Tóm tắt
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã để lại nhiều giá trị văn hóa truyền thống vô cùng quý giá, nhờ các giá trị đó
mà dân tộc Việt Nam đã luôn đứng vững và trường tồn trong suốt chiều dài lịch sử. Đối với thế hệ trẻ nói
chung và sinh viên tỉnh Hải Dương nói riêng, các giá trị văn hóa truyền thống có vai trò quan trọng trong
việc điều chỉnh nhận thức, hành vi và định hướng nhân cách. Bài báo đã trình bày những đặc trưng cơ
bản của văn hóa truyền thống, đánh giá thực trạng ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của sinh viên. Từ đó đưa ra năm giải pháp nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống của sinh viên tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của sinh viên các trường cao đẳng, đại học ở tỉnh Hải Dương hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
120
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
NÂNG CAO Ý THỨC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG
CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
IMPROVING PRESERVATION AND PROMOTION
OF TRADITIONAL CULTURE VALUE OF STUDENTS OF
COLLEGES AND UNIVERSITIES IN HAI DUONG PROVINCE
Trần Thị Ngọc Yến
Email: yenmailinh86@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 26/4/2017
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 20/9/2017
Ngày chấp nhận đăng: 26/9/2017
Tóm tắt
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã để lại nhiều giá trị văn hóa truyền thống vô cùng quý giá, nhờ các giá trị đó
mà dân tộc Việt Nam đã luôn đứng vững và trường tồn trong suốt chiều dài lịch sử. Đối với thế hệ trẻ nói
chung và sinh viên tỉnh Hải Dương nói riêng, các giá trị văn hóa truyền thống có vai trò quan trọng trong
việc điều chỉnh nhận thức, hành vi và định hướng nhân cách. Bài báo đã trình bày những đặc trưng cơ
bản của văn hóa truyền thống, đánh giá thực trạng ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của sinh viên. Từ đó đưa ra năm giải pháp nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống của sinh viên tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: Giá trị văn hóa; giá trị văn hóa truyền thống; ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của sinh viên.
Abstract
The history of the Vietnamese people has left a lot of valuable traditional cultural values, thanks to
those values that the Vietnamese people have always stood and stayed in the course of history. For
the younger generation in general and students in Hai Duong province in particular, traditional cultural
values play an important role in regulating cognitive, behavioral and personality orientation. The
article presents the basic characteristics of traditional culture, assessing the state of consciousness
preservation and promotion of traditional cultural values of students. From there, there are 5 solutions
to raise the awareness of preserving and promoting traditional cultural values of Hai Duong students in
the present context.
Keywords: Cultural values; traditional cultural values; consciousness to preserve and promote tradi-
tional cultural values of students.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh công
nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) và hội nhập
quốc tế mạnh mẽ, vấn đề giữ gìn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống cần được đặc biệt chú
trọng trong các trường cao đẳng, đại học. Tỉnh
Hải Dương có 6 trường đại học và 8 trường cao
đẳng. Nhìn chung sinh viên tỉnh Hải Dương trong
sáng về đạo đức, có lý tưởng, hoài bão, giàu ý chí,
nghị lực, có tinh thần vượt khó vươn lên trong học
tập, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, quyết chí
lập thân, lập nghiệp, thực sự là lớp người có xu
hướng đổi mới, cách mạng; Trong điều kiện hiện
nay, sinh viên chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chính
là học tập, chưa trải qua thực tiễn lao động sản
xuất, chiến đấu, cho nên ở họ còn thể hiện rõ sự
thiếu vốn sống, sự trải nghiệm cuộc đời như bồng
bột, chủ quan, tiếp thu thông tin ít chọn lọc, hướng
tới các giá trị mới hiện đại nhưng chóng quên quá
khứ và truyền thống, non kém về tư tưởng chính
trị, một bộ phận sinh viên có tư tưởng sùng bái vật
121
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
chất, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, coi thường
hoặc lãng quên các giá trị truyền thống của dân
tộc, không tình nghĩa, không có lý tưởng.
Di sản văn hóa dân tộc không chỉ được coi là
nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước mà còn là tài sản có giá trị giáo
dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ
trẻ. Vì vậy chúng ta cần nâng cao ý thức giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của
sinh viên ở tỉnh Hải Dương để họ nhận thức được
trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng
đất nước và hoàn thiện nhân cách để trở thành
chủ nhân tương lai của đất nước.
2. GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
2.1. Giá trị văn hóa
Giá trị trước hết là một phạm trù triết học, chỉ sự
đánh giá những thành quả lao động sáng tạo
vật chất và tinh thần của con người. GS.TS. Hồ
Sĩ Quý từ lăng kính triết học văn hóa cho rằng
“đời sống con người về thực chất là một thế giới
của các giá trị - các giá trị vật chất và các giá trị
tinh thần, các giá trị truyền thống và các giá trị
phi truyền thống... Người ta thật khó hình dung có
hành vi nào hay sự biến nào xảy ra trong đời sống
xã hội mà lại không mang một đơn vị giá trị đối với
con người. Bất cứ cái gì cũng có thể và cần phải
được thẩm định về mặt giá trị” [1]. Bản chất và ý
nghĩa bao quát của giá trị là tính nhân văn. Chức
năng cơ bản nhất của giá trị là định hướng, đánh
giá và điều chỉnh các hoạt động của cá nhân và
cộng đồng. GS.TS. Ngô Đức Thịnh xác nhận “Giá
trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan
của con người về bất cứ một hiện tượng tự nhiên,
xã hội và tư duy theo hướng những cái đó là cần,
là tốt, là hay, là đẹp Một khi những nhận thức
giá trị ấy đã hình thành và định hình thì nó chi phối
cách suy nghĩ, niềm tin, hành vi, tình cảm của con
người” [9]. Có thể nói, giá trị văn hóa là cái tạo nên
nét độc đáo, truyền thống, bản sắc dân tộc. Căn
cứ vào đó có thể so sánh, nhận định về nền văn
hóa của dân tộc này với dân tộc khác. Giá trị văn
hóa là cái có ý nghĩa được cá nhân và cộng đồng
công nhận, duy trì, bảo vệ và phát triển.
2.2. Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Việt Nam
Theo nghĩa tổng quát nhất, truyền thống “là những
yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội thể hiện trong
chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục, tập quán,
thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng
đồng người được hình thành trong lịch sử và đã
trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời
khác và được lưu giữ lâu dài Khi nói đến truyền
thống cần phân biệt những truyền thống lạc hậu,
lỗi thời phải khắc phục, loại bỏ với những truyền
thống tốt đẹp, những truyền thống tạo nên các giá
trị và bản sắc riêng cần phải được duy trì, bảo tồn
và phát triển” [1]. Điều này có nghĩa chúng ta cần
phải phân biệt được truyền thống và giá trị truyền
thống. Giá trị truyền thống là những truyền thống
đã có sự đánh giá, thẩm định nghiêm ngặt của
thời gian, đã có sự chọn lọc, phân định và khẳng
định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng đồng
trong những giai đoạn lịch sử nhất định. GS. Trần
Văn Giàu đã nghiên cứu và đưa ra những kiến giải
sâu sắc, có hệ thống về nguồn gốc cũng như nội
dung các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc
Việt Nam là “yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng
tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa”; trong đó
yêu nước là giá trị đầu tiên và quan trọng nhất, là
thước đo chuẩn trong cuộc sống của con người
[5]. GS.TS. Ngô Đức Thịnh đã lựa chọn ra năm
giá trị hàng đầu và tiêu biểu của dân tộc Việt Nam
trong tổng số 19 giá trị văn hóa đã đưa ra để khảo
sát, đó là: chủ nghĩa yêu nước; tính cộng đồng
(làng xóm, vùng miền, dân tộc); cần cù, chịu khó;
hiếu học, khát vọng học; gắn bó huyết thống (gia
đình) và làng bản [10]. Những giá trị văn hóa
truyền thống cũng được đề cập đến trong một số
văn kiện của Đảng, Nhà nước và trước tác của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghị quyết Hội nghị lần thứ
năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII)
về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã khẳng định:
“Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững,
những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng
yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh
thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; lòng nhân ái,
khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần
cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng
xử, tính giản dị trong lối sống...” [4].
Từ các quan điểm trên, có thể khẳng định giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam là:
truyền thống yêu nước; lòng nhân ái, khoan dung;
truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng; truyền
thống lao động cần cù, tiết kiệm; truyền thống hiếu
học - tôn sư trọng đạo; đức tính khiêm tốn, giản
122
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
dị, trung thực, thủy chung, lạc quan... trong đó,
truyền thống yêu nước và các truyền thống về đạo
đức chiếm vị trí nổi bật, được khẳng định là giá trị
cốt lõi.
