1. Mở đầu
Nghiên cứu khoa học (NCKH) luôn là vấn đề được quan tâm ở các trường đại học. Đào tạo
và NCKH là mặt không thể tách rời, là hai nhiệm vụ cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Theo các nghiên cứu gần đây, Griffiths đã khẳng định dạy học phải hướng dẫn nghiên cứu, dạy học
dựa trên nghiên cứu. Người học phải là nhà nghiên cứu thực thụ [6]. Theo Mari EIken và cộng sự
thì việc kết hợp, tích hợp giữa dạy học và nghiên cứu mang tới kết quả khá tích cực, cả người dạy
và người học đều được phát triển kĩ năng nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu [7].
Ở Việt Nam, quá trình đào tạo ở các trường sư phạm, không chỉ đơn thuần là dạy kiến thức
mà còn tổ chức cho sinh viên NCKH nhằm trang bị kĩ năng nghiên cứu, năng lực học tập suốt
đời. Một trong những hoạt động đặc trưng của sinh viên sư phạm là NCKH. Các trường sư phạm
hiện nay đang chú ý tổ chức cho sinh viên NCKH, gắn đào tào với nghiên cứu, giúp sinh viên làm
quen với môi trường và hoạt động NCKH [3]. Người giáo viên tương lai không chỉ cần có năng lực
NCKH mà còn phải khơi dậy hứng thú, lòng đam mê, tính tích cực nghiên cứu khoa học của học
sinh, sinh viên, nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông như hiện nay [5].
Bên cạnh đó, việc phát triển các trường sư phạm theo định hướng nghiên cứu chính là nhằm
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội và hội nhập quốc tế [1].
Trong đó, Trường ĐHSPHN với đặc thù là một trường nghề đào tạo giáo viên nên phần lớn là các
nghiên cứu cơ bản, phục vụ trực tiếp đào tạo cử nhân, sau đại học của nhà trường [2]. Trong đó,
NCKH giáo dục là lĩnh vực nghiên cứu đặc thù. Đó là một hoạt động có tính hệ thống, xuất phát
từ những bất cập cần được giải quyết trong hoạt động giáo dục [4]. Vì thế, hơn bao giờ hết, nhà
trường cần phải chú ý rèn luyện kĩ năng nghiên cứu và phát huy tính tích cực NCKH cho sinh viên.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề NCKH trong trường sư phạm, chúng tôi đã tiến hành đề tài
về thực trạng tính tích cực NCKH của sinh viên trường ĐHSPHN. Trong các biểu hiện tính tích
cực NCKH của sinh viên, có các biểu hiện cơ bản: tính chủ động, tính tự giác và tính tự tin và sản
phẩm NCKH. Qua quá trình khảo sát thực tế bằng phiếu hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu., chúng tôi
xác định rõ thực trạng tính tích cực NCKH của sinh viên chủ yếu ở mức độ "trung bình", mức độ
"tốt" là rất ít. Trong đó, còn có những sinh viên có tính tích cực ở mức độ "yếu". Để minh chứng
cho một phần kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành phân tích một số trường hợp điển hình
dưới đây.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biểu hiện về tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội thông qua một số trường hợp điển hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0051
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 244-250
This paper is available online at
MỘT SỐ BIỂU HIỆN VỀ TÍNH TÍCH CỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMHÀ NỘI
THÔNG QUAMỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH
Trần Thị Tuyết Mai
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết này đề cập đến một số kết quả nghiên cứu về tính tích cực nghiên cứu
khoa học của sinh viên, bao gồm: khái niệm tính tích cực nghiên cứu khoa học, khung tiêu
chí tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên. Để làm rõ thực trạng tính tích cực
nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN), bài viết
phân tích sâu các biểu hiện đó thông qua một số trường hợp điển hình.
Từ khóa: Nghiên cứu khoa học, tính tích cực nghiên cứu khoa học, sinh viên.
