Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc đưa ra những dự báo trong tương lai không phải là dành cho mụch đích khám phá và né tránh những rủi ro mà là một sự chuẩn bị thông minh cho những tương lai. Các nhà quản trị luôn quan tâm đến thời gian, không gian, những yếu tố của tương lai mà ảnh hưởng đến việc dự báo của họ, theo họ- dự báo chính là cửa sổ bước vào tương lai.
Dự báo là khoa học và nghệ thuật tiên đoán trước các hiện tượng trong tương lai.
Tính khoa học của dự báo chính là việc sử dụng dãy số liệu của các thời kỳ quá khứ, những kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả dự báo nhờ việc sử dụng những số liệu và kết quả này mà nhà quản trị có được những dãy số dự báo cụ thể của tương lai. Tuy nhiên, chỉ áp đặt vào các con số dự báo thì kết quả dự báo thường có sự sai lệch vì sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế bất thường trong từng giai đoạn dự báo – chính vì vậy dự báo còn phải có thêm tính nghệ thuật khi nhà quản trị phải biết sử dụng các kinh nghiệm thực tế và tài nghệ phán đoán của các chuyên gia thì dự báo mới có độ tin cậy cao.
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 4555 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý thuyết và câu hỏi ôn tập - Quản trị sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
I. DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc đưa ra những dự báo trong tương lai không phải là dành cho mụch đích khám phá và né tránh những rủi ro mà là một sự chuẩn bị thông minh cho những tương lai. Các nhà quản trị luôn quan tâm đến thời gian, không gian, những yếu tố của tương lai mà ảnh hưởng đến việc dự báo của họ, theo họ- dự báo chính là cửa sổ bước vào tương lai.
Dự báo là khoa học và nghệ thuật tiên đoán trước các hiện tượng trong tương lai.
Tính khoa học của dự báo chính là việc sử dụng dãy số liệu của các thời kỳ quá khứ, những kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả dự báo… nhờ việc sử dụng những số liệu và kết quả này mà nhà quản trị có được những dãy số dự báo cụ thể của tương lai. Tuy nhiên, chỉ áp đặt vào các con số dự báo thì kết quả dự báo thường có sự sai lệch vì sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế bất thường trong từng giai đoạn dự báo – chính vì vậy dự báo còn phải có thêm tính nghệ thuật khi nhà quản trị phải biết sử dụng các kinh nghiệm thực tế và tài nghệ phán đoán của các chuyên gia thì dự báo mới có độ tin cậy cao.
1. Các loại dự báo :
Căn cứ vào thời đoạn dự báo , người ta chia ra làm 3 loại dự báo :
Dự báo ngắn hạn (có thời đoạn không qua 3 tháng) dùng cho việc đặt kế hoạch mua hàng, điều độ công việc, cân bằng nhân lực, phân chia công việc và cân bằng sản xuất
Dự báo trung hạn (có thời đoạn từ 3 tháng đến 3 năm) dùng cho việc đặt kế hoạch bán hàng, kế hoạch sản xuất và dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt …
Dự báo dài hạn (có thời đoạn từ 3 năm trở lên) dùng cho việc đặt kế hoạh cho sản phẩm mới, các tiêu dùng chủ yếu, xác định vị trí hoặc mở rộng doanh nghiệp và nghiên cứu phát triển
Các dự báo ngắn hạn thường dùng các kỹ thuật toán học như bình quân di động, san bằng số mũ… và có khuynh hướng chính xác hơn dự báo dài hạn.
Căn cứ vào lĩnh vực dự báo, người ta chia ra làm 3 loại dự báo :
Dự báo kinh tế là những dự báo về sự thay đổi các yếu tố kinh tế căn bản của một quốc gia, lãnh thổ… thường do các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực kinh tế, các tổ chức nghiên cứu, các đơn vị tư vấn kinh tế nhà nước thực hiện.
Dự báo công nghệ là những dự báo có liên quan đến sự thay đổi và sự phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ trong tương lai, thường do các chuyên gia trong các lĩnh vực đặc biệt thực hiện
Dự báo nhu cầu là dự kiến về doanh số bán ra sản phẩm trong một giai đoạn tương lai cần dự báo, thường do các nhà quản trị thực hiện.
