Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học Việt Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Khi nói đến giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ, nhiều nhà quản lý và giảng viên có thể cho rằng bàn đến việc này là quá sớm, bởi lẽ: 1. Hiện nay, ở Việt Nam con số các trường thực hiện đào tạo theo tín chỉ còn quá ít (vài trường), việc tổ chức quản lý đào tạo cũng chưa triển khai đồng bộ, đại trà, mà mới chỉ ở một số khoa hoặc ở một số chuyên ngành trong khoa. 2. Các trường có lọai hình đào tạo này cũng chưa hoàn chỉnh về quy chế tổ chức, quản lý, đánh giá kết quả. Chưa chuẩn bị thật chu đáo về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vu cho đào tạọ, chưa chuẩn bị được đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ để thực hiện nhiệm vụ. 3. Những định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên ở các lớp dưới chưa được định hình rõ rệt nên việc lựa chọn các môn học để tích luỹ của sinh viên chưa chủ động, dẫn đến những khó khăn nhất định đối với các khoa, trường khi tính đến bài toán về kinh tế đảm bảo cho sự duy trì loại hình đào tạo này. 4. Ở các trường đặc thù như sư phạm, xã hội nhân văn, lãnh đạo các trường nhìn nhận việc thực hiện loại đào tạo này với những trăn trở chưa có lời giải,và còn cho rằng khó có thể thực hiện vì lọai hình đào tạo này sẽ làm giảm đi tính hệ thống logic trong đào tạo, nhận thức và phát triển tư duy tổng hợp của sinh viên (yêu cầu của đào tạo người thầy giáo thời kỳ hội nhập). Không thể coi việc tìm những giải pháp nâng cao chất lượng là sớm, mà cần phải được bắt tay thực hiện ngay, đặc biệt là với các trường, các khoa, cán bộ chuyên ngành đã có loại hình đào tạo này. Cần phải xem xét đến nhiệm vụ là: cùng với quá trình hoàn thiện là quá trình mở rộng quy mô trong hệ thống các trường đại học ở nước ta. Hãy coi các trường đang thực hiện lọai nình đào tạo này là những hạt nhân triển khai việc đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng đào tạo để tạo sức thu hút và lan toả đến cả hệ thống giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
143 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM Phạm Xuân Hậu PGS.TS.Viện trưởng viện nghiên cứu giáo dục ĐHSP.TP Hồ Chí Minh I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Khi nói đến giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ, nhiều nhà quản lý và giảng viên có thể cho rằng bàn đến việc này là quá sớm, bởi lẽ: 1. Hiện nay, ở Việt Nam con số các trường thực hiện đào tạo theo tín chỉ còn quá ít (vài trường), việc tổ chức quản lý đào tạo cũng chưa triển khai đồng bộ, đại trà, mà mới chỉ ở một số khoa hoặc ở một số chuyên ngành trong khoa. 2. Các trường có lọai hình đào tạo này cũng chưa hoàn chỉnh về quy chế tổ chức, quản lý, đánh giá kết quả. Chưa chuẩn bị thật chu đáo về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vu cho đào tạọ, chưa chuẩn bị được đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ để thực hiện nhiệm vụ. 3. Những định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên ở các lớp dưới chưa được định hình rõ rệt nên việc lựa chọn các môn học để tích luỹ của sinh viên chưa chủ động, dẫn đến những khó khăn nhất định đối với các khoa, trường khi tính đến bài toán về kinh tế đảm bảo cho sự duy trì loại hình đào tạo này. 4. Ở các trường đặc thù như sư phạm, xã hội nhân văn, lãnh đạo các trường nhìn nhận việc thực hiện loại đào tạo này với những trăn trở chưa có lời giải,và còn cho rằng khó có thể thực hiện vì lọai hình đào tạo này sẽ làm giảm đi tính hệ thống logic trong đào tạo, nhận thức và phát triển tư duy tổng hợp của sinh viên (yêu cầu của đào tạo người thầy giáo thời kỳ hội nhập). Không thể coi việc tìm những giải pháp nâng cao chất lượng là sớm, mà cần phải được bắt tay thực hiện ngay, đặc biệt là với các trường, các khoa, cán bộ chuyên ngành đã có loại hình đào tạo này. Cần phải xem xét đến nhiệm vụ là: cùng với quá trình hoàn thiện là quá trình mở rộng quy mô trong hệ thống các trường đại học ở nước ta. Hãy coi các trường đang thực hiện lọai nình đào tạo này là những hạt nhân triển khai việc đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng đào tạo để tạo sức thu hút và lan toả đến cả hệ thống giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. II. ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ: Đào tạo theo tín chỉ đã được thảo luận ở nhiều hội thảo ở nước ta. Phân tích những ưu thế và những nhược điểm, đã được nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý đưa ra để tìm giải pháp thực hiện tốt quá trình đào tạo này. Trong hội nghị của VUN (Ban liên lạc các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam) ngày 22 và 23/ 12/ 2006, tại Nha Trang nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý đã trình bày khá kỹ từ lý thuyết đến thực tiễn đề khẳng định những ưu thế của đào tạo theo tín chỉ, xin được lược qua một số ưu điểm cơ bản sau 144 - Giúp sinh viên chủ động thiết kế, xây dựng kế hoạch học tập cho mình, được lựa chọn thực hiện tiến độ học tập thích ứng với khả năng, điều kiện chủ quan và khách quan. - Có thể giúp sinh viên thay đổi chuyên môn ngành trong tiến trình học tập mà không phải học lại từ đầu – nhờ tính liên thông của nó. - Sinh viên có thể học thêm ngành học mới đáp ứng kịp thời khi xã hội có nhu cầu (học thêm những tín chỉ phù hợp). - Những tín chỉ chung có thể áp dụng cho nhiều trường, sinh viên có thể tự lựa chọn để học tập, tích luỹ phù hợp với điều kiện đi lại, học tập của mình mà không tốn kém nhiều kinh phí. - Khai thác được đội ngũ giảng viên giỏi, trình độ cao. - Khả năng liên thông với các trường đại học trong khu vực và thế giới dễ dàng, nhanh chóng Mặc dù những khó khăn khi thưc hiện loại hình đào tạo này ở nước tac còn rất lớn, nhưng phải sớm khắc phục và triển khai càng nhanh càng tốt, bởi vì: - Bản chất của chế độ học chế tín chỉ là tìm cách tốt nhất để đáp ứng được mong muốn và yêu cầu của người học; Đảm bảo hiệu quả đào tạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của thời kỳ đổi mới phát triển, đáp ứng cơ chế thị trường của nền kinh tế, xã hội cần gì – chuyên môn đó sẽ đáp ứng. -Xã hội đang đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong nước mà phải đảm bảo cho sự hội nhập khu vực và thế giới. III. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO: Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy là vấn đề cơ bản đầu tiên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ nhu cầu đổi mới, hội nhập của đất nước và khu vực. Chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ trong một quá trình đào tạo. Sản phẩm đào tạo ra là kết quả của mối quan hệ nhân quả này. - Có chương trình, nội dung tốt nhưng không có phương pháp tốt, phù hợp thì chất lượng đào tạo không cao. - Chương trình , nội dung không phù hợp với mục tiêu đào tạo ,không gắn với thực tế xã hội đương đại thì khó có thể đổi mới phương pháp giảng dạy. - Để đổi mới phương pháp giảng dạy cần phải có chương trình và nội dung đổi mới đồng bộ, phù hợp. 1. Đổi mới chương trình và nội dung trong đào tạo theo học chế tín chỉ: - Không thể coi chương trình là “bộ khung” cứng đã thiết kế ổn định mà phải coi chương trình như một hệ thống “động”, vừa có phấn cứng, vừa có phần mềm. Chương trình cải cách đại học ở nước ta được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra cho một số lĩnh vực hiện nay đã có những đổi mới đáng ghi nhận là: 145 + Số đơn vị học trình phải tích luỹ cho toàn khoá học khoảng 210 ĐVHT. Trong đó các học phần chung cho tất cả các chương trình là 37 ĐVHT (17,6%); Các môn học chung của khối ngành và ngành khoảng 133 ĐVHT (63,4%); Số dành cho chuyên ngành , trường tự chọn khoảng 40 ĐVHT (19%). Tỷ lệ này đã có thay đổi đáng kể so với trước đây, song vẫn chưa thật thoả đáng. Nên để tỷ lệ tự chọn cho các khoa, trường cao hơn nữa ( khỏang 50% ), để các khoa, trường chủ động điều chỉnh trong đó có phần tự chọn có hướng dẫn ,có phần tùy ý sinh viên chọn phù hợp với năng lực, sở trường đáp ứng nhu cầu xã hội. + Môđun hóa chương trình theo các khối kiến thức, theo môn học - Chương trình đào tạo cần được cập nhật thường xuyên. Một trong những lý do chính để sinh viên không tích cực học tập, chủ động là vì chương trình đào tạo chưa hướng sát với cuộc sống. Hậu quả này có thể cho thấy ngay trong lĩnh vực đào tạo, phát triển công nghệ thông tin trong những năm vừa qua từ một tập đoàn doanh nghiệp nước ngoài đang tổ chức hoạt