3. THỰC TRẠNG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY CÁC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA SINH
VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở
TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
3.1. Mặt tích cực trong việc giữ gìn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống của sinh viên
tỉnh Hải Dương
Thứ nhất, hầu hết sinh viên có nhận thức đúng
về vai trò, tầm quan trọng của các giá trị văn hóa
truyền thống.
Khảo sát 400 phiếu tại bốn trường là Đại học Sao
Đỏ, Đại học Hải Dương, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải
Dương, Cao đẳng Du lịch và Thương mại, 93%
trả lời quan tâm đến các giá trị văn hóa truyền
thống và sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống.
Hình 1. Mức độ quan tâm đến việc giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
sinh viên các trường đã quan tâm đến công tác
xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh như:
xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp, “Trường
học thân thiện, sinh viên tích cực”, ký túc xá văn
minh, giảng đường văn hóa. Ngoài ra, sinh viên
còn tham gia nhiều phong trào khác như: phong
trào văn nghệ thể thao, tham gia các câu lạc bộ...
Nhờ tham gia vào những hoạt động lành mạnh đó
đã góp phần ngăn chặn được sự xâm nhập của
những tệ nạn xã hội, trau dồi đạo đức, phẩm chất
chính trị của sinh viên. 100% sinh viên ký cam kết
nói không với ma túy. Bên cạnh đó, các cấp bộ
Đoàn và Hội cũng đẩy mạnh hoạt động giáo dục
ý thức chấp hành pháp luật cho sinh viên thông
qua các cuộc thi tìm hiểu Luật Giao thông đường
bộ, Luật Phòng chống ma túy; duy trì các buổi
phát thanh, hướng dẫn và giới thiệu các website
phù hợp với việc học tập của sinh viên. Chính từ
các hoạt động đó mà niềm tin của sinh viên vào
1%5% 1%
93%
Mức độ quan tâm
Rất quan tâm (1%)
Bình thường (5%)
Không quan tâm (1%)
Quan tâm (93%)
Đảng, vào Đoàn ngày càng được củng cố, thái độ
phủ nhận quá khứ được khắc phục, tinh thần tự
hào dân tộc, ý chí phấn đấu được nâng cao. Đồng
thời, tình hình chính trị, tư tưởng của sinh viên
từng bước ổn định và phát triển theo xu hướng
tích cực. Nhìn chung sinh viên đã có những tri
thức và sự hiểu biết nhất định về các giá trị văn
hóa truyền thống, ngoài những kiến thức đã có
từ môn lịch sử ở chương trình phổ thông, sinh
viên đã được tiếp cận các môn khoa học Mác -
Lênin như môn Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là
những môn tích hợp một phần kiến thức về giá trị
văn hóa truyền thống.
Thứ hai, hầu hết sinh viên có ý thức rèn luyện
phẩm chất đạo đức, lối sống theo các giá trị văn
hóa truyền thống.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Nhân dân ta
từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế.
Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa
ấy càng cao đẹp hơn” [7]. Để hình thành nhân
cách con người mới xã hội chủ nghĩa ở sinh viên
không thể một sớm một chiều mà phải thông qua
quá trình giáo dục toàn diện trong suốt thời gian
sinh viên ngồi trên ghế nhà trường và suốt cuộc
đời. Mỗi môn khoa học được giảng dạy trong nhà
trường đều có vai trò của mình trong việc giáo
dục và phát triển nhân cách cho sinh viên; trong
đó, giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống đóng
vai trò quan trọng. Qua khảo sát, có 95% sinh viên
nhận thức đúng và bày tỏ thái độ tôn trọng những
giá trị văn hóa truyền thống, kính trọng, biết ơn
các thế hệ đi trước, nhớ đến cội nguồn dân tộc;
hầu hết sinh viên đã thể hiện phẩm chất này bằng
hành động cụ thể như tham gia các phong trào
“Đền ơn đáp nghĩa”, “Thắp nến tri ân” hay như
tích cực tham gia chương trình “Giọt hồng nhân
ái”, đây là hoạt động thiện nguyện có ý nghĩa sâu
sắc, phát huy tinh thần tương thân tương ái, chia
sẻ với người bệnh thông qua hoạt động hiến máu
thiết thực; thể hiện truyền thống “Thương người
như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam và
tấm lòng nhân ái đối với cộng đồng của thế hệ trẻ.
