Tóm tắt. Trong hơn một thập kỉ trở lại đây, số lượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc
mà chủ yếu là thông qua môi giới ngày càng gia tăng, trở thành một hiện tượng xã hội được
quan tâm chú ý. Những cuộc hôn nhân môi giới Việt Nam – Hàn Quốc đã làm nảy sinh
không ít những vấn đề xã hội cần được giải quyết như: bạo lực gia đình với cô dâu Việt,
hình ảnh phụ nữ Việt Nam bị coi như một sản phẩm hàng hóa tiếp thị, mất cân bằng giới
tính trong thị trường lao động và hôn nhân ở Việt Nam, nguy cơ dẫn đến buôn bán phụ
nữ. . . Thực tế đó cho thấy rằng việc tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu
những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề là rất cần thiết. Nghiên cứu này nhằm đề xuất một số
giải pháp trong bối cảnh thực tiễn trên.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp của công tác xã hội trong việc giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ hôn nhân môi giới Việt - Hàn tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0036
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 96-106
This paper is available online at
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC GIẢM THIỂU NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC
TỪ HÔN NHÂNMÔI GIỚI VIỆT - HÀN TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thu Trang
Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trong hơn một thập kỉ trở lại đây, số lượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc
mà chủ yếu là thông qua môi giới ngày càng gia tăng, trở thành một hiện tượng xã hội được
quan tâm chú ý. Những cuộc hôn nhân môi giới Việt Nam – Hàn Quốc đã làm nảy sinh
không ít những vấn đề xã hội cần được giải quyết như: bạo lực gia đình với cô dâu Việt,
hình ảnh phụ nữ Việt Nam bị coi như một sản phẩm hàng hóa tiếp thị, mất cân bằng giới
tính trong thị trường lao động và hôn nhân ở Việt Nam, nguy cơ dẫn đến buôn bán phụ
nữ. . . Thực tế đó cho thấy rằng việc tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu
những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề là rất cần thiết. Nghiên cứu này nhằm đề xuất một số
giải pháp trong bối cảnh thực tiễn trên.
Từ khóa: Hôn nhân môi giới Việt Nam – Hàn Quốc, bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ,
giải pháp Công tác xã hội.
1. Mở đầu
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài hay hôn nhân xuyên quốc gia không phải là điều mới mẻ
ở Việt Nam. Đây là xu thế tất yếu của quá trình giao lưu văn hóa và hội nhập thế giới. Trong sự
hội nhập đó, hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn ngoại quốc trở thành trào lưu và ngày càng phổ
biến, đặc biệt là từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây.
Cùng trong dòng chảy đó, nghiên cứu về hôn nhân đa văn hóa, trong đó đặc biệt là hôn nhân
quốc tế Việt – Hàn với hình thức kết hôn thông qua môi giới đang là chủ đề được quan tâm ở một
số nước trong khu vực Châu Á. Đa phần những nghiên cứu về hôn nhân Việt – Hàn xem xét vấn
đề này như một hiện tượng xã hội có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và bàn luận về
các hệ quả xã hội phát sinh từ hiện tượng này. Các công trình nghiên cứu tập trung nhiều nhất ở
Hàn Quốc.
Phần lớn những nghiên cứu ở Hàn Quốc về kết hôn quốc tế Việt Hàn triển khai theo hướng
nhấn mạnh sự khác nhau về văn hóa và dân tộc của phụ nữ Việt nhằm làm rõ việc phân biệt họ
như thế nào, nguyên nhân mang tính xã hội của sự phân biệt là gì và phụ nữ Việt Nam thích ứng
như thế nào với hiện thực bị phân biệt đó. Chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề này xuyên suốt qua
các ấn bản nghiên cứu như:
Ngày nhận bài: 4/1/2016. Ngày nhận đăng: 27/4/2016.
Liên hệ: Nguyễn Thu Trang, e-mail: trang_ngthu@yahoo.com
96
Một số giải pháp của công tác xã hội trong việc giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực...