Dự báo kinh tế và dự báo công nghệ phải dùng các kỹ thuật đặc biệt để dự báo (nghiên cứu thị trường, nghiên cứu công nghệ sinh học, hóa học…)
Dự báo nhu cầu được dùng như là chìa khoá để mở các dự báo khác dùng trong việc đặt kế hoạch, sắp xếp nhân sự , cung cấp nguyên vật liệu và hoạch định marketing.
2. Trình tự tiến hành dự báo :
Để tiến hành dự báo, nhà quản trị thực hiện 8 bước sau :
Bước 1: Dựa vào nhu cầu dự báo trong từng thời đoạn tương lai mà đưa ra mục tiêu dự báo, mỗi mục tiêu khác nhau sẽ có những phương pháp dự báo khác nhau.
Bước 2: Dựa trên mục tiêu mà xác định mặt hàng dự báo
Bước 3: Lựa chọn phương pháp dự báo phù hợp (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn). Xác định các thời đoạn cần dự báo.
Bước 4: Xây dựng hệ thống đối tượng để thu thập thông tin và xây dựng mô hình dự báo phù hợp
Bước 5: Thu thập thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau như : Phỏng vấn, dùng bảng câu hỏi, dựa vào đội ngũ cộng tác viên marketing
Bước 6 : Dựa trên các mô hình dự báo có sẵn, phê chuẩn mô hình dự báo thích hợp nhất.
Bước 7 : Tiến hành tổ chức dự báo theo mô hình đã chọn.
Bước 8 : Phân tích và tính toán để đưa ra quyết định và kết quả dự báo.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO
1. Các phương pháp định tính :
Khi chưa có đủ số liệu để thống kê (giai đoạn đầu của chu kỳ sống sản phẩm), để tiến hành công tác dự báo người ta thường chọn phương pháp định tính. Ngoài ra các phương pháp định tính còn hỗ trợ các phương pháp định lượng trong việc đưa ra kết quả dự báo cuối cùng có độ tin cậy cao hơn.
1.1. Lấy ý kiến của hội đồng điều hành
Một nhóm nhỏ các nhà quản trị cao cấp thường sử dụng tổng hợp các số liệu thống kê phối hợp các kết quả được đánh giá bởi các uỷ viên điều hành về marketing, kỹ thuật, tài chính, sản xuất để ra quyết định mà họ cho là kết quả dự báo sẽ phải đúng như vậy.
Phương pháp này có ưu điểm là nhanh và rẻ tiền, kết quả sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Nhược điểm lớn nhất là không khách quan (do quan điểm cá nhân của nhà quản trị cấp cao ảnh hưởng đế bộ phận dự báo)
1.2. Lấy ý kiến của nhân viên bán hàng ở các khu vực
( dùng để dự báo nhu cầu sản phẩm, dịch vụ )
Mỗi một người bán hàng sẽ ước đoán số lượng hàng bán ra trong tương lai ở khu vực mình, những dự báo này sẽ được thẩm định lại để đoan chắc nó thành hiện thực, sau đó đem phối hợp ước đoán của khu vực khác ở tầm cỡ quốc gia để đi đến một dự báo tổng quát.
Ưu điểm của phương pháp này là rẻ tiền và sát với nhu cầu khách hàng.
Nhược điểm là phụ thuộc vào đánh giá của người bán hàng, thường họ sẽ có hai xu hướng là lạc quan quá hay bi quan quá về việc dự báo tương lai.
1.3. Lấy ý kiến của khách hàng hiện tại và tương lai :
Bộ phận bán hàng và nghiên cứu thị trường thực hiện việc lấy ý kiến khách hàng bằng các cách sau: phỏng vấn trực tiếp, gửi các câu hỏi in sẵn đến khách hàng, dùng đội ngũ cộng tác viên về marketing để thực hiện phỏng vấn …
Ưu điểm là kết quả rất khách quan vì tổng hợp từ ý kiến khách hàng
Nhược điểm quan trọng nhất là khó thu thập thông tin chính xác.
