Một ngày với CEO của Shell

Những tia nắng ấm áp giữa tháng 3 khiến khung cảnh quanh Khách sạn Grange London (Anh) sinh động lạ thường. Trong chốc lát, con đường dẫn đến Khách sạn ngập tràn ánh dương, những cành cây trụi lá nhờ thế bớt lạnh lẽo hơn sau một mùa đông giá lạnh. Khu vực đón tiếp khách mời đến buổi thuyết trình về chiến lược của Tập đoàn Royal Dutch Shell (Shell) khá đơn giản: một chiếc bàn dài để khách đăng ký, gần đó là nơi phục vụ tiệc nhẹ. Không có lẵng hoa, không biểu diễn văn nghệ. Các nhà đầu tư vừa xem thông cáo báo chí và trò chuyện cùng nhau

pdf11 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một ngày với CEO của Shell, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một ngày với CEO của Shell Thật khó để cân bằng giữa một bên là 93.000 nhân viên với một bên là gia đình nhỏ 4 người. Nhưng Peter Voser vẫn làm được việc này một cách vui vẻ. Những tia nắng ấm áp giữa tháng 3 khiến khung cảnh quanh Khách sạn Grange London (Anh) sinh động lạ thường. Trong chốc lát, con đường dẫn đến Khách sạn ngập tràn ánh dương, những cành cây trụi lá nhờ thế bớt lạnh lẽo hơn sau một mùa đông giá lạnh. Khu vực đón tiếp khách mời đến buổi thuyết trình về chiến lược của Tập đoàn Royal Dutch Shell (Shell) khá đơn giản: một chiếc bàn dài để khách đăng ký, gần đó là nơi phục vụ tiệc nhẹ. Không có lẵng hoa, không biểu diễn văn nghệ. Các nhà đầu tư vừa xem thông cáo báo chí và trò chuyện cùng nhau. “Giáo sư” ở Shell 10 giờ sáng (theo giờ London, tức khoảng 17 giờ chiều tại Hà Nội) ngày 15.3, buổi thuyết trình bắt đầu. “Chào mừng quý vị đến với ngày dành cho nhà đầu tư của chúng tôi. Simon Henry (Giám đốc Tài chính của Shell) và tôi sẽ trình bày cho quý vị biết mình đang ở đâu, với Shell. Sau đó, quý vị có thể đặt câu hỏi”, Tổng Giám đốc (CEO) Peter Voser của Shell mở lời. Người đàn ông Thụy Sĩ sinh năm 1958 này trông như một giáo sư. Mái tóc bạc và cặp kính trắng càng làm cho khuôn mặt của ông thêm trí thức. Ông nói tiếng Anh lưu loát và dễ nghe. Nhưng ấn tượng lớn nhất đối với tôi chính là kỹ năng thuyết trình trước đám đông các nhà đầu tư - những người bỏ tiền mua cổ phiếu của Shell. Shell hiện là tập đoàn dầu khí lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Exxon Mobil của Mỹ. Còn Tạp chí Fortune ấn bản châu Á - Thái Bình Dương số ra ngày 21.3.2011, cho biết Shell là một trong những công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới. Trong nhóm các công ty dầu khí lọt vào danh sách này, Shell xếp thứ 2, giữ nguyên thứ hạng năm ngoái và Exxon Mobil xếp thứ 3. Sau phần phát biểu ngắn gọn, một nhà đầu tư đặt câu hỏi về tình hình kinh doanh năm 2010 của Shell. Voser trả lời, đó là năm kinh doanh thành công của Tập đoàn với doanh thu 368,1 tỉ USD. Điều quan trọng là Shell đã cắt giảm được 2 tỉ USD chi phí hoạt động cơ bản, giữa lúc kinh tế thế giới có nhiều biến động. Cắt giảm chi phí là phương châm hành động được Voser khẳng định nhiều lần. “Shell sẽ tiếp tục bán những bộ phận kinh doanh không cốt lõi, nhằm thực hiện một phần kế hoạch huy động vốn cho việc đầu tư trong tương lai”, ông nói. 5 năm qua, Shell thu về hơn 30 tỉ USD từ việc bán bớt tài sản và đặt mục tiêu có thêm 5 tỉ USD trong năm nay. Một nhà đầu tư khác hỏi về ảnh hưởng của động đất và sóng thần ở Nhật đến các dự án khai thác của Shell tại đó. Voser trả lời: “Không! Tôi khẳng định các dự án lọc dầu tại Nhật vẫn vận hành bình thường”. Cứ thế, hầu hết là Voser và thỉnh thoảng là Henry đã trả lời hàng loạt