Kim Huyn Mi, 2006, Chính trị học giới tính toàn cầu hóa về kết hôn quốc tế, tạp chí kinh
tế và khoa hoc Hàn Quốc, số 70 năm 2006. (Global Gender Politics of Cross-Boder Marriage)
Trong bài viết này, Kim phân tích sự phân biệt cô dâu Việt trong dòng chảy di cư mang tính
toàn cầu theo quan điểm kinh tế chính trị học của kết hôn quốc tế, có nghĩa là đi phân tích quyền
lực mang tính đa tầng liên quan đến quá trình phụ nữ Việt Nam di cư và định cư tại Hàn Quốc dưới
quan điểm giới tính.
Kim Huyn Jea, 2007, Phụ nữ kết hôn Việt Nam sang Hàn Quốc: nghiên cứu bối cảnh và
nguyên nhân, tạp chí Nghiên cứu Đông Á.
Kim Huyn Jea nhận thấy nguyên nhân phụ nữ Việt Nam thích kết hôn với người Hàn Quốc
ở chính nội tại xã hội Việt Nam, chứ không hẳn là do xu hướng toàn cầu hóa thế giới hóa. Nhà
nghiên cứu cho rằng sự chênh lệch về kinh tế xã hội giữa nông thôn và thành thị của xã hội Viêt
Nam và sự mất cân bằng giới tính ở địa bàn nông thôn được hình thành qua lịch sử là nguyên nhân
dẫn đến phụ nữ Việt muốn kết hôn với người nước ngoài. Ngoài ra, lí do phụ nữ Việt Nam muốn
kết hôn với người Hàn Quốc là do làn sóng văn hóa Hàn “hanlyu”.
Jang Jy Hye, 2010, Những ảnh hưởng chuyển khoản tiền thông qua kết hôn quốc tế lên gia
đình bản quốc của phụ nữ kết hôn quốc tế: lấy trọng tâm là các trường hợp ở làng T tình Bạc
Liêu Việt Nam, báo cáo trên tạp chí của hội khoa học Hàn Quốc. (Socio-Cultural Influences of
Remittance by Vietnamese Women Immigrants by Marriage: The Case Study of the T Village in
Bac Lieu).
Nghiên cứu này áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu trên năm đối tượng phụ nữ Việt Nam
lấy chồng Hàn Quốc. Nghiên cứu cho thấy việc chuyển tiền của cô dâu Việt về Việt Nam đã có
ảnh hưởng tích cực lên kinh tế xã hội của Việt Nam. Cụ thể ở làng T tỉnh Bạc Liêu, các gia đình có
con rể Hàn Quốc thường gặp gỡ để trao đổi về cách thức nhận tiền, cách thức sử dụng tiền con gái
gửi về như thế nào. Hiện tượng này tạo nên một không khí sinh hoạt cộng đồng, hỗ trợ lẫn nhau
khi khó khăn. Ngoài ra, số tiền nhận được từ Hàn Quốc được gia đình các cô dâu Việt Nam đi đầu
tư mua đất xây nhà trong làng T cũng như ngoài làng T. Hiện tượng này cũng góp phần, dù nhỏ bé,
thúc đẩy kinh tế của làng T và các làng khác.
Hà Minh Thành, 2005, Nghiên cứu về kết hôn quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc sau
năm 1992: lấy trọng tâm là sự thích ứng văn hóa của phụ nữ Việt Nam, Luận văn thạc sĩ khoa xã
hội học Trường đại học Seoul Hàn Quốc (A Study on International marriages between Korea and
Vietnam after 1992: a case of cultural adjustment for Vietnamese women in Korea).
