Tóm tắt. Nghiên cứu Một số khó khăn tâm lí của sinh viên trường Đại học
Sư phạm Hà Nội trong việc giải quyết các bài tập xử lí THSP cho thấy biểu
hiện khả năng kiềm chế, khả năng điều chỉnh cảm xúc, khả năng bộc lộ cảm
xúc tích cực của sinh viên khi giải quyết các bài tập THSP còn hạn chế, sinh
viên còn lúng túng, chưa nắm được qui trình giải quyết THSP, chưa biết
cách vận dụng tri thức sư phạm vào việc xử lí THSP, điều đó làm cho hoạt
động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên chưa mang lại kết quả tốt.
Một trong những nguyên nhân là do sinh viên việc chưa có được sự trải
nghiệm nghề nghiệp, chưa có được động cơ học tập và chưa hiểu hết đặc
điểm tâm sinh lí của học sinh phổ thông, chương trình đào tạo còn nặng về
lí thuyết trong nhà trường Sư phạm là một trong những yếu tố ảnh hưởng
nhiều nhất đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên.
Do đó, nhà trường Sư phạm cần tăng cường xây dựng, tổ chức các hình
thức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm sát với thực tế của nhà trường
Phổ thông và thực tế xã hội; sinh viên Sư phạm cần tự giác, tích cực, chủ
động xây dựng kế hoạch và thời gian hợp lí cho việc nâng cao hiểu biết nghề
nghiệp và phát triển “tay nghề” thường xuyên.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số khó khăn tâm lí của sinh viên sư phạm trong việc giải quyết các bài tập xử lí tình huống sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
IER., 2011, Vol. 56, pp. 127-132
MỘT SỐ KHÓ KHĂN TÂM LÍ CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC BÀI TẬP
XỬ LÍ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Nguyễn Thị Liên
Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: liensupham@gmail.com
Tóm tắt. Nghiên cứu Một số khó khăn tâm lí của sinh viên trường Đại học
Sư phạm Hà Nội trong việc giải quyết các bài tập xử lí THSP cho thấy biểu
hiện khả năng kiềm chế, khả năng điều chỉnh cảm xúc, khả năng bộc lộ cảm
xúc tích cực của sinh viên khi giải quyết các bài tập THSP còn hạn chế, sinh
viên còn lúng túng, chưa nắm được qui trình giải quyết THSP, chưa biết
cách vận dụng tri thức sư phạm vào việc xử lí THSP, điều đó làm cho hoạt
động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên chưa mang lại kết quả tốt.
Một trong những nguyên nhân là do sinh viên việc chưa có được sự trải
nghiệm nghề nghiệp, chưa có được động cơ học tập và chưa hiểu hết đặc
điểm tâm sinh lí của học sinh phổ thông, chương trình đào tạo còn nặng về
lí thuyết trong nhà trường Sư phạm là một trong những yếu tố ảnh hưởng
nhiều nhất đến kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên.
Do đó, nhà trường Sư phạm cần tăng cường xây dựng, tổ chức các hình
thức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm sát với thực tế của nhà trường
Phổ thông và thực tế xã hội; sinh viên Sư phạm cần tự giác, tích cực, chủ
động xây dựng kế hoạch và thời gian hợp lí cho việc nâng cao hiểu biết nghề
nghiệp và phát triển “tay nghề” thường xuyên.
1. Mở đầu
Một trong những yêu cầu quan trọng của công tác đào tạo trong trường Sư
phạm là tăng cường khả năng thực hành cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên
có nhiều thời gian suy nghĩ, chắt lọc những kiến thức đã tiếp thu được để tự giải
quyết những xảy ra trong hoạt động nghề nghiệp. Việc vượt qua được những trở
ngại về mặt tâm lý khi việc thực hiện công việc giúp rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm
(NVSP) là cơ sở kinh nghiệm cho việc xử lí các tình huống thực tế trong dạy học
trong tương lai.
