Nâng cao hiệu quả dạy học môn Âm nhạc đại cương cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt. Trong bài viết này, tôi đề cập đến mục tiêu hoàn thiện nhân cách người học toàn diện ở các mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ. Song song với mục tiêu đó là đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã đưa ra những nguyên tắt lựa chọn phương pháp dạy học môn Âm nhạc đại cương theo hướng đổi mới. Từ đó, vận dụng những phương pháp dạy học phù hợp vào từng chuyên đề một cách hợp lí. Bên cạnh đó là việc phân bổ lại thời lượng môn học và đưa ra hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với đặc thù môn học và lớp học. Qua thực nghiệm sư phạm đã thu được kết quả khả quan. Từ đó phần nào khẳng định được sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Âm nhạc đại cương cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học môn Âm nhạc đại cương cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 343-350 This paper is available online at NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌCMÔN ÂM NHẠC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn Thị Hồng Thanh Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong bài viết này, tôi đề cập đến mục tiêu hoàn thiện nhân cách người học toàn diện ở các mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ. Song song với mục tiêu đó là đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã đưa ra những nguyên tắt lựa chọn phương pháp dạy học môn Âm nhạc đại cương theo hướng đổi mới. Từ đó, vận dụng những phương pháp dạy học phù hợp vào từng chuyên đề một cách hợp lí. Bên cạnh đó là việc phân bổ lại thời lượng môn học và đưa ra hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với đặc thù môn học và lớp học. Qua thực nghiệm sư phạm đã thu được kết quả khả quan. Từ đó phần nào khẳng định được sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Âm nhạc đại cương cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ khóa: Nâng cao hiệu quả dạy học. 1. Mở đầu Trong nhiều năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nhân cách người học toàn diện ở các mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ. Song song với mục tiêu đó là đổi mới nội dung, phương pháp dạy học (PPDH) để nâng cao hiệu quả dạy học [3]. Sinh viên (SV) trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) ngoài việc học các môn chuyên ngành, các em còn được tự do đăng kí học các môn tự chọn, trong đó có môn Âm nhạc đại cương (ANĐC). Dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và kết hợp cùng các giảng viên (GV) khác trong khoa tham gia biên soạn giáo trình môn ANĐC hiện nay, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng và giúp SV chủ động trong việc học tập. Qua việc trực tiếp giảng dạy môn học và qua phỏng vấn, thăm dò ý kiến của SV thì có khoảng 76% SV cảm thấy học âm nhạc khó hiểu, không như những gì các em nghĩ khi đăng kí môn học. Từ đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn ANĐC cho SV trường ĐHSPHN. Liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Thanh, e-mail: nht12510@gmail.com 343 Nguyễn Thị Hồng Thanh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những nguyên tắc lựa chọn phương pháp dạy học môn Âm nhạc đại cương theo hướng đổi mới Các môn học âm nhạc trong tình hình thực tế hiện nay của Việt Nam mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều người quan tâm so với thế kỉ trước do đời sống vật chất tinh thần đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn là môn học khó. Mặc dù vậy, trong thời đại hội nhập đang diễn ra ở khắp các lĩnh vực kinh tế - xã hội, âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người nói chung và là một trong những phương tiện cải thiện chất lượng sống, vì vậy làm chủ các kiến thức về âm nhạc là cần thiết. Các kiến thức này dù ít hay nhiều đều có những lợi ích thiết thực và có tác dụng dài lâu tác động đến cuộc sống của mỗi người trong xã hội. Vấn đề quan trọng được đặt ra đối với các nhà sư phạm là làm thế nào để thu hút hơn nữa SV tham gia học tập, nghiên cứu âm nhạc và nâng cao chất lượng giảng dạy trong mỗi tiết học. Bên cạnh đó, bắt đầu từ nửa cuối thế kỉ XX, thông qua rất nhiều các nghiên cứu và thực nghiệm, hầu hết các nhà lí luận và sư phạm trên thế giới đều rút ra kết luận: Người học phải là trung tâm của việc dạy học thì hiệu quả của việc dạy và học sẽ được nâng cao hơn nhiều lần so với các phương pháp khác. Quan điểm này được đánh giá như là một trong những quan điểm tiên tiến, quan trọng của giáo dục hiện đại thay thế cho phương pháp học thụ động của học sinh đang có từ trước. Mục tiêu này được thực hiện bằng cách sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, tác động lên quá trình giảng dạy để làm người học phải tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình đó như một phần quan trọng không thể tách rời của một thực thể. Nói một cách khác, việc đổi mới giáo dục bằng các hình thức, phương pháp giảng dạy tích cực chính là vấn đề chuyển từ cách dạy và học mang tính truyền thụ kiến thức thụ động sang phương pháp tự nghiên cứu, phát huy tính chủ động tìm tòi sáng tạo của SV. Dựa trên quan điểm này, phải thay đổi, cải tiến các nội dung, phương pháp giảng dạy, mục tiêu, cách tổ chức một giờ giảng, các cách kiểm tra đánh giá. . . tóm lại là tất cả các nhân tố cấu thành trong quá trình giảng dạy để cho SV được tham gia từ khi chuẩn bị một tiết học. Mặt khác, các thành tựu của CNTT, thời đại của internet với khối lượng kiến thức đồ sộ, phong phú được cập nhật liên tục đã là một thuận lợi to lớn trong việc giúp các SV tìm hiểu thêm các nguồn tư liệu. Tuy nhiên, do kho dữ liệu khổng lồ nên nguời thầy cũng phải ngoài việc cập nhật những thông tin này, mặt khác phải hướng dẫn các SV của mình tìm đúng các tư liệu cần thiết với các hướng dẫn, gợi ý theo hướng cụ thể tránh bị lan man, không đúng trọng tâm. Tính hiệu quả của phương pháp giảng dạy phải được tính đến không chỉ ngoài việc SV nắm bắt các kiến thức một cách sâu và rộng mà còn phải tính đến tính thực hành, nhất là trong các trường sư phạm đào tạo ra người thầy cho các thế hệ mai sau. Các kĩ năng sư phạm về kiến thức phải được sử dụng hiệu quả trong thực tế giảng dạy của SV sau này để đáp ứng các đòi hỏi thực tế mà xã hội đề ra và nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính bản thân SV trong cuộc sống hàng ngày. Tóm lại, qua các phần phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy một vài nguyên tắc lựa chọn PPDH môn ANĐC theo hướng đổi mới: - Người học phải là trung tâm của việc dạy và học nhưng không có nghĩa là loại trừ phương pháp “thuyết giảng”. - Thu hút hơn nữa SV tham gia học tập, nghiên cứu âm nhạc và nâng cao chất lượng giảng dạy. 344 Nâng cao hiệu quả dạy học môn Âm nhạc đại cương cho sinh viên trường đại học... - Tận dụng các thành tựu, kiến thức của CNTT và mạng Internet. - Các bài giảng phải mang tính thực hành cao. Các tiêu chí, mục tiêu trên cũng phù hợp với những nhiệm vụ, giải pháp đổi mới cần được giải quyết của Giáo dục đại học Việt Nam trong NQ số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020: . . . “Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: Trang bị cách học; phát huy tính chủ động của người học; sử dụng CNTT và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khai thác nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng internet. Lựa chọn, sử dụng các chương tình, giáo trình tiên tiến của các nước”. . . 2.2. Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc đại cương tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.2.1. Phân bổ thời lượng môn học Việc sắp xếp và phân bổ thời lượng môn học là điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong bất cứ một môn học nào. Nếu nội dung chương trình và sự phân bổ thời lượng tiết học được sắp xếp một cách hợp lí, đáp ứng được yêu cầu của nội dung bài học cũng như khả năng tiếp thu của SV thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Điều này không chỉ giúp GV thuận lợi khi lên lớp mà còn giúp SV tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn. Trong chương trình còn điểm chưa hợp lí: số tiết dành cho thực hành quá nhiều so với số tiết dành cho bài học lí thuyết âm nhạc và hình thức, thể loại âm nhạc. Toàn bộ thời lượng dành cho môn học là 30 tiết được sắp xếp lại số tiết dành cho mỗi bài học như sau: Số tiết dành cho mỗi chuyên đề (cũ) Số tiết dành cho mỗi chuyên đề (mới) Bài học 1 2 tiết Bài học 1 2 tiết Bài học 2 2 tiết Bài học 2 4 tiết Bài học 3 4 tiết Bài học 3 4 tiết Bài học 4 4 tiết Bài học 4 4 tiết Thực hành 4 tiết Thực hành 2 tiết Bài học 5 2 tiết Bài học 5 4 tiết Bài học 6 2 tiết Bài học 6 2 tiết Bài học 7 2 tiết Bài học 7 2 tiết Bài học 8 2 tiết Bài học 8 2 tiết Thực hành 4 tiết Thực hành 2 tiết Ôn tập 2 tiết Ôn tập 2 tiết 2.2.2. Phương pháp dạy học Lâu nay, một số PPDH truyền thống như [2]: Thuyết trình, giảng giải, trực quan... vẫn duy trì được sức sống và thể hiện tầm quan trọng không thể thiếu trong đa số các môn học. Tuy nhiên, các PPDH hiện đại cũng đã và đang khẳng định được giá trị to lớn trong việc dạy học. Cái mới trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn ANĐC chính là việc kết hợp linh hoạt, hợp lí các PPDH truyền thống với các PPDH hiện đại. 345 Nguyễn Thị Hồng Thanh a, Sử dụng phương pháp Giải thích, Trực quan minh họa Khi dạy về những vấn đề cơ bản của lí luận âm nhạc [10] (Bài học 2). GV giới thiệu hệ thống âm thanh trong âm nhạc, các quãng tám, dấu hóa, trường độ của âm thanh thường dùng phương pháp thuyết trình kết hợp với phần mềm trình chiếu powerpoint để giới thiệu với SV. Với phần trình chiếu trên chỉ giúp SV biết được trong âm nhạc có bảy bậc cơ bản là Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si mà không hình dung ra được bảy bậc cơ bản đó nằm ở đâu trên phím đàn và âm thanh của bảy bậc đó vang lên như thế nào; các quãng tám được minh họa ra sao hoặc vị trí của nốt Đô thăng, Sol giáng được thể hiện như thế nào. Một cách soạn những slide mới, đó là cho SV trực tiếp quan sát phím đàn piano, GV giới thiệu vị trí của bảy bậc cơ bản trên phím đàn và trên khóa Sol, khóa Fa. Khi nhắc tới bậc nào, GV kích vào phím đàn thì âm thanh của bậc đó sẽ vang lên. Và SV cũng biết được các nốt có dấu thăng và nốt có dấu giáng được thể hiện như thế nào trên đàn. Với cách dạy trên, SV cảm thấy được chủ động tìm hiểu kiến thức, những thông tin mới trong môn học được SV đón nhận sinh động hơn và dễ dàng hơn. Điều này giúp SV hứng thú với môn học hơn. b, Sử dụng phương pháp Động não có sự kết hợp Thuyết trình - Trình diễn [5] Khi dạy về vai trò, ý nghĩa của âm nhạc đối với con người, cuộc sống và xã hội (Bài học 1) thì thông thường GV chỉ dùng phương pháp thuyết trình để giới thiệu với SV vai trò, ý nghĩa của âm nhạc. Điều này dễ làm cho SV thiếu chủ động chia sẻ kiến thức mà các em đã có về vấn đề này. Để tích cực hơn, GV chia lớp thành bốn nhóm và đặt tên cho từng nhóm, ví dụ: nhóm một tên là Cao độ, nhóm hai tên là Trường độ, nhóm ba tên là Cường độ, nhóm bốn tên là Âm sắc. GV hướng dẫn các nhóm ngồi thành hình vòng tròn cùng nhau thảo luận trong khoảng thời gian là 10 phút. Khi các nhóm đã thảo luận xong, ý kiến của mỗi nhóm sẽ được một thành viên trong nhóm đứng lên trình bày trong vòng 5 phút. Sau đó, các nhóm còn lại sẽ nhận xét và đóng góp ý kiến. GV tổng kết lại những ý kiến thảo luận rồi đưa ra ý kiến đúng nhất và giảng giải cho SV hiểu rõ hơn vai trò, ý nghĩa của âm nhạc đối với con người, cuộc sống và xã hội. Bên cạnh đó, GV cũng lấy ví dụ minh họa để chứng minh cho các vai trò của âm nhạc bằng cách trình diễn một số ca khúc, bản nhạc không lời. c, Sử dụng phương pháp Tự đọc, Thảo luận nhóm và Đóng vai Lịch sử Âm nhạc Việt Nam [8] (Bài học 4) là một trong những bài học có lượng kiến thức cần cung cấp cho SV rất lớn mà thời gian không có nhiều. Việc giao nhiệm vụ cho từng nhóm SV về nhà tự đọc giáo trình để tìm hiểu bối cảnh xã hội, đặc điểm và thành tựu âm nhạc của từng thời kì phát triển của âm nhạc Việt Nam là một phương pháp thu hút được sự thích thú và quan tâm của hầu hết các nhóm. GV chia lớp thành tám nhóm, nhóm một tìm hiểu âm nhạc thời kì Hùng Vương (cuối thế kỉ III TCN đến thế kỉ II TCN); nhóm hai tìm hiểu âm nhạc thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (thế kỉ II TCN đến thế kỉ X); nhóm ba tìm hiểu âm nhạc thời kì đầu xây dựng và củng cố quốc gia phong kiến độc lập tự chủ (từ TK X đến đầu TK XV); nhóm bốn tìm hiểu âm nhạc giai đoạn cực thịnh chuyển sang suy thoái và suy sụp của chế độ phong kiến ở Việt Nam (từ TK XV đến TK XIX); nhóm năm tìm hiểu âm nhạc từ khi Pháp xâm lược Việt Nam đến Cách mạng tháng 8/1945; nhóm sáu tìm hiểu âm nhạc giai đoạn từ 1945 đến 1975; nhóm bảy tìm hiểu về các vùng, miền và làn điệu dân ca; nhóm tám tìm hiểu về các nhạc cụ đặc trưng của Việt Nam. 346 Nâng cao hiệu quả dạy học môn Âm nhạc đại cương cho sinh viên trường đại học... GV yêu cầu các nhóm thảo luận ở nhà và thiết kế các nội dung thảo luận thành một bài giảng được trình chiếu và diễn giảng trước lớp trong khoảng 10 phút. Để PPDH này đạt hiệu quả cao, GV khuyến khích các nhóm chuẩn bị bài trên máy tính xách tay, mỗi nhóm cử ra một thành viên lên đóng vai là người dạy để truyền đạt cho các nhóm còn lại các nội dung đã được chuẩn bị. Khi từng nhóm lên trình bày, GV yêu cầu các nhóm ngồi dưới lớp ghi chép lại nội dung của bài giảng đó. Cuối cùng, GV nhận xét và chốt những ý chính cho SV ghi chép. d, Sử dụng phương pháp Xếp thẻ, Thuyết trình và Kiểm tra đánh giá Khi dạy về Lịch sử âm nhạc phương Tây [4, 6, 7] (Bài học 3), GV thường giới thiệu với SV về các thời kì phát triển, đặc điểm âm nhạc, thành tựu âm nhạc và một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho từng thời kì qua phương pháp thuyết trình và trực quan. Với lượng kiến thức về lịch sử âm nhạc phương Tây là khá rộng mà thời gian học trên lớp thì quá ít nên việc sử dụng những PPDH để mang lại hiệu quả cao là rất khó. Qua việc sử dụng phương pháp Thảo luận nhóm, Kiểm tra đánh giá kết hợp với phương pháp Xếp thẻ và Thuyết trình, tôi đã thấy hiệu quả rõ rệt. Giờ học không những đã tạo hứng thú cho SV tích cực học tập mà còn giúp các em nhớ được lượng kiến thức vừa học rất nhanh. GV sử dụng phương pháp thuyết trình tích cực với phương pháp kiểm tra đánh giá để khai thác những kiến thức về bối cảnh xã hội và đặc điểm âm nhạc cũng như thành tựu âm nhạc của từng thời kì mà SV đã được làm quen ở chuyên đề 1. GV tổng hợp và nhận xét rồi chốt lại những ý chính cho SV. Đến phần tìm hiểu về một số nhạc sĩ tiêu biểu của từng thời kì âm nhạc như thời kì Phục hưng có nhạc sĩ J.S. Bach, Vivaldi, Handel; thời kì Cổ điển có nhạc sĩ Mozart, Beethoven; thời kì Lãng mạn có nhạc sĩ Schubert, Tchaikovsky, Chopin; GV chia lớp thành tám nhóm và đặt tên cho từng nhóm, nhóm một tên là J.S. Bach, nhóm hai tên là Vivaldi, nhóm ba tên là Handel, nhóm bốn tên là Mozart, nhóm năm tên là Beethoven, nhóm sáu tên là Schubert, nhóm bảy tên là Tchaikovsky và nhóm tám tên là Chopin. GV hướng dẫn SV ngồi theo nhóm và tiến hành thảo luận trong khoảng 10 phút để tìm ra những thông tin về nhạc sĩ ứng với tên nhóm của mình. GV phát cho mỗi nhóm một chiếc thẻ và yêu cầu từng nhóm sắp xếp những thông tin vừa thảo luận được vào đúng các mục có trong thẻ. Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV gọi mỗi nhóm cử một thành viên lên thuyết trình về các nội dung trong thẻ của nhóm mình, thời gian thuyết trình là 7 phút. Khi cả tám nhóm thuyết trình về nhạc sĩ của nhóm mình xong, GV nhận xét và đưa ra những ý chính để SV ghi chép lại. 2.2.3. Hình thức kiểm tra đánh giá Hiện nay, tiêu chuẩn đánh giá SV học môn ANĐC được tính bởi điểm kiểm tra giữa kì: 30%, điểm chuyên cần: 10% và điểm thi cuối kì: 60%. Với hình thức kiểm tra tự luận mà cả lớp cùng làm chung một đề với số lượng SV mỗi lớp gần 120 SV thì sẽ dẫn tới hiện tượng quay cóp, trao đổi bài, làm mất đi tính trung thực và khách quan. Vì vậy, GV không kiểm tra được kiến thức thực sự của SV. Theo tôi, môn học được kéo dài trong cả một học kì với rất nhiều kiến thức mà chỉ áp dụng hình thức kiểm tra như trên sẽ không đánh giá thực chất kết quả của SV nên tôi đưa ra một số giải pháp sau: Ngoài bài kiểm tra giữa kì và thi cuối kì theo yêu cầu của chương trình thì GV mỗi lớp nên: 347 Nguyễn Thị Hồng Thanh - Tiến hành kiểm tra SV sau mỗi bài học. - Hình thức kiểm tra và thi là trắc nghiệm khách quan. Tùy từng bài kiểm tra mà GV soạn câu hỏi và thời gian sao cho phù hợp. Ví dụ: Bài kiểm tra sau mỗi bài học nên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan với nhiều dạng khác nhau như: câu trả lời ngắn, câu hỏi đúng - sai, câu hỏi tương thích, câu hỏi lựa chọn nhiều phương án,... với nhiều đề khác nhau (mỗi đề khoảng 10 câu) và thời gian dành cho các bài kiểm tra này là 10 phút; bài kiểm tra điều kiện nên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan với các dạng như trên, có thể kết hợp với 1 hoặc 2 câu bài tập, với 4 đến 6 đề khác nhau (mỗi đề khoảng 20 câu) và thời gian làm bài là 20 phút; bài thi cuối kì cũng soạn tương tự như bài kiểm tra điều kiện nhưng với 2 đề (mỗi đề khoảng 50 câu) và thời gian làm bài là 60 phút. 2.3. Thực nghiệm sư phạm a. Đánh giá về mặt định lượng Sau khi đã thực hiện các bài dạy ở lớp TN và lớp ĐC, tôi tiến hành kiểm tra kết quả thực nghiệm để xác định hiệu quả và tính khả thi của phương án thực nghiệm. So sánh kết quả học tập của lớp TN và ĐC được thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Thông qua kết quả TNSP, thông qua việc xử lí số liệu TNSP thu được, tôi thấy chất lượng học tập của SV các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng. Điều này được thể hiện: tỉ lệ % SV đạt điểm yếu kém, trung bình của các lớp đối chứng cao hơn các lớp thực nghiệm, còn tỉ lệ % SV đạt điểm khá, giỏi của các lớp thực nghiệm luôn cao hơn các lớp đối chứng. Như vậy, phương án thực nghiệm đã có tác dụng phát triển năng lực nhận thức của SV, góp phần làm giảm tỉ lệ SV yếu kém, trung bình và tăng tỉ lệ SV khá, giỏi. b, Đánh giá về mặt định tính Để tìm hiểu thái độ yêu thích của SV đối với môn ANĐC, tôi đưa ra một số câu hỏi thăm dò. Kết quả hai phiếu cho kết quả như sau: Nhận xét: Trong số 7 lí do đưa ra thì lí do: “Được giao lưu học hỏi với các khoa khác” chiếm 348 Nâng cao hiệu quả dạy học môn Âm nhạc đại cương cho sinh viên trường đại học... Kết quả phiếu 1: Lí do khiến SV thích thú với cách đổi mới PPDH ANĐC 90%, “Không phải ngồi chép bài thụ động” chiếm 77,08%, “Được chủ động tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức” chiếm 69,58% là 3 lí do chiếm % cao nhất. Điều này có nghĩa là học theo hướng đổi mới PPDH, SV được giao lưu học hỏi với các khoa khác trong trường, được chủ động tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Kết quả phiếu 2: Các kĩ năng được phát triển ở SV sau khi học Nhận xét: Trong 10 kĩ năng thì tất cả các kĩ năng đều có % > 50%. Con số này cho thấy tất cả SV đều nhận thấy rằng trong quá trình học tập môn ANĐC theo hướng đổi mới các PPDH thì tất cả các kĩ năng cần thiết đều được phát triển. Trong đó kĩ năng hợp tác theo nhóm, kĩ năng thu 349 Nguyễn Thị Hồng Thanh thập và xử lí tài liệu học tập, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề là các kĩ năng được đánh giá cao. 3. Kết luận Đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung cũng như đổi mới PPDH cho môn ANĐC của trường ĐHSPHN nói riêng là xu hướng tất yếu của thời đại để đáp ứng những nhu cầu thay đổi trên thực tế. Với những phân tích và thử nghiệm trên, tôi mong muốn góp một phần nhỏ vào sự thay đổi PPDH cho bộ môn ANĐC theo hướng tiếp cận các phương pháp giáo dục hiện đại để nâng cao chất lượng giảng dạy lên tầm cao mới. Mặt khác giáo dục SV biết cách tự lập nghiên cứu và khơi dậy sự tìm tòi ham hiểu biết của SV qua các PPDH mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Ngọc Đạt, 1994. Toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục và xã hội học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [2] Hà Thế Truyền, 2010. Phương pháp dạy học đại học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Lâm Quang Thiệp (Số 118 tháng 7/2005). Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học ở Đại học trong thời kì mới. Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Lí luận - Khoa học giáo dục, Bộ GD-ĐT [4] Lê Anh Tuấn, Bùi Anh Tú, 2006. Kể chuyện âm nhạc. Nxb Giáo dục. [5] Ngô Thị Nam, 2001. Phương pháp dạy học âm nhạc. Nxb Giáo dục. [6] Nguyễn Tố Mai, 2001. Lịch sử âm nhạc hệ cao đẳng sư phạm. Cao đẳng Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. [7] Thế Vinh, Nguyễn Thị Nhung, 1985. Lịch sử âm nhạc thế giới. Nhạc viện Hà Nội. [8] Thụy Loan, 1993. Lược sử âm nhạc Việt Nam. Nxb Âm nhạc. [9] Trường Đại học Nha Trang, 2006. Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá. [10] V. A. Vakhramêep, Vũ Tự Lân dịch, 1993. Lí thuyết âm nhạc cơ bản. Nxb Âm nhạc. ABSTRACT Improving teaching effect in General Music for Hanoi National University of Education Students In this paper, I refer to the target of perfecting the learners’ dignity comprehensively in Ethics-Intellectual-Physics-Sense of beauty. Innovating contents is mentioned, teaching methods; furthermore, to improve teaching effect. Relying on my experiences in teaching, I suppose the rule of choosing method to tea
Tài liệu liên quan