Nghiên cứu này thông qua kết quả điều tra bảng hỏi với 80 đối tượng điều tra để tìm hiểu
thực trạng hôn nhân giữa cô dâu Việt và chồng Hàn Quốc cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến mối
quan hệ của hình thái gia đình này. Cụ thể nghiên cứu đưa ra kết luận: (1) động cơ kết hôn: vì
không có tiền nên kết hôn để nhận sự hỗ trợ kinh tế từ nhà chồng Hàn Quốc và vì lí do nông thôn
Hàn Quốc khan hiếm phụ nữ Hàn nên phải tìm đối tượng người nước ngoài để kết hôn, (2) loại
hình kết hôn: kết hôn qua hẹn hò, kết hôn qua môi giới và kết hôn giả, (3) các yếu tố phân cấp xã
hội: trung bình độ tuổi chênh lệch giữa chồng và vợ là 15 tuổi; trình độ học vấn dưới đại học, (4)
các yếu tố động cơ kết hôn, loại hình kết hôn và yếu tố độ tuổi, học vấn ảnh hưởng mạnh đến quan
hệ vợ chồng Hàn Quốc và Việt Nam.
Nguyễn Thị Huyền Trang, 2009, Phân tích so sánh các báo cáo của ‘Hangoere’ và
‘Chosonilbo’ về phụ nữ di cư kết hôn Việt Nam: đối tượng là các báo cáo từ tháng 4 năm 2006 đến
tháng 4 năm 2008, Luận văn thạc sĩ khoa NGO Đại học Soenggong Hàn Quốc.
Ưu điểm của nghiên cứu này là việc so sánh các báo cáo về phụ nữ Việt Nam kết hôn với
chồng Hàn Quốc giữa 2 tòa báo ‘Hangoere’ (trường phái cải cách) và ‘Chosonilbo’ (trường phái
97
Nguyễn Thu Trang
bảo thủ) để đưa ra một kết quả khách quan về tình trạng hôn nhân của cô dâu Việt với chồng Hàn
Quốc. Tác giả cho rằng các bài báo của Hangoere đã phê phán các công ti môi giới kết hôn đã
lợi dụng người yếu về kinh tế và xã hội và nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ nhân quyền cho những
người yếu - những cô dâu Việt tại Hàn Quốc. Mặt khác, các bài báo của Chosonilbo có khuynh
hướng khuyến khích kết hôn quốc tế và nhấn mạnh đối tượng kết hôn là những phụ nữ Việt Nam
muốn thoát nghèo hoặc muốn thực hiện ‘giấc mơ Hàn Quốc’. Ngoài ra Chosonilbo còn kết luận
giải pháp cho những mâu thuẫn trong gia đình Việt Nam là giáo dục tiếng Hàn và văn hóa Hàn
Quốc cho cô dâu Việt.
Yun Dong Hwa, 2009, Nghiên cứu phương án cải cách chế độ hỗ trợ gia đình đa văn hóa,
Luận văn thạc sĩ khoa Hành chính Đại học Joennam Hàn Quốc (Study on Methods to Improve the
Support System for Multi-Culture Families).
Nghiên cứu của Yun Dong Hwa khái quát hiện trạng các chế độ hỗ trợ gia đình đa văn hóa
của chính phủ cũng như của các tổ chức tự trị địa phương. Qua đó tác giả nêu lên những hạn chế
của các chế độ hỗ trợ này và kiến nghị giải pháp hoàn thiện nó. Các giải pháp được đưa ra là (1)
cải cách chế độ pháp luật về định kiến xã hội từ tiêu chuẩn chính phủ trung ương: cải cách chế
độ giáo dục tiếng Hàn và văn hóa Hàn, cải cách luật giáo dục trẻ em. (2) Hình thành phương án
hỗ trợ từ chính phủ trung ương: xây dựng chương trình trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc và văn hóa
nước xuất thân, hỗ trợ người trông trẻ tình nguyện. (3) Phải lập quy chế cho các công ti môi giới
kết hôn. (4) Phương án cải cách chế độ chính sách hỗ trợ giáo dục các gia đình đa văn hóa: trang
bị thiết bị giáo dục, nâng cao vai trò giáo dục của bố mẹ, cần thiết mở trường học đa văn hóa, cần
hỗ trợ để cải cách các trương trình ngoại khóa cho trẻ em và gia đình đa văn hóa.
