1. Định nghĩa
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, thể hiện trạng thái tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện và với hậu quả do hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc đối với khả năng gây ra hậu quả đó.
Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.
26 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Mặt chủ quan của tội phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠMThs. Vũ Thị ThúyI. Khái niệm1. Định nghĩa Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, thể hiện trạng thái tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện và với hậu quả do hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc đối với khả năng gây ra hậu quả đó.Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.2. Ý nghĩaTrong việc định tội:Giúp chúng ta xác định có tội hay không có tội: Giúp chúng ta xác định phạm tội này hay phạm tội khác: Trong việc lượng hình:Định khung hình phạt:Quyết định hình phạtII. Lỗi1. Khái niệm chung a. Định nghĩa: * Dưới khía cạnh xã hội * Dưới khía cạnh tâm lý* Dưới khía cạnh xã hộiMột hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.Hành vi của con người thường bị chi phối bởi hai thuộc tính:Tính tất yếu:Tính tự do:- Khía cạnh tâm lý:Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.b. Nội dung của lỗiLỗiÝ thứcÝ chíNhận thức khả năng phát sinh hậu quảNhận thức đối với hành viMong muốn thực hiện hành viMong muốn hậu quả xảy ra2. Phân biệt các loại lỗi:Nhận định:8. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Bài tập 11.A có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ khu rừng của nông trường X. B đã nhiều lần vào khu rừng trên để chặt trộm cây bạch đàn. Một buổi A bắt quả tang B đang chặt trộm bạch đàn. A buộc B phải về trụ sở của nông trường để xử lý theo quy định. B xin tha nhưng A không chấp nhận. Trên đường trở về trụ sở nông trường, lợi dụng trời tối và đoạn đường khó đi, B đã dùng rìu chặt cây chém hai nhát vào đầu A làm A té quỵ, B tiếp tục chém nhiều nhát vào vùng ngực và mặt của A. Khi thấy A nằm bất động B xách rìu đi về phía rừng. Một lúc sau có người phát hiện và A đã được cứu sống. Giấy chứng thương ghi nhận A bị thương tật với tỷ lệ 65%.Anh (chị) hãy xác định lỗi của B trong trường hợp trên.Bài tập 8.A là bác sĩ đa khoa có mở phòng mạch riêng. Trong lúc khám bệnh A đã kê toa thuốc cho bé Hoài Trung (3 tuổi) theo toa của người lớn. Do sơ suất, A không kiểm tra toa thuốc trước khi trao cho người nhà của bé Trung. Người nhà của bé Trung đến tiệm thuốc do H đứng bán. H bán thuốc theo toa của A mặc dù trên toa thuốc có ghi tuổi của bệnh nhân là 3 tuổi. Bé Trung do uống thuốc quá liều nên bị tử vong. Hỏi A và H có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của bé Trung không? Nếu có là do lỗi nào? Sử dụng lý luận về lỗi để lý giải.Bài tập 12.Do mâu thuẫn với mẹ ruột mình (bà Liêu), sau một hồi cãi vã với mẹ, Trung liền mang can nhựa đi mua 3 lít xăng đem về nhà. Lúc này cháu Thảo (con gái Trung) đang ngủ trên giường, chị Xuân (vợ Trung) đang bế đứa con gái 2 tuổi là cháu Vy. Thấy Trung tay cầm can xăng với thái độ rất hung hăng, chị Xuân liền can ngăn, nhưng Trung gạt chị Xuân ra, vừa quát: “Tao đốt nhà rồi trả cho bà Liêu”, vừa tưới xăng lên nền nhà và vách nhà bằng gỗ. Chị Xuân một tay bế con, một tay giật can xăng trên tay Trung. Tức thì Trung bật quẹt, lửa bùng cháy. Sau đó hàng xóm đến can ngăn và dập lửa.Kết quả là cháu Vy bị bỏng nặng và chết ngay sau đó. Chị Xuân và Trung cũng bị bỏng nhưng thoát chết (chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật là 41%). Một phần vách nhà và tài sản trong nhà (gồm giường, tủ, bàn ghế) bị cháy, thiệt hại về tài sản là 10 triệu đồng.Anh (chị) hãy xác định: 4. Lỗi của Trung đối với từng loại thiệt hại trong vụ án trên.3. Trường hợp hỗn hợp lỗi:* Định nghĩa: Trường hợp hỗn hợp lỗi là trường hợp trong cấu thành tội phạm có 2 loại lỗi (cố ý và vô ý) được quy định đối với những tình tiết khách quan khác nhau..