Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích các hình thức sinh hoạt chuyên môn (SHCM) trong dạy học,
khái niệm và các giai đoạn “nghiên cứu bài học”, bài viết đề cập tới một hình thức sinh
hoạt chuyên môn dựa trên mô hình “nghiên cứu bài học” với trọng tâm hướng vào việc
phát triển năng lực người dạy. Bài viết cũng đã mô tả quy trình, cách thức tổ chức sinh hoạt
chuyên môn dựa trên “nghiên cứu bài học” ở tiểu học và thử nghiệm sư phạm, từ đó bước
đầu khái quát được hiệu quả của hình thức SHCM này đối với quá trình tự học, tự đào tạo
của giáo viên (GV) tiểu học hiện nay.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng lực dạy học của giáo viên tiểu học thông qua hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng “Nghiên cứu bài học”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0038
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 123-131
This paper is available online at
NÂNG CAO NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
THÔNG QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO HƯỚNG “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”
Dương Giáng Thiên Hương
Khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích các hình thức sinh hoạt chuyên môn (SHCM) trong dạy học,
khái niệm và các giai đoạn “nghiên cứu bài học”, bài viết đề cập tới một hình thức sinh
hoạt chuyên môn dựa trên mô hình “nghiên cứu bài học” với trọng tâm hướng vào việc
phát triển năng lực người dạy. Bài viết cũng đã mô tả quy trình, cách thức tổ chức sinh hoạt
chuyên môn dựa trên “nghiên cứu bài học” ở tiểu học và thử nghiệm sư phạm, từ đó bước
đầu khái quát được hiệu quả của hình thức SHCM này đối với quá trình tự học, tự đào tạo
của giáo viên (GV) tiểu học hiện nay.
Từ khóa: Sinh hoạt chuyênmôn, nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyênmôn dựa trên nghiên
cứu bài học, dạy học tiểu học, giáo viên tiểu học.
1. Mở đầu
Thuật ngữ “Nghiên cứu bài học” có gốc từ tiếng Nhật là “jugyou kenkyuu”, đồng nghĩa với
thuật ngữ “Lesson study” hoặc “Lesson research” tiếng Anh. Trong giáo dục phổ thông ở Nhật
Bản, nghiên cứu bài học (NCBH) là một dạng sinh hoạt chuyên môn (SHCM) của GV trong một
trường hay một cụm trường, diễn ra thường xuyên, ở mọi cấp học với mục đích tạo ra môi trường
học tập giữa các GV với nhau từ việc nghiên cứu đến cải tiến những hoạt động dạy học hàng ngày,
từ đó nâng cao năng lực nghề nghiệp của GV, nâng cao chất lượng dạy học, mang lại cho học sinh
(HS) những giờ học hiệu quả.
“Nghiên cứu bài học” là vấn đề không còn mới, đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến
như công trình [1]. Ở Việt Nam, tác giả Vũ Thị Sơn là một trong những chuyên gia về lĩnh vực
này [2, 3, 4]. Ngoài ra, những kết quả của các Dự án của JICA ở Bắc Giang, Dự án Plan ở 8 tỉnh
trên cả nước và ĐH Cần Thơ, ĐH Huế. . . , các Hội thảo Quốc tế với sự hỗ trợ từ Japan Foundation
và Quỹ Toyota cũng đã khẳng định hướng khả thi của mô hình này [5, 6]. Bộ Giáo dục và đào
tạo, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã ban hành những công văn hướng dẫn việc đổi mới SHCM cho
các trường phổ thông, điều này một lần nữa khẳng định, việc đổi mới SHCM theo hướng dạy học,
kiểm tra đánh giá, phát triển năng lực HS ở trường phổ thông là một việc làm cấp thiết, có tính
thực tiễn.Tuy vậy, việc vận dụng hình thức SHCM theo hướng NCBH trong các trường phổ thông
ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong hệ thống các trường tiểu học vẫn còn là một vấn đề khá mới
mẻ, cần được tiếp tục nghiên cứu sâu và rộng hơn nữa.
Ngày nhận bài: 24/11/2014. Ngày nhận đăng: 1/3/2015.
Liên hệ: Dương Giáng Thiên Hương, e-mail: huong_nvsp08@yahoo.com.vn.
