Trước hết, các quyết định vềhoạch định tài chính phục vụ định hướng chiến lược của
công ty bởi sựdịch chuyển sang những sản phẩm, dịch vụ, thịtrường mới phải dựa vào việc
đầu tưvốn. Thứhai, kết quảcủa các quyết định hoạch định ngân sách đầu tưdiễn ra trong
nhiều năm nên có tính linh hoạt thấp. Thứba, hoạch định ngân sách kém có thểdẫn đến hậu
quảtài chính vô cùng nghiêm trọng. Nếu công ty đầu tưquá nhiều thì có thểlàm xuất hiện
dòng khấu hao lớn và các chi phí không cần thiết khác. Mặt khác, nếu đầu tưkhông đúng
mức, trang thiết bịcũng nhưhệthống hỗtrợkhông đủhiện đại đểgiúp công ty hoạt động tạo
ra lợi thếcạnh tranh. Hơn nữa, nếu quyết định về đầu tưkhông hợp lý, công ty có thểmất thị
phần vào tay các đối thủcạnh tranh và nhưthế, chi phí đểgiành lại khách hàng, giảm giá hay
cải tiến sản phẩm sẽlớn hơn nhiều.
50 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2219 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngân sách đầu tư: Khái niệm và phân loại dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6 – Ngân sách đầu tư
263
Chæång 6
NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ
Chương này sẽ cung cấp cho bạn khả năng:
Hiểu rõ đặc điểm của các loại dự án đầu tư
Biết cách ước lượng dòng ngân quỹ của dự án đầu tư
Nắm vững kỹ thuật đánh giá dự án đầu tư
Hiểu được các vấn đề rủi ro trong dự án đầu tư và cách thức đo lường rủi ro dự án.
CHƯƠNG 6
264
6.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
6.1.1 Khái niệm
Hoạch định ngân sách đầu tư là một tiến trình ra quyết định được các nhà quản trị sử dụng để
lựa chọn các dự án cho công ty. Vì thế, đây có lẽ là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị
và nhân viên tài chính.
Trước hết, các quyết định về hoạch định tài chính phục vụ định hướng chiến lược của
công ty bởi sự dịch chuyển sang những sản phẩm, dịch vụ, thị trường mới phải dựa vào việc
đầu tư vốn. Thứ hai, kết quả của các quyết định hoạch định ngân sách đầu tư diễn ra trong
nhiều năm nên có tính linh hoạt thấp. Thứ ba, hoạch định ngân sách kém có thể dẫn đến hậu
quả tài chính vô cùng nghiêm trọng. Nếu công ty đầu tư quá nhiều thì có thể làm xuất hiện
dòng khấu hao lớn và các chi phí không cần thiết khác. Mặt khác, nếu đầu tư không đúng
mức, trang thiết bị cũng như hệ thống hỗ trợ không đủ hiện đại để giúp công ty hoạt động tạo
ra lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, nếu quyết định về đầu tư không hợp lý, công ty có thể mất thị
phần vào tay các đối thủ cạnh tranh và như thế, chi phí để giành lại khách hàng, giảm giá hay
cải tiến sản phẩm sẽ lớn hơn nhiều.
Phương pháp hoạch định ngân sách đầu tư cũng tương tự như phương pháp sử dụng trong
đánh giá chứng khoán. Tuy nhiên, trong khi cổ phiếu, trái phiếu vận hành trên thị trường
chứng khoán và người đầu tư lựa chọn cổ phiếu trong danh mục chứng khoán thì các dự án
đầu tư lại do công ty lựa chọn. Chẳng hạn, nếu một đại diện bán hàng của công ty cho biết
khách hàng đang có nhu cầu về một sản phẩm nào đó nhưng hiện tại họ chưa sản xuất. Lúc
đó, giám đốc bán hàng sẽ thảo luận ý tưởng này với nhóm nghiên cứu marketing để xác định
quy mô thị trường đối với sản phẩm này. Nếu kết quả cho thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm
lớn, họ sẽ yêu cầu bộ phận kỹ thuật và kế toán ước tính chi phí sản xuất và nếu xét thấy công
ty có thể sản xuất sản phẩm này, bán và thu nhiều lợi nhuận, họ sẽ thực hiện dự án.