* Phân biệt trường hợp hỗn hợp lỗi với lỗi hỗn hợp:- Lỗi hỗn hợp là trường hợp chỉ thái độ tâm lý của nhiều người đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà họ đã gây ra. Thông thường đây là trường hợp hậu quả xảy ra trên thực tế có cả lỗi của người phạm tội và người bị hại.- Còn hỗn hợp lỗi là trường hợp chỉ thái độ tâm lý của một người đối với hành vi và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội khi họ thực hiện tội phạm..4. Sự kiện bất ngờ* Định nghĩa (Điều 11 BLHS): Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu TNHS.Nhận định:10. Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ tính chất có lỗi của hành vi.III. ĐỘNG CƠ PHẠM TỘI VÀ MỤC ĐÍCH PHẠM TỘIĐộng cơ phạm tộiMục đích phạm tội1. Động cơ phạm tộiĐịnh nghĩa: Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.Một số động cơ phạm tội thường gặp: động cơ vụ lợi, đê hèn, các nhân, ghen tuông, căm ghét, trả thùPhân biệt động cơ phạm tội với động cơ của xử sự:Ý nghĩa của dấu hiệu động cơ phạm tội:Định tội:Định khung:Quyết định hình phạt: 2. Mục đích phạm tộiĐịnh nghĩa: Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.Phân biệt mục đích phạm tội với hậu của của tội phạm:Mục đích phạm tội được phản ánh trong cấu thành tội phạm của một số trường hợp sau:Dấu hiệu hậu quả chưa phản ánh được mục đích phạm tội chính của người phạm tội. Dấu hiệu hành vi khách quan không phản ánh được mục đích phạm tội. Ý nghĩa:Nhận định:11. Mục đích phạm tội là dấu hiệu có ý nghĩa bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm.V. SAI LẦM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SAI LẦM ĐẾN TNHSSai lầm là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất pháp lý hoặc tình tiết thực tế của hành vi mà họ đã thực hiện và hậu quả của hành vi đó.Các loại sai lầm:Sai lầm về pháp luậtSai lầm về sự việc1. Sai lầm về pháp luật Sai lầm về pháp luật là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất pháp lý và hậu quả pháp lý của hành vi của mình.* Các dạng sai lầm về pháp luật và ảnh hưởng của mỗi dạng sai lầm đến TNHS:Chủ thể hiểu lầm rằng hành vi của mình là phạm tội nhưng trên thực tế BLHS không quy định hành vi đó là tội phạm...\Bai 8 MCQ\Cứu một cháu bé khỏi bị chôn theo mẹ.docChủ thể hiểu lầm rằng hành vi của mình không vi phạm pháp luật hình sự, nhưng trên thực tế BLHS quy định hành vi đó là tội phạm. 2. Sai lầm về sự việcSai lầm về sự viêc là sự hiểu lầm của chủ thể về những tình tiết thực tế của hành vi của mình.Các dạng sai lầm về sự việc:Sai lầm về khách thể:Sai lầm về đối tượng: Sai lầm về quan hệ nhân quả:Sai lầm về công cụ, phương tiệnBài tập 13Theo tập tục của một dân tộc ít người, nếu người mẹ chết ngay sau khi sinh thì phải chôn sống đứa trẻ cùng với người mẹ. Vợ A chết sau khi sinh nên A đã chôn con mình cùng với vợ. Hỏi: A có phải chịu TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam hay không? (Dùng lý thuyết về sai lầm để giải quyết).Bài tập 14.Vào 10 giờ đêm, A đang đi trên 1 đường vắng người thì phát hiện một thanh niên đang đi cùng chiều. A liền lấy dao áp sát vào người thanh niên đó (B), uy hiếp đòi B đưa tiền. B nói không có, A một tay dùng dao uy hiếp B, một tay móc vào túi sau của B lấy được chiếc bóp tay. Khi mở ra thì bóp không có tiền mà chỉ có giấy tờ tùy thân. Bằng lý thuyết về sai lầm, hãy xác định A phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình hay không? Tại sao? Bài tập 15.Vì muốn giết người có bất đồng với mình A đã nghiên cứu lịch và nơi sinh hoạt của B. A quan sát thấy trên giường B thường nằm có người đang ngủ. A lẻn vào nhà dùng dao găm đâm nhiều nhát liên tiếp, nhưng không thấy B phản ứng. Giám định pháp y xác định B đã chết trước đó vì một cơn đau tim.Hỏi: A có phạm tội hay không?Bạn dùng lý thuyết nào sau đây để xác định về trách nhiệm đối với A: - Lý thuyết về quan hệ nhân quả; - Lý thuyết về sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm hình sự.