Đây là một khuynh hướng phát triển tốt về phẩm
chất đạo đức, lối sống sinh viên hôm nay.
Yêu nước, có hoài bão cống hiến, có lý tưởng
cách mạng, kính thầy, yêu bạn, hiếu thảo với bố
mẹ đều là những tiêu chí có tỉ lệ phiếu rất cao.
Trung thực, thẳng thắn, tôn trọng lẽ phải là một
phẩm chất cần thiết của sinh viên, có 71% số sinh
viên được hỏi đồng ý với tiêu chí này. Và 84% sinh
123
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
viên quan niệm cần phải giữ cho được chữ tín của
mình trong quan hệ xã hội.
Hình 2. Những biểu hiện chủ yếu của sinh viên
có nhân cách, phẩm chất tốt
Như vậy, những giá trị đạo đức truyền thống, cốt
lõi trong giá trị văn hóa truyền thống vẫn được
đa số sinh viên coi trọng, xây dựng và phát triển
trong thời đại hiện nay. Điều này vừa khẳng định
giá trị của truyền thống, vừa là sự kết hợp hài hòa
định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc hình thành
những phẩm chất đạo đức mới của sinh viên đáp
ứng yêu cầu thời đại.
Thứ ba, hầu hết sinh viên có thái độ, hành vi ứng
xử trong các hoạt động chính trị - xã hội theo các
giá trị văn hóa truyền thống.
Dân tộc Việt Nam có lịch sử hơn hai nghìn năm
văn hiến với truyền thống hào hùng đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Các nhân vật lịch sử từ
bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng
Đạo, Nguyễn Trãi... cho đến Hồ Chí Minh, Võ
Nguyên Giáp như những huyền thoại lắng lại
trong tâm thức các em. Các em luôn ý thức được
trách nhiệm của thế hệ trẻ sinh viên hôm nay là
phải giữ gìn, phát huy các giá trị đó.
Tiếp nối truyền thống đó của dân tộc, Tỉnh đoàn
Hải Dương đã xây dựng đề án “Tô thắm màu cờ
Tổ quốc” được triển khai trong giai đoạn 2013-
2017 nhằm tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ
về truyền thống, tinh thần tự hào dân tộc, lòng
yêu quê hương, đất nước, đặc biệt giáo dục về
truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước,
gắn với các địa danh lịch sử truyền thống của đất
nước như: quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, mũi
Cà Mau, Cột cờ Lũng Cú tới các địa danh trong
tỉnh như: Côn Sơn, Kiếp Bạc, Đền thờ nhà giáo
Chu Văn An, văn miếu Mao Điền... Đồng thời, đổi
mới mạnh mẽ nội dung, phương thức sinh hoạt và
nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn,
khai thác và phát huy sức trẻ của thanh niên trong
việc thực hiện các hoạt động nhằm gây hiệu ứng
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Có
hoài
bão,
mục
đích
sống
Yêu
nước,
có lý
tưởng
CM
Trung
thực,
thẳng
thắn
Kính
thầy,
yêu
bạn,
hiếu
thảo
Nghị
lực,
học tập
tốt
Giữ
chữ tín
và lời
hứa
tích cực tới toàn xã hội và thanh thiếu nhi trong
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ các
địa danh lịch sử, các danh lam thắng cảnh của
quê hương, đất nước. Sinh viên Hải Dương đã
tích cực hưởng ứng tham gia bằng những hành
động thiết thực như ủng hộ kinh phí, mua cờ Tổ
quốc tặng Cột cờ Lũng Cú, cột cờ Đất mũi Cà
Mau, quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, tặng
quà, quần áo, sách vở cho trẻ em nghèo tỉnh Hà
Giang, con em ngư dân tỉnh Cà Mau và các tỉnh
ven biển miền Trung...