Sự phát triển, thậm chí cả khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh và sự sống còn của công ty
phụ thuộc vào dòng ý tưởng không ngừng về các sản phẩm mới, các cách thức để cải tiến sản
phẩm hiện tại và các phương pháp để sản xuất với chi phí thấp hơn. Do đó, các công ty thành
công thường có chiến lược khuyến khích các đề xuất đầu tư từ nhân viên cấp dưới. Nếu một
công ty có nhiều nhân viên và đội ngũ quản trị có óc sáng tạo, có năng lực và nếu hệ thống
động cơ thúc đẩy hoạt động tốt thì sẽ có cơ hội thu hút nhiều ý tưởng đầu tư. Lúc này, các
công ty phải xem xét những dự án nào có làm tăng giá trị và đây cũng là ý tưởng chính của
toàn bộ chương này.
6.1.2 Phân loại dự án đầu tư
Các dự án thường được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau với những phương pháp
khác nhau. Để thuận lợi cho việc hoạch định ngân sách, chúng ta đặc biệt tập trung vào cách
phân loại theo mối tương quan giữa các dự án và theo mục đích đầu tư.
a - Phân loại theo mối tương quan giữa các dự án
Xét trong mối tương quan giữa các dự án, có ba loại dự án cơ bản bao gồm: dự án độc lập, dự
án loại trừ lẫn nhau và dự án phụ thuộc. Cách phân loại này ảnh hưởng đến quá trình ra quyết
định.
1. Các dự án độc lập. Dự án độc lập là dự án mà việc chấp nhận hay từ chối dự án không
tác động trực tiếp đến việc loại bỏ các dự án khác. Chẳng hạn như công ty có thể muốn lắp đặt
một hệ thống điện thoại mới ở trụ sở và thay thế một dàn máy khoan trong cùng một khoảng
thời gian. Nếu không bị hạn chế về nguồn vốn thì cả hai dự án đều có thể được chấp nhận nếu
thỏa mãn những yêu cầu đầu tư cơ bản.
2. Các dự án loại trừ lẫn nhau. Một dự án loại trừ là dự án mà việc chấp nhận dự án đó
sẽ ngăn cản việc chấp nhận một hay nhiều phương án khác. Do hai dự án loại trừ có năng lực
thực hiện cùng một chức năng nên chỉ lựa chọn một dự án. Chẳng hạn như General Motor đã
từng phải quyết định đầu tư nhà máy Saturn ở Kalamazoo, Michigan, hay ở Spring Hill,
Tuynizi. Việc Quyết định chọn địa điểm Spring Hill đã loại trừ đi phương án đầu tư ở
Kalamazoo.
3. Các dự án phụ thuộc. Dự án phụ thuộc là dự án mà việc chấp nhận dự án đó phụ thuộc
vào việc chấp nhận một hay nhiều dự án khác. Ví dụ như quyết định của ngân hàng K trong
việc cấp thẻ rút tiền đa năng phụ thuộc vào dự án kết nối liên ngân hàng với hệ thống liên
ngân hàng quốc gia. Khi công ty xem xét các dự án phụ thuộc, tốt nhất là cùng xem xét tất cả
dự án phụ thuộc cùng một lúc và xem chúng như là một dự án riêng lẻ khi đánh giá.
b - Phân loại theo mục đích đầu tư
1. Dự án thay thế - Duy trì hoạt động kinh doanh hiện tại
Việc thay thế các thiết bị hư hỏng và lạc hậu là rất cần thiết nếu công ty muốn tiếp tục
hoạt động kinh doanh. Đối với dự án này, có những vấn đề cần xem xét như sau:
Công ty có nên tiếp tục duy trì hoạt động này hay không và
Công ty có nên tiếp tục sử dụng các quy trình sản xuất hiện tại hay không? Nếu câu trả
lời là có thì quá trình ra quyết định thường khá đơn giản.