123
Dương Giáng Thiên Hương
Trong trường tiểu học, SHCM là hoạt động được tổ chức thường xuyên với những hình thức
và nội dung rất khác nhau: các GV cùng tổ bộ môn, cùng khối hay GV toàn trường họp định kì
hàng tuần, hàng tháng để trao đổi về kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy học, . . . ; tham gia
các sinh hoạt chuyên đề; tham dự các khóa tập huấn về chuyên môn, tham dự các hội thi – thao
giảng; dự giờ đồng nghiệp dạy và tiến hành các bài dạy để GV trong trường đến dự và rút kinh
nghiệm;. . . Hình thức dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy là một trong những hình thức SHCM được
đánh giá cao về giá trị phát triển chuyên môn. Mặc dù khác nhau về nội dung và hình thức nhưng
trong các buổi SHCM, GV được làm việc cùng nhau, cùng học tập, trao đổi các vấn đề của thực
tiễn dạy học, vì thế có thể coi đây là hình thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp
của GV. Tổ chức tốt hoạt động SHCM đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng GV, xây dựng bầu
không khí sư phạm tích cực, thúc đẩy động lực học tập và phát triển của GV.
Vậy thực chất, SHCM dựa trên NCBH là gì? Hiệu quả của nó như thế nào? Để sử dụng hình
thức SHCM dựa trên NCBH trong nhà trường tiểu học Việt Nam với mục đích nâng cao năng lực
dạy học của GV, tạo hứng thú cho GV tham gia các hoạt động chuyên môn đồng thời, mang lại
các giờ học chất lượng cho HS, đúng theo quan điểm đổi mới giáo dục “ lấy người học làm trung
tâm”, cần phải làm thế nào? Đó là vấn đề thôi thúc chúng tôi trong nghiên cứu này.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Các khái niệm công cụ
2.1.1. Quy trình “ Nghiên cứu bài học”
Quy trình NCBH bao gồm 3 giai đoạn cơ bản sau:
(1) Chuẩn bị cho một “bài học minh họa”: Đây là công việc xây dựng một giờ học có các
GV trong trường hoặc trong khối đến dự. Công việc này có thể do cá nhân một GV hoặc một nhóm
GV thực hiện. Ý tưởng được thể hiện có thể là của một cá nhân hoặc một nhóm GV, đó có thể là
một ý tưởng mới, một cải tiến mới về phương pháp, hình thức dạy học mà GV muốn thử nghiệm.
Trong giai đoạn này, các GV cần tiến hành thảo luận chi tiết một số vấn đề phục vụ cho việc thiết
kế bài học, bao gồm:
- Chọn bài và phân loại bài học (bài mới, luyện tập hay ôn tập, bài thực hành hay bài lý
thuyết. . . ).
- Lựa chọn cách giới thiệu bài học (trực tiếp hay gián tiếp), có sử dụng tình huống xuất phát
để kích thích hứng thú học tập của HS hay không? (nếu có thì dùng tình huống nào, cách tiến hành
ra sao?).
- Xây dựng cấu trúc giờ học, tìm hiểu những nội dung dạy học được đề cập trong bài học.(có
bao nhiêu nội dung, sự kết nối giữa các nội dung. . . ).
- Dự kiến những hoạt động dạy học có thể được tổ chức, cách tiến hành các hoạt động đồng
thời dự kiến các PPDH, PTDH có thể được sử dụng trong giờ học (chi tiết hóa mục tiêu hoạt động
của thày và của trò trong từng hoạt động).
- Dự kiến hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
- Dự kiến các câu hỏi và bài tập, lời nói, hành động, thao tác của GV.
- Dự kiến thời gian cho các hoạt động.
- Dự kiến nội dung trình bày trên bảng và thời điểm.
Ngoài ra, các GV cũng cần thảo luận về những dự đoán của họ về phản ứng của HS trong
giờ học, các tình huống có thể xảy ra, suy nghĩ và câu trả lời của HS, sản phẩm học tập của HS
trong bài, cách đánh giá HS. . . Trong một số trường hợp, ở một số môn học, GV còn có thể trao
124
Nâng cao năng lực dạy học của giáo viên tiểu học thông qua hình thức sinh hoạt chuyên môn...