động ở Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng nhân lực công nghệ thông tin, chỉ trong một tháng họ đã nhận được hàng ngàn đơn xin dự tuyển(những người này đã tốt nghiệp cao đẳng và đại học chuyên ngành) , nhưng cuối cùng họ chỉ tuyển dụng được khoảng mười người. Một thông tin cũng đáng phải quan tâm khi đánh giá chung về tốc độ phát triển công nghệ thông tin , nước ta được xếp vào nhóm các nước phát triển nhanh (trong 10 nước ở lĩnh vực này) trên thế giới, nhưng khả năng thu hút đầu tư để phát triển trong lĩnh vực này lại chỉ dược xếp đứng thứ 130/ 174 nước . - Cần phải có nội dung đào tạo phù hợp bởi vì ai cũng thấy sinh viên sẽ không thể hào hứng, tích cực chủ động học tập. Khi họ biết những gì họ đang học chưa chắc đã giúp họ trong tìm kiếm nghề nghiệp tương lai. - Cần tăng cường đưa thêm những học phần có thể giúp cho sinh viên nâng cao năng lực cá nhân trong các hoạt động rèn luyện, năng lực tư duy, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng tìm tòi kiến thức, tạo cho họ có cơ sở để học tập lâu dài như: “logic”, “phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học”, “kỹ năng sử dụng và quản lý các phương tiện dạy học hiện đại”, “kỹ năng thuyết trình”, và một số học phần nghiệp vụ đặc thù của các ngành đào tạo. - Phải có đấy đủ giáo trình (cả lý thuyết và thực hành cho từng học phần), giáo trình biên sọan cần cập nhật kiến thức mới, chất lượng giáo trình đảm bảo được các yếu tố hiện đại sát với thực tế Việt Nam,.v. Những nội dung này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình chủ động ghi nhận và lĩnh hội kiến thức của sinh viên. Trong giáo trình, ngoài những nội dung kiến thức chung, cơ bản, cần phải có những nội dung “tình huống” để sinh viên tự nghiên cứu tìm tòi bổ xung hoặc tự giải thích những tình huống. Giáo trình cũng cần có những nội dung cụ thể cập nhật được sưu tầm kinh nghiệm củà nước ngoài để so sánh, rút kinh nghiệm, học tập 146 - Thư viện trong nhà trường phải được hiện đại hoá, tăng cường cả số lượng và chất lượng. Tài liệu phong phú được cập nhật thường xuyên (cả trong nước và ngoài nước). Các phương tiện tra cứu phải đảm bảo độ tin cậy sử dụng dễ dàng nhanh chóng, tiện lợi. Hiện nay ở nước ta nói chung, các trường đại học đang thực hiện đào tạo theo tín chỉ nói riêng chưa có một thư viện đạt tầm khu vực. Chúng ta cần phải suy nghĩ nghiêm túc để đi đến hành động cho lĩnh vực này. 2. Đổi mới phương pháp dạy học: Cùng với tiến trình đổi mới chương trình và nội dung khi đào tạo theo tín chỉ là việc đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy – học. - Đổi mới phương pháp giảng dạy là làm thế nào để đưa sinh viên làm chủ quá trình học tập (cả ở trên lớp và ngoài lớp, ở trường và ở nhà), họ phải tự thấy trách nhiệm là độc lập, tự chủ, chủ động, chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình ( Lấy học sinh làm trung tâm ) - Người thầy phải đầu tư nhiều trí lực để chuẩn bị cho sinh viên chủ động được các quá trình học tập. + Hướng dẫn sinh viên chủ động tiếp thu kiến thức ở trên lớp, có suy nghĩ, phân tích để hiểu sâu bản chất của kiến thức, phải tiếp nhận ở môn học, ngành học với nhu cầu xã hội hiện tại và tương lai. + Giúp sinh viên cách tự học, tự nghiên cứu ở nhà, thư viện; cách tra cứu tài liệu ; cách khai thác nội dung trong tài liệu ; cách phân tích, phân loại tài liệu và lưu trữ tài liệu + Tạo cho sinh viên ý thức chủ động sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại trong học tập và nghiên cứu, thu thập thông tin, trao đổi thông tin, học thuật với bạn bè ở các trường khác trong và ngoài nuớc. - Tăng cường việc đánh giá thường xuyên trong quá trình đào tạo. Từ trước tới nay, từ đào tạo niên chế đến đào tạo kết hợp vừa niên chế với học phần, chúng ta thường đánh giá kết quả vào hai kỳ thi của hai học kỳ, cách đánh giá này cho thấy nhiều nhược điểm cần khắc phục. Trong những năm gần đây, giáo dục đại học đã có một số thay đổi cách đánh giá, theo quy định mỗi học phần (45 tiết) phải có ít nhất 2 – 3 bài kiểm tra để lấy điểm đánh giá làm điều kiện xét được hoặc không được thi hết học phần . Ở một số trường đưa ra quy định tính điểm học phần theo tỷ lệ: điểm các bài kiểm tra (hệ số 3) và kiểm tra cuối kỳ (hệ số 7); Ơ các trường có đào tạo tín chỉ cũng đánh giá kết quả của quá trình chưa thống nhất (3 đầu điểm hoặc 2 đầu điểm chia trung bình cho một tín chỉ). Việc đánh giá này đôi khi cũng phụ thuộc vào điều kiện và trách nhiệm chủ quan của giáo viên ,nên có thể làm hạn chế độ chính xác ở kết qủa cuối cùng. - Cần phải thưc hiện đánh giá nghiêm túc theo quá trình bởi vì ,mọi người cần hiểu ,kết qủa học tập được tích lũy từ những tham số : 147 + Kiến thức cụ thể tiếp thu được từ nhiều nguồn khác nhau + Các kỹ năng tư duy độc lập, hệ thống,lôgis ,sáng tạo của cá nhân + Các kết qủa từ giáo dục chung ( nhà trường và xã hội ) + Các kết qủa về phẩm chất và nghề nghiệp Vì vậy việc đánh giá cần thực hiện liên tục trong quá trình giảng dạy với nhiều hình thức như: “Kiểm tra không báo trước”, “kiểm tra ngắn”, “Kiểm tra giữa kỳ”, “Bài tập về nhà”, “Báo cáo khoa học”, “Thảo luận xêmina”, “Kiểm tra đầu giờ”. Sau đó điểm kết thúc sẽ được tính tỷ lệ và bình quân chung của các điểm thành phần hoặc cộng điểm thưởng của các điểm thành phần. Cách đánh giá náy sẽ đảm bảo độ chuẩn xác cao hơn, phát hiện được năng lực nổi trội của mỗi sinh viên ở lĩnh vực học tập, nghiên cứu, giải quyết tốt tình trạng gian lận trong học tập . IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: 1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Cần ban hành sớm các quy định về học chế tín chỉ để các trường áp dụng rộng rãi. Đồng thời có quy chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra thi và công nhận kết quả tốt nghiệp đại học và cao đẳng cho loại hình đào tạo này. - Cần tạo sự chủ động cho các trường trong việc lựa chọn tín chỉ (tỷ lệ tự chọn nhiều) phù hợp với nhu cầu xã hội, các ngành trong quá trình đổi mới. - Tăng cường đầu tư ngân sách và cơ sở vật chất cho các trường thực hiện, nâng cao trình độ cán bộ chuyên ngành (học tập ở nước ngoài), nâng cấp phương tiện ở các cơ sở đào tạo (hiện đại hóa phương tiện dạy học). 2. Đối với các trường: - Cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, tiến hành các công việc: + Đào tạo, nâng cấp đội ngũ cán bộ giảng dạy hiện có, tăng cường tiếp nhận, bồi dưỡng lực lượng cán bộ trẻ có chuyên môn sâu phù hợp với chuyên ngành đào tạo. + Xây dựng, bổ xung, hoàn thiện chương trình, nội dung phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. + Yêu cầu bắt buộc giảng viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy, đưa các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào quá trình dạy và học để thầy và trò cùng thể hiện năng lực của mình, chủ động trong truyền đạt kiến thức và tiếp thu kiến thức (cả lý thuyết và thực tế). + Xây dựng môi trường giáo dục (dạy và học) hoàn thiện, tạo sức hút với xã hội cả về số lượng và chất lượng. 3. Đối vối đội ngũ giảng viên: Phải chủ động thay đổi tư duy từ nhận thức đến hành động: + Tự chủ dộng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ + Biên soạn giáo trình chất lượng cao, nội dung phù hợp nhu cầu thực tiễn + Sử dụng tốt các phương tiện dạy học hiện đại 148 + Đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo cho sinh viên chủ động trong quá trình tiếp nhận kiến thức, tìm tòi những kiến thức có liên quan bổ xung cho quá trình học tập bộ môn, chuyên ngành. V. KẾT LUẬN: Đổi mới giáo dục đại học ở nước ta đang có những bước tiến đáng kể,được tòan thể xã hội quan tâm. Chúng ta không thể chấp nhận một nền giáo dục đại học chất lượng thấp ở một quốc gia có nhiều tiềm năng chỉ vì một vài lý do ta có thể khắc phục được như: Chưa có chương trình chuẩn mực ; Thiếu cơ sở vật chất ;không quan tâm đến sự tự lựa chọn của sinh viên; phương pháp giảng dạy chưa đổi mới Những đổi mới tòan diện trong giáo dục đại học đã và đang hướng tới mục tiêu cụ thể có hiệu qủa qua việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp trong nhà trường. Tuy nhiên,tiến độ đổi mới chưa theo kịp với đổi mới của nền kinh tế đất nước và giáo dục của khu vực mà biểu hiện cụ thể là chất lượng đào tạo chưa cao.Vì vậy, viêc tìm những giải pháp xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ và phương pháp giảng dạy hợp lý cho lọai hình đào tạo này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học là hết sức cần thiết .
Tài liệu liên quan