Mấy khuyến nghị về chính sách ngoại ngữ ở Việt Nam thời hội nhập

Trong đời sống ngôn ngữ vào thời kỳ hội nhập quốc tế, ngoại ngữ cần cho mọi thế hệ, nhất là giới trẻ nước ta Trước đây, việc học tiếng nước ngoài có khi do áp đặt, nhưng ngày nay, mọi người thường mong muốn và tự giác có được năng lực về ngoại ngữ. Chẳng hạn như một em bé người Hmông ở Sa Pa (Lào Cai), tuy vốn tiếng Việt còn ít ỏi, nhưng lại có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh thành thạo; trong khi một kỹ sư nông nghiệp ở vùng biên giới Việt-Trung lại mong muốn thực hành tiếng Hoa tốt hơn là tiếng Anh, nhằm giúp cho việc hợp tác về chuyên môn với đồng nghiệp tốt hơn. Mỗi ngôn ngữ có vị thế của nó trong đời sống ngôn ngữ. Không chỉ là ngoại ngữ, các thứ tiếng: Hoa, Khmer và Lào còn được xem là ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt nam Trên cơ sở phân tích tình hình chính sách ngôn ngữ nói chung, chính sách ngoại ngữ nói riêng, chúng tôi xin đưa ra một vài khuyến nghị đối với quý vị làm chính sách ở Việt Nam. Ưu tiên dành cho một ngoại ngữ chịu tác động của cuộc sống hiện tại, đặc biệt là sinh kế. Song mọi áp đặt về chính sách ngôn ngữ đều gây phản cảm, thậm chí là phản ứng ngầm. Khi Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước thì chính sách thích hợp là hướng tới trạng thái đa ngữ trong đa dạng văn hóa, được tổ chức UNESCO khuyến khích. Sau cùng, những quan điểm chỉ đạo về chính sách ngoại ngữ ở Việt Nam cần được đưa vào Luật Ngôn ngữ đang được xây dựng.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mấy khuyến nghị về chính sách ngoại ngữ ở Việt Nam thời hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 249 MẤY KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI NGỮ Ở VIỆT NAM THỜI HỘI NHẬP Vng Toàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Tóm t t: Trong đời sống ngôn ngữ vào thời kỳ hội nhập quốc tế, ngoại ngữ cần cho mọi thế hệ, nhất là giới trẻ nước ta Trước đây, việc học tiếng nước ngoài có khi do áp đặt, nhưng ngày nay, mọi người thường mong muốn và tự giác có được năng lực về ngoại ngữ. Chẳng hạn như một em bé người Hmông ở Sa Pa (Lào Cai), tuy vốn tiếng Việt còn ít ỏi, nhưng lại có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh thành thạo; trong khi một kỹ sư nông nghiệp ở vùng biên giới Việt-Trung lại mong muốn thực hành tiếng Hoa tốt hơn là tiếng Anh, nhằm giúp cho việc hợp tác về chuyên môn với đồng nghiệp tốt hơn. Mỗi ngôn ngữ có vị thế của nó trong đời sống ngôn ngữ. Không chỉ là ngoại ngữ, các thứ tiếng: Hoa, Khmer và Lào còn được xem là ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt nam Trên cơ sở phân tích tình hình chính sách ngôn ngữ nói chung, chính sách ngoại ngữ nói riêng, chúng tôi xin đưa ra một vài khuyến nghị đối với quý vị làm chính sách ở Việt Nam. Ưu tiên dành cho một ngoại ngữ chịu tác động của cuộc sống hiện tại, đặc biệt là sinh kế. Song mọi áp đặt về chính sách ngôn ngữ đều gây phản cảm, thậm chí là phản ứng ngầm. Khi Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước thì chính sách thích hợp là hướng tới trạng thái đa ngữ trong đa dạng văn hóa, được tổ chức UNESCO khuyến khích. Sau cùng, những quan điểm chỉ đạo về chính sách ngoại ngữ ở Việt Nam cần được đưa vào Luật Ngôn ngữ đang được xây dựng. Abstract: In the national linguistic living during the international integration period, foreign languages are essential to all generations, especially to youngsters. Beforehand, foreign language learning was forced sometimes but now, it becomes a desirable and voluntary working requirement to anyone. For examples: A Hmong teenager in Sapa (Lao Cai province) having little Vietnamese skill can be proficient in English by daily usage while an agricultural engineer working in the Vietnamese-Chinese border region would like to improve his Chinese skills more than English ones to support his professional cooperation with Chinese colleagues. Each language has its own position in the linguistic living. Three tongues of Chinese, Khmer and Lao are also vernacular of these three ethnic groups in Vietnam. Based on an analysis on the Vietnamese situations reflecting the linguistic policies in general and on foreign languages in particular, some recommandations are proposed to the politics-makers. The privilege should be focused on any foreign language by our modern life, especially to look for a living. So that, any imposition in linguistic policies provokes an asympathy, even a clandestine reaction. A multilingualism in cultural pluralism solicited by UNESCO is favourable to Vietnam which would like to be friendly toward all the countries. Finally, the directive stand-points of policies to foreign languages in Vietnam should be introduced in the Law of languages in construction. 1. Ngoại ngữ trong đời sống ngôn ngữ của người Việt Nam thời mở cửa để hội nhập Ngoại ngữ là phương tiện không thể thiếu khi cần/muốn giao lưu với người nước ngoài và/hoặc tiếp cận với thông tin bằng tiếng nước ngoài. Do vậy, khi Việt Nam bước vào thời kỳ mở cửa để hội nhập, đương nhiên ngoại ngữ trở thành một công cụ đắc dụng trong hành trang của mọi người, mọi thế hệ, nhất là lớp trẻ. Cùng với những kiến thức về tin học, tùy công việc, trình độ và khả năng hiểu biết/sử dụng một hay nhiều ngoại ngữ đã trở thành một trong những tiêu chuẩn "cần" khi tuyển chọn nhân viên trong mọi thành phần kinh tế... Chỉ cần đọc lướt các yêu cầu tuyển dụng được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng là ta có thể thấy ngay điều này. Ti u ban 1: Đào to chuyên ng 250 Trước đây, có nơi, có lúc ngoại ngữ bị áp đặt là ngôn ngữ bắt buộc... thậm chí người dân không được học tiếng mẹ đẻ. Nay nhiều nơi, nhiều lúc, học và sử dụng ngoại ngữ hoàn toàn do tự nguyện đôi khi thái quá đến mức tự coi thường và xem nhẹ vị trí của tiếng mẹ đẻ! Khi Việt Nam “muốn làm bạn với tất cả các nước” thì càng biết nhiều ngoại ngữ càng có lợi, bởi người ta sẽ chủ động hơn trong giao lưu và tiếp cận thông tin, phục vụ cho cả kinh doanh và sản xuất (như một thông tin mới nắm bắt được có thể sẽ dẫn tới đổi mới công nghệ), vừa lợi nhà mà cũng rất ích nước. Lợi ích các mặt của người dân và đất nước luôn chịu sự tác động của chính sách xã hội, trong đó có chính sách ngoại ngữ. trước hết là chính sách giáo dục ngoại ngữ, do nó có tác động quan trọng đến cả đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, quốc phòng, Do vậy, chính sách ngoại ngữ cần phù hợp với thực tiễn Việt Nam, song không thể xem đây chỉ là khẩu hiệu suông. Để đi đến một vài khuyến nghị về chính sách ngoại ngữ ở Việt Nam trong xu thế hội nhập, chúng ta cần xuất phát từ thực trạng tình hình hiện nay. 2. Mấy khuyến nghị từ thực trạng về chính sách ngoại ngữ ở Việt Nam 2.1. Do chính sách ngoại ngữ không chỉ xác định vị thế và những ưu tiên dành cho một (số) ngoại ngữ trong mối tương quan với các ngôn ngữ khác (cùng được hành chức trong một cộng đồng dân tộc), nên ở một quốc gia đa dạng văn hóa như Việt Nam, ngoại ngữ được xem xét trong mối tương quan với ngôn ngữ quốc gia (tiếng Việt) và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số (DTTS) trong nước, đặc biệt là ngôn ngữ của ba dân tộc láng giềng: Hoa, Khmer1 và Lào còn có tư cách là các ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam. 1 Hoa, Khmer là tên gọi chính thức các DTTS này ở Việt Nam. Hai ngôn ngữ này còn được gọi là tiếng Trung (Quốc/Hoa)/Hán và Campuchia/ Miên, khi xem là những ngoại ngữ, như trong các bản gốc khi được trích dẫn. Chúng tôi có đề xuất cách gọi tên thống nhất ở cuối bài. Luật phổ cập giáo dục tiểu học (1998) quy định Ngôn ngữ dùng trong nhà trường như sau: “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường”, đồng thời cũng xác định: “Nhà nước tạo điều kiện để người DTTS được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình” Luật Giáo dục (2005) chỉ rõ: “1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục, Thủ tướng Chính phủ quy định yêu cầu cụ thể việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. 2. Nhà nước tạo điều kiện để người DTTS được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho người DTTS dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác”. Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên: Tiếng DTTS trở thành môn học. Nói cách khác, không chỉ là ngoại ngữ, các thứ tiếng; Hoa, Khmer và Lào còn có vị trí trong cả giáo dục phổ thông lẫn giáo dục thường xuyên, và thêm nữa, theo Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09/11/2004 về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng DTTS đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi thì “đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ công chức là một trong những nhiệm vụ quan trọng và yêu cầu bắt buộc”, và ngày 24/01/2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 03/2006/QĐ- BGD&ĐT ban hành Chương trình khung dạy tiếng DTTS (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng DTTS. Chương trình dạy tiếng Lào cho cán bộ, chiến sĩ phục vụ việc cắm mốc biên giới Việt-Lào do Văn phòng Chính phủ chủ trương, được Bộ Giáo dục cùng Ban Biên giới triển khai từ năm 2008 và một số lớp tiếng Lào gần đây được tổ chức là những ví dụ cụ thể. Việc sử dụng tiếng DTTS được coi trọng nhằm phục vụ công tác tuyên truyền cách mạng, ngay từ Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 251 khi chưa nắm được chính quyền. Nghị quyết của Trung ương Đảng về công tác trong các DTTS ngày 28/3/1935 chỉ rõ: “Các tỉnh có người DTTS phải dùng đủ phương pháp mà xuất bản báo chương, truyền đơn và các tài liệu khác bằng chữ DTTS ” và «các dân tộc được dùng tiếng mẹ đẻ của mình trong sinh hoạt chính trị, kinh tế và văn hoá”(2). Chỉ thị số 525-TTg ngày 02/11/1993 của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế, xã hội miền núi chỉ rõ: “Tiếp tục phát triển phát thanh và truyền hình ở miền núi và vùng dân tộc: hết 1995, hoàn thành việc phủ sóng truyền hình cho các huyện. Nâng cao chất lượng các buổi phát thanh bằng tiếng dân tộc.” Quyết định 53CP ngày 22/02/1980 của Hội đồng Chính phủ về chủ trương đối với chữ viết của các DTTS đã giao cho Bộ Văn hoá và Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, thế thao, du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông) chỉ đạo việc “Tổ chức việc sử dụng đồng thời tiếng, chữ phổ thông và tiếng, chữ dân tộc trong công tác thông tin, tuyên truyền triển lãm ở các vùng đồng bào DTTS”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá IX) (2005) nêu rõ: «Tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng DTTS». Với chủ trương như thế, không chỉ được triển khai dạy-học ở nhà trường, hoạt động phát thanh và truyền hình ở trung ương và địa phương đã có các chương trình tiếng Hoa (được xem là ngoại ngữ) và tiếng Khmer (trong các hệ phát sóng tiếng dân tộc VOV4 và VTV5). Việc sử dụng tiếng DTTS nay còn được coi trọng, xét trong tương quan với ngoại ngữ. Dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước được Bộ Nội vụ đăng tải, lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân nhấn mạnh điều kiện về trình độ ngoại ngữ của chức danh Thứ trưởng: sử 2 Văn kiện Đảng. H., Nxb Sự thật, 1964, tr. 481. đụng được ít nhất một ngoại ngữ thông dụng (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc) trình độ cao cấp bậc 6 trở lên hoặc sử dụng được tiếng Lào, Campuchia hoặc tiếng DTTS (3). Một chính sách ngôn ngữ sẽ chỉ có tác dụng tích cực khi phù hợp với lòng người, đó là đáp ứng nhu cầu có thực và thường xuyên chứ không phải áp đặt (hoàn toàn chỉ vì theo qui chế hiện hành hoặc để đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nào đó, có tính nhất thời (cốt đủ điểm dẫn đến nạn chạy/mua bằng cấp/chứng chỉ). Như thế, ở vùng có đông đồng bào DTTS, chủ trương sử dụng một thứ tiếng phổ biến trong vùng có thể thay cho tiêu chuẩn ngoại ngữ đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang địa phương quả thực đã phát huy tác dụng hơn nhiều. 2.2. Chính sách ngoại ngữ xác định vị thế và những ưu tiên dành cho một (số) ngôn ngữ trong mối tương quan với các ngôn ngữ khác cùng được hành chức ở một quốc gia, thể hiện rõ nhất là trong giáo dục. PGS.TS Bùi Hiền (4) nhắc lại rằng ngay tại buổi lễ khai giảng trường Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15-11-1945, trước sự có mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo sự Nguyễn Văn Huyên, Giám đốc Đại học vụ (về sau là Bộ trưởng Bộ Giáo dục), đã nói: “ vì nhận xét rằng trong thế giới đại đồng ngày nay không một nước nào dầu lớn hay nhỏ, là có thể sống tách biệt được, nên trường đại học sẽ chú trọng đặc biệt ngay trong niên khoá 1945-1946 tới những sinh ngữ có quan trọng cho văn hoá như tiếng Trung Hoa, tiếng Anh-Mĩ, tiếng Nga”(5). Và cũng ngay từ năm học đầu tiên sau ngày Độc lập, ở các trường trung học phổ thông trong cả nước đều dạy song song hai ngoại ngữ là Pháp và Anh. 3 it-nhat-mot-ngoai-ngu-888756.htm 4 Xin cám ơn PGS.TS Bùi Hiền, Nguyên Phó Hiệu tưởng Trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, đã cho phép chúng tôi tham khảo và trích dẫn bản thảo Tuyển tập. 5 Báo Nhân dân, 31-12-2001. Ti u ban 1: Đào to chuyên ng 252 Năm 1950, thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất trong điều kiện kháng chiến đặc biệt khó khăn, Nhà nước cho rút ngắn hệ thống giáo dục phổ thông từ 12 năm xuống còn 9 năm, các môn ngoại ngữ tạm thời vắng mặt trong chương trình. Sau hiệp định Genève năm 1954, miền Bắc tiến hành cải cách để hợp nhất hệ thống giáo dục của vùng tự do và vùng tạm chiếm cũ thành hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm: môn tiếng Pháp/ tiếng Anh vốn có ở các trường tạm chiếm cũng bị loại luôn. Kể từ năm 1956 đến nay, các ngoại ngữ được dạy và học chính thức trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam không thay đổi, bao gồm tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và gần đây là tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và một số ngoại ngữ khác. Việc kiên trì giữ vững chủ trương dạy-học cả 4 ngoại ngữ phổ biến là Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc đã 3 lần được khẳng định trong các Chỉ thị và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Mãi cho tới năm 1958, môn ngoại ngữ mới được khôi phục lại trong trường phổ thông (ban đầu là tiếng Nga và tiếng Trung Quốc, sau đó thêm tiếng Anh và tiếng Pháp). Từ đó trở đi, ngoại ngữ luôn luôn có vị trí nhất định trong hệ thống các môn học phổ thông. Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện và yêu cầu thực tiễn của đất nước trong từng giai đoạn mà bộ môn ngoại ngữ nói chung và từng ngoại ngữ cụ thể nói riêng lại có những vị thế khác nhau. Trong giai đoạn này tiếng Nga và tiếng Trung được coi trọng hơn vì đó là tiếng của hai nước XHCN lớn (đặc biệt là tiếng Nga, không chỉ được xem là “ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc” ở Liên bang Xô viết cũ mà còn được sử dụng như công cụ làm việc ở khối SEPT, gồm các nước XHCN ở Đông Âu), cho nên được dạy phổ biến khắp nơi, còn tiếng Anh và tiếng Pháp chỉ day-học rải rác ở thủ đô và một số thành phố lớn. Năm 1968, Chỉ thị số 43/TTg “Về việc đẩy mạnh công tác dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, các trường chuyên nghiệp, trong cán bộ khoa học, kĩ thuật, kinh tế và trong công nhân kĩ thuật” của Thủ tướng Chính phủ sau khi chỉ rõ: “ các ngành, các cấp chưa nhận thức được đúng đắn vai trò và tác dụng của ngoại ngữ đối với sự nghiệp cách mạng văn hoá, khoa học, kĩ thuật của nước ta. Các cơ quan giáo dục chưa làm cho mọi người thấy rõ ngoại ngữ là một phần không thể thiếu được trong nền giáo dục phổ thông. Lãnh đạo các ngành, các cấp chưa thấy rõ ngoại ngữ là một công cụ giúp cho cán bộ tiếp thu nhanh chóng và trực tiếp những thành tựu khoa học, kĩ thuật thế giới”, đã xác định phương hướng, nhiệm vụ: “Về lâu dài, phấn đấu dạy 2 ngoại ngữ trong các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp Trong các thứ tiếng của phe XHCN cần chú trọng tiếng Nga và tiếng Trung Quốc, trong các thứ tiếng của các nước phương Tây chú trọng tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngoài ra cần chú ý một số tiếng khác như tiếng Tây Ban Nha, Nhật, Đức, Triều Tiên, Ả-rập, Cam-pu-chia”. Trước cơ hội mở rộng quan hệ quốc tế, do quân dân ta đang thắng lợi lớn trên chiến trường và cuộc đàm phán đang diễn ra tại Paris, ngày 7-9- 1972, Chính phủ ban hành Quyết định số 251/TTg “Về việc cải tiến và tăng cường công tác dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông” đã nêu ra nhiều chỉ dẫn và biện pháp cụ thể, đặc biệt là khẳng định “Môn ngoại ngữ phải được coi là một môn học phổ thông cơ bản trong hệ thống chương trình học của các trường phổ thông từ cấp II trở lên”, với mục tiêu hướng tới là: «trong một thời gian không xa lắm, tổ chức được việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường phổ thông cấp II và cấp III, theo mức cấp II học một ngoại ngữ, ở cấp III học đồng thời 2 ngoại ngữ (một chính và một phụ)», với yêu cầu cụ thể cần đạt được là «Học sinh cấp III phải nắm được những kiến thức tối thiểu về ngữ pháp cơ bản, về từ vựng và về ngữ âm cơ bản, đọc và hiểu được các truyện ngắn và bài báo hàng ngày và có cơ sở để tự học thêm». Quyết định 251/TTg cũng xác định “Những ngoại ngữ được Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 253 tổ chức dạy và học ở các trường phổ thông là: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp. Trước mắt cần tăng cường và mở rộng nhanh chóng việc dạy và học tiếng Anh và tiếng Nga; đối với tiếng Trung Quốc và tiếng Pháp, thì vẫn bảo đảm mức phát triển bình thường trên cơ sở hiện có, và giữ vững tỉ lệ thích đáng so với tiếng Anh và tiếng Nga.” Quyết định mới này đang trong quá trình chuẩn bị điều kiện để triển khai thì chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng (30/4/1975). Sự nghiệp thống nhất đất nước trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có ngoại ngữ đang được bàn tính để từng thứ tiếng có tương lai phát triểnthì xung đột biên giới diễn ra, tiếng Trung Quốc bị loại ra khỏi chương trình phổ thông, và ít lâu sau, Bộ Giáo dục có chỉ thị quy định tiếng Nga là ngoại ngữ chính, tiếng Anh và tiếng Pháp chỉ dạy ở những thành phố lớn có nhu cầu và đủ điều kiện. Như thế, khi bước vào công cuộc CCGD lần thứ III, theo Nghị quyết số 14- NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11-01-1979, trong điều kiện đất nước thống nhất cùng đi lên CNXH, môn ngoại ngữ được khẳng định vị trí trong chương trình giáo dục phổ thông 12 năm, và tiếng Nga vẫn được coi là ngoại ngữ chính. Tuy nhiên, do điều kiện thiết yếu nhất là giáo viên thì lại không có đủ cho cả nước, vì thế nhiều nơi đã phải lấy một môn học khác để thi tốt nghiệp thay cho môn ngoại ngữ. Khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước và từng bước hội nhập với thế giới, với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế và Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, thì dạy-học ngoại ngữ đã trở thành một vấn đề thời sự, một nhu cầu không thể thiếu của xã hội Việt Nam. Tình hình đó kéo dài cho tới khi Liên Xô sụp đổ (năm 1991) và vị thế của tiếng Nga bị giảm sút: hàng loạt trường phổ thông tự phát chuyển sang dạy tiếng Anh theo “cơ chế thị trường” điều tiết các môn ngoại ngữ. Kết quả là tiếng Anh đã chiếm tới hơn 95%. Tuy nhiên, Chỉ thị số 422/TTg ngày 15-04-1994 của Thủ tướng vẫn khẳng định cần dạy học phổ biến cả 4 ngoại ngữ, với “Yêu cầu cấp bách đặt ra là cán bộ ở tất cả các cấp đều phải biết ngoại ngữ để trực tiếp giao dịch, làm việc với người nước ngoài và để có điều kiện tiếp tục học tập, nghiên cứu”, đặc biệt là nhấn mạnh: “Đối với cán bộ từ cấp Thứ trưởng trở xuống dưới 45 tuổi, làm việc tại các cơ quan có chức năng đối ngoại và kinh tế đối ngoại, việc sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ thông dụng (chủ yếu là tiếng Anh) là yêu cầu bắt buộc, được coi là một tiêu chuẩn và là điều kiện để xem xét đề bạt, nâng bậc, cử đi công tác nước ngoài”. Bước sang thế kỉ 21, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã soạn thảo “ Chiến lược dạy học ngoại ngữ đến năm 2000”, trong đó thể hiện ý định thể chế hoá bằng văn bản là trong trường phổ thông chỉ dạy một ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh, nhưng không được dư luận xã hội đồng tình. Ngày 30-09-2008 Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kí Quyết định số 1400/ QĐ/TTg về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, trong đó: “Quy định môn ngoại ngữ được dạy và học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác.”. Trên thực tế, tiếng Anh vẫn chiếm vị trí “siêu hạng” trong môn ngoại ngữ. Thí dụ: Thông tư số 08/2009/TT-BGDĐT kí ngày 21-04-2009 về việc sửa đổi Quy chế đào tạo thạc sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 45/2008/ QĐ-BGDĐT cho phép người học tự do chọn một trong 5 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức) để thi vào cao học, thay vì bắt buộc chỉ thi tiếng Anh như trước. Nhưng Thông tư này vẫn quy định rất rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ đến từng chi tiết nhỏ nhất: “Học viên chỉ được bảo vệ luận văn khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Đạt yêu cầu về trình độ tiếng Anh với một trong các chứng chỉ, văn bằng sau: Ti u ban 1: Đào to chuyên ng 254 - Đạt trình độ TOEFL ITR 450, TOEFL iBT 45 hoặc IETLS 4.5 trở lên hoặc tương đương tr