Tóm tắt
Đào tạo gắn liền với sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao là vấn đề rất quan trọng trong sự phát triển
kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Trong quá trình này, nhà trường đóng vai trò đào tạo, doanh nghiệp
đóng vai trò sử dụng nguồn nhân lực. Do vậy, muốn quá trình đào tạo gắn liền với quá trình sử dụng thì
nhà trường và doanh nghiệp phải liên kết, hợp tác với nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, mối quan hệ này
còn rất lỏng lẻo, chưa có sự ràng buộc, nội dung hợp tác còn hời hợt, chưa mang lại hiệu quả. Trên cơ
sở tình hình thực tế, bài báo tập trung phân tích những nội dung, yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình
hợp tác và đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀNH KINH TẾ
61Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
Mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp
trong đào tạo nguồn nhân lực
Solution to develop cooperative relationships between
universities and businesses in training human resources
Nguyễn Thị Kim Nguyên, Phùng Thị Lý
Email: kimnguyendhsd1@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 30/11/2018
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 10/6/2019
Ngày chấp nhận đĕng: 28/6/2019
Tóm tắt
Đào tạo gắn liền với sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao là vấn đề rất quan trọng trong sự phát triển
kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Trong quá trình này, nhà trường đóng vai trò đào tạo, doanh nghiệp
đóng vai trò sử dụng nguồn nhân lực. Do vậy, muốn quá trình đào tạo gắn liền với quá trình sử dụng thì
nhà trường và doanh nghiệp phải liên kết, hợp tác với nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, mối quan hệ này
còn rất lỏng lẻo, chưa có sự ràng buộc, nội dung hợp tác còn hời hợt, chưa mang lại hiệu quả. Trên cơ
sở tình hình thực tế, bài báo tập trung phân tích những nội dung, yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình
hợp tác và đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và
doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực hiện nay.
Từ khóa: Hợp tác đào tạo; liên kết đào tạo; nhà trường - doanh nghiệp.
Abstract
Training associated with the use of high-level human resources is a very important issue in the current
socio-economic development in our country. In this process, the school plays the role of training,
enterprises play the role of using human resources. Therefore, the training process must be linked with
the process of using the school and enterprises must cooperate and cooperate. However, in practice,
this relationship is very loose, no commitment, cooperation content is superficial, not effective. On the
basis of the actual situation, the paper focuses on the content and fundamental factors affecting the
cooperative process and provides basic solutions to develop the cooperation between universities and
business today.
Keywords: Training cooperation; training links; schools - businesses.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam hiện nay, chất lượng giáo dục đại học
đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Điều
này bắt nguồn từ một bộ phận lớn sinh viên đại
học tốt nghiệp ra trường không đáp ứng được nhu
cầu của doanh nghiệp. Theo báo cáo thống kê của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến
quý 2/2018, cả nước có khoảng 126.900 người
có trình độ đại học trở lên thất nghiệp [1]. Nguyên
nhân chính của vấn đề này là do kiến thức, kỹ nĕng
được đào tạo ở nhà trường vẫn chưa phù hợp với
nhu cầu của người sử dụng lao động, trong đó có
doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, dưới sức
ép của nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và
cách mạng công nghiệp 4.0 lại đặt ra yêu cầu ngày
càng lớn về nguồn nhân lực trình độ cao. Thực tế
này đã làm cho nhà trường và doanh nghiệp xích
lại gần nhau hơn. Hợp tác với doanh nghiệp, nhà
trường sẽ được hỗ trợ thêm cơ sở vật chất, máy
móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo; các
sản phẩm nghiên cứu ứng dụng của nhà trường
có điều kiện được đưa vào thực tiễn sản xuất,
giúp tĕng nguồn thu cho nhà trường; nĕng lực,
kinh nghiệm thực tế của đội ngũ giảng viên được
nâng lên, nội dung chương trình được đổi mới,
xây dựng phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp; sinh
viên có điều kiện được học tập và rèn luyện ở môi
trường sản xuất của doanh nghiệp Từ đó, nhà
trường sẽ nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng
định được uy tín, vị thế để phát triển. Hợp tác với
nhà trường, doanh nghiệp được ứng dụng những
kết quả nghiên cứu của nhà trường vào trong quá
trình sản xuất, giảm chi phí, nâng cao nĕng suất
lao động và hiệu quả kinh tế; nâng cao trình độ, Người phản biện: 1. TS. Phạm Thị Hoa Hồng 2. PGS.TS. Bùi Thị Ngọc Lan
62
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
nĕng lực cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên qua
các khóa đào tạo, huấn luyện do nhà trường tổ
chức; xây dựng chiến lược marketing để quảng bá
những sản phẩm của doanh nghiệp. Đặc biệt, qua
hợp tác với nhà trường, doanh nghiệp sẽ tuyển
dụng được những sinh viên xuất sắc, phù hợp với
yêu cầu của mình.
2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP TÁC
GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP
TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là tất cả
các hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, có
tính chất cá nhân hay tổ chức vì lợi ích của cả hai
bên. Để nâng cao chất lượng giáo dục, nĕm 2000,
UNESCO đã đưa ra mô hình giáo dục CIPO với
bốn yếu tố cơ bản:
C - Context (bối cảnh);
I - Input (đầu vào);
P - Process (quá trình);
O - Outcome (kết quả đầu ra) [3].
Mô hình này khá phù hợp với việc xây dựng mối
quan hệ hợp tác đào tạo gữa nhà trường và
doanh nghiệp. Nghiên cứu mô hình CIPO cho
thấy, việc hợp tác giữa trường đại học và doanh
nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực muốn đạt
chất lượng, hiệu quả cần được xây dựng ở những
nội dung cơ bản sau:
- Hợp tác trong thực hiện công tác tuyển sinh
Tuyển sinh là vấn đề rất quan trọng đối với các
trường đại học hiện nay. Để thu hút người học,
lâu nay các trường thường tận dụng thế mạnh của
phương tiện truyền thông, chương trình quảng
cáo hoặc sử dụng các trang web, huy động cán
bộ, giảng viên đến các trường trung học phổ thông
tư vấn tuyển sinh.... Tuy nhiên, những hình thức
đó chưa mang lại hiệu quả. Các trường đại học,
đặc biệt là các trường ở địa phương muốn tồn tại
và phát triển bền vững chỉ có cách để cho người
học nhìn thấy cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Vì
vậy, các trường đại học cần phải hợp tác với các
doanh nghiệp ngay từ khâu tuyển sinh đầu vào.
Các hình thức hợp tác giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong công tác tuyển sinh, bao gồm:
+ Nhà trường đào tạo theo đơn đặt hàng từ doanh
nghiệp: Cĕn cứ vào đơn hàng, nhà trường sẽ chủ
động thực hiện kế hoạch tuyển sinh. Doanh nghiệp
cử cán bộ của mình cùng cán bộ, giảng viên nhà
trường tới các trường trung học phổ thông tư vấn
hướng nghiệp cho học sinh và làm công tác tuyển.
+ Nhà trường đào tạo học viên do doanh nghiệp
gửi đến: Ở hình thức này, doanh nghiệp chủ động
tuyển sinh với số lượng, cơ cấu nhất định theo nhu
cầu nhân lực mà doanh nghiệp cần. Nhà trường
giữ vai trò đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp và đảm
bảo số học viên này sau đào tạo sẽ đáp ứng được
ngay yêu cầu công việc tại doanh nghiệp.
+ Nhà trường phối hợp với doanh nghiệp cùng
thực hiện công tác tuyển sinh. Ở hình thức này, đội
ngũ cán bộ chuyên trách của nhà trường và doanh
nghiệp cùng nhau hoạch định kế hoạch, xác định
ngành, nghề, số lượng cần tuyển và phương thức
tuyển sinh.