1. Mở đầu
Nghiên cứu khoa học (NCKH) luôn là vấn đề được quan tâm ở các trường đại học. Đào tạo
và NCKH là mặt không thể tách rời, là hai nhiệm vụ cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Theo các nghiên cứu gần đây, Griffiths đã khẳng định dạy học phải hướng dẫn nghiên cứu, dạy học
dựa trên nghiên cứu... Người học phải là nhà nghiên cứu thực thụ [6]. Theo Mari EIken và cộng sự
thì việc kết hợp, tích hợp giữa dạy học và nghiên cứu mang tới kết quả khá tích cực, cả người dạy
và người học đều được phát triển kĩ năng nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu [7].
Ở Việt Nam, quá trình đào tạo ở các trường sư phạm, không chỉ đơn thuần là dạy kiến thức
mà còn tổ chức cho sinh viên NCKH nhằm trang bị kĩ năng nghiên cứu, năng lực học tập suốt
đời. Một trong những hoạt động đặc trưng của sinh viên sư phạm là NCKH. Các trường sư phạm
hiện nay đang chú ý tổ chức cho sinh viên NCKH, gắn đào tào với nghiên cứu, giúp sinh viên làm
quen với môi trường và hoạt động NCKH [3]. Người giáo viên tương lai không chỉ cần có năng lực
NCKH mà còn phải khơi dậy hứng thú, lòng đam mê, tính tích cực nghiên cứu khoa học của học
sinh, sinh viên, nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông như hiện nay [5].
Bên cạnh đó, việc phát triển các trường sư phạm theo định hướng nghiên cứu chính là nhằm
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội và hội nhập quốc tế [1].
Trong đó, Trường ĐHSPHN với đặc thù là một trường nghề đào tạo giáo viên nên phần lớn là các
Ngày nhận bài: 16/12/2016. Ngày nhận đăng: 26/2/2017.
Tác giả liên lạc: Trần Thị Tuyết Mai, địa chỉ e-mail: tuyetmaik57tlgd@gmail.com
244
Một số biểu hiện về tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội...
nghiên cứu cơ bản, phục vụ trực tiếp đào tạo cử nhân, sau đại học của nhà trường [2]. Trong đó,
NCKH giáo dục là lĩnh vực nghiên cứu đặc thù. Đó là một hoạt động có tính hệ thống, xuất phát
từ những bất cập cần được giải quyết trong hoạt động giáo dục [4]. Vì thế, hơn bao giờ hết, nhà
trường cần phải chú ý rèn luyện kĩ năng nghiên cứu và phát huy tính tích cực NCKH cho sinh viên.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề NCKH trong trường sư phạm, chúng tôi đã tiến hành đề tài
về thực trạng tính tích cực NCKH của sinh viên trường ĐHSPHN. Trong các biểu hiện tính tích
cực NCKH của sinh viên, có các biểu hiện cơ bản: tính chủ động, tính tự giác và tính tự tin và sản
phẩm NCKH. Qua quá trình khảo sát thực tế bằng phiếu hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu..., chúng tôi
xác định rõ thực trạng tính tích cực NCKH của sinh viên chủ yếu ở mức độ "trung bình", mức độ
"tốt" là rất ít. Trong đó, còn có những sinh viên có tính tích cực ở mức độ "yếu". Để minh chứng
cho một phần kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành phân tích một số trường hợp điển hình
dưới đây.
2. Nội dung nghiên cứu
* Khái niệm tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên: Tính tích cực NCKH được
hiểu là một phẩm chất tâm lí cá nhân, luôn gắn liền với hoạt động NCKH, biểu hiện ở tính chủ
động, tính tự giác, tính tự tin và kết quả của sinh viên trong hoạt động NCKH.