đổi về các nội dung giáo dục cần tích hợp trong bài học, cách thức để đảm bảo dạy học phân hóa,
cách thức giúp HS có thể mở rộng và nghiên cứu sâu về nội dung liên quan đến bài học. . . .
Sau khi thảo luận, một GV được chọn để dạy minh họa sẽ viết đề cương và cụ thể hóa thành
kế hoạch bài dạy, chủ động lựa chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. Các
GV còn lại sẽ nêu kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận sau khi tiến hành bài dạy.
(2) Tiến hành giờ học minh họa và dự giờ: Là một tiết học như thường lệ theo phân phối
chương trình của nhà trường nhưng có các GV cùng khối hoặc GV toàn trường, có thể có các GV
ở các trường khác dự giờ. Trong lúc GV thể hiện tiết dạy, các GV dự giờ sẽ quan sát và ghi chép.
Điều cần chú ý trong quá trình ghi chép khi dự giờ là tập trung vào các hoạt động học tập của HS,
cách tổ chức và phương pháp dạy học của GV. Các giờ dạy này thường được quay video.
Khi tiến hành giai đoạn này, cần chú ý:
- Bố trí đủ không gian để người dự giờ có thể đi lại và quan sát tất cả các HS tham gia trong
giờ học.
- Điều chỉnh số lượng người dự giờ để đảm bảo hiệu quả của việc quan sát và đóng góp ý
kiến.
- Trong quá trình dự giờ, không tác động và làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của HS.
Khác với dự giờ truyền thống, người dự giờ ở đây có thể đi lại trong lớp học, quan sát được
tất cả các hoạt động của mọi HS trong lớp.
(3) Phân tích bài học và rút kinh nghiệm: Toàn bộ GV tham gia dự giờ và GV trực tiếp
giảng dạy tiết học sẽ tập trung lại ngay sau khi giờ học được quan sát kết thúc. Dưới sự điều hành
của một thành viên (thường là đại diện BGH, khối trưởng..), các GV sẽ cùng nhau chia sẻ những
điều quan sát được trong giờ học, trao đổi những suy nghĩ dựa trên những điều đã quan sát được
về các dấu hiệu, hành vi học tập của HS, tương tác của GV với HS, HS với HS, HS với tài liệu học
tập. . . , cùng thảo luận để hiểu và lí giải những tình huống trong giờ học, những nguyên nhân đưa
đến hành vi học tập tốt hoặc chưa tốt của HS, các cách cải tiến, giải quyết các tình huống học tập
không thuận lợi hoặc những bài học đã học được thông qua giờ dự, những đúc kết cho bản thân. . .
Những ý kiến chia sẻ, phân tích, lí giải này được dựa trên những ghi chép của những người dự giờ
và những hình ảnh cụ thể được chỉ ra trong băng video được quay trong giờ học.
Mục tiêu của hoạt động này không nhằm đánh giá GV mà hướng tới việc chia sẻ và trao đổi
về cách thức tổ chức hoạt động học tập của HS sao cho hiệu quả dựa trên những biểu hiện, cách
thức học tập, sự tương tác giữa GV với HS, HS – HS mà người dự giờ quan sát được.
Sau giai đoạn này, các GV sẽ cùng nhau thảo luận xem bài học đã được thiết kế hợp lí hay
chưa, đã được tiến hành theo tiếp cận phát triển năng lực của HS hay không, nếu cần chỉnh sửa thì
sẽ tập trung vào nội dung nào, cần phải cải thiện và thay đổi như thế nào trong các giờ học tiếp
theo.
2.1.2. Hình thức sinh hoạt chuyên môn dựa trên “Nghiên cứu bài học”
Trong ba giai đoạn của NCBH từ chuẩn bị giờ học, tiến hành giờ học và họp rút kinh nghiệm
sau giờ học, GV đã tham gia vào một chuỗi các hoạt động cùng các đồng nghiệp trong quá trình
nghiên cứu thực tiễn của một lớp học, trong một bài học cụ thể: những ý định thiết kế và việc thực
hiện của GV dạy minh họa; các kết quả quan sát về hành vi và kết quả học tập của HS; các cách lí
giải cho các biểu hiện học tập và nguyên nhân của chúng; các giả định để cải tiến. . . Những chia
sẻ và trao đổi về chuyên môn xung quanh một bài học được nghiên cứu là cơ hội cho cả GV dạy
và GV dự giờ cách nhìn vào thực tiễn bằng các góc nhìn khác nhau, các cách giải quyết khác nhau
cho tình huống trong thực tiễn. . . Thông qua đó, GV có cơ hội học tập lẫn nhau, hợp tác nghiên
cứu để tác động và cải tạo thực tiễn.