Thực tế cho thấy, khi tham gia rèn luyện NVSP, giải quyết các bài tập tình
huống sư phạm (THSP), sinh viên đã gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại làm cho
127
Nguyễn Thị Liên
hoạt động này chưa mang lại kết quả tốt. Do đó, việc tìm hiểu những khó khăn tâm
lí trong việc giải quyết bài tập THSP, những yếu tố ảnh hưởng trong quá trình rèn
luyện NVSP của sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường Sư phạm để tìm ra các
biện pháp khắc phục nhằm giúp sinh viên nâng cao kĩ năng nghề nghiệp cũng như
tích lũy vốn kinh nghiệm và tri thức cho hoạt động nghề nghiệp tương lai sau này là
việc làm có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác đào tạo nghề trong nhà trường
Sư phạm.
Nhằm xác định được những khó khăn về mặt tâm lí mà sinh viên Sư phạm
gặp phải, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến với 586 sinh viên từ năm thứ nhất
đến năm thứ tư, thuộc các khoa: Toán, Văn, Giáo dục chính trị, Tâm lý giáo dục
của trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN).
Các phương pháp được dùng chủ yếu trong nghiên cứu này là: Phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương
pháp thống kê toán học với phần mềm SPSS 16.0.
2. Nội dung nghiên cứu
* Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc xử lí các
THSP.
Nhận thức bao giờ cũng là một trong những yếu tố đầu tiên có tác động đến
việc sinh viên có hứng thú và ý thức về việc hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình
hay không. Chúng tôi thiết lập bảng hỏi nhằm đánh giá biểu hiện sự hiểu biết của
các em về một trong những loại hình nằm trong hoạt động RLNVSP; sinh viên luôn
ý thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc giải quyết các bài tập THSP
trong hạt động rèn luyện NVSP.
Bảng 1. Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết
và quan trọng của việc giải quyết các bài tập THSP
Nội dung Kết quả
Điểm TB Độ lệchchuẩn
Ý nghĩa của việc giải quyết bài tập THSP 2.98 0.11
Sự cần thiết của hoạt động RLNVSP thông qua
hình thức giải quyết bài tập THSP 2.90 0.31
* Thái độ của sinh viên trong quá trình tham gia giải quyết các
bài tập THSP.
Kết quả tại Bảng 2 và kết quả quan sát sinh viên xử lí các THSP trong hoạt
động rèn luyện NVSP cho thấy, biểu hiện khả năng kiềm chế, khả năng điều chỉnh
cảm xúc, khả năng bộc lộ cảm xúc tích cực của sinh viên khi giải quyết các bài tập
128
Một số khó khăn tâm lí của sinh viên sư phạm trong việc giải quyết các bài tập xử lí...
THSP còn hạn chế. Phần lớn sinh viên chưa làm chủ được trạng thái cảm xúc của
bản thân, cũng như chưa điều chỉnh được trạng thái cảm xúc ổn định để thực hiện
nhiệm vụ rèn luyện NVSP. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, làm
cho hiệu quả công việc chưa đạt yêu cầu kể cả từ phía bản thân, cũng như từ yêu
cầu của hoạt động rèn luyện NVSP.
Bảng 2. Thái độ của sinh viên
với việc giải quyết các bài tập THSP
Nội dung Kết quả
(%)
Hiểu rõ xúc cảm nào đang “xâm chiếm” tôi (hồi hộp, lo lắng,
sợ hãi...) khi giải quyết bài tập THSP. 20,1
Trong các THSP, tôi có thể chủ động thể hiện rõ ràng xúc
cảm (không bằng lòng, thiện chí...) của mình ra bên ngoài. 6,7
Tôi có thể gạt bỏ mọi xúc cảm bất lợi của cá nhân (bực bội,
lo lắng...) để tìm hiểu nguyên nhân của một THSP ngay khi
nó xảy ra.
