Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục tại trường đại học

TÓM TẮT Đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục tại trường đại học là hoạt động quan trọng nhằm đào tạo nguồn lực cán bộ quản lí giáo dục có trình độ cao. Quản lí tốt hoạt động này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ nói chung và chất lượng đào tạo cán bộ quản lí giáo dục trình độ cao nói riêng. Bài viết này lí luận về hoạt động đào tạo và quản lí hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục tại trường đại học.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục tại trường đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 67 (7/2019) No. 67 (7/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 110 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Some theoretical issues of managing activities in training master of education management in universites Nguyễn Thị Minh Ngọc Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh TÓM TẮT Đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục tại trường đại học là hoạt động quan trọng nhằm đào tạo nguồn lực cán bộ quản lí giáo dục có trình độ cao. Quản lí tốt hoạt động này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ nói chung và chất lượng đào tạo cán bộ quản lí giáo dục trình độ cao nói riêng. Bài viết này lí luận về hoạt động đào tạo và quản lí hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục tại trường đại học. Từ khóa: hoạt động đào tạo, quản lí, Quản lí giáo dục, trình độ thạc sĩ, trường đại học ABSTRACT Training Master of Education Management in universities is an important activity to train the resources of highly qualified educational managers. Good management of this activity will contribute to improving the quality of master training in general and the quality of training high-level education management staff in particular. This article analyzes the theory of training and management activities of training master's degree in Education Management at university. Keywords: training activities, managing, Education management, master degree, university 1. Mở đầu Ngày 4/11/2013, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết trên, đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục (CBQLGD) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đội ngũ này cần có trình độ cao, năng lực tốt để quản lí, lãnh đạo việc thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo tại đơn vị của mình. Một trong những con đường góp phần nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ CBQLGD là đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục (QLGD). Theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày Email: minhngoc23494@gmail.com NGUYỄN THỊ MINH NGỌC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 111 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ là “giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học chuyên ngành hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo”. Hiện nay, tại nhiều trường đại học trên cả nước, đào tạo thạc sĩ chuyên ngành QLGD đang thu hút số lượng người học ngày càng đông để đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục. Đa số các đối tượng người học là CBQLGD đương chức, thuộc diện quy hoạch kế cận hoặc vừa làm vừa học nên gặp khó khăn trong việc đầu tư thời gian học tập và nghiên cứu. Số lượng và đặc điểm người học như vậy gây khó khăn nhất định trong thực hiện hoạt động đào tạo. Vì vậy, việc quản lí của lãnh đạo trường đại học đối với hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD càng trở nên cấp thiết. Vì những lí do nêu trên, việc nghiên cứu lí luận về quản lí hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD tại trường đại học là cần thiết, nhằm hệ thống hóa các vấn đề lí luận về quản lí hoạt động này, góp phần định hướng cho việc quản lí hoạt động này một cách hiệu quả trong thực tiễn tại các trường đại học hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm cơ bản Khái niệm hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD tại trường đại học Mục tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ đã được nêu rõ trong Luật Giáo dục đại học (2012): “Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kĩ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo” (điểm c, khoàn 2, điều 5). Như vậy, hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD tại trường đại học là hoạt động đào tạo của trường đại học để học viên có kiến thức khoa học QLGD nền tảng, có kĩ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về khoa học QLGD hoặc hoạt động QLGD hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành QLGD. Khái niệm quản lí hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD tại trường đại học Một định nghĩa được nhiều người chấp nhận là: “Quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt những mục tiêu của tổ chức” (Nguyễn Lộc, 2010, tr.16). Nói cách khác, quản lí là sự tác động có mục đích, có định hướng của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của tổ chức. Như vậy, quản lí hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD tại trường đại học là quá trình tác động có mục đích, có định hướng của chủ thể quản lí trường đại học đến quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020) 112 tra, nhằm đạt được mục tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD. 2.2. Hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục tại trường đại học Hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD tại trường đại học bao gồm 6 hoạt động với nhiều công việc cụ thể như sau: 2.2.1. Phát triển chương trình đào tạo Phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) chính là việc phân tích tình hình, xác định mục tiêu, thiết kế, thực hiện và đánh giá chương trình đào tạo với sự tham gia của các bên liên quan (giảng viên, nhà quản lí, sinh viên, người sử dụng lao động...). Phát triển CTĐT trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD gồm 2 nhiệm vụ chính: Lấy ý kiến của các bên liên quan để phát triển CTĐT: lấy ý kiến giảng viên; lấy ý kiến học viên đang học; lấy ý kiến học viên đã tốt nghiệp; lấy ý kiến các đơn vị sử dụng lao động (Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo). Soạn thảo nội dung trong phát triển CTĐT: Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 44/2009/QH12, khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau: "Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất, tính thực tiễn, tính hợp lý và kế thừa giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế". Trong bài viết “Đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục” đăng trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục, tác giả Mỵ Giang Sơn (2018) cho rằng, nội dung chương trình đào tạo phải trang bị cho người học “kiến thức nâng cao và chuyên sâu về QLGD; kiến thức lí luận QLGD hiện đại phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội - giáo dục trong thời kì mới” (tr.24-34). Như vậy, việc soạn thảo nội dung trong phát triển CTĐT trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD phải đảm bảo 3 vấn đề: nội dung có tính nâng cao (so với CTĐT trình độ đại học), tính cập nhật lí luận QLGD hiện đại và tính phù hợp với yêu cầu của xã hội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 2.2.2. Hoạt động tuyển sinh Tuyển sinh là hoạt động tuyển chọn, tìm kiếm người học thỏa mãn các tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của từng chuyên ngành đào tạo. Tuyển sinh trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD là hoạt động tổ chức tìm kiếm nguồn lực thí sinh có nguyện vọng mở rộng kiến thức, kĩ năng về QLGD. Hoạt động tuyển sinh trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD bao gồm 6 “đầu công việc”: tổ chức đăng kí dự tuyển, tổ chức học bổ sung kiến thức chuyên ngành QLGD, tổ chức ôn tập, tổ chức thi tuyển sinh, tổ chức chấm thi tuyển sinh, tổ chức nhập học. 2.2.3. Hoạt động dạy và học Hoạt động dạy học đại học là hoạt động tương tác, phối hợp và thống nhất giữa hoạt động chủ đạo của giảng viên và hoạt động tự giác, tích cực, chủ động của sinh viên nhằm thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học đại học (Trần Thị Hương & Nguyễn Đức Danh, 2017, tr.25). Như vậy, hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ NGUYỄN THỊ MINH NGỌC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 113 chuyên ngành QLGD bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó giảng viên là người tổ chức, hướng dẫn, động viên khích lệ để học viên tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức, nghiên cứu và rèn luyện kĩ năng thực hành, giải quyết vấn đề nhằm giúp học viên phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất. Theo Quy chế đào tạotrình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Điều 24, Khoản 3), tổ chức giảng dạy các nội dung trong chương trình đào tạo thạc sĩ phải được thực hiện bằng cách phối hợp học tập ở trên lớp với tự học, tự nghiên cứu; coi trọng năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo và năng lực độc lập nghiên cứu khoa học, xử lý các vấn đề thực tiễn của học viên. 2.2.4. Hoạt động tổ chức thi kết thúc học phần, môn học Đây là hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên để đảm bảo mục tiêu học phần, môn học đã nêu trong đề cương chi tiết. Hoạt động tổ chức thi kết thúc học