2.1. Khung tiêu chí tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên
Stt Tiêu chí Các biểu hiện
Xác định tên đề tài NCKH
Đặt ra mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
Tìm đọc các sách báo, tạp chí và công trình NCKH liên quan
Xây dựng bộ công cụ NCKH
Lựa chọn các phương pháp NCKH phù hợp
1 Tính chủ động Thu thập các số liệu thực tế
Xử lí và phân tích các số liệu thu được
Tìm kiếm cách thức để giải quyết các nhiệm vụ NCKH
Vận dụng kiến thức đã có vào giải quyết các nhiệm vụ NCKH
Vận dụng các kĩ năng đã có vào giải quyết các nhiệm vụ NCKH
Xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn sau các nội dung NCKH
Trao đổi các băn khoăn, thắc mắc với giảng viên hướng dẫn trong
quá trình NCKH
Tuân thủ theo các bước của quá trình NCKH
2 Tính tự giác Thực hiện các nhiệm vụ NCKH nghiêm túc, kỉ luật
Hoàn thành các nội dung NCKH đúng thời hạn quy định
Giải quyết các nhiệm vụ NCKH theo đúng yêu cầu đề ra
Tự tin nêu ra các ý tưởng cá nhân
245
Trần Thị Tuyết Mai
Bảo vệ ý tưởng, quan điểm NCKH của mình trước nhóm nghiên
cứu
Bảo vệ ý tưởng, quan điểm NCKH của mình trước giảng viên
hướng dẫn
3 Tính tự tin Phản biện lại các quan điểm của nhóm nghiên cứu đưa ra
Phản biện lại các quan điểm giảng viên hướng dẫn đưa ra
Thực hiện ý tưởng NCKH của mình đến cùng
Giải quyết các khó khăn trong quá trình NCKH theo cách riêng
của mình
Về tiến độ thực hiện đề tài NCKH
Hình thức trình bày đề tài NCKH
4 Sản phẩm Về chất lượng của đề tài NCKH
Đánh giá, xếp loại về điểm số
2.2. Một số trường hợp điển hình về tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh
viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Để làm rõ hơn thực trạng biểu hiện tính tích cực NCKH của sinh viên trường ĐHSPHN,
chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu sâu một số trường hợp điển hình dưới đây.
* Trường hợp 1
Em N.T.H, sinh viên lớp K64B, Khoa Tâm lí - Giáo dục học. Em H có học lực loại giỏi,
hạnh kiểm: tốt. Em đã tiến hành nghiên cứu 2 đề tài, một đề tài em thực hiện năm thứ nhất và một
đề tài em thực hiện năm thứ ba.
Thông qua phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt
động, đặc biệt kết hợp với phương pháp phỏng vấn trực tiếp và thông qua nguồn thông tin cung
cấp từ giảng viên hướng dẫn, chúng tôi đã có được chân dung điển hình về biểu hiện tính tích cực
trong NCKH của em H.
Xét theo các tiêu chí của tính tích cực NCKH qua từng biểu hiện cụ thể như sau: Ngay từ
năm thứ nhất, em H đã tham gia NCKH với nhóm bạn cùng lớp. Về tính chủ động: H và các bạn
cùng nghĩ ra ý tưởng nghiên cứu sau đó tìm đến giảng viên hướng dẫn để xin ý kiến về đề tài sẽ
thực hiện. Em H được bầu làm nhóm trưởng của nhóm đó. Trong suốt quá trình làm đề tài, em H
luôn tích cực tham gia vào hoạt động NCKH không chỉ với vai trò là một thành viên trong nhóm
mà còn thực hiện tốt trách nhiệm của một trưởng nhóm. Em cùng các bạn chủ động tìm hiểu các
công trình, bài báo liên quan đến đề tài, xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. Sau đó, các em lập nên
bảng hỏi để tiến hành điều tra thực trạng. Trong suốt từng bước của quá trình nghiên cứu, em H
luôn chủ động liên hệ, hẹn gặp giảng viên hướng dẫn để xin ý kiến về từng nội dung của đề tài và
định hướng cho nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo. Về tính tự giác: Trong nhóm, H luôn tự giác thực
hiện các nhiệm vụ nghiên cứu được phân công, em có ý thức tổ chức, kỉ luật rất tốt. Đồng thời về
biểu hiện tính tự tin, H cũng luôn mạnh dạn trong việc thể hiện quan điểm của mình trước nhóm và
có ý kiến cá nhân khi tương tác với giảng viên hướng dẫn. Sản phẩm của các em hoàn thành đúng
về tiến độ, hình thức trình bày đẹp, ít các lỗi về in ấn. Qua xem xét và phân tích thì chất lượng đề
246
Một số biểu hiện về tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội...