12,0
Tôi có thể đưa mình vào một xúc cảm tích cực để nhìn nhận
một THSP dưới nhiều góc độ (về phía học sinh, giáo viên, cha
mẹ học sinh...).
27,3
Tôi có thể gạt bỏ những xúc cảm không có lợi (lo lắng, sợ hãi,
cáu giận, quá vui vẻ...) để bình tĩnh, cân bằng tập trung suy
nghĩ, tìm ra cách giải quyết hiệu quả nhất khi một THSP xảy
ra.
32,0
Tôi thường nghĩ đến những THSP tương tự như THSP đang
xảy ra mà mình đã giải quyết thành công để tập trung suy
nghĩ và tìm ra cách giải quyết hiệu quả nhất cho THSP này.
10,7
Tôi thường luôn bình tĩnh và chủ động trước bất cứ THSP
nào khi nó xảy ra. 5,3
Tôi thường thành công với việc giải quyết bài tập xử lý THSP. 2,0
Tôi thường rụt rè, e ngại, sợ bản thân chưa làm chủ được
trạng thái cảm xúc của chính mình. 3,3
129
Nguyễn Thị Liên
* Cách thức xử lí tình huống của sinh viên khi giải quyết các bài
tập THSP.
Quan sát sinh viên xử lí THSP trong hoạt động rèn luyện NVSP cho thấy
nhiều em còn lúng túng, chưa nắm được qui trình giải quyết THSP, chưa biết cách
vận dụng tri thức Sư phạm vào việc xử lí THSP. Bên cạnh đó, kết quả Bảng 3 của
việc tìm hiểu cách thức hành động (kĩ năng) xử lí THSP “giả định” nảy sinh: thể
hiện ở sự lựa chọn hướng giải quyết, lựa chọn hình thức giải quyết của sinh viên
cũng cho thấy, phần lớn sinh viên chọn cách giải quyết giải thích ngắn gọn; nhưng
vì chưa tự tin vào khả năng của bản thân, cũng như chưa đủ trải nghiệm, cho nên
hầu hết các em khi được hỏi, đều muốn có suy nghĩ, hỏi thêm thông tin từ người
khác. Chính vì thế, các em vẫn chưa thường xuyên tìm hiểu cặn kẽ và giải thích rõ
ràng khi có THSP nảy sinh. Trong việc giải quyết THSP, đa số các em đều ít lựa
chọn cách thức đề nghị Ban giám hiệu giải quyết, hoặc phải đề nghị công an, các
đoàn thể giải quyết.
Bảng 3. Cách thức xử lí tình huống của sinh viên
khi giải quyết các bài tập THSP
Cách làm Kết quả
Giải thích ngắn gọn 2.57±1.37
Giải thích dài dòng 1.88±0.52
Suy nghĩ, hỏi thêm thông tin từ người khác 2.85±.36
Tìm hiểu cặn kẽ và giải thích rõ ràng 1.50±0.52
Im lặng, coi như không biết 1.89±0.45
Sử dụng hình thức phạt 1.91±0.50
Tự trách mình 2.22±0.64
Không xử lí ngay, chờ thời điểm phù hợp 1.61±0.54
Nhờ giáo viên khác, hoặc phụ huynh, hoặc học sinh giải quyết 1.81±0.38
Đề nghị Bạn giám hiệu giải quyết 1.56±0.51
Đề nghị công an, các đoàn thể giải quyết 1.40±0.51
* Các yếu tố ảnh hưỏng đến kết quả hoạt động giải quyết các bài
tập THSP của sinh viên.
Kết quả khả sát tại Bảng 4 cho thấy, ở sinh viên, việc chưa có được sự trải
nghiệm nghề nghiệp, chưa có được động cơ học tập và chưa hiểu hết đặc điểm tâm
sinh lí của học sinh phổ thông là những yếu tố gây khó khăn nhất cho chính họ, làm
cản trở hiệu quả công việc của họ.
130
Một số khó khăn tâm lí của sinh viên sư phạm trong việc giải quyết các bài tập xử lí...