125
Dương Giáng Thiên Hương
Như vậy, SHCM dựa trên NCBH giúp tác động đến việc cải thiện năng lực nghề nghiệp của
GV, cải tiến thực tiễn dạy học cũng như chất lượng và kết quả học tập của HS.
SHCM dựa trên NCBH không nhằm vào việc đánh giá GV mà tập trung vào giúp GV có cơ
hội học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tự học, tự nâng cao trình độ, giúp giờ học trở
nên vui vẻ, thoải mái, tạo tâm trạng tốt, khuyến khích GV và HS cùng tham gia.
2.2. Sử dụng hình thức sinh hoạt chuyên môn dựa trên “Nghiên cứu bài học” ở
trường tiểu học
Mặc dù đã chính thức được Bộ GD-ĐT đã đưa vào nhiệm vụ trọng tâm của năm học
2014-2015, hình thức SHCM dựa trên NCBH vẫn còn khá mới mẻ với rất nhiều các trường tiểu
học.
Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm hình thức SHCM dựa trên NCBH tại trường tiểu học
Quan Hoa – quận Cầu Giấy – Hà Nội. Quy trình thử nghiệm tiến hành qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch
Nhà nghiên cứu và Ban Giám hiệu trường tiểu học Quan Hoa trao đổi và lên kế hoạch thực
hiện việc SHCM dựa trên NCBH phù hợp với lịch công tác và hoạt động thường xuyên của nhà
trường, đảm bảo không ảnh hưởng đến các hoạt động đang diễn ra trong trường. Sau khi trao đổi,
chúng tôi đưa ra một kế hoạch như sau:
STT Công việc
Thời gian
tiến hành
Người/ đơn vị tham gia
Sản phẩm
yêu cầu
1
Trao đổi, lựa chọn chủ đề (bài
học) và định hướng thiết kế kế
hoạch bài học theo hướng đổi
mới phương pháp, hình thức dạy
học, phát triển năng lực người
học
Tháng
9/2014
GV khối 4,5 trường tiểu
học Quan Hoa
Biên bản
họp chuyên
môn
2
Thiết kế kế hoạch dạy học
(Bài Khoa học lớp 4: Tại sao cần
phải phối hợp nhiều loại thức ăn?
– 2 tiết)
Tuần
1/10/2014
GV khối 4 Kế hoạch
dạy học
3 Triển khai kế hoạch bài học
Tuần
2/10/2014
- Chọn 1 GV thể hiện kế
hoạch dạy học.
- BGH, các GV khác
trong trường dự giờ và ghi
nhật kí giờ dự
Video tiết
dạy (hoặc
nhật kí giờ
dạy)
4 Họp chuyên môn sau tiết dự giờ Tuần
2/10/2014
BGH, tất cả GV tham gia
dự giờ, các chuyên gia.
Biên bản
họp chuyên
môn
Giai đoạn 2: Tiến hành
Trong giai đoạn này, khối trưởng chuyên môn khối 4 lên kế hoạch cụ thể và thông báo cho
BGH và GV có liên quan tham dự và thực hiện.
Sản phẩm mà chúng tôi có được qua 3 cuộc SHCM thông qua NCBH bao gồm: 01 giáo án
126
Nâng cao năng lực dạy học của giáo viên tiểu học thông qua hình thức sinh hoạt chuyên môn...
bài “Tại sao cần phải phối hợp nhiều loại thức ăn?”; 01 nhật kí giờ dự, 01 biên bản góp ý tiết
dạy.
Dưới đây, chúng tôi giới thiệu giáo án đã được nhóm GV xây dựng dựa trên cơ sở SHCM
thông qua NCBH.
Môn Khoa học lớp 4
Tuần 4 Tiết 1
GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày dạy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bài dạy: TẠI SAO CẦN PHẢI PHỐI HỢP
NHIỀU LOẠI THỨC ĂN?
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS có thể:
- Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
- Nêu được tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
- Vận dụng kiến thức đã học trong thực tiễn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 16, 17 SGK.