Choi Eun Jeong, 2009, Nghiên cứu tình trạng sinh hoạt của cô dâu kết hôn quốc tế phương
án hỗ trợ. Luận văn thạc sĩ khoa Chính sách công tác xã hội Trường Đại học Sangji Hàn Quốc.
Nghiên cứu này điều tra bảng hỏi trên 101 đối tượng cô dâu ngoại quốc tại Hàn Quốc về
thực trạng cuộc sống tại Hàn Quốc và đưa ra các phương án cải thiện điều kiện sinh hoạt của các
cô dâu này. Thứ nhất, về dịch vụ giáo dục: cần cải thiện giáo dục tiếng Hàn mang tính hệ thống,
tăng nguồn nhân lực có chuyên môn hỗ trợ tận nơi, nghĩa vụ hóa việc giáo dục trước khi sang Hàn
Quốc. Thứ hai, về dịch vụ mang tính chính sách: thiết chặt hơn vấn đề về cấp visa và nhập quốc
tịch. Thứ ba, về dich vụ xin việc: cải cách chương trình xin việc, đào tạo chuyên môn cho cô dâu
ngoại quốc. Thứ tư, về dịch vụ y tế cộng đồng: tăng cường hệ thống khám y tế miễn phí tại các địa
phương. Thứ năm, về các dịch vụ phúc lợi xã hội: xây dựng các nhóm nhỏ, các câu lạc bộ tự quản,
mở các chương trình trải nghiệm văn hóa, tăng cường giáo dục cho trẻ em.
Byeon Hwa Sun, 2008, Tình trạng bạo hành của gia đình phụ nữ kết hôn quốc tế và phương
án cải cách hệ thống hỗ trợ, Nhà xuất bản Viện nghiên cứu chính sách nữ giới Hàn Quốc.
Cuốn sách này đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để khái quát một cách đa dạng hiện
trạng bạo hành trong các gia đình cô dâu ngoại quốc và phân tích các chính sách hiện hành hỗ trợ
cho họ, từ đó tác giả xây dựng chính sách để các cô dâu Việt có thể nhận được bồi thường từ việc
bị bạo hành.
Nam Buk Hyun, 2010, Tìm hiểu gia đình đa văn hóa thông qua kết hôn quốc tế Việt Nam
và Hàn Quốc. Ngoài việc tổng quát hiện trạng kết hôn giữa cô dâu Việt Nam với chồng Hàn Quốc,
công trình nghiên cứu này đã thành công hơn các nghiên cứu trước đó khi phân tích nội tại nhận
thức của các cô dâu Việt, nội tại văn hóa xã hội và suy nghĩ của người dân Việt Nam. Những phân
tích nội tại xã hội Việt Nam tác động tích cực lên nhận thức của người chồng cũng như người dân
Hàn Quốc trong việc hiểu sự khác biệt văn hóa để dung hòa những mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc
sống chung.
98
Một số giải pháp của công tác xã hội trong việc giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực...
Có thể thấy những nghiên cứu về cuộc sống hôn nhân Việt – Hàn đã được thực hiện khá
nhiều tại Hàn Quốc. Trong khi đó, những nghiên cứu mang tính học thuật về chủ đề này ở Việt
Nam chưa phải là nhiều. Năm 2009, trường Đại học Khoa học xã hội Hà Nội đã phối hợp với Học
viện Chính sách Chungcheonam tổ chức Hội thảo: Hôn nhân Việt – Hàn và những vấn đề đặt ra.
Đây là một dấu ấn về việc vấn đề hôn nhân Việt – Hàn được xem xét như những nghiên cứu học
thuật. Những bài viết tiêu biểu trong hội thảo này có thể kể đến là Di cư hôn nhân Việt Nam – Hàn
Quốc: Những vấn đề đặt ra của GS.TS Lê Thị Quý hay Hiện tượng lấy chồng Hàn Quốc ở phụ
nữ Việt Nam: Thực trạng và một vài suy nghĩ của Trần Văn Phương – Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Nội dung của các bài tham luận chủ yếu xoay quanh việc phân tích
các vấn đề xã hội nảy sinh do hiện tượng kết hôn này mang lại.