1.4. Phương pháp Delphi :
(phương pháp lấy ý kiến chuyên gia trong và ngoài doanh nghiệp)
Nhà quản trị tiến hành tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài doanh nghiệp. Việc lấy ý kiến được thực hiện như sau :
- Soạn và in sẵn các câu hỏi về lĩnh vực dự báo
Đưa các câu hỏi đến các chuyên gia
Tập hợp và tổng hợp ý kiến trả lời của các chuyên gia
Nếu xuất hiện vấn đề mới hoặc mâu thuẩn quá trình trên được lặp lại lần 2,3,4… cho đến khi thống nhất
Phương pháp này có ứu điểm là khách quan và chính xác, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất và quan trọng nhất là chi phí thực hiện cao.
2. Các phương pháp định lượng :
Khi có đủ số liệu thống kê của các thời kỳ trước, nhà quản trị dựa trên cơ sở toán học thống kê đê tiến hành dự báo.
Dự báo cho thời kỳ thứ n = Số thự tế của thời kỳ thứ (n-1)
2.1. Phương pháp tiếp cận đơn giản :
Phương pháp này sử dụng số liệu của thời kỳ quá khứ sát với thời kỳ dự báo, cách này rất đơn giản và rẻ tiền nhưng mang tính chất áp đặt nên kết quả dự báo có độ sai lệch khá lớn.
2.2. Phương pháp bình quân di động :
Lấy con số bình quân trong từng thời gian ngắn , có khoảng cách đều nhau làm kết quả dự báo cho thời kỳ sau
Phương pháp này thực hiện khi sự biến động của các dãy số không lớn lắm, tuy nhiên còn dựa vào số liệu quá khứ chưa có yếu tố tương lai và chưa phân biệt tầm quan trọng của các số liệu ở các thời kỳ khác nhau
2.3. Phương pháp bình quân di động có trọng số (có hệ số )
Có sự phân biệt tầm quan trọng của các số liệu ở các thời kỳ khác nhau bằng việc sử dụng các trọng số trong từng thời kỳ, việc chọn trọng số phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự nhạy cảm của người dự báo. Tuy nhiên cần nhiều số liệu của quá khứ để dự báo.
Dự báo cho thời kỳ thứ
(n +1)
S( Số thực tế của thời kỳ thứ n x trọng số thời kỳ thứ n)
Tổng các trọng số
=
Ví dụ : Một doanh nghiệp có số liệu bán sản phẩm X trong 4 tháng đầu năm, hãy dự báo cho tháng 5 theo phương pháp bình quân di động có trọng số theo nhóm 3 tháng một với trọng số 4.3.2 (tháng kế trước là 4, cách 2 tháng là 3, cách 3 tháng là 2)
Tháng
Số thực tế
Kết quả dự báo
1
2
3
4
5
12
14
15
14
x
(15x4 +14x3 + 12x2) : 9 = 14
(14x4 +15x3 + 14x2) : 9 = 14,33
2.4 Phương pháp bình quân bé nhất
y = ax + b
Với a, b được tính như sau :
trong đó x – thứ tự các thời kỳ
y – số thực tế (thời kỳ quá khứ)
số dự báo (thời kỳ tương lai)
n – số lượng các số liệu có trong quá khứ
Ví dụ : Cửa hàng A thống kê được lượng hàng bán ra trong 7 tháng (từ tháng 8 năm ngoái đến tháng 2 năm nay) như sau. Dùng phương pháp bình quân bé nhất để dự báo cho 3 tháng tiếp theo :
Tháng
x
Số TT
y
xy
x2
8
9
10
11
12
1
2
1
2
3
4
5
6
7
25
34
28
30
36
40
46
25
68
84
120
180
240
322
1
4
9
16
25
36
49
28
239
1039
140
à
Dự báo tháng 3 : ys = 2.967 x 8 + 22.27 = 46
Dự báo tháng 4 : y4 = 2.967 x 9 + 22.27 = 49
Dự báo tháng 5 : y5 = 2.967 x 10 + 22.27 = 51.94 = 52
2.5 Phương pháp hệ số thời vụ (biến đổi theo mùa)
Dùng cho các loại mặt hàng có nhu cầu biến đổi theo mùa như quần áo, quạt máy, lò sưởi, máy móc nông nghiệp, du lịch, thuốc tây ….