phần, môn học trong đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD gồm 4 nhiệm vụ chính: - Công tác đề thi: bao gồm việc biên soạn đề, duyệt đề, bảo mật đề. - Công tác tổ chức thi: bao gồm các khâu chuẩn bị lịch thi, phòng thi, giám thị.v.v. Cán bộ tổ chức thi tiếp nhận và lập danh sách thí sinh đủ điều kiện tham gia thi kết thúc học phần; sắp xếp lịch thi và phòng thi phù hợp, đảm bảo không bị chồng chéo với các hoạt động khác; bố trí, phân công giám thị coi thi theo đúng quy định. - Công tác chấm thi: để quá trình chấm thi diễn ra công bằng, khách quan, việc bảo quản, giao bài thi phải cẩn mật; các công đoạn xử lí bài thi (cắt phách, đánh phách, trộn bài.v.v.) phải tuân thủ các quy tắc chấm thi: công bằng, minh bạch, khách quan. Quá trình chấm phúc khảo khi có mong muốn từ học viên sẽ tuân thủ quy trình thực hiện như đối với quá trình chấm thi lần một. - Công tác điểm thi: đơn vị tổ chức thi chịu trách nhiệm tổ chức nhập điểm, công bố điểm thi. Sau khi tổ chức nhập điểm vào cơ sở dữ liệu trên phần mềm, đơn vị phụ trách có trách nhiệm tiến hành kiểm dò và đảm bảo tính chính xác kết quả thi; điểm thi sau khi cập nhật vào phần mềm, công bố lên website, muốn sửa chữa phải lập biên bản, kèm theo minh chứng, phòng ban chức năng kí đồng ý và trình hiệu trưởng phê duyệt và đồng thời phải lưu lại tên người kiểm dò, người sửa, thời gian sửa. Cơ sở dữ liệu điểm phải được sao lưu hàng ngày và lưu trữ an toàn, lâu dài. 2.2.5. Thực hiện luận văn tốt nghiệp Hoạt động thực hiện luận văn tốt nghiệp bao gồm 4 nhiệm vụ chính: - Bố trí người hướng dẫn: việc bố trí người hướng dẫn theo đúng quy chế đào tạo, phù hợp với khả năng chuyên môn của giảng viên, có tính đến nguyện vọng của học viên. - Thông qua đề cương: việc thông qua đề cương phải tiến hành đúng quy chế đào tạo. Thông qua đề cương sẽ giúp học viên có cơ hội được chỉnh sửa đề cương để thực hiện luận văn hiệu quả hơn. - Bảo vệ luận văn: là hoạt động học viên bảo vệ, chứng minh chất lượng luận văn của mình đạt yêu cầu và có đóng góp cho nghiên cứu khoa học. - Kiểm tra và thu luận văn: là hoạt SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020) 114 động đảm bảo luận văn sau bảo vệ đã được học viên hoàn thiện, chỉnh sửa theo nhận xét từ phía hội đồng và tuân thủ đúng quy định trình bày luận văn, quy định trích dẫn.v.v. 2.2.6. Hoạt động cấp văn bằng, chứng chỉ Hoạt động cấp văn bằng, chứng chỉ bao gồm các khâu in ấn văn bằng, chứng chỉ; cấp phát giấy chứng nhận tạm thời và cấp phát văn bằng, chứng chỉ chính thức. 2.3. Quản lí hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục tại trường đại học Quá trình quản lí bao gồm các chức năng quản lí: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Như đã phân tích ở phần trên, hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD ở trường đại học bao gồm 6 hoạt động cụ thể. Vì thế, quản lí hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD tại trường đại học chính là việc chủ thể quản lí trường đại học thực hiện các chức năng quản lí đối với tất cả 6 hoạt động này. 2.3.1. Lập kế hoạch hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục tại trường đại học Việc lập kế hoạch hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD tại trường đại học chính là xây dựng mục tiêu hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD, thiết lập chương trình hành động và xác định những điều kiện về nguồn lực, phương tiện cần thiết cho hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD với thời gian nhất định. * Lập kế hoạch phát triển chương trình đào tạo: Việc lập kế hoạch phát triển CTĐT phải đảm bảo hoạch định được đầy đủ các nội dung trong hoạt động từ việc phân tích tình hình, xác định mục tiêu, thiết kế, thực hiện cho đến việc đánh giá CTĐT. * Lập kế hoạch tuyển sinh: Lập kế hoạch tuyển sinh là xác định mục tiêu tuyển sinh, chỉ tiêu, yêu cầu đối với thí sinh dự tuyển cần có để đủ điều kiện tham gia tuyển sinh của ngành QLGD rằng phù hợp với khả năng đào tạo của nhà trường mà nhà quản lí đã vạch ra trong kế hoạch về các điều kiện nguồn lực tham gia (đội ngũ giảng viên, đội ngũ chuyên viên, dự trù kinh phí, cơ sở vật chất đáp ứng đủ để tổ chức thi tuyển và đào tạo) theo các mốc thời gian nhất định. Lập kế hoạch hoạt động dạy và học: Lập kế hoạch hoạt động dạy và học là xây dựng kế hoạch đào tạo phổ biến đến cho người dạy và người học. Lập kế hoạch tổ chức thi kết thúc học phần, môn học: Lập kế hoạch tổ chức thi kết thúc học phần, môn học nhằm xác định mục tiêu đo lường kiến thức, kĩ năng vận dụng của học viên, so sánh kết quả hoạt động dạy học với mục tiêu đào tạo đã đề ra, điều chỉnh sai lệch nếu có. Cùng với đó là xác định các phương