tài như sau: đề tài lựa chọn cập nhật tình hình mới, mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, nhiệm vụ NCKH
được xác định cụ thể, cấu trúc phù hợp, phân tích được các nội dung cơ bản, ngôn ngữ phù hợp với
văn phong khoa học...Trong đó chỉ còn một số chỗ trong báo cáo tổng kết đề tài chưa phân tích sâu
và lí giải được nguyên nhân của thực trạng đó. Sau quá trình nghiên cứu, đề tài của H và nhóm bạn
đã được lựa chọn là công trình dự thi sinh viên NCKH cấp khoa. Kết quả đề tài NCKH của các em
xếp loại tốt (Đạt 9 điểm) và các em nhận được giải nhì trong cuộc thi này. Điều này minh chứng
đề tài NCKH của các em được thực hiện một cách nghiêm túc, chất lượng và được Hội đồng khoa
học của Khoa đánh giá cao. Đây chính là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng và tích cực, chủ động, tự
giác trong suốt quá trình từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành đề tài NCKH.
Sang năm thứ 3, H lại tiến hành nghiên cứu một đề tài mới. Đề tài này H có kế thừa của đề
tài cũ nhưng có những định hướng khác và em khai thác ở một khía cạnh mới hơn. Lần này em
tiến hành nghiên cứu một mình để thử sức và rèn cho mình khả năng nghiên cứu độc lập. Với kiến
thức và kĩ năng cũng như kinh nghiệm đã từng tham gia NCKH từ năm thứ 1 đã tạo nền tàng, cơ
sở giúp H tiến hành NCKH thuận lợi và hiệu quả hơn. Hiện tại em đã xây dựng được cơ sở lí luận
của đề tài và đang trong quá trình chỉnh sửa bộ công cụ đề tài để điều tra thực trạng. Theo phỏng
vấn giảng viên hướng dẫn, chúng tôi thu được khá nhiều thông tin hữu ích về biểu hiện tính tích
cực của em H. Trong quá trình thực hiện đề tài, em H chủ động lựa chọn tên đề tài, khai thác các
nguồn tài liệu sẵn có ở thư viện Khoa và Trường, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp
và luôn trao đổi những băn khoăn, thắc mắc với giảng viên hướng dẫn. Em luôn hoàn thành nhiệm
vụ nghiên cứu đúng thời gian, kế hoạch. Một mặt H luôn tiếp thu ý kiến, quan điểm của giảng viên
nhưng mặt khác em cũng luôn chứng tỏ quan điểm cá nhân và bảo vệ cho quan điểm của mình, có
chính kiến rất rõ ràng. H luôn tự tin vào bản thân trong quá trình NCKH.
Như vậy, có thể nói, em H rất tích cực NCKH. Em đã phát huy được các tính chủ động, tự
giác và tính tự tin của bản thân, quyết tâm khắc phục những khó khăn trong quá trình NCKH để
thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả. Yếu tố thúc đẩy em H trong NCKH là lòng say mê,
hứng thú, quyết tâm, có sự động viên của thầy, cô và bạn bè, và ý muốn rèn luyện các phẩm chất,
kĩ năng cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy
rằng, kiến thức và kĩ năng của H vẫn còn hạn chế nên đôi lúc em còn gặp khó khăn trong một số
bước thực hiện đề tài. Từ đó, giảng viên cần phải trang bị và hướng dẫn thêm cho các em sinh viên
tự tìm hiểu, khám phá và tích lũy thêm các kiến thức chuyên môn cũng như tạo cơ hội rèn kĩ năng
NCKH cho các em.