- Phiếu thảo luận nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Thời
gian Nội dung dạy học
Phương pháp,
hình thức tổ chức
5’ A. Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu vai trò của vi- ta- min đối với cơ thể? Kể tên một
số thức ăn có chứa nhiều vi- ta –min?
2. Nêu vai trò của chất khoáng, chất xơ đối với cơ thể?
Kể tên các loại thức ăn có chứa nhiều chất khoáng, chất
xơ?
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
30’ B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Có một em bé ở gần nhà cô rất lười ăn, chỉ thích ăn
trứng. Để em ăn được nhiều, bữa nào mẹ bé cũng cho
bé ăn cơm với trứng. Theo các con có nên ăn như vậy
không? Nếu được nói chuyện với mẹ bé, con sẽ nói thế
nào?
- GV hỏi – HS trả lời
- Từ câu trả lời của HS, GV
dẫn dắt vào bài và ghi tên bài
lên bảng.
- HS mở SGK trang 16.
2. Khai thác bài:
HĐ 1: Sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức
ăn và thường xuyên thay đổi món.
* Mục tiêu: Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều
loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
127
Dương Giáng Thiên Hương
* Nội dung thảo luận (Phiếu học tập):
Câu hỏi 1: Hàng ngày con ăn những loại thức ăn gì?
Hãy kể cho bạn của mình nghe?
Câu hỏi 2: Chia thức ăn mà các con vừa kể vào các
nhóm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và
chất khoáng?
Chất bột Chất đạm Chất béo Vitamin và
đường chất khoáng
- Thảo luận nhóm 4 theo
phiếu học tập.
- Gv đi từng nhóm quan sát,
nếu HS gặp khó khăn chưa
tìm được câu trả lời, GV có
thể đưa ra các câu hỏi phụ,
khuyến khích HS trình bày
ý kiến cá nhân (có thể đúng
hoặc sai), động viên các em
chia sẻ trong nhóm để cùng
thống nhất ý kiến.
Câu hỏi 3: Con đã ăn phối hợp các loại thức ăn chưa?
Vì sao?
Câu hỏi 4: Theo con, trong một bữa ăn, chúng ta nên ăn
các thức ăn như thế nào? Vì sao con lại có suy nghĩ như
vậy?
- Sau khi các nhóm báo cáo kết quả, GV có thể khai hỏi
thêm một số nội dung sau:
+ Con thích ăn món gì nhất? Có bao giờ ăn mỗi một
món đó không? Cảm thấy thế nào?
+ Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng
không?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- GV nhận xét.
- GV hỏi – HS trả lời
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thịt, cá mà không
ăn rau, quả?
+ Giờ ăn bán trú có bạn xin cô không ăn rau, thịt; Ý
kiến của con như thế nào?
*Kết luận: Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất
dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau. Không
một loại thức ăn nào dù chứa nhiều chất dinh dưỡng
đến đâu có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho
nhu cầu của cơ thể. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và
thường xuyên thay đổi món ăn không những đáp ứng
đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng đa dạng, phức tạp của cơ
thể mà còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và quá
trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn.
- GV và HS cùng kết luận
HĐ 2: Tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối.
* Mục tiêu: Nêu tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa
phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
* Nội dung:
- Nghiên cứu “Tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho
một người một tháng” trang 17 SGK.
- Làm việc cá nhân với SGK
128
Nâng cao năng lực dạy học của giáo viên tiểu học thông qua hình thức sinh hoạt chuyên môn...
- Vì sao gọi là tháp dinh dưỡng? (nó có hình giống như
ngọn tháp)
- Hãy nêu tên nhóm thức ăn được nêu trong tháp dinh
dưỡng:
+ Cần ăn đủ + Ăn vừa phải
+ Ăn ít + Ăn có mức độ
+ Ăn hạn chế
- Kể tên một số thức ăn trong nhóm cần ăn đủ? Nhóm
thức ăn cần ăn vừa phải?
- GV hỏi – HS trả lời
- Tại sao chất bột chỉ nên ăn có mức độ?
- Tại sao nên ăn ít đường (ngừa sâu răng, tiểu đường,
béo phì. . . )
- Tại sao không nên ăn mặn? (ngừa bệnh huyết áp, tim,
thận. . . )
- So sánh với bảng thức ăn HS xây dựng được trong hoạt
động 1, em có kết luận gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận
nhóm đôi.