Hệ số thời vụ được tính như sau :
=
Hệ số thời vụ của thời kỳ thứ n
Nhu cầu bình quân của thời kỳ thứ n
Nhu cầu bình quân của 1 thời kỳ
Ví dụ : Doanh số bán hàng của 12 tháng trong hai năm 2004 và 2005 được cho theo bảng sau, hãy tính hệ số thời vụ của các tháng
Tháng
2004
2005
Nhu cầu bình quân của thời kỳ thứ n
Nhu cầu bình quân của 1 thời kỳ
Hệ số
thời vụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
35
40
26
34
42
52
45
51
38
34
25
33
41
42
28
32
40
46
43
49
38
32
29
37
(35 + 41) / 2 = 38
(40 + 42) / 2 = 41
(26 + 28) / 2 = 27
(34 + 32) / 2 = 33
(42 + 40) / 2 = 41
(52 + 46) / 2 = 49
(45 + 43) / 2 = 42
(51 + 49) / 2 = 50
(38 + 38) / 2 = 38
(34 + 32) / 2 = 33
(25 + 29) / 2 = 27
(33 + 37) / 2 = 35
38
38
38
38
38
38
38
38
38
38
38
38
38 : 38 = 1
41 : 38 = 1.08
27 : 38 = 0.71
33 : 38 = 0.87
41 : 38 = 1.08
49 : 38 = 1.29
42 : 38 = 1.10
50 : 38 = 1.32
38 : 38 = 1
33 : 38 = 0.87
27 : 38 = 0.71
35 : 38 = 0.92
Ĩ
455
457
Nhu cầu b/q 1 thời kỳ = ( å doanh số 2004 + å doanh số 2005 )
(12 x 2)
= (455 + 457) / 24 = 38
Dự báo cho các tháng năm 2006, nếu biết năm 2006 sản xuất 480 sp.
Dự báo 1/2006 = (480 : 12) x 1 = 40
Dự báo 2/2006 = (480 : 12) x 1.08 = 43.2
Dự báo 3/2006 = (480 : 12) x 0.71 = 28.4
……
Dự báo 12/2006 = (480 : 12) x 0.92 = 36.8
2.6 Dự báo theo từng nguyên nhân
Sử dụng phương trình : y = ax + b
Với a, b được tính như sau :
Trong đó : x – nguyên nhân ( biên số)
y – số thực tế ( thời kỳ quá khứ )
- số dự báo ( thời kỳ tương lai)
Ví dụ : Cửa hàng bán kem A nhận thấy mức doanh thu hàng ngày phụ thuộc vào nhiệt độ của ngày. Số liệu 10 ngày vừa qua được trình bày trong bảng sau, hãy dự báo thu nhập của ngày mai nếu nhiệt độ là 30°C
Gọi x : nhiệt độ của ngày
y: doanh thu của cửa hàng bán kem A (triệu đồng)
°C (x)
Dthu
(y)
xy
Ngày mai nếu nhiệt độ là 30°C thì doanh thu dự báo đạt được là :
y = 0.188 x 30 -4.27 = 1.37 (triệu đồng)
x2
28
26
27
29
31
33
29
28
30
31
0.9
0.7
0.8
1.2
1.4
2
1.1
1
1.5
1.6
25.2
18.2
21.6
34.8
43.4
66
31.9
28
45
49.6
784
676
729
841
961
1089
841
784
900
961
292
12.2
363.7
8566
Đánh giá hàm dự báo :
y = ax + b bằng 2 chỉ tiêu như sau :
1/ Sai lệch tiêu chuẩn
2/ Hệ số tương quan
Sai lệch tiêu chuẩn S càng nhỏ thì mức độ chính xác của dự báo càng cao. Khi sử dụng nhiều phương pháp dự báo, phương pháp nào có S nhỏ nhất thì được dùng.
Hệ số tương quan r cho biết mức độ quan hệ của x và y (-1≤ r ≤ 1)
- Khi r = ± 1 : x và y có quan hệ chặt chẽ
- Khi r = 0 : x và y không có quan hệ gì.