Bảng 4. Một số yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động giải quyết các bài tập THSP của sinh viên
Nội dung Kết quả Thứ bậc
Chưa có động cơ học tập 55 3
Tác dụng của công việc này chưa phải là yếu tố
quyết định đến kết quả học tập 15,9 5
Chưa hiểu hết đặc điểm tâm sinh lí của học sinh
phổ thông 55,1 2
Chưa được trải nghiệm 56,9 1
Chưa đánh giá hết được năng lực của bản thân 19,5 4
Chưa hứng thú với loại hình hoạt động này 17,1 6
Ngoài những yếu tố từ chính bản thân sinh viên, kết quả khảo sát tại Bảng 5
cũng cho thấy, chương trình đào tạo còn nặng về lí thuyết trong nhà trường sư phạm
là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả rèn luyện NVSP của
sinh viên. Bên cạnh đó là thời gian luyện tập ít. Quan sát trong thực tế, chúng tôi
thấy thời gian dành cho các hoạt động rèn luyện NVSP nói chung còn chưa nhiều,
trong đó thời gian dành cho việc giải quyết các bài tập THSP thường xuyên còn
quá ít, chủ yếu chỉ diễn ra trong tuần lễ, tháng rèn luyện NVSP.
Bảng 5. Một số yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động giải quyết các bài tập THSP của sinh viên
Nội dung Kết quả Thứ bậc
Công tác rèn luyện NVSP chưa được khoa và nhà
trường quan tâm sâu sát 21,2 6
Chương trình đào tạo còn nặng về lí thuyết 69,5 1
Thời gian luyện tập ít 62,7 2
Giáo viên chưa hướng dẫn tận tình 31,7 3
Môi trường học tập chưa thuận lợi 28,2 5
Các tình huống giả định đưa ra chưa sát với thực
tế trong nhà trường phổ thông 50,5 4
131
Nguyễn Thị Liên
3. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu trên, về phía nhà trường sư phạm cần tăng cường xây
dựng, tổ chức các hình thức hoạt động rèn luyện NVSP nhiều hơn nữa, trong đó
việc xây dựng tài liệu rèn luyện NVSP cần sát với thực tế của nhà trường phổ thông
và thực tế xã hội. Các môn học phục vụ cho hoạt động rèn luyện NVSP như Tâm
lí học, Giáo dục học. . . cần phải đủ thời gian để “trang bị” cho sinh viên vốn hiểu
biết về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, về hoạt động giáo dục. Bản thân sinh
viên Sư phạm cần tự giác, tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch và thời gian hợp lí
cho việc nâng cao hiểu biết nghề nghiệp và phát triển “tay nghề” thường xuyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành, 2008. Tâm lí học lứa tuổi và
tâm lí học sư phạm. Nxb Thế giới.
[1] Phạm Trung Thanh (Chủ biên), 2008. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường
xuyên. Nxb Đại học Sư phạm.
[1] Nguyễn Xuân Thức, 2003. Trở ngại tâm lí trong giao tiếp của sinh viên Đại học
với giáo viên. Kỉ yếu hội thảo Tâm lí học.
ABSTRACT
Some psychological difficulties student teachers face
in dealing with situational exercises
Our research on some psychological difficulties that student teachers are facing in
dealing with situational exercises shows that their ability to control and regulate
emotions as well as reveal their positive emotions in dealing with situational exer-
cises remains limited. They are often at a loss without knowing how to apply their
pedagogic knowledge to solve problems. This makes their activities in professional
development less effective.
One of the reasons is that students have not garnered much professional ex-
perience or have not had proper learning motivations. On the other hand, they
have not yet understood the psycho-physiological characteristics of general school
students and the curriculum which still puts more emphasis on theory rather than
practice.
For this reason, Teacher Training Institutions should build and organize pro-
fessional development activities and make them a reality of school life and student
teachers should be more active in making plans and managing time properly for
their regular professional development.
132