻ, xáo trộn trứng tránh trúng bị dính trùm. Trứng đẻ từ lỗ đẻ ở gốc chân bò 3, cùng với sự bơi về phía trước thì trứng chảy ngược về phía sau tạo thành một làn trắng đục hơi xanh.
1.6.4. Sức sinh sản.
Số trứng đẻ tùy thuộc vào kích thước, khối lượng tôm mẹ. Trong sinh sản nhân tạo người ta phải tiến hành cắt mắt tôm mẹ để chúng thành thục sinh dục. Tôm trong đầm nuôi vỗ thường cho ít trứng và chất lượng tôm giống kém hơn so với tôm bắt ngoài tự nhiên. Sức sinh sản tôm sú là khoảng 200.000-1700.000 trứng.
1.6.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sinh sản của tôm sú.
Gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố bên trong là các hoocmon, các tuyến nội tiết đi