4. KIỂM TRA KẾT QUẢ DỰ BÁO
Kiểm tra bằng 2 chỉ tiêu :
Số thực tế của thời kỳ thứ n
--
S
Số thời kỳ khảo sát n
Số dự báo của thời kỳ thứ n
1. Sai số tuyệt đối b/q (MAD) =
S | Sai số |
n
Công thức viết gọn : MAD =
( ( c - ) -
S
Số thực tế của thời kỳ thứ n
(Số dự báo của thời kỳ thứ n)
Sai số tuyệt đối bình quân
2. Tín hiệu dự báo =
S (Sai số)
MAD
Công thức viết gọn : Tín hiệu dự báo =
BÀI TẬP
BÀI 1 Bệnh viện Cần Thơ có số thống kê người nhập viện trong 10 tuần qua như sau :
Tuần thứ
Số nhập viện
Tuần thứ
Hãy dự báo số người nhập viện trong tuần thứ 11 bằng :
1, Phương pháp bình quân di động 3 tuần một
2, Phương pháp bình quân di động 3 tuần một có trọng số 0,5 ; 0,3 ; 0,2
3, Phương pháp bình quân bé nhất
Số nhập viện
1
29
6
25
2
26
7
34
3
25
8
25
4
28
9
29
5
38
10
30
BÀI 2 : Hai ông Phó giám đốc của xí nghiệp đã dự báp số Acquy bán được như sau :
Năm
Số bán thực tế
Số dự báo của PGĐ kinh doanh
Vậy ông phó giám đốc nào dự báo đúng hơn ?
Số dự báo của PGĐ sản xuất
1
167325
170000
160000
2
175362
170000
165000
3
172536
180000
170000
4
156732
180000
175000
5
176325
165000
165000
BÀI 3 : Khu A thấy doanh số nước giải khác bán ra phụ thuộc vào nhiệt độ trung bình trong ngày như sau :
Nhiệt độ (oF)
Doanh số bán ra (x 1000USD)
Nhiệt độ (o F)
Ngày mai khí tượng dự báo nhiệt độ sẽ là 95oF vậy các quán giải khát ở khu A có thể bán được bao nhiêu chai nước giải khát
Doanh số bán ra (x 1000USD)
81
135
82
140
75
130
66
110
59
100
91
155
80
138
93
158
79
125
65
115
58
95
78
125
69
118
73
120
89
150
BÀI 4 : Nhu cầu của bánh trung thu Kinh Đô được theo dõi trong suốt sáu tuần qua như sau :
Tuần
1
2
3
4
5
6
Nhu cầu
650
521
563
735
514
596
Hãy dự báo nhu cầu trong tuần thứ 7 bằng cách dùng phương pháp :
a, Bình quân di động trong 5 giai đoạn
b, Bình quân di động có trọng số ( 0.5, 0.3, 0.2) trong 3 giai đoạn
BÀI 5: Cty TNHH Thanh Duy buôn bán máy điện toán có doanh số bán máy PC trong năm qua chia theo từng tháng như sau
Tháng
Nhu cầu thực
Tháng
Hãy dùng phương pháp bình quân bé nhất.
để dự báo số máy bán ra cho tháng giêng năm nay ( tháng 13)
Nhu cầu thực
1
37
7
43
2
40
8
47
3
41
9
56
4
37
10
52
5
45
11
55
6
50
12
54
BÀI 6: Công ty thương mại dịch vụ X có kết quả bán sản phẩm A qua các tháng trong năm qua như sau:
Tháng
Số lượng
Tháng
A, Hãy dự báo số lương hàng bán cho tháng 1 năm nay bằng :
1, Phương pháp bình quân di động 3 tháng một
2, Phương pháp bình quân di động 3 tháng một có trọng số 0,5 ; 0,3 ; 0,2
3, Phương pháp bình quân bé nhất
B, Xác định xem phương pháp nào chính xác nhất
Số lượng
1
1123
7
1102
2
1231
8
1260
3
916
9
1018
4
1095
10
1184
5
969
11
979
6
1247
12
1252
Hãy dự báo số lượng bán ra trong quí 17 đến quí 20 theo phương pháp bình quân bé nhất.