Năm 2016, công tác giáo dục truyền thống cho
thanh niên, sinh viên được triển khai sâu rộng:
100% các cơ sở Hội cấp huyện tổ chức ngày
hội “Tôi yêu Tổ quốc tôi” hoặc diễn đàn “Tôi yêu
Tổ quốc tôi” để hội viên thanh niên trao đổi, thảo
luận, bày tỏ ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình
về những vấn đề của quê hương, đất nước, qua
đó các cấp bộ Hội định hướng nhận thức và
hành động cho thanh niên, sinh viên. Ngày 19-
20/3/2016, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Liên
hiệp thanh niên tỉnh đã tổ chức màn đồng diễn
dân vũ với 850 đoàn viên thanh niên mặc áo cờ
đỏ, sao vàng tham gia với chủ đề “Tôi yêu Tổ quốc
tôi” xếp hình bản đồ Việt Nam. Cùng với đó là Hội
trại thanh niên, giao lưu lửa trại với chủ đề “Tự
hào thanh niên Việt Nam” với sự tham gia của
36 trại đến từ các huyện, thị, thành đoàn và đoàn
trực thuộc, khối trường đại học, cao đẳng trực
thuộc tỉnh đoàn; dựng 5 gian hàng với 15 doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia tư vấn, hướng
nghiệp, tuyển dụng việc làm; tổ chức các trò chơi
dân gian: kéo co, nhảy bao lấy bóng thu hút hơn
1.000 đoàn viên, thanh niên tham gia. Từ ngày
22/10 - 31/10/2016, các cấp bộ Hội trong toàn tỉnh
đã tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho
người dân chịu ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt các tỉnh
Quảng Bình, Hà Tĩnh; cụ thể: 2.333 suất trị giá
750 triệu đồng; 2,625 tấn gạo; 570 thùng mì tôm
và 400 bộ quần áo. 12/12 huyện, thị, thành phố đã
phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự làm tốt công
tác “3 gặp - 4 biết”, vận động 3.000 thanh niên lên
đường nhập ngũ, tổ chức các hoạt động “Ngày hội
tòng quân”, “Giao lưu và tặng quà cho tân binh lên
đường nhập ngũ” [6].
Thứ tư, hầu hết sinh viên tích cực hội nhập, tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên nền giá trị văn
hóa truyền thống dân tộc.
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy
mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quá trình đó đã
và đang đưa lại cho đất nước ta nói chung và cho
124
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
sinh viên nói riêng những cơ hội xen lẫn thách
thức. Sinh viên Hải Dương đã phát huy được
những ưu điểm và truyền thống tốt đẹp của dân
tộc nói chung, các thế hệ sinh viên đi trước nói
riêng, thi đua học tập, rèn luyện, tiếp thu tiến bộ
khoa học, công nghệ, chủ động tiếp nhận tinh hoa
văn hóa nhân loại góp phần xây dựng, hoàn thiện
nền văn hóa mới tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc. Sinh viên Hải Dương “Xung kích lao động
sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ”. Năm
2016, các cấp bộ Đoàn đã định hướng, đẩy mạnh
phong trào “Sáng tạo trẻ”, tổ chức cuộc thi “Sáng
tạo xanh” và các hoạt động sáng tạo trong từng
đối tượng, lĩnh vực; cổ vũ thanh niên, sinh viên
nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
vào sản xuất và đời sống, nâng cao chất lượng
sản phẩm, dịch vụ. Trong năm, các cấp bộ Đoàn
toàn tỉnh đã tổ chức được 133 diễn đàn trao đổi
về phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học
thu hút 7.300 đoàn viên thanh niên tham gia. Các
đơn vị tiêu biểu: Đại học Sao Đỏ, Đại học Kỹ thuật
Y tế Hải Dương, Cao đẳng Hải Dương, Đại học
Hải Dương... [2].
Khi được hỏi về điều kiện hội nhập, 89% ý kiến
cho rằng với sinh viên thì nâng cao trình độ ngoại
ngữ và am hiểu luật pháp là chìa khóa của sự
thành công. Để đủ tự tin, sinh viên cần hiểu sâu
về trình độ chuyên môn và hiểu rộng về kiến thức
văn hóa dân tộc, cần có kiến thức nền tảng, am
hiểu sâu sắc về bản sắc văn hóa của dân tộc mình
để hội nhập mà không hòa tan. Sinh viên cũng
cần phải rèn luyện để có một sức khỏe tốt và một
tâm hồn đẹp (62%). Bản thân mỗi sinh viên cần
thường xuyên trau dồi, cập nhật thông tin quốc tế
để không bị lạc lõng trong vòng hội nhập (59%)”.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, đa số sinh viên
thấy cần đẩy mạnh kết nối đưa văn hóa Việt Nam
tới bạn bè quốc tế. Trong những năm qua, các
trường, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, Hội Sinh viên đã tăng cường các hoạt
động dẫn dắt, định hướng và giáo dục tư tưởng
cho sinh viên về hội nhập; đưa môn học Kỹ năng
mềm vào chương trình giảng dạy chính khóa trong
đó có kỹ năng giao tiếp như cá