- Hợp tác trong đào tạo
+ Hợp tác trong hoạt động nghiên cứu khoa học
và chuyển giao công nghệ.
Hợp tác trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ là hình thức hợp tác cao nhất giữa nhà
trường và doanh nghiệp. Mục đích của hoạt động
này là cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường và
doanh nghiệp cùng tiến hành nghiên cứu để tạo
ra những kết quả nghiên cứu mang tính sở hữu
chung. Muốn làm được điều này, các trường đại
học phải tìm kiếm và chủ động giới thiệu với các
doanh nghiệp các chương trình nghiên cứu mang
lại lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp. Đây là
hình thức hợp tác khá phổ biến ở các nước phát
triển. Tuy nhiên, đối với các trường đại học Việt
Nam, hình thức hợp tác này còn khá khiêm tốn.
+ Hợp tác trong xây dựng chương trình đào tạo.
Đây là nội dung hợp tác đầu tiên để đảm bảo
cơ sở cho sinh viên khi tiếp cận có thể đáp ứng
được nhu cầu của doanh nghiệp. Hàng nĕm, nhà
trường sẽ khảo sát, lấy ý kiến của doanh nghiệp
về nội dung chương trình đào tạo. Trên cơ sở
các thông tin thu thập được, nhà trường sẽ phối
hợp với doanh nghiệp lập kế hoạch, nghiên cứu,
xây dựng, tổ chức các chương trình đào tạo, bồi
dưỡng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, có
tính đến đặc thù của các nhóm ngành nghề, lĩnh
vực sản xuất kinh doanh riêng biệt. Với tư cách
đồng chủ thể thực hiện quá trình đào tạo, doanh
nghiệp hợp tác với nhà trường cùng xây dựng
nội dung chương trình đào tạo theo tiêu chí: đáp
ứng yêu cầu doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo
chương trình khung, có phối hợp các kênh thông
tin đại chúng, nguồn tài liệu tham khảo và các vấn
đề thực tiễn nghề nghiệp đang diễn ra.
+ Hợp tác trong hoạt động thực tập, trải nghiệm
của sinh viên.
Doanh nghiệp là địa bàn thực tập, trải nghiệm của
sinh viên trong quá trình học tập. Cán bộ, chuyên
viên của doanh nghiệp sẽ cùng tham gia với nhà
NGÀNH KINH TẾ
63Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
trường trong việc hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên lựa
chọn vấn đề thực tập, giúp sinh viên tham gia vào
các hoạt động thực tập tại doanh nghiệp. Qua quá
trình thực tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp, sinh
viên được tiếp cận với thực tế nơi làm việc, có cơ
hội áp dụng các lý thuyết đã học vào giải quyết
các vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp một cách
hiệu quả nhất. Đây cũng là cơ hội để sinh viên tự
định hướng công việc và nghề nghiệp trong tương
lai. Bên cạnh đó, bằng những đóng góp thiết thực
của mình cho doanh nghiệp, sinh viên có thể nhận
được sự hỗ trợ kinh phí từ phía doanh nghiệp hoặc
có thể được lựa chọn là ứng viên có tiềm nĕng của
doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, qua quá trình
sinh viên thực tập, doanh nghiệp có thể tìm hiểu
và lựa chọn những sinh viên xuất sắc cho nhu cầu
tuyển dụng của mình trong tương lai.
+ Hợp tác trao đổi các nguồn lực (bao gồm hợp
tác trao đổi nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở
vật chất).