* Trường hợp 2
Em T.B.C là sinh viên K63A khoa Tâm lí - Giáo dục học. Em C có học lực khá, hạnh kiểm
tốt. Em đã thực hiện một đề tài sinh viên NCKH.
Thông qua phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt
động, đặc biệt kết hợp với phương pháp phỏng vấn trực tiếp và thông qua nguồn thông tin cung
cấp từ giảng viên hướng dẫn, chúng tôi đã có được chân dung điển hình về biểu hiện tính tích cực
trong NCKH của em C.
Qua nghiên cứu cho thấy em C có các biểu hiện cụ thể của từng tiêu chí tính tích cực NCKH
như sau: Khi đăng kí tham gia, em C thường chủ động trong việc tìm tài liệu và các khâu thực hiện
đề tài NCKH: chủ động nêu ý tưởng, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu. Đồng thời, em C đã
247
Trần Thị Tuyết Mai
có sự chủ động trong việc xây dựng bộ công cụ để nhờ giảng viên sửa chữa, chủ động điều tra số
liệu... Tuy nhiên, trong khâu xử lí và phân tích số liệu em còn gặp nhiều lúng túng, đôi lúc chưa
chủ động tìm gặp giảng viên để hỏi, trao đổi thêm vấn đề này. Đây cũng là một trong những kĩ
năng mà đa số sinh viên chưa thực hiện được tốt. Em C đã tự giác thực hiện nghiêm túc và hoàn
thành đúng thời hạn các nhiệm vụ cơ bản đã đề ra. Tuy nhiên xét về tính tự tin, em T vẫn chưa thật
sự tự tin trong quá trình NCKH: em còn hay e dè, không dám bày tỏ ý kiến của mình, không hay
trao đổi các băn khoăn, thắc mắc của mình với giáo viên hướng dẫn, chưa thể hiện rõ quan điểm
cá nhân trong suốt quá trình nghiên cứu. Về sản phẩm NCKH: Đề tài của em hoàn thành kịp tiến
độ về thời gian mà Khoa đề ra. Hình thức trình bày đề tài của em tuân thủ theo đúng mẫu yêu cầu,
kĩ thuật trình bày khoa học, đẹp, chỉ có một số các sai sót về lỗi chính tả, in ấn. Chất lượng đề tài
đã đạt được những yêu cầu cơ bản: xác định lí do, mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, cấu trúc hợp lí, tài
liệu tham khảo khá phong phú, báo cáo giải quyết được các nội dung nghiên cứu đề ra...Tuy nhiên,
để tài còn có những hạn chế: Hầu như rất ít lí giải nguyên nhân của thực trạng đưa ra qua các bảng
số liệu mà chỉ nhận xét về số liệu; Có những lỗi copy từ phần mềm SPSS sang Word; có các lỗi
viết hoa: "Từ đó có thể kết luận Mức độ hứng thú có ảnh hưởng đến Mức độ hiểu biết...."; Cách
diễn đạt một số chỗ giống viết văn hơn là ngôn ngữ khoa học: "Cảm thấy buồn trước thực trạng...".
Qua cách viết và trình bày vấn đề NCKH cho thấy em vẫn còn chưa nắm rõ một số kiến thức và kĩ
năng NCKH, nhất là kĩ năng phân tích và xử lí số liệu thu được. Theo đánh giá của HĐKH Khoa
đề tài này xếp loại khá (Đạt 7,0 điểm).