Nổi bật trong các nghiên cứu về hiện tượng kết hôn với chồng Hàn Quốc ở Việt Nam là
những bài viết của GS.TS Hoàng Bá Thịnh [2, 3], tập trung phân tích những khía cạnh văn hóa xã
hội xung quanh hôn nhân Việt Nam - Hàn Quốc được đăng tải trên Tạp chí Khoa học xã hội năm
2008 và năm 2010. Tác giả đã chỉ ra một cách cụ thể những yếu tố tác động dẫn tới sự gia tăng của
hiện tượng kết hôn này trong bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam cũng như cách thức mà các công
ti môi giới quảng bá về cô dâu Việt và chú rể Hàn Quốc. Đồng thời, các bài viết của tác giả cũng
đề cập đến những hệ quả xã hội do hiện tượng hôn nhân này đem lại.
Theo dõi những nghiên cứu tại cả Hàn Quốc và Việt Nam về vấn đề hôn nhân môi giới Việt
– Hàn cho thấy việc kết hôn này đã gây ra một số hệ quả xã hội như: sự xáo trộn, biến đổi về văn
hóa truyền thống trong các gia đình Hàn Quốc, bạo lực gia đình với các cô dâu Việt, tỉ lệ li hôn
tăng cao trong các gia đình đa văn hóa Hàn Quốc, buôn bán phụ nữ trá hình trong các kênh môi
giới kết hôn. . . Thực tế những năm qua, Chính phủ và các nhà quản lí xã hội Hàn Quốc cũng đã
đưa ra nhiều biện pháp cho các vấn đề này như: Tổ chức các lớp học tiếng Hàn và văn hóa Hàn cho
các cô dâu Việt, thành lập các trung tâm hỗ trợ cô dâu ngoại quốc; nhưng kết quả vẫn chưa khả
quan. Vậy cần phải làm gì để giải quyết vấn đề này một cách bền vững? Đó là một mặt phải can
thiệp xử lí các vấn đề nảy sinh nhưng mặt khác cần phải phòng ngừa và hạn chế những tiêu cực
của việc kết hôn môi giới bằng cách nâng cao nhận thức cho người dân đồng thời với việc quản lí
hình thức kết hôn này một cách chặt chẽ ở Việt Nam? Xuất phát từ thực tiễn cần thiết đó, bài viết
này nhằm tìm kiếm giải pháp phù hợp cho việc phòng ngừa những “rủi ro” cho các cuộc hôn nhân
môi giới Việt – Hàn với mong muốn vấn đề này không gây ra những bất ổn xã hội mà còn là cầu
nối của tình hữu nghị và giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc.
2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với các phương pháp: Phân tích tài liệu, phương pháp phỏng
vấn sâu và lấy ý kiến chuyên gia. Phạm vi nghiên cứu tập trung vào việc tìm kiếm và xây dựng các
giải pháp ở phía Việt Nam nhằm giảm thiểu các hậu quả xã hội phát sinh từ các cuộc hôn nhân
môi giới Việt Nam – Hàn Quốc.
2.1. Hôn nhân môi giới
Hôn nhân hay kết hôn là một quyền cơ bản của con người. Pháp luật các quốc gia đều ghi
nhận: mỗi người đều có quyền lựa chọn, quyết định hạnh phúc và người bạn đời riêng cho mình.
Quyền tự kết hôn thể hiện ở chỗ con người có quyền tự do kết hôn với người cùng dân tộc hoặc
với người không cùng dân tộc; với người cùng tôn giáo hoặc không cùng tôn giáo; với người cùng
quốc tịch hoặc không cùng quốc tịch. Pháp luật các nước đều tôn trọng và bảo vệ quyền tự do kết
hôn của con người. Môi giới kết hôn là hoạt động hỗ trợ cho việc thực hiện quyền kết hôn.
99
Nguyễn Thu Trang
Môi giới hôn nhân nói chung và môi giới kết hôn với người nước ngoài nói riêng có tính hai
mặt. Mặt tích cực là tạo điều kiện cho hai bên có điều kiện làm quen, tiếp xúc và tìm hiểu “nhân
thân” của nhau. Mặt trái là áp đặt, cung cấp những thông tin sai lệch cho khách hàng để kiếm lời.
Những người làm dịch vụ môi giới tìm mọi cách để thành công với mục đích kiếm được tiền, bất
kể việc cung cấp thông tin sai, lừa dối đôi bên dẫn đến những hậu quả khôn lường, làm nhiều gia
đình tan vỡ, trong đó người chịu ảnh hưởng, thiệt thòi nhất là người phụ nữ.
Môi giới hôn nhân ở Hàn Quốc là một hình thức hiện đại hóa mai mối truyền thống. Hoạt
động môi giới hôn nhân được công nhận là hợp pháp ở Hàn Quốc nên các công ti môi giới hôn
nhân hoạt động công khái và phát triển mạnh mẽ. Những văn phòng môi giới hôn nhân quản lí hồ
sơ khách hàng bằng các phần mềm máy vi tính. Phần mềm này cho phép tìm kiếm những thông
tin về người bạn đời lí tưởng, những người có thể đáp ứng tiêu chuẩn của các thành viên.
Ở Việt Nam, các công ti môi giới hôn nhân với người nước ngoài đặc biệt là với Hàn Quốc
và Đài Loan chiếm tỉ lệ đông nhất. Hầu hết các công ti này đều tận dụng kẽ hở của luật pháp hay
lách luật để vào Việt Nam thực hiện các hoạt động môi giới nhằm kiếm lợi nhuận. Những năm gần
đây bùng nổ dịch vụ môi giới cho đàn ông Hàn Quốc phụ nữ Việt Nam với rất nhiều vấn đề đang
được quan tâm, tranh cãi trong dư luận xã hội.
2.2. Một số vấn đề xã hội nảy sinh từ hôn nhân môi giới Việt Nam – Hàn Quốc
Được thực hiện một cách chóng vánh theo tính chất thương mại hóa nên các cuộc hôn nhân
môi giới giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Hàn Quốc hầu hết đều không xây dựng trên một điều
kiện cần cốt lõi cho một cuộc hôn nhân là tình yêu thương và sự thông hiểu lẫn nhau. Tổng lượng
thời gian tiếp xúc của những cặp vợ chồng này tính từ lúc gặp nhau trong buổi xem mặt cho đến
khi cô dâu Việt Nam đặt chân đến Hàn Quốc cũng chỉ không quá vài ngày. Khoảng thời gian để
các cô dâu chuẩn bị học tập tiếng Hàn (nếu có) chỉ độ một tháng. Trong điều kiện như vậy, các cặp
vợ chồng này không tránh khỏi những mâu thuẫn xung đột trong gia đình và đồng thời hiện tượng
hôn nhân Việt – Hàn cũng kéo theo không ít những hệ lụy xã hội.
- Bạo lực gia đình và các vụ li hôn trong các gia đình đa văn hóa ở Hàn Quốc tăng mạnh
Hôn nhân không trên cơ sở tình yêu thật sự, cùng với việc thiếu thông tin rõ ràng về hai
phía, lại chịu sự chi phối vì mục đích lợi nhuân của môi giới trung gian, đã khiến nhiều cuộc hôn
nhân Việt – Hàn trở thành bi kịch với những vụ bạo lực gia đình hay nhẹ hơn là sự không thề hòa
nhập với cuộc sống chung. Tại Hàn Quốc, con số vụ li hôn của các cặp vợ chồng quốc tế năm 2003
là 2.784 vụ, đến năm 2007 đã tăng lên 8.348 vụ ( nhan viet - han va nhung
van de dat ra).