Trao đổi nhân lực giữa doanh nghiệp và nhà
trường được thể hiện ở việc các trường đại học
có thể ký hợp đồng kiêm nhiệm hoặc thỉnh giảng
với các doanh nhân, các nhà lãnh đạo, quản lý của
doanh nghiệp để họ tham gia công tác giảng dạy,
kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn thực tế, thực tập,
báo cáo ngoại khóa, báo cáo tốt nghiệp, đánh giá
tốt nghiệp cho sinh viên. Các doanh nghiệp cũng
có thể thu hút lực lượng cán bộ, giảng viên nhà
trường tham gia vào các chương trình đào tạo,
phát triển nhân lực hoặc cung cấp những chương
trình nhằm cập nhật các kỹ nĕng trong môi trường
doanh nghiệp cho các cán bộ của nhà trường
dưới hình thức làm thêm ở doanh nghiệp.
* Về tài chính: Thông qua quá trình hợp tác, các
doanh nghiệp tài trợ cho nhà trường dưới hình
thức hỗ trợ kinh phí, học bổng chính sách, học
bổng tài nĕng, tạo thêm động lực phấn đấu, rèn
luyện cho sinh viên.
* Về cơ sở vật chất: Thiết bị, nhà xưởng là một
trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới quá
trình hình thành và phát triển kỹ nĕng, kỹ xảo nghề
nghiệp của người học trong tương lai. Thông qua
hợp tác đào tạo, doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho
nhà trường cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp đào
tạo (thiết bị dạy học), khắc phục tình trạng thiếu
trang thiết bị, thiết bị lạc hậu, lỗi thời không theo
kịp bước tiến của khoa học công nghệ.
- Hợp tác trong giải quyết việc làm cho sinh
viên sau tốt nghiệp
Việc làm đối với lao động đã qua đào tạo phải là
việc làm phù hợp với chuyên ngành, trình độ được
đào tạo. Do đó, để tránh thất thoát nguồn lực xã
hội, khẳng định thương hiệu của cơ sở đào tạo,
các trường đại học cần thiết lập hệ thống thông
tin về việc làm và hỗ trợ giải quyết việc làm thông
qua việc xây dựng bộ phận tư vấn nghề nghiệp và
định hướng việc làm. Công việc này đòi hỏi các
trường phải phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp,
giới thiệu cơ hội việc làm cho sinh viên. Ngoài ra,
nhà trường có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nguồn
quỹ của Nhà nước để xây dựng mối quan hệ với
các cơ quan, tổ chức có chức nĕng giải quyết việc
làm cho sinh viên.
Kết quả việc làm sau khi tốt nghiệp được xem xét
qua các nhân tố như: thời gian có việc làm, việc
làm đúng ngành nghề,... Việc sinh viên đáp ứng
được yêu cầu công việc ngay sau khi tốt nghiệp
mà không cần thực hiện quá trình đào tạo lại ở
doanh nghiệp là thể hiện hiệu quả của quá trình
hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Tóm lại, việc hợp tác giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực thực chất là
sự phối hợp giữa hai bên ở các khâu của quá trình
đào tạo, bao gồm: đầu vào, các hoạt động đào tạo,
đầu ra và chịu sự tác động của môi trường.
Với những nội dung cụ thể của quá trình hợp tác,
trong những nĕm gần đây, một số trường đại học
ở nước ta đã bước đầu nhận thức được sự cần
thiết và lợi ích của việc liên kết, hợp tác với doanh
nghiệp. Từ đó, một số trường đại học trong nước
đã từng bước xây dựng được mối quan hệ với các
doanh nghiệp. Điển hình là:
+ Đại học Quốc gia Hà Nội với việc ký thỏa thuận
với Tập đoàn HIPT (tập đoàn tin học hàng đầu của
Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm và giải
pháp công nghệ thông tin tiên tiến). Bên cạnh đó,
Đại học Quốc gia Hà Nội còn xây dựng được mối
quan hệ với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam,
Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao....
+ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký thỏa
thuận hợp tác phát triển mô hình vườn ươm
doanh nghiệp với Công ty cổ phần Đầu tư phát
triển công nghệ FPT. Cùng với Công ty cổ phần
Bóng đèn phích nước Rạng Đông thực hiện nhiều
đề tài, dự án. Ngoài ra, nhà trường còn xây dựng
một số doanh nghiệp trực thuộc trường như: Công
ty Bách khoa, Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát
triển công nghệ, Công ty An ninh mạng tạo điều
kiện cho sinh viên được tiếp cận với môi trường
sản xuất thực tế của doanh nghiệp...
- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng là một
trong những trường xây dựng được mối liên kết
64
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
với nhiều doanh nghiệp trong quá trình đào tạo
và nghiên cứu khoa học như: Tổng Công ty Rau
quả Việt Nam, Nông trường Quân đội 1A, Công
ty Dâu tằm tơ Việt Nam, Tổng Công ty Chè Việt
Nam, Tổng Công ty Mía đường Việt Nam, Trung
ương Hội Nông dân Việt Nam, Công ty Thức ĕn
gia súc Con heo vàng, Công ty Vật tư thuốc thú
ý Trung ương, Công ty cổ phần GROUP, Công ty
Canon tại Việt Nam, Công ty Hòa Phát, Công ty
Cargill Việt Nam... [5].
Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả bước đầu
và mới chỉ thực hiện được ở các trường đại học
đóng chân trên địa bàn các thành phố lớn, các
trường có truyền thống đào tạo lâu đời. Đối với
các trường đại học ở các địa phương, các trường
đại học mới được nâng cấp, việc xây dựng mối
quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp vẫn còn
nhiều hạn chế. Hoạt động hợp tác này chủ yếu
mang tính mùa vụ, chưa có kế hoạch cụ thể, tự
phát, chủ yếu xuất phát từ mối quan hệ thân quen,
tình cảm cá nhân nhiều hơn là từ yêu cầu của
công việc, từ lợi ích của cả nhà trường và doanh
nghiệp. Nội dung hợp tác mới chỉ tập trung ở quá
trình đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực theo yêu
cầu của doanh nghiệp, tìm kiếm địa bàn thực tập,
thực tế, cấp học bổng cho sinh viên [5]. Nhận định
trên cũng là kết quả thu được qua quá trình thực
hiện khảo sát đội ngũ cán bộ, giảng viên ở một số
trường đại học như Đại học Công nghiệp Quảng
Ninh, Đại học Hải Dương, Đại học Sư phạm kỹ
thuật Hưng Yên. Có đến 78,2% cán bộ, giảng viên
ở các trường đại học đều khẳng định mối quan hệ
giữa các trường đại học và doanh nghiệp hiện nay
còn rất hời hợt, mang tính hình thức. Về những
nội dung cụ thể của quá trình hợp tác: Hầu hết
các ý kiến cho rằng mối quan hệ này chỉ dừng lại
ở một số hoạt động thực tế, thực tập giao lưu, tọa
đàm hoặc một vài hội chợ việc làm, sàn giao dịch
việc làm hay một vài hoạt động hỗ trợ học bổng
cho sinh viên tài nĕng, sinh viên thuộc diện gia
đình chính sách. Hợp tác cùng thực hiện công tác
tuyển sinh, nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ, trao đổi các nguồn lực gần như chưa
xây dựng được. Về nguyên nhân của những hạn
chế, có nhiều ý kiến tập trung ở các vấn đề như:
Cả nhà trường và doanh nghiệp còn xem nhẹ sự
cần thiết và lợi ích gắn kết giữa trường đại học và
doanh nghiệp trong xu thế hội nhập; Nhà trường
và doanh nghiệp còn thiếu những thông tin cần
thiết về nhau; Nhà trường và doanh nghiệp chưa
xác định được nội dung và phương thức hợp tác
cụ thể; Về hoạt động nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ: Các công trình nghiên
cứu ở các trường là những công trình nhỏ, khả
nĕng ứng dụng vào thực tiễn sản xuất của doanh
nghiệp còn hạn chế. Do vậy, doanh nghiệp gặp
nhiều khó khĕn trong việc tiếp nhận, sử dụng tri
thức của các trường đại học. Thậm chí có những
trường đại học đến nay vẫn chưa xây dựng được
mối liên kết với doanh nghiệp nào.