Có thể nói, em C đã có sự chủ động, tự giác và tự tin trong NCKH tuy nhiên em vẫn chưa
phát huy tối đa các mặt nói trên nên kết quả NCKH thu được chưa cao, chỉ dừng lại ở mức độ
khá. Điều này là do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực NCKH của em. Trong đó, có những
yếu tố thúc đẩy T NCKH: hứng thú đối với hoạt động NCKH, tham gia theo phong trào do Khoa
phát động và có sự động viên tinh thần của thầy cô, bạn bè. Tuy nhiên, có những yếu tố cản trở T
tham gia NCKH: do em chưa biết lựa chọn các phương pháp nghiên cứu và sử dụng thành thạo các
phương pháp đó, T chưa vận dụng hiệu quả các kiến thức và sử dụng các ngôn ngữ khoa học, các
thuật ngữ chuyên ngành vào viết báo cáo tổng kết đề tài, chưa đủ sự tự tin để giải quyết các nhiệm
vụ NCKH hiệu quả nhất.
* Trường hợp 3
Em L.T.T sinh viên lớp K64A - Khoa Hóa học. Em T có học lực xếp loại khá, hạnh kiểm:
tốt. Em đã đăng kí tham gia làm 1 đề tài NCKH cấp Khoa tổ chức hàng năm.
Thông qua phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, đặc biệt kết hợp với phương pháp phỏng
vấn trực tiếp thông qua nguồn thông tin cung cấp từ giảng viên hướng dẫn, chúng tôi đã có được
chân dung điển hình về em T và biểu hiện tính tích cực trong NCKH của em cụ thể ra sao.
T đã từng tham gia vào hoạt động NCKH vào năm thứ 2. Em đăng kí tham gia và tiến hành
nghiên cứu một thời gian nhưng em T đã không hoàn thành sản phẩm cuối cùng để nộp cho Khoa
theo đúng thời gian quy định.
Mới đầu cũng như các bạn trong lớp khi được Khoa phát động tham gia NCKH, T rất hăng
hái đăng kí tham gia. Xét về tính chủ động: Khi được nhận giảng viên hướng dẫn và lựa chọn đề
tài mình sẽ nghiên cứu, T cũng vạch ra những định hướng cho mình sẽ làm. Tuy nhiên, chỉ thỉnh
thoảng T mới lên lên thư viện tìm đọc các tài liệu liên quan vì không sắp xếp được thời gian học
248
Một số biểu hiện về tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội...
tập và em cũng ít khi chủ động gặp giảng viên hướng dẫn. Về tính tự giác, T đã xây dựng đề cương
nghiên cứu của đề tài, nhưng trong một số bước thực hiện đề tài T vẫn đợi sự đốc thúc, nhắc nhở
của giảng viên. Trong quá trình thực hiện, triển khai từng nội dung nghiên cứu cụ thể, T gặp nhiều
khó khăn và T rất dễ nản chí, không tự tin để giải quyết một số nhiệm vụ NCKH. Do T mới làm
nghiên cứu lần đầu nên em chưa có được những kĩ năng nghiên cứu cơ bản. Đồng thời, kiến thức
chuyên môn về vấn đề nghiên cứu của em T còn hạn chế nên việc em tiếp cận vấn đề, xây dựng
cơ sở lí luận là rất khó. Thực tế, có các nguồn tài liệu tham khảo nhưng các tài liệu ấy chỉ khai
thác được ở khía cạnh nào đó và đòi hỏi bản thân T phải tư duy và có cái nhìn toàn diện, sâu sắc
mới có thể đánh giá, lựa chọn và vận dụng nguồn thông tin từ tài liệu ấy vào đề tài. Khi phải xây
dựng nên khái niệm cơ bản và các biểu hiện của vấn đề nghiên cứu mà T đã chọn, em đã không
thể nào làm được. Từ đó, T cảm thấy chán nản, mệt mỏi. Em không chủ động thực hiện các nội
dung nghiên cứu tiếp theo nữa, em ngày càng ít và rất ngại gặp giảng viên hướng dẫn của mình
để chia sẻ về điều này. T không tự giác thực hiện các nội dung nghiên cứu đã lập ra. Càng ngày T
càng thấy thiếu tự tin, thấy mình kém cỏi hơn các bạn, trong khi các bạn có thể làm được nhưng
mình lại không thể. Mọi nhiệm vụ NCKH của T bị chững lại và em đã không đủ thời gian để hoàn
thành đề tài NCKH. Mặc dù T cũng được giảng viên hướng dẫn gợi ý, động viên nhưng T không
đủ quyết tâm, không vượt qua được chính bản thân mình. Vì vậy, em không hoàn thành sản phẩm
NCKH của mình.