BÀI 7: Cửa hàng Cơ khí theo dõi số máy phát điện hiệu Honda bán ra trong từng quí qua 4 năm vừa rồi như sau :
Quí
Số lượng bán ra
(x 1000 đv)
Quí
Số lượng bán ra
(x 1000 đv)
1
1.0
9
2.0
2
3.0
10
4.0
3
4.0
11
6.0
4
2.0
12
3.0
5
1.0
13
2.0
6
3.0
14
5.0
7
5.0
15
7.0
8
3.0
16
4.0
BÀI 8 : Nhà hàng Cây Tre chuyên bán hải sản và món được thích nhất là Cua. Ong chủ nhà hàng muốn tính dự báo hàng tuần cho món này để biết mà đặt hàng cho vừa đủ. Nhu cầu trong thời gian qua như sau :
Tuần
Số lần được gọi
Tuần
a, Hãy dùng phương pháp bình quân di động 3 giai đoạn để dự báo nhu cầu cho tuần 23/6, 30/6, 7/7
Số lần được gọi
2/6
50
23/6
56
9/6
65
30/6
55
16/6
52
7/7
60
b, Hãy dùng phương pháp bình quân di động có trọng số để dự báo nhu cầu cho tuần 23/6, 30/6, 7/7, với các trọng số 0.5, 0.3 và 0.2
c, Hãy tính MAD cho mỗi phương pháp dùng để dự báo trên.
BÀI 9: Công viên Đầm Sen có doanh số nước giải khát bán ra phụ thuộc vào nhiệt độ trung bình trong ngày như sau
Nhiệt độ
(oC)
Doanh số
(x 1.000đ)
Nhiệt độ
(oC)
Ngày mai dự báo nhiệt độ là 35 oC , vậy các điểm bán nước giải khát ở Đầm sen có doanh số bao nhiêu.
Doanh số
(x 1.000đ)
28
1350
29
1400
27
1380
33
1550
26
1250
34
1580
31
1500
25
1250
24
1200
BÀI 10 :
Công ty điện thoại có số nhu cầu thực về điện thoại trong 18 tháng qua như sau:
Tháng
Số lượng
Tháng
Số lượng
Tháng
Số lượng
1
185
7
184
13
189
2
178
8
188
14
182
3
169
9
180
15
195
4
176
10
184
16
189
5
190
11
174
17
192
6
174
12
190
18
187
Hãy dùng: 1. Phương pháp bình quân di động 3 tháng và 6 tháng để tính dự báo cho đến cuối tháng 18
Phương pháp bình quân di động có trọng số : 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 để dự báo cho tháng 19
BÀ1 11 : Qua 1 năm kinh doanh, công ty TNHH Hồng phúc có ghi được số vỏ xe gắn máy bán ra cho từng tháng như sau:
Tháng
Số lượng
Tháng
Hãy dùng phương pháp bình quân bé nhất để dự báo số vỏ bán ra cho tháng giêng năm nay
( tháng 13)
Số lượng
1
3000
7
3260
2
3200
8
3400
3
3140
9
3450
4
3300
10
3380
5
3340
11
3470
6
3390
12
3550
BÀI 12 : Công ty Mai Linh có số lần khách hàng thuê xe trong 12 tháng qua như sau:
Tháng
Số lượng
Tháng
Hãy dùng phương pháp bình quân bé nhất để dự báo số lần thuê xe ra cho tháng giêng năm nay ( tháng 13)
Số lượng
1
144
7
156
2
154
8
164
3
146
9
167
4
158
10
162
5
150
11
169
6
158
12
172
BÀI 13: Bưu điện quận 1 nhận thấy số thư nhận được hàng ngày biến đổi theo ngày trong tuần. Họ theo dõi trong hai tuần tiếp và thu được kết quả như sau:
Ngày
Tuần 1 (1000 cái)
Nếu trưởng chi nhánh ước lượng trong tuần tới sẽ có độ 230.000 thư phải chuyển, hãy dự báo số thư phải chuyển trong từng ngày
Tuần 2 (1000 cái)