*Kết luận:
Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi- ta- min, chất
khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa
nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Đối với các thức
ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ. Không nên
ăn nhiều đường và nên hạn chế ăn muối.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- GV và HS cùng kết luận
Hoạt động 3: Trò chơi "Ai là đầu bếp giỏi?"
* Mục tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn
một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.
* Nội dung:
- Ở gia đình con, ai là người hay đi chợ và nấu các món
ăn cho cả nhà?
- Trò chơi : Vào ngày nghỉ, con được mẹ giao nhiệm vụ
lên thực đơn cho cả ngày rồi đi chợ cùng mẹ. Học xong
bài này rồi, con suy nghĩ xem mình sẽ lên thực đơn như
thế nào ?Mỗi nhóm hãy trình bày các món ăn theo từng
bữa trong ngày.
- Tiêu chí : Biết phối hợp nhiều loại thức ăn, dinh dưỡng
hợp lí, thực đơn đa dạng. . .
- GV hỏi – HS trả lời
- Các nhóm 4 trao đổi, ghi kết
quả vào phiếu học tập
- Chia sẻ kết quả
- HS nhận xét, đánh giá, nêu
lí do đưa ra kết quả đánh giá.
- GV và HS cùng kết luận
3’ C. Củng cố:
- Tại sao phải phối hợp nhiều loại thức ăn và thay đổi
món ăn thường xuyên? - Các con nên ăn uống đủ chất
dinh dưỡng và nói với cha mẹ về nội dung của tháp dinh
dưỡng.
- HS nêu
2’ D. Dặn dò:
- Bài sau: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và
đạm thực vật?
- GV nhận xét giờ học và dặn
dò HS.
129
Dương Giáng Thiên Hương
Sau khi tổ chức dạy và dự giờ, các GV tổ chức và tự điều hành cuộc họp rút kinh nghiệm.
Cuộc họp rút kinh nghiệm sau tiết dạy khi sử dụng hình thức SHCM thông qua NCBH so với dự
giờ rút kinh nghiệm thông thường cần nhấn mạnh một số yếu tố sau:
a. GV thực hiện tiết dạy trình bày tóm tắt về giờ dạy, nhấn mạnh những điểm thuận lợi và
những thử thách đối với giờ dạy.
Ví dụ: Mục tiêu giờ học là gì? Ý đồ khi tổ chức các hoạt động trong giờ học, mục tiêu của
từng hoạt động, mong muốn khi tổ chức hoạt động, hiệu quả đạt được so với mong muốn ban đầu...
b. Các GV và khách mời thảo luận và đưa ra ý kiến về những điều đã học được thông qua
tiết dạy: cách thiết kế bài dạy, cách triển khai bài dạy, cách tổ chức các hoạt động, cách tiếp cận
HS, cách đặt câu hỏi, cách trình bày bảng. . . . Đặc biệt, những người tham dự có thể chia sẻ những
phương án khác mà theo họ có thể áp dụng hiệu quả và cùng thảo luận.
Ví dụ: Trong giờ họp rút kinh nghiệm, chúng tôi có ghi nhận được các ý kiến như sau:
“Tôi rất đồng tình với cách khai thác bài và dẫn dắt các hoạt động của GV. HS rất sôi nổi và
hứng thú khi tham gia giờ học.”
“Tôi nhận thấy HS rất hứng thú với hoạt động nhóm 4, kể tên các loại thức ăn em dùng hàng
ngày cho bạn cùng nhóm nghe. Hoạt động này huy động được vốn kinh nghiệm hàng ngày của các
em, phù hợp với tâm lí thích chia sẻ của HS tiểu học. Cách GV quan sát, động viên kịp thời các
em khi thảo luận cũng rất hiệu quả”
“Ở nội dung tìm hiểu tháp dinh dưỡng, tôi quan sát thấy HS rất hứng thú khi so sánh thức
ăn hàng ngày mình hay ăn với thức ăn được đề cập trong tháp dinh dưỡng. Có em còn đưa ra những
lời khuyên rất thú vị cho các bạn trong nhóm về cách chọn thức ăn”
“Nếu là GV dạy giờ học hôm nay, thay vì tổ chức trò chơi