Như vậy, qua trường hợp em T, có thể thấy T chưa thật sự chủ động, tự giác và tự tin tham
gia vào hoạt động NCKH, khi gặp khó khăn T đã nản chí và bỏ giữa chừng đề tài mà em đã đăng
kí. Điều này xuất phát từ bản thân em T: do em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng nghiên
cứu, chưa thật sự hứng thú, say mê và quyết tâm. T thiếu tự tin vào khả năng của bản thân, không
có nỗ lực để khắc phục khó khăn gặp phải. Ngoài ra, còn do mối quan hệ tương tác giữa em và
giảng viên chưa chặt chẽ, thiếu sự quan tâm, động viên của bạn bè và người thân. Vì vậy, giảng
viên cần chú ý bồi dưỡng cho T cũng như các em sinh viên kiến thức và kĩ năng cũng như kích
thích hứng thú, lòng tự tin NCKH cho các em.
3. Kết luận
Thông qua một số trường hợp nêu trên, chúng ta thấy được rõ nét hơn về biểu hiện tính tích
cực NCKH của sinh viên trường ĐHSPHN. Có sinh viên đã tích cực tham gia NCKH nhưng cũng
có em chưa thật sự tích cực, chủ động trong hoạt động này. Đó là do các yếu tố tác động đến tính
tích cực của các em, bao gồm các yếu tố từ bản thân sinh viên và cả các yếu tố khách quan, bên
ngoài. Nhà trường nói chung và giảng viên hướng dẫn nói riêng cần quan tâm, chú ý trong việc
hướng dẫn sinh viên, giúp các em phát huy tối đa tính tích cực NCKH, nâng cao hiệu quả NCKH
cho sinh viên trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Lam Hồng, 2014. Giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học trong hệ thống
các trường sư phạm. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59 (6A), tr.
154-166.
249
Trần Thị Tuyết Mai
[2] Đỗ Việt Hùng, 2016. Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của trường
Đại học Sư phạm Hà Nội. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 61 (8A),
tr 10-14.
[3] Nguyễn Văn Lượt, 2007. Ý chí trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Tạp chí Tâm lí học, Số 10, tr.103.
[4] Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung, 2014. Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giảng viên
đại học sư phạm. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 6A, 2014, tr.
142-153.
[5] Nguyễn Thị Tuyết, 2008. Tiêu chí đánh giá giảng viên. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học
Quốc Gia Hà Nội, Số 24, tr.131-135.
[6] Griffiths, R., 2004. Knowledge production and the Research - teaching nexus: the case of the
built environment disciplines. Studies in Higher Education, 29 (6), pp. 709-726.
[7] Mari Elken and Sabine Wollscheid, 2016. The relationship between research and education:
typologies and indicators. Aliterature review. Nordic Insitute for Studies in Innovation
Research and education (NIFU), 8/2016, pp.1-68.
ABSTRACT
Some signs the activeness of students
in doing scientific researches through typical cases
Tran Thi Tuyet Mai
Institute for Educational Reseach, Hanoi National University of Education
This article refers to a number of findings about students’ activeness in doing scientific
studies, including the concept of activeness in doing scientific researches, activeness criteria
framework for students’ scientific research. To clarify the activeness in doing scientific researches
of students in Hanoi National University of Education, the article analysed in details the signs
through some typical cases.
Keywords: Scientific research, active research, students.