câu hỏi của các nhà đầu tư một cách thẳng thắn. Không ít trong đó là câu hỏi khó. Sự khác biệt ở Voser trong các tình huống đối đáp cực nhanh này là khả năng trả lời trực tiếp. Việc khái quát vấn đề cùng trí nhớ tốt đã giúp ông làm chủ tình huống, biến chất vấn của nhà đầu tư trở nên nhẹ nhàng hơn. Hiệu quả kiểu Thụy Sĩ “Các bạn có thể hỏi thoải mái, kể cả những điều sáng nay chưa kịp hỏi. Ở đây, chúng ta là bạn bè”, Voser mở đầu cuộc họp báo diễn ra vào buổi chiều trong căn phòng chật kín người. Stuart Bruseth, Phó Chủ tịch Phụ trách Quan hệ Báo chí của Shell ngồi ngay cạnh ông, sẵn sàng giấy bút hỗ trợ. Nhưng Voser dường như quên đi sự có mặt của người phụ tá. Là đại diện Nhịp Cầu Đầu Tư, nhà báo duy nhất của Việt Nam được mời tham dự, tôi hỏi: Chiến lược kinh doanh mới của Shell là gì? Tổng Công ty Khí Việt Nam ước tính phải nhập đến 2 tỉ USD khí tự nhiên hóa lỏng (Liquefied Natural Gas - LNG), Shell có dự định nắm bắt cơ hội này vì LNG vốn là thế mạnh, ngành kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn? Theo Voser, chiến lược của Tập đoàn là duy trì vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp dầu khí thế giới. Trong mảng Upstream (khai thác, chiết xuất dầu thô, khí tự nhiên), Shell tập trung khai thác các mỏ dầu khí mới và phát triển dự án lớn. Ở mảng Downstream (lọc dầu, cung cấp, kinh doanh, vận tải, sản xuất và tiếp thị sản phẩm), Voser cho biết Shell sẽ chú trọng tạo nguồn tài chính từ những tài sản hiện có và đầu tư có chọn lọc vào các thị trường đang phát triển. Nói về Việt Nam, Voser đánh giá cao tiềm năng tiêu thụ của thị trường, tuy nhiên, cần có thêm thời gian đẩy mạnh đầu tư. “Tôi mong một ngày gần đây được đến Việt Nam để tìm cơ hội kinh doanh”, ông nói. Hiện nay, Shell có 3 công ty hoạt động tại Việt Nam bao gồm: Shell Việt Nam, Shell Gas (LGP) Việt Nam và Shell Gas (LGP) Hải Phòng. Peter Voser gia nhập Shell năm 1982, được bổ nhiệm làm giám đốc tài chính năm 2004 và sau đó là CEO (2009). Ở cương vị cao nhất, ông đã giúp Shell trở thành công ty dầu khí có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ 4 thế giới, với hơn 200 tỉ USD (thống kê của Bloomberg năm 2011được Tạp chí Fortune ấn bản châu Á - Thái Bình Dương trích dẫn trên số ra ngày 21.3). Ông đặt mục tiêu triển khai 30 dự án mới từ nay đến năm 2020. Về mặt tính cách, Voser có tiếng là điềm tĩnh, “hiệu quả kiểu Thụy Sĩ”. Trong lịch sử hình thành và phát triển hơn trăm năm của Shell, đây là lần đầu tiên có một CEO không mang quốc tịch Hà Lan hay Anh. Trong một bài phỏng vấn đầu tiên sau khi nhậm chức CEO, ông được hỏi có thể xem đó là một dạng “cách mạng văn hóa”? Voser đáp: “Tôi không thích dùng chữ cách mạng. Tất nhiên sẽ có một vài thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp, song mọi việc sẽ trở nên linh hoạt hơn. Nghĩa là bớt đi sự phức tạp”. Điều này có vẻ đúng với tinh thần trung lập Thụy Sĩ trong ông, phù hợp với một doanh nghiệp ra đời ở Anh, đặt đại bản doanh ở Hà Lan và nay đã toàn cầu hóa, như Shell. Chỉ dành hơn 1 tiếng đồng hồ cho báo chí, sau đó Voser ra ngay sân bay để sang New York rồi San Francisco. Hơn 150 ngày trong năm ông dùng bữa trên máy bay, ngủ trong khách sạn và dự hội nghị ở nhiều Quốc Gia. Đến cuối tuần ông mới dành thời gian cho gia đình. “Ông là công dân toàn cầu, là lãnh đạo một tập đoàn hơn 93.000 nhân viên nhưng vẫn là một người chồng, là cha của 3 đứa con. Và ông luôn vui vì điều đó”, một nhân viên của Shell nói với chúng tôi.
Tài liệu liên quan