Tất cả các loại tế bào đều được bao bọc bởi màng sinh chất
Màng sinh chất là màng lipoproteid bao phủ khối tế bào chất của tế bào
Màng sinh chất cách ly tế bào với môi trường ngoại bào, thực hiện sự trao đổi vật chất và thông tin giữa tế bào và môi trường.
Màng sinh chất tồn tại ở các dạng tế bào prokaryote và eukaryote.
Màng sinh chất ở các dạng tế bào khác nhau có cấu tạo khác nhau
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8412 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Màng sinh chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH HỌC TẾ BÀO Chương 4: Màng sinh chất I/ Khái niệm về hệ thống màng sinh học Tất cả các loại tế bào đều được bao bọc bởi màng sinh chất Màng sinh chất là màng lipoproteid bao phủ khối tế bào chất của tế bào Màng sinh chất cách ly tế bào với môi trường ngoại bào, thực hiện sự trao đổi vật chất và thông tin giữa tế bào và môi trường. Màng sinh chất tồn tại ở các dạng tế bào prokaryote và eukaryote. Màng sinh chất ở các dạng tế bào khác nhau có cấu tạo khác nhau II/ Cấu tạo màng sinh chất 2.1. Thành phần hóa học của màng Lipid Protein Glucid Các chất khác 2.2. Cấu trúc phân tử của màng sinh chất Thành phần chủ yếu của màng sinh chất là lipid và protein Xem xét mối quan hệ giữa lipid và protein + Mô hình cấu trúc màng của Davson – Danielli + Mô hình khảm lỏng của Singer – Nicolson + Quan điểm hiện nay về cấu trúc màng Mô hình cấu trúc màng của Davson – Danielli Năm 1935, Davson – Danielli xây dựng mô hình cấu trúc màng đầu tiên Cơ sở cấu trúc màng bao gồm 2 lớp phân tử phospholipid nằm thẳng góc với bề mặt tế bào Các nhóm phân cực (ưa nước) quay ra ngoài, hường về nước. Nhóm không phân cực (kỵ nước) quay lại với nhau Phía ngoài và phía trong lớp phospholipid có một lớp phân tử protein hình cầu Trong đó, các nhóm phân cực của protein cũng hướng ra ngoài và các nhóm không phân cực hướng về phía lipid. Các phân tử protein tạo nên lỗ cực của màng. Chiều dày của màng khoảng 80 μm, lực tác dụng giữa 2 màng là lực tĩnh điện Mô hình khảm lỏng của Singer – Nicolson Năm 1972, Singer – Nicolso đưa ra mô hình khảm lỏng Chấp nhận quan điểm về lớp kép phospholipid định hướng nhưng sự sắp xếp protein hoàn toàn khác mô hình của Davson – Danielli Protein đặc hiệu thâm nhập sâu vào bên trong màng để làm cầu nối cho hàng loạt các chức năng cơ bản của màng. + Các protein nằm ở mặt ngoài thì khác với protein nằm ở mặt trong, một số màng hoàn toàn không có protein ngoại biên + Các protein định vị một phần hoặc hoàn toàn nằm trong lớp kép phospholipid + Các protein sợi nằm một phần trong màng hoặc xuyên qua màng Trong màng nguyên sinh chất ở cơ thể bậc cao ngoài phospholipid còn có cholesterol Cấu trúc của màng không có tính ổn định Các protein cũng có thể chuyển động, nhưng chậm hơn nhiều so với phospholipid Trong mô hình khảm lỏng, các lỗ trên màng được thể hiện như các đường ống xuyên qua một hoặc một nhóm phân tử protein. Các lỗ trên màng có tính chọn lọc cao Mô hình khảm lỏng của màng sinh chất Quan điểm hiện nay về cấu trúc màng Màng sinh chất được cấu tạo bởi lớp kép lipid và protein, có thể là sợi, hình cầu, phân bố linh động ở các vị trí khác nhau Lớp phân tử kép lipid: gồm 2 lớp phân tử lipid áp sát nhau Thành phần hóa học của màng lipid gồm có 2 loại: phospholipid và cholesterol Các phân tử phospholipid xếp xen kẽ với nhau, thay đổi vị trí cho nhau -> tính linh động của màng tế bào Phospholipid là thành phần chính tạo nên lớp màng cơ bản của tế bào và là thành phần chính phụ trách sự vận chuyển thụ động vật chất qua màng Cholesterol: là loại phân tử lipid nằm xen kẽ các phospholipid và rải rác trong 2 lớp màng Tỉ lệ cholesterol càng cao thì màng càng cứng và bớt tính linh động Các phân tử protein màng tế bào: + Protein xuyên màng + Protein ngoại vi Cacbohydrat màng tế bào: có mặt dưới dạng các olygosaccharide Áo tế bào (cell coat): gồm 3 thành phần: lipid màng, protein xuyên màng và protein ngoại vi cùng với cacbohydrat glycosyl hóa tạo nên một lớp bao phủ tế bào gọi là áo tế bào cấu trúc phân tử, B- mô hình cấu trúc, C- mô tả cùng với hai phân tử phospholipid trong một lớp, 1. Các vòng steroid, 2. Đầu phân cực, 3. Đuôi hydrocacbon không phân cực, 4. Nhóm phía sau lỗ đầu, 5. Vùng cholesterol cứng, 6. Vùng chất lỏng bổng sung Sơ đồ hai phân tử protein xuyên màng BADN3 1. Khoảng trống ngoại bào; 2. Tế bào chất; 3. Lớp phospholipid kép III/ Chức năng của màng sinh chất 3.1. Chức năng bảo vệ Bảo vệ cơ học + Ngăn cách tế bào với môi trường bên ngoài + Bảo vệ vật chất bên trong tế bào được ổn định + Bảo vệ tế bào khỏi những tác động cơ học Bảo vệ về mặt sinh lý + Điều hòa dòng trao đổi từ ngoài vào và từ trong ra + Bắt giữ và đào thải kẻ thù xâm nhập vào tế bào 3.2. Chức năng thông tin – miễn dịch 3.3. Chức năng trao đổi chất 3.4. Chức năng vận chuyển các chất qua màng