1. VĂN BẢN
Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi năm 2001);
Luật tổ chức Quốc Hội (sửa đổi 2007);
Luật tổ chức Chính Phủ;
Luật tổ chức toà án nhân dân 2002;
Luật tổ chức Viện Kiểm Sát nhân dân 2002;
Luật tổ chức Hội Đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003.
43 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật hiến pháp - Chương IV: Luật hiến pháp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAMCHƯƠNG IVCHƯƠNG IVLUẬT HIẾN PHÁP1. VĂN BẢNHiến pháp năm 1992 ( sửa đổi năm 2001);Luật tổ chức Quốc Hội (sửa đổi 2007);Luật tổ chức Chính Phủ;Luật tổ chức toà án nhân dân 2002;Luật tổ chức Viện Kiểm Sát nhân dân 2002;Luật tổ chức Hội Đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003.CHƯƠNG IVLUẬT HIẾN PHÁP2. TÀI LIỆU THAM KHẢOGiáo trình Luật hiến pháp, nhà xuất bản công an nhân dân, năm 2010.Nhà nước và pháp luật Đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2004.CHƯƠNG IVLUẬT HIẾN PHÁPI – Khái niệm luật Hiến pháp (LHP)II - Một số chế định cơ bản của LHPI. Khái niệm Luật hiến pháp1. Đối tượng điều chỉnh2. Phương pháp điều chỉnh3. Định nghĩa Luật hiến pháp4. Nguồn của luật HPI. Khái niệm Luật hiến phápHiến pháp??I. Khái niệm Luật hiến phápHiến pháp là tất cả các quy tắc pháp lý quan trọng nhất của quốc gia, Ấn định hình thể quốc gia, ấn định các cơ quan điều khiển quốc gia cùng những thẩm quyền của các cơ quan ấy. I. Khái niệm Luật hiến pháp1. Đối tượng điều chỉnhĐối tượng điều chỉnh của Luật HP Việt Nam là những quan hệ xã hội quan trọng gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quốc phòng – an ninh, văn hóa giáo dục khoa học và công nghệ , quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CH XHCN VN1. Đối tượng điều chỉnhTrong lĩnh vực chính trị- Nguồn gốc quyền lực của nhà nước- Hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước- Các quan hệ xã hội xác định mối quan hệ giữa Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận- Các quan hệ xã hội xác định chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước CHXHCN VN1. Đối tượng điều chỉnhTrong lĩnh vực kinh tếCác quan hệ xã hội xác định các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế.Chính sách của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế.1. Đối tượng điều chỉnhTrong mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước- Các quan hệ xã hội liên quan tới việc xác định địa vị pháp lý cơ bản của công dân: quốc tịch, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.1. Đối tượng điều chỉnhTrong lĩnh vực văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ: Các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định mục đích chính sách phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của Nhà nước, các chính sách xã hội của nhà nước.1. Đối tượng điều chỉnhTrong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước- Luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.2. Phương pháp điều chỉnh2.1. Phương pháp cho phép 2.2. Phương pháp bắt buộc2.3. Phương pháp cấm2.1. Phương pháp cho phépQuy phạm luật hiến pháp trao cho chủ thể luật hiến pháp quyền thực hiện những hành vi nhất định.Điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, quyền hạn của những người có chức trách trong bộ máy nhà nước.2.2. Phương pháp bắt buộcQuy phạm luật hiến pháp buộc chủ thể luật hiến pháp phải thực hiện hành vi nhất định.Điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới nghĩa vụ của công dân, tổ chức và hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan Nhà nước.2.3. Phương pháp cấmQuy phạm luật hiến pháp nghiêm cấm chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp thực hiện những hành vi nhất định.Phương pháp này sử dụng để điều chỉnh một số quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc của công dân.3. Định nghĩa Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng gắn với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa – xã hội, quốc phòng và an ninh, đối ngoại, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.4. Nguồn của ngành LHPHiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001);Luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành;Pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ quốc hội;Một số văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành;Một số nghị quyết do HĐND ban hành.II – Một số chế định cơ bản của Luật HP1. Chế độ chính trị2. Chế độ kinh tế3. Địa vị pháp lý của công dân4. Chính sách văn hóa – xã hội của nhà nước;5. Chính sách quốc phòng, an ninh quốc gia;6. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước1. Chế độ chính trị1.1. Định nghĩa1.2. Nội dung cơ bản1.1. Định nghĩa chế độ chính trị Chế độ chính trị là hệ thống những qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định bản chất nhà nước, nguồn gốc quyền lực nhà nước, các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước, vai trò của nhà nước đối với xã hội, vai trò của Đảng cộng sản Việt nam đối với nhà nước và xã hội, vai trò của Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức là thành viên của Mặt trận đối với nhà nước và xã hội.1.2 Nội dung cơ bản của chế độ chính trị1.2.1. Hình thức nhà nước: Cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa.1.2 Nội dung cơ bản của chế độ chính trị1.2.2 Bản chất của NN CHXHCN VN - Nhà nước CHXHCN Việt Nam là NN pháp quyền của dân, do dân và vì dân. - Nhà nước ta là Nhà nước XHCN, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc và sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với NN và xã hội là nguyên tắc hiến định.1.2. Nội dung cơ bản1.2.3. Hệ thống chính trịa. Khái niệmb. Cấu thành hệ thống chính trịc. Vai trò của Nhà nước, Đảng cộng sản, mặt trận Tổ quốc Việt nama. Khái niệm hệ thống chính trị Là một cơ cấu bao gồm nhà nước, các đảng phái, các đoàn thể, các tổ chức xã hội chính trị tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành, được chế định theo tư tưởng giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ đó.b. Cấu thành hệ thống chính trị Đảng cộng sản Việt NamTổ chức chính trị - xã hộiNhà nước CHXHCN Việt Namc. Vai trò của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị1Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam3Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội2Vai trò của Nhà nước2. Chế độ kinh tế 2.1. Định nghĩa2.2. Nội dung cơ bản2.2.1. Các hình thức sở hữu2.2.2. Các thành phần kinh tế2.2.3. Các nguyên tắc quản lý nền kinh tế2. Chế độ kinh tế 2.1. Định nghĩa Là một hệ thống những nguyên tắc, qui phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ trong lĩnh vực kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị, kinh tế - xã hội nhất định.2.2. Nội dung cơ bản2.2.1. Các hình thức sở hữu (Đ15)1Sở hữu toàn dân3Sở hữu tư nhân2Sở hữu tập thể 2.2.2. Các thành phần kinh tế ở nước ta(Đ15-Đ16)Thành phần kinh tế tập thểThành phần kinh tế cá thể, tiểu chủThành phần kinh kinh tế tư bản tư nhânThành phần kinh tế tư bản nhà nước2.2.3. Các nguyên tắc quản lý nền kinh tế (Điều 26)Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách.Nhà nước phải phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp một cách hợp lý3. Địa vị pháp lý của công dân3.1. Định nghĩa Địa vị pháp lý của công dân là một chế định của ngành luật hiến pháp bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân3. Địa vị pháp lý của công dân3.2. Phân loại quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dânCác quyền nghĩa vụ cơ bản về chính trịCác quyền nghĩa vụ cơ bản về kinh tế, văn hóa, xã hộiCác quyền nghĩa vụ cơ bản trong lĩnh vực tự do dân chủ và tự do cá nhâna. Quyền cơ bản của công dânCác quyền về chính trị - Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thỏa luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 53). - Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước (Điều 54). - Quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 74)a. Quyền cơ bản của công dânCác quyền về kinh tế, văn hóa, xã hộiQuyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu thu nhập hợp pháp (Đ57)Quyền lao động, học tập, nghiên cứu, được sáng tạo khoa học, nghệ thuật, được bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền bảo vệ sức khỏe, quyền bình đẳng nam nữ, quyền được Nhà nước bảo hộ về hôn nhân và gia đình...(Đ 61, Đ 62, Đ 63, Đ 64...) a. Quyền cơ bản của công dân Các quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân - Quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật (Điều 69). - Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo (Điều 70). - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 71). - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 73). - Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (Điều 73). - Quyền khiếu nại tố cáo ( Điều 74)b. Nghĩa vụ cơ bản của công dân - Nguyên tắc: “Quyền đi liền với nghĩa vụ”. Công dân có các nghĩa vụ: Bảo vệ tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, đóng thuế 4. Chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ4.1. Khái niệm Chế độ văn hóa giáo dục là một chế định của ngành luật hiến pháp bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.4. Chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ4.2. Những nội dung cơ bản của chế độ văn hóa, giáo dục , khoa học và công nghệMục đích, chính sách phát triển của nền văn hóa Việt Nam (Điều 30)Mục đích, chính sách phát triển giáo dục (Điều 35)Mục đích, chính sách phát triển khoa học và công nghệ (Điều 37)5. Chính sách quốc phòng, an ninhBảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân.Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.6. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nướcQuốc hộiChính phủTòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dânHội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân