1. Đặt vấn đề
Chiến lược phát triển giáo dục Việt
Nam 2009-2020 đã chỉ ra rằng cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát
triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát
triển kinh tế tri thức. Sự phát triển của
khoa học - công nghệ đã làm thay đổi
mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo
dục trong các trường, đồng thời đòi hỏi
giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân
lực có trình độ cao.
Trong bối cảnh cạnh tranh kinh
tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên
quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi mới
công nghệ để tăng năng suất lao động, đặt
ra những yêu cầu mới đối với giáo dục.
Các nước đều xem phát triển giáo dục là
nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, dành cho giáo dục
những đầu tư ưu tiên, đẩy mạnh cải cách
giáo dục nhằm giành ưu thế cạnh tranh
trên trường quốc tế.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả hợp tác, liên kết đào tạo đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
89Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
1. Đặt vấn đề
Chiến lược phát triển giáo dục Việt
Nam 2009-2020 đã chỉ ra rằng cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát
triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát
triển kinh tế tri thức. Sự phát triển của
khoa học - công nghệ đã làm thay đổi
mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo
dục trong các trường, đồng thời đòi hỏi
giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân
lực có trình độ cao.
Trong bối cảnh cạnh tranh kinh
tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên
quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi mới
công nghệ để tăng năng suất lao động, đặt
ra những yêu cầu mới đối với giáo dục.
Các nước đều xem phát triển giáo dục là
nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, dành cho giáo dục
những đầu tư ưu tiên, đẩy mạnh cải cách
giáo dục nhằm giành ưu thế cạnh tranh
trên trường quốc tế.
1.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết
Tác giả phát triển các giả thuyết như sau:
- Cơ chế chính sách có ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả hợp tác đào tạo với
nước ngoài;
- Nhu cầu của học viên có ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả hợp tác đào tạo với
nước ngoài;
- Chương trình đào tạo có ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả hợp tác đào tạo với
nước ngoài;
- Quốc gia cấp bằng (nơi học tập) có
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hợp tác
đào tạo với nước ngoài;
- Chi phí đào tạo có ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả hợp tác đào tạo với
nước ngoài.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết, sử dụng phương pháp
nghiên cứu thực nghiệm và khảo sát dữ
liệu sơ cấp định lượng để giải quyết vấn
đề đặt ra ở trên.
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC,
LIÊN KẾT ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
NCS. ThS. Nguyễn Văn Điệp *
Tóm tắt: Bài viết xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả hợp tác, liên kết về các
chương trình đào tạo của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội với các
tổ chức giáo dục đại học nước ngoài trong quá trình hội nhập và đổi mới giáo dục đại
học hiện nay.
Từ khoá: Hiệu quả hợp tác, cơ chế chính sách, chương trình đào tạo, nhu cầu xã hội.
Abstract: The article examines the improvement of cooperation efficiency and the
linkage of HUBT’s training programmes with higher education institutions of foreign
countries in the integration and innovation of higher education nowadays.
Keywords: effectiveness of cooperation, policy mechanism, training programme,
social needs
* Chuyên viên Viện hợp tác quốc tế,
Trường ĐH KD&CN Hà Nội
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội
90Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
(i) Thiết kế bảng hỏi dựa trên các cơ sở
lý luận về hợp tác đào tạo quốc tế. Sau đó
được thiết kế theo thang đo 5 mức độ (từ 1:
không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý).
(ii) Mẫu điều tra được tiến hành lựa
chọn trong số hơn 200 sinh viên/học viên
đã và đang theo học các chương trình
liên kết đào tạo của Trường Đại học Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội. Trên cơ sở
đó, tác giả lựa chọn 150 mẫu để khảo sát,
nghiên cứu.
(iii) Phân tích dữ liệu theo nội dung sau:
- Phân tích độ tin cậy.
- Phân tích nhân tố khám phá.
- Hồi quy tuyến tính.
2. Phân tích mẫu khảo sát
Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng
các câu hỏi dựa trên các tài liệu và
phương pháp nghiên cứu trước đó. Bảng
câu hỏi bao gồm hai phần. Phần thứ nhất,
câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hợp tác đào tạo với nước ngoài.
Phần thứ hai, câu hỏi bao gồm các thông
tin về cá nhân, như giới tính, tuổi tác,
quốc gia liên kết đào tạo và chương trình
đào tạo. Điều tra được tiến hành với sinh
viên đang theo học và những sinh viên/
học viên đã tốt nghiệp về nước. Sau đó,
các dữ liệu thu thập được phân tích bằng
phần mềm SPSS.
Bảng 1. Thông tin về người học
Đặc tính Tần số (lần) Cơ cấu (%)
Nam 62 41.3
Giới tính Nữ 88 58.7
Tổng cộng 150 100.0
22 20 13.3
Độ tuổi 23-30 66 44.0
Trên 30 64 42.7
Tổng cộng 150 100.0
Trung Quốc 47 31.3
Nơi đến học Đài Loan 69 46.0
Khác 34 22.7
Tổng cộng 150 100.0
2+2 * 113 70.3
Chương trình 1+3 * 18 12
hợp tác đào tạo Khác 19 12.7
Tổng cộng 150 100.0
Nguồn : Phân tích SPSS
* Ghi chú: 2 năm học trong nước và
2 năm học ngoài nước (2+2) hoặc 1 năm
học trong nước và 3 năm học ngoài nước
(1+3), đều lấy bằng nước ngoài.
2.1. Phân tích độ tin cậy
Trong nghiên cứu, phương pháp
nguyên tắc thành phần được sử dụng để
phân tích nhân tố khám phá. Ba nhân tố
chính với 24 thành tố được đưa vào hệ
thống. 21 thành tố của mô hình được
phân tích. Kết quả cho thấy giá trị Kaiser-
Meyer-Olkin là 0,929 và thử nghiệm của
Bartlett có ý nghĩa thống kê ở mức 0,000.
Các giá trị riêng yếu tố lớn hơn hoặc bằng
Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
91Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
1,0 và các biến với tải nhân tố lớn hơn 0,5
có 2 thành tố của các nhân tố tải nhỏ hơn
0,5 đã được loại bỏ khỏi mô hình.
Phân tích nhân tố năm yếu tố. Kết quả
của phân tích nhân tố cho thấy năm yếu
tố, chiếm 67,166% tổng phương sai. Các
yếu tố mô hình được dán nhãn là “CCCS”
(32,308), “NCHV” (12,502), “CTDT”
(9,622), “QG” (7,427) và “CPDT”
(5,309). Để kiểm tra độ tin cậy và tính
thống nhất nội bộ của từng yếu tố, đã tiến
hành kiểm định Cronbach’s α (alpha). Kết
quả cho thấy các hệ số α của “CCCS” là
0,888; 0,812 đối với “NCHV”, 0,711 đối
với “CTDT”, 0,679 đối với “QG” và .695
đối với “CPDT”. (B. 2).
Nguồn : Phân tích SPSS
Bảng 2. Phân tích nhân tố của mô hình SERVQUAL
Thành tố Component
CCCS NCHV CTDT QG CPDT
CCCS1 .882
CCCS2 .824
CCCS3 .769
CCCS4 .763
CCCS5 .734
NCHV1 .790
NCHV2 .775
NCHV3 .671
NCHV4 .637
NCHV5 .602
CTDT1 .842
CTDT2 .720
CTDT3 .709
QG1 .812
QG2 .710
QG3 .702
CPDT1 .727
CPDT2 .666
CPDT3 .590
Giá trị riêng 6.138 2.375 1.828 1.411 1.009
VE Phương sai 32.308 12.502 9.622 7.427 5.309
giải thích (%)*
Cronbach’s α .888 .812 .711 .679 .695
Tổng phương sai giải thích = 67.166, KMO = .929, p = .000
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội
92Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
Kết quả của phân tích nhân tố ở B.
2 và B. 3. Kết quả cho thấy các hệ số
Cronbach’s α dao động trong khoảng
0,888-0,679. Vì vậy, chứng minh rằng tất
cả các yếu tố đã được chấp nhận và đáng
tin cậy theo khuyến cáo của Nunnally
(1978).
Cũng qua B. 3, có thể thấy rõ ràng là
các hệ số tương quan của các biến rơi trong
khoảng 0,3-0,7 (r > 0,3) và sự tương quan
có ý nghĩa ở mức 0,05. Điều đó chứng tỏ
rằng mức độ đa cộng hiện có trong các
biến là chấp nhận được và sẽ không ảnh
hưởng đến phân tích hồi quy sau đây.
Bảng 3. Tương quan các biến
Yếu tố Tương quan
CPDT CTDT CTDT QG CPDT HQHTĐTNN
CCCS 1
NCHV 412** 1
CTDT 312** 335** 1
QG 242* 400** 227** 1
CPDT 476 ** 432** 499** 315** 1
HQHTĐTNN 217 ** 452** 340** 228** 486** 1
* Tương quan là ý nghĩa ở mức 0.05 (2-tailed).
** Tương quan là ý nghĩa ở mức 0.01 (2-tailed).
2.2. Phân tích hồi quy
a) Cơ chế chính sách và hiệu quả hợp
tác đào tạo với nước ngoài
Để kiểm tra mối quan hệ của yếu tố cơ
chế chính sách trong mô hình với hiệu quả
hợp tác đào tạo với nước ngoài (H1), hồi
quy lấy kết quả hợp tác đào tạo với nước
ngoài là biến phụ thuộc và yếu tố cơ chế
chính sách là biến độc lập (B. 4). Kết quả
là, các số liệu thống kê của F = 156.870
ở mức p = 0.00. Điều này chỉ ra rằng mô
hình giúp giải thích một số sự thay đổi
trong hiệu quả hợp tác đào tạo với nước
ngoài. Bên cạnh đó, hệ số điều chỉnh xác
định (điều chỉnh R2) cho thấy 51,1% sự
khác biệt trong hiệu quả hợp tác đào tạo
với nước ngoài được giải thích bằng mô
hình hồi quy. Hệ số chuẩn hóa (β) cho
các yếu tố cơ chế chính sách là 0,717 (p
<0.01) cho thấy có ý nghĩa thống kê. Có
thể kết luận rằng giả thuyết 1 được hỗ trợ
khi tuyên bố “cơ chế chính sách trong mô
hình có tác động đáng kể đến hiệu quả
hợp tác đào tạo với nước ngoài”.
Bảng 4. Cơ chế chính sách và hiệu quả hợp tác đào tạo với nước ngoài
Coefficientsa
Các hệ số hồi quy Các hệ số hồi quy
Model chưa chuẩn hoá chuẩn hoá t Sig.
B Std. Error β
1 (Constant) 1.570 .304 .159 .000
CCCS .692 .055 .717 12.525 .000
R2/Adjusted 2 .515/.511
F/Sig. 156.870/.000
a. Biến phụ thuộc: Hiệu quả hợp tác đào tạo với nước ngoài
Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
93Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
b) Chương trình đào tạo và hiệu quả
hợp tác đào tạo với nước ngoài
H2 kiểm định mối quan hệ của các
yếu tố chương trình đào tạo và hiệu quả hợp
tác đào tạo với nước ngoài (H2). Mô hình hồi
quy đưa hiệu quả hợp tác đào tạo với nước
ngoài là biến phụ thuộc và nhu cầu học viên
là biến độc lập. Kết quả được trình bày trong
B. 5. Các số liệu thống kê của F = 37,950
có ý nghĩa ở mức p = 0.00. Điểu này chỉ ra
rằng mô hình giúp giải thích một số sự thay
đổi trong hiệu quả hợp tác đào tạo với nước
ngoài. Bên cạnh đó, hệ số điều chỉnh xác
định (điều chỉnh R2) cho thấy 19,9% sự khác
biệt trong hiệu quả hợp tác đào tạo với nước
ngoài được giải thích bằng mô hình hồi quy.
Hệ số chuẩn hóa (β) cho các yếu tố chương
trình đào tạo là 0,452 (p < 0.01) cho thấy có ý
nghĩa. Có thể kết luận rằng giả thuyết 2 được
hỗ trợ khi tuyên bố rằng “chương trình đào
tạo có một tác động đáng kể đến hiệu quả
hợp tác đào tạo với nước ngoài”.
Bảng 5. Chương trình đào tạo và hiệu quả hợp tác đào tạo với nước ngoài
Bảng 6. Nhu cầu của học viên và hiệu quả hợp tác đào tạo với nước ngoài
Coefficientsa
Các hệ số hồi quy Các hệ số hồi quy
Model chưa chuẩn hoá chuẩn hoá t Sig.
B Std. Error β
1 (Constant) 3.022 .380 7.957 .000
CTDT .471 .076 .452 6.160 .000
R2/Adjusted 2 .204/199
F/Sig. 37.950/.000
a. Biến phụ thuộc: Hiệu quả hợp tác đào tạo với nước ngoài
Coefficientsa
Các hệ số hồi quy Các hệ số hồi quy
Model chưa chuẩn hoá chuẩn hoá t Sig.
B Std. Error β
1 (Constant) 3.236 .480 6.749 .000
NCHV .388 .088 .340 4.403 .000
R2/Adjusted 2 .116/.110
F/Sig. 19.389/.000
a. Biến phụ thuộc: Hiệu quả hợp tác đào tạo với nước ngoài.
c) Nhu cầu của học viên và hiệu quả
hợp tác đào tạo với nước ngoài
Để kiểm tra các mối quan hệ của yếu tố
nhu cầu của học viên đến học trong mô hình
và hiệu quả hợp tác đào tạo với nước ngoài
(H3), mô hình hồi quy đặt hiệu quả hợp tác
đào tạo với nước ngoài là biến phụ thuộc và
yếu tố quốc gia là biến độc lập. Kết quả được
trình bày trong B. 6. Các số liệu thống kê giá
trị F =19,389 có ý nghĩa ở mức p = 0.00. Điều
này có nghĩa rằng mô hình giúp giải thích một
số sự thay đổi trong hiệu quả hợp tác đào tạo
với nước ngoài. Bên cạnh đó, hệ số điều chỉnh
(điều chỉnh R2) cho thấy 11% sự khác biệt
trong hiệu quả hợp tác đào tạo với nước ngoài
được giải thích bằng mô hình hồi quy. Hệ số
chuẩn hóa (β) cho các yếu tố nhu cầu của học
viên là 0,340 (p < 0.01) cho thấy mức ý nghĩa
thống kê. Do đó, có thể kết luận rằng giả thuyết
3 được hỗ trợ giả thuyết “yếu tố nhu cầu của
học viên đến học có tác động đáng kể đến hiệu
quả hợp tác đào tạo với nước ngoài”.
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội
94Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
d) Yếu tố quốc gia đến học và hiệu quả
hợp tác đào tạo với nước ngoài
Mô hình thứ tư kiểm định mối quan
hệ của yếu tố quốc gia đến học và hiệu quả
hợp tác đào tạo với nước ngoài (H4). Mô
hình hồi quy sử dụng hiệu quả hợp tác đào
tạo với nước ngoài là biến phụ thuộc và yếu
tố quốc gia đến học là biến độc lập (B. 7).
Kết quả chỉ ra rằng các số liệu thống kê giá
trị F= 8,038 có ý nghĩa ở mức p = 0,005,
giải thích một số sự thay đổi trong hiệu quả
hợp tác đào tạo với nước ngoài. Bên cạnh
đó, hệ số điều chỉnh xác định (điều chỉnh
R2) cho thấy 0,4% sự khác biệt trong hiệu
quả hợp tác đào tạo với nước ngoài được
giải thích bằng mô hình hồi quy. Hệ số
chuẩn hóa β cho yếu tố quốc gia đến học
là 0,228 (p < 0,01). Có thể kết luận rằng
giả thuyết 4 được hỗ trợ một phần khi cho
rằng “yếu tố quốc gia đến học có một tác
động đáng kể đến hiệu quả hợp tác đào tạo
với nước ngoài”.
Bảng 7. Yếu tố quốc gia đến học và hiệu quả hợp tác đào tạo với nước ngoài
Bảng 8. Yếu tố chi phí đào tạo và hiệu quả hợp tác đào tạo với nước ngoài
Coefficientsa
Các hệ số hồi quy Các hệ số hồi quy
Model chưa chuẩn hoá chuẩn hoá t Sig.
B Std. Error β
1 (Constant) 4.326 .359 12.057 .000
QG .222 .078 .228 2.843 .005
R2/Adjusted 2 .025/.045
F/Sig. 8.038/.005
a. Biến phụ thuộc: Hiệu quả hợp tác đào tạo với nước ngoài.
Coefficientsa
Các hệ số hồi quy Các hệ số hồi quy
Model chưa chuẩn hoá chuẩn hoá t Sig.
B Std. Error β
1 (Constant) 2.275 .455 4.998 .000
CPDT .570 .084 .486 6.773 .000
R2/Adjusted 2 .237/231
F/Sig. 45.869/.000
a. Biến phụ thuộc: Hiệu quả hợp tác đào tạo với nước ngoài.
e) Yếu tố chi phí đào tạo và hiệu quả
hợp tác đào tạo với nước ngoài
Mô hình cuối cùng nghiên cứu là mối
quan hệ của yếu tố chi phí đào tạo với hiệu
quả hợp tác đào tạo với nước ngoài (H4).
Mô hình hồi quy đưa hiệu quả hợp tác đào
tạo với nước ngoài là biến phụ thuộc và
yếu tố chi phí đào tạo là biến độc lập (B.
8). Kết quả là, các số liệu thống kê của giá
trị F= 45,869 có ý nghĩa ở mức p = 0.00.
Điều này tiết lộ rằng mô hình giúp giải
thích một số sự thay đổi trong hiệu quả
hợp tác đào tạo với nước ngoài. Bên cạnh
đó, hệ số điều chỉnh xác định (điều chỉnh
R2) cho thấy 23,1% của phương sai trong
hiệu quả hợp tác đào tạo với nước ngoài
được giải thích bằng mô hình hồi quy. Hệ
số chuẩn hóa β cho các yếu tố chi phí đào
tạo là 0,486 (p < 0.01) là có ý nghĩa. Có thể
kết luận rằng giả thuyết 5 được hỗ trợ “yếu
tố chi phí đào tạo có tác động đáng kể đến
hiệu quả hợp tác đào tạo với nước ngoài”.
Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
95Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
3. Kết quả kiểm định mô hình
nghiên cứu
Từ các kết quả phân tích mô hình,
có thể khẳng định rằng cả 5 yếu tố cơ
chế chính sách, nhu cầu của người học,
chương trình đào tạo, quốc gia (nơi đến
học) cấp bằng và chi phí đào tạo đều có
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hợp tác
đào tạo với nước ngoài, ở mức hỗ trợ.
Bảng 9. Kết quả của giả thuyết nghiên cứu được kiểm định
Giả thuyết Ảnh hưởng tới hiệu quả hợp tác đào tạo với nước ngoài Kết quả
H1 Cơ chế chính sách: ảnh hưởng trực tiếp Hỗ trợ
H2 Nhu cầu của người học: ảnh hưởng trực tiếp Hỗ trợ
H3 Chương trình đào tạo: ảnh hưởng trực tiếp Hỗ trợ
H4 Quốc gia (nơi đến học) cấp bằng: ảnh hưởng trực tiếp Hỗ trợ
H5 Chi phí đào tạo: ảnh hưởng trực tiếp Hỗ trợ
4. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả
hợp tác đào tạo với nước ngoài phụ thuộc
vào các yếu tố theo thứ tự từ cao đến thấp
như sau:
1) Cơ chế chính sách có tác động cao
nhất (β = 0,717). Để hợp tác quốc tế trong
đào tạo thành công thì nhà trường cần có
các cơ chế chính sách thông thoáng, hỗ
trợ học viên, giảm thiểu những thủ tục
hành chính, giúp cho sinh viên cảm thấy
thoải mái và tin tưởng vào chất lượng đào
tạo tại trường.
2) Nhu cầu của học viên (β = 0.486).
Hiện nay hoạt động giáo dục đặc biệt là
hợp tác quốc tế về đào tạo đang có sự cạnh
tranh mạnh mẽ. Vì vậy, để thu hút người
học, bên cạnh việc nâng cao chất lượng
các dịch vụ tiện ích và cơ chế chính sách,
thì việc tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của
người học là quan trọng và cấp bách.
3) Chương trình đào tạo (β = 0,452).
Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ
Hà Nội có nhiều mô hình hợp tác quốc tế
về đào tạo, như: 2+2, 1+3, 1+3 trao đổi
sinh viên, học thạc sĩ tại Việt Nam lấy
bằng Đài Loan, đào tạo sinh viên cho
nước ngoài tại trường (Lào, Campuchia,
Trung Quốc, Nhật Bản,). Các chương
trình đào tạo ngày càng được nâng cao cả
về số lượng và chất lượng, hình thức đào
tạo đa dạng, khiến cho trường luôn là địa
chỉ đỏ cho các học viên.
4) Quốc gia (nơi đến học) cấp bằng
(β = 0,340). Trước kia phần lớn sinh viên
khi muốn du học nước ngoài đều nghĩ
đến các nước Châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng
từ khi trường lựa chọn các nước và lãnh
thổ có nền giáo dục tiên tiến, như: Đài
Loan, thì rõ ràng sinh viên đã nhận
thức ra nơi đến học chưa hẳn là yếu tố
quyết định quan trọng nhất, mà chương
trình đào tạo và cơ chế chính sách của
trường đến học đối với người du học mới
đáng quan tâm.
5) Chi phí đào tạo (0,228) là yếu tố
bị đánh giá thấp nhất. Điều này được giải
thích là khi người học đã có nhu cầu xuất
ngoại để lấy bằng nước ngoài, thì đã suy
nghĩ và chuẩn bị kỹ về mặt tài chính. Do
đó, chi phí đào tạo thường không phải là
yếu tố quan trọng nhất đối với họ nữa. /.
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội
96Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
Tài liệu tham khảo
1. Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN lần thứ IX, XI và các bài viết của các tác giả
Nguyễn Thị Bình, Hoàng Tụy, Trần Hồng Quân, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Thiện
Nhân, Phạm Vũ Luận, Nguyễn Trần Bạt, Văn Như Cương, Nguyễn Minh Thuyết, Mai
Trọng Nhuận, J. Knight, Hans De Wit, Zha Qiang,
2. Acharya Amitav. Regionalism and Regime Security in the Third World:
Comparing the Origins of ASEAN and the GCC. (Brian L. Job (ed.). The Insecurity
Dilemma: National Security of Third World States. Boulder, Lynne Rienner, 1992.
3. Acharya Amitav. The Association of Southeast Asian Nations: Security
Community or Defense Community? Pacific Affairs, vol. 64, no 2, summer 1991.
4. Balassa Bela. The Theory of Economic Integration. Richard D. Irwin Inc.,
Homewood, Illinois, 1961.
5. Bộ Ngoại giao. Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa: Vấn đề
và giải pháp. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
6. Buzan Barry. The Southeast Asian Security Complex. Contemporary Southeast
Asia, tập 10, số 1, tháng 7/1988.
7. Carl J. Friedrich. Trends of Federalism in Theory and Practice. New York,
Praeger, 1968.
8. Couloumbis Theodore A. & James H. Wolfe. Introduction to International
Relations: Power & Justice. Englewood Cliffs, New Jersey, Prentice-Hall, 1986;
9. Deutsch Karl W. & all. Political Community and the North Atlantic Area.
Princeton, N.J., Princeton University Press, 1957;
Ngày nhận bài: 05/5/2019