Thứ hai
20
15
Thứ ba
30
32
Thứ tư
35
30
Thứ năm
50
48
Thứ sáu
70
72
Thứ bảy
15
10
Chủ Nhật
5
8
Tổng Cộng
225
215
II. HOẠCH ĐỊNH CÁC NGUỒN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm về hoạch định các nguồn lực.
Hoạch định các nguồn lực là kết hợp việc sử dụng các yếu tố sản xuất một cách hợp lý vào quá trình sản xuất nhằm đảm bảo sản xuất ổn định chi phí sản xuất thấp nhất và sản lượng hàng tồn kho tối thiểu trong một tương lai từ 3tháng đến 18 tháng. Khi hoạch định nhà quản trị sẽ quyết định mức sản xuất trong giờ, mức sản xuất ngoài giờ, mức tồn kho, mức thuê ngoài … để đạt tổng chi phí là thấp nhất và hàng tồn kho tối thiểu.
Sau khi dự báo nhu cầu sản phẩm, nhà quản trị lập ra kế hoạch về việc sử dụng và kết hợp các nguồn lực hiện có nhằm đạt hiệu quả nhất.
Việc hoạch định các nguồn lực trong doanh nghiệp có ảnh hưởng liên quan đến các hoạt động khác, thể hiện trong sơ đồ sau :
Quyết định về sản phẩm
Các quyết định về sản xuất
Hoạch định các nguồn lực
Hoạch định lịch trình sản xuất
Hoạch định nhu cầu vật tư
Hoạch định việc sử dụng máy móc thiết bị
Nghiên cứu
thị trường
NC sản phẩm và kỹ thuật sản xuất
Dự báo các đơn đặt hàng
Nhân lực
Máy móc
Nguyên liệu
Hàng tồn kho
Hợp đồng phụ
Căn cứ vào dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp mà nhà quản trị đề ra kế hoạch về sử dụng nguồn nhân lực hiện có, điều chỉnh mức tồn kho sản phẩm của doanh nghiệp.
2. Các chiến lược thuần túy
Khi lập kế hoạch việc hoạch định các nguồn lực, nhà quản trị phải biết chọn lựa những phương án khả thi nhất nhằm đạt hiệu quả và chi phí thấp nhất. Có 2 nhóm chiến lược được sử dụng khi hoạch định, mỗi nhóm có những thế mạnh của mình, việc kết hợp nhuần nhuyễn các chiến lược của 2 nhóm là một sự thành công của nhà quản trị.
2.1 Các chiến lược thụ động ( Passive Stratery) (thụ động theo cầu)
2.1.1. Chiến lược tồn kho : Dự trữ 1 lượng thành phẩm lúc nhu cầu thấp để khi nhu cầu tăng có thể đáp ứng ngay. Chiến lược này dùng cho sản xuất hàng hoá
Ưu điểm : Luôn ổn định nguồn nhân lực kéo theo sự ổn định tâm lý người lao động, làm cho chất lượng sản phẩm luôn ổn định ở mức cao. Không tốn thên chi phí đào tạo và sa thải khi nhu cầu tăng giảm và không có sự thay đổi đột ngột trong sản xuất .
Nhược điểm lớn nhất là chi phí tồn kho tăng cao, trong một số sản phẩm đặc biệt (thực phẩm đông lạnh…) sẽ tốn nhiều chi phí tồn kho và bị hao mòn vô hình.
2.1.2.Chiến lược tăng giảm lao động theo nhu cầu : Khi dự đoán nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sắp tới tăng cao. Doanh nghiệp có thể đào tạo huấn luyện thêm lao động và sẽ sa thải lao động khi nhu cầu giảm. Chiến lược này được dùng nhiều trong khu vực có nhiều lao động nhàn rỗi.
Ưu điểm: Cân bằng khả năng sản xuất và nhu cầu sản phẩm, chi phí tồn kho thấp. Số lượng sản phẩm bảo đảm, giữ uy tín cho doanh nghiệp
Nhược điểm: Cần nhiều chi phí cho đào tạo và sa thải, bên cạnh đó luôn tạo tâm lý không ổn định cho người lao động và chất lượng sản phẩm trong giai đoạn đầu đào tạo không cao
2.1.3.Chiến lược sản xuất ngoài giờ quy định :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qtsx_7417.doc
- qtsx_1657.doc