Báo chí Việt Nam và Hàn Quốc thi thoảng lại gây xôn xao dư luận xã hội hai nước với
những bài báo viết về những vụ việc đau lòng xảy ra đối với một số cô dâu Việt Nam bất hạnh trên
xứ người. Cô dâu Việt Nam tự tử do không tìm được lối thoát cho mình trong cuộc hôn nhân với
người chồng Hàn Quốc. Cô dâu Việt Nam bị chồng đánh đập tàn nhẫn đến chết. . . Trong suốt năm
2008, xã hội Việt Nam lẫn Hàn Quốc đều tỏ ra rất bất bình trước vụ việc cô dâu Việt Nam bị nhà
chồng tước đoạt quyền nuôi con, không cho cô được tiếp xúc với hai đứa con của mình ngay sau
khi cô sinh xong hay vụ việc cô dâu Thạch Thị Hồng Ngọc đã bị chồng, vốn là người có vấn đề về
thần kinh, đâm chết vào ngày 8/7/2010 tại thành phố Busan (Nguyễn Ngọc Tuyến, Nhìn lại vấn đề
hôn nhân quốc tế thương mại hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Tạp chí Khoa học và Công nghệ
- ĐH Đà Nẵng, số 5 năm 2010). Những vụ việc này đã gây nhức nhối trong dư luận xã hội cả hai
nước.
Một trong các nguyên nhân chính là do những mâu thuẫn nghiêm trọng trong đời sống gia
100
Một số giải pháp của công tác xã hội trong việc giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực...
đình của các cô dâu Việt, đó là sự khác biệt về văn hóa, pháp luật và phong tục tập quán. Thêm
nữa, động cơ muốn thu hồi “vốn” của cô dâu, tâm lí lo ngại vợ bỏ trốn sau khi đã phải trả một
khoản chi phí cưới vợ của chú rể Hàn đã khiến gia đình nhà chồng khống chế tài chính cũng như
cơ hội giao tiếp bên ngoài của người vợ. Bên cạnh đó thì luật ủng hộ gia đình đa văn hóa của Hàn
Quốc cũng thể hiện sự chưa công bằng khi yêu cầu người phụ nữ phải học ngôn ngữ, văn hóa,
phong tục của chồng nhưng ngược lại, người chồng lại không cần tìm hiểu những điều đó ở phía
người vợ.
- Hôn nhân thương mại biến hình ảnh phụ nữ Việt Nam trở thành một sản phẩm
hàng hóa
Tại Hàn Quốc, các dịch vụ môi giới kết hôn với các hoạt động quảng cáo phát triển rất mạnh
mẽ. Có thể nói, qua các quảng cáo trên báo chí ở Hàn Quốc thì phụ nữ Việt Nam được xem như
một món hàng rất dễ mua. Người ta dễ dàng tìm thấy trên bất kì tờ nhật báo nào những lời quảng
cáo như “cô dâu Việt đã sẵn sàng, chỉ cần có ý định (của bạn)”. Không những vậy, việc lấy vợ Việt
Nam vô cùng dễ dàng, cho dù đàn ông Hàn Quốc là những người như thế nào cũng có thể cưới
được vợ Việt Nam “Người già, người đã có con, người khuyết tật đều có thể lấy trinh nữ Việt Nam
xinh đẹp”. Để thêm sức thuyết phục cho việc tiếp thị lấy vợ Việt Nam, những quảng cáo nói trên
còn liệt kê chi tiết về những ưu điểm của con gái Việt Nam. Đó là không chỉ hấp dẫn về hình thức
như “dáng người đẹp nhất thế giới” và quyến rũ hơn so với phụ nữ ở một số nước trong châu lục
“khác với phụ nữ Trung Quốc và Philippines, phụ nữ Việt Nam có mùi cơ thể dễ chịu” mà còn có
những phẩm hạnh tuyệt vời như “xuất giá tòng phu”, “tôn trọng người già, thờ cúng tổ tiên đến
bốn đời”, “giữ trinh tiết và chung thủy với chồng”. (Tuổi trẻ, 25/04/2006).
Tính chất thương mại trong hôn n