3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN
HỆ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ
DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
- Những yếu tố thúc đẩy hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp
+ Xu thế thời đại (cách mạng công nghiệp 4.0,
kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế): Hiện nay,
nước ta đang tiếp cận dần đến cách mạng công
nghiệp 4.0 và chịu ảnh hưởng rất lớn của kinh tế
tri thức và hội nhập quốc tế. "Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư (4.0) là sự kết hợp thành
quả của ba cuộc cách mạng trước đó với thế giới
kỹ thuật số và đang là xu thế mang tính toàn cầu.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra áp
lực cạnh tranh mới cho doanh nghiệp và nguồn
nhân lực chất lượng cao chứ không chỉ đơn giản
là nguồn tài chính của doanh nghiệp. Vì thế thị
trường lao động sẽ bị rơi vào trạng thái cân bằng
mới về cung và cầu lao động trên thị trường''. [2]
Xu thế thời đại này đã đặt ra những yêu cầu ngày
càng cao đối với người lao động, đòi hỏi người
lao động phải có trình độ cao mới có thể tiếp cận
được hệ thống máy móc. Muốn có trình độ này thì
người lao động phải được đào tạo bài bản ngay
từ trong nhà trường để họ không chỉ có kiến thức
chuyên môn mà còn có các kỹ nĕng nghề nghiệp
và kỹ nĕng mềm khác. Tuy nhiên, trong đó một
lực lượng không nhỏ được học qua trường lớp
nhưng khi ra trường không đáp ứng được yêu cầu
của thực tế công việc. Hệ lụy của vấn đề đó làm
cho người học không xin được việc làm hoặc chỉ
xin được những công việc làm gia công hoặc xin
được việc làm nhưng không thích ứng được với
sự thay đổi của công nghệ, không sớm thì muộn
cũng bị đào thải. Về phía doanh nghiệp, những
sản phẩm đào tạo từ nhà trường, nếu không đào
tạo lại, doanh nghiệp cũng không sử dụng được.
Chưa kể đến mục tiêu của giáo dục không phải là
đào tạo để sinh viên ra trường có việc làm mà phải
đào tạo ra công dân toàn cầu có nĕng lực tư duy
đổi mới và sáng tạo, có đủ tố chất để lĩnh hội các
kỹ thuật tiên tiến trong kỷ nguyên công nghệ số.
+ Nhu cầu phát triển của nhà trường và doanh nghiệp
Nhu cầu phát triển của chính bản thân nhà trường
và doanh nghiệp là một trong những yếu tố thúc
NGÀNH KINH TẾ
65Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
đẩy mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và
doanh nghiệp. Về phía nhà trường, muốn phát
triển và khẳng định được uy tín, vị thế của mình,
yếu tố đầu tiên là phải khẳng định được chất lượng
đào tạo. Chất lượng này được thể hiện ở việc sinh
viên ra trường có khả nĕng đáp ứng yêu cầu của
doanh nghiệp và được doanh nghiệp tuyển dụng
vào những vị trí phù hợp với chuyên môn đào tạo.
Tuy nhiên để làm được điều đó, nếu chỉ dựa vào
nội lực của bản thân mình, nhà trường sẽ không
thực hiện được mà cần phải có sự hỗ trợ từ phía
doanh nghiệp. Qua sự hợp tác với doanh nghiệp,
nhà trường có điều kiện tĕng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên
cứu, tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp cận với
thực tiễn nghề nghiệp tại doanh nghiệp. Đây cũng
là cơ hội cho giảng viên nhà trường tích lũy được
thêm những kinh nghiệm thực tế để thực hiện
công tác giảng dạy hiệu quả hơn. Về phía doanh
nghiệp, muốn tồn tại, phát triển, doanh nghiệp
c