tiện, con người, kinh phí để phục vụ cho hoạt động diễn ra hiệu quả. Lập kế hoạch thực hiện luận văn tốt nghiệp: Lập kế hoạch thực hiện luận văn tốt nghiệp là việc xác định mục tiêu đáp ứng chuẩn đầu ra đối với CTĐT thạc sĩ, thời gian thực hiện luận văn, trình tự từng bước, mốc thời gian thực hiện từng nhiệm vụ. Lập kế hoạch hoạt động cấp văn bằng, chứng chỉ: Lập kế hoạch hoạt động cấp văn bằng, chứng chỉ cần phải ghi rõ mục tiêu công khai, minh bạch và tránh sai sót, sai phạm trong cấp phát văn bằng, chứng chỉ; xác định rõ quy trình thực hiện, thời gian thực hiện dựa trên các quy chế hiện NGUYỄN THỊ MINH NGỌC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 115 hành và kết quả tốt nghiệp thực tế. 2.3.2. Tổ chức hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục tại trường đại học Tổ chức hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD tại trường đại học là quá trình sắp xếp, phân công, điều phối công việc của các cá nhân, đơn vị trong trường và các nguồn lực cho việc hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch đào tạo. * Tổ chức phát triển chương trình đào tạo: là quá trình phân bổ công việc: 1/ Phân công trách nhiệm cho thành viên Ban giám hiệu phụ trách; 2/ Phân công trách nhiệm cho khoa chuyên môn (lấy ý kiến các bên liên quan, soạn thảo nội dung, tổ chức thẩm định); 3/ Phân công trách nhiệm cho các phòng chức năng (phòng Sau đại học, phòng phụ trách tài chính). * Tổ chức tuyển sinh: là quá trình phân bổ công việc: 1/ Phân công trách nhiệm trong thành viên ban giám hiệu phụ trách; 2/ Phân công trách nhiệm cho Khoa chuyên môn (giảng dạy bổ sung kiến thức, ra đề, chấm thi); 3/ Phân công trách nhiệm cho phòng Sau đại học (thông báo tuyển sinh, tổ chức học bổ sung kiến thức, tổ chức thi); 4/ Phân công trách nhiệm cho các phòng chức năng khác (phòng phụ trách tài chính, phòng phụ trách cơ sở vật chất, thiết bị). * Tổ chức hoạt động dạy và học: là quá trình phân bổ công việc: 1/ Phân công trách nhiệm trong thành viên Ban giám hiệu quản lí; 2/ Phân công trách nhiệm cho khoa chuyên môn (phân công giảng viên tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên học tập nghiên cứu...); 3/ Phân công trách nhiệm cho phòng Sau đại học (phụ trách các công việc liên quan đến dạy học, như: sắp xếp thời khóa biểu giảng dạy, học tập, giải quyết học vụ); 4/ Phân công trách nhiệm cho các phòng chức năng khác, như phòng phụ trách tài chính, phòng phụ trách cơ sở vật chất (chuẩn bị cơ sở vật chất, tài chính phục vụ hoạt động dạy và học). * Tổ chức thi kết thúc học phần, môn học: là quá trình phân bổ công việc: 1/ Phân công trách nhiệm trong thành viên Ban giám hiệu quản lí; 2/ Phân công trách nhiệm cho khoa chuyên môn (phân công giảng viên ra đề, chấm thi); 3/ Phân công trách nhiệm cho phòng Sau đại học (phụ trách các công việc liên quan như sắp xếp lịch thi, tổ chức thi, nhập điểm thi ); 4/ Phân công trách nhiệm cho các phòng chức năng khác, như phòng phụ trách tài chính, phòng phụ trách cơ sở vật chất (chuẩn bị cơ sở vật chất, tài chính phục vụ kì thi). * Tổ chức thực hiện luận văn tốt nghiệp: là việc thiết kế và phân công công việc đến đúng người trực tiếp đảm nhận các nội dung hoạt động thực hiện luận văn tốt nghiệp như: 1/ Phân công trách nhiệm trong thành viên ban giám hiệu quản lí; 2/ Phân công trách nhiệm cho khoa chuyên môn (bố trí giảng viên tham gia các hội đồng); 3/ Phân công trách nhiệm cho phòng sau đại học (phụ trách các công việc liên quan như sắp xếp lịch, hướng dẫn các loại hồ sơ chuẩn bị bảo vệ, tổ chức các hội đồng, nhập điểm); 4/ Phân công trách nhiệm cho các phòng chức năng khác, như phòng phụ trách tài chính, phòng phụ trách cơ sở vật chất (chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính phục vụ các đợt duyệt đề cương, các đợt bảo vệ). * Tổ chức hoạt động cấp văn bằng, chứng chỉ: là phân công toàn bộ công việc về cấp văn bằng, chứng chỉ để các thành viên, bộ phận liên quan thực hiện và phối SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020) 116 hợp thực hiện một cách thuận lợi, đúng quy định, đúng tiến độ. Đây là hoạt động vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự chính xác, minh bạch, cẩn thận, trung thực nên nhà quản lí phải biết sắp xếp đúng người nhằm tránh các sai phạm như in sai tên, nội dung trên văn bằng, gian lận phân công đơn vị giám sát, phối hợp trong quá trình thực hiện để kịp thời có các biện pháp điều chỉnh hoặc xử lí. Bên cạnh đó là sự phân bổ nguồn lực hỗ trợ như các thiết bị, chi phí phục vụ hợp lí, tối đa hóa hiệu quả công việc được giao. 2.3.3. Chỉ đạo hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục tại trường đại học Chỉ đạo
Tài liệu liên quan