2. Dự án thay thế - cắt giảm chi phí
Các dự án này có mục tiêu giảm các chi phí lao động, nguyên vật liệu và các đầu vào khác
chẳng hạn như giảm chi phí năng lượng bằng cách thay thế các thiết bị mặc dù các thiết bị vẫn
có thể sử dụng được nhưng có hiệu quả thấp. Các quyết định này thường phụ thuộc vào tình
huống của từng công ty và cần phải qua một quá trình phân tích chi tiết.
3. Mở rộng các sản phẩm và thị trường hiện tại
Đầu tư để tăng sản lượng hay để mở rộng các hệ thống bán lẻ, các hệ thống phân phối trên thị
trường hiện tại. Các quyết định này thường phức tạp hơn bởi nó đòi hỏi phải có một kết quả
dự báo về sức tăng trưởng về nhu cầu và vì thế cần phải có một bản phân tích chi tiết. Hơn
nữa, quyết định cuối cùng thường thực hiện bởi các nhà quản trị cấp cao.
4. Mở rộng sản phẩm và thị trường mới
Các dự án này liên quan đến các quyết định chiến lược có thể làm thay đổi nội dung hoạt
động căn bản của công ty và thường đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn và thời gian hoàn vốn
dài hơn. Và các quyết định được đưa ra phải luôn dựa trên cơ sở phân tích chi tiết và bởi các
nhà quản trị cấp cao nhất và nó cũng là một phần của kế hoạch chiến lược của công ty.
5. Các dự án môi trường và / hay dự án về an toàn lao động
266
Là những dự án đầu tư cần thiết để thực hiện các quy định của chính phủ, các cam kết về lao
động hay chính sách bảo hiểm. Đây là loại đầu tư bắt buộc và thường không đem lại thu nhập.
Cách thực hiện dự án này phụ thuộc vào quy mô của công ty và tiến trình quyết định cũng khá
đơn giản.
6. Dự án nghiên cứu và phát triển
Dòng ngân quỹ kỳ vọng từ dự án nghiên cứu và phát triển thường không chắc chắn khi sử
dụng phương pháp phân tích dòng ngân quỹ chiết khấu chuẩn. Rất khó cho công ty để đảm
bảo được dòng ngân quỹ chiết khấu chuẩn. Vì thế, người ta thường sử dụng phương pháp
phân tích cây quyết định và cách tiếp cận quyền chọn thực.
7. Các hợp đồng dài hạn
Các công ty thường thực hiện các hợp đồng dài hạn cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho một
số khách hàng nhất định. Chẳng hạn như IBM ký hợp đồng thực hiện các dịch vụ máy tính
cho các công ty khác trong khoảng thời giản từ 5 đến 10 năm. Công ty có thể phải đầu tư cơ
bản và cũng có thể không cần đầu tư nhưng chi phí và doanh thu sẽ xuất hiện trong nhiều năm
và cần phải thực hiện phân tích dòng ngân quỹ chiết khấu đó trước khi tiến hành dự án.
Nói chung, đối với các quyết định thay thế, đặc biệt là đầu tư duy trì cho các hoạt động
sinh lời thì công việc tính toán khá đơn giản và cần ít giấy tờ. Còn đối với các dự án cắt giảm
chi phí, mở rộng sản phẩm hay thị trường hiện tại, đặc biệt là các dự án đầu tư vào sản phẩm
và thị trường mới thì đòi hỏi phân tích chi tiết hơn. Tương tự, trong từng nhóm dự án, các dự
án lại được phân loại theo chi phí: các dự án lớn hơn thì cần phân tích kỹ hơn và việc ra quyết
định phải được thực hiện ở cấp cao hơn.
Cần lưu ý từ “tài sản” trong ngân sách có ý nghĩa rộng hơn là nhà xưởng, trang thiết bị.
Tài sản có thể bao gồm cả các phần mềm máy tính giúp công ty mua vật tư, nguyên vật liệu
hiệu quả hơn hoặc để giao dịch với khách hàng thuận lợi hơn. Các tài sản này là tài sản vô
hình nhưng tiến trình quyết định cũng giống như tài sản hữu hình.
6.2 NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG DÒNG NGÂN
QUỸ DỰ ÁN
Ước tính dòng ngân quỹ của dự án là ước lượng chi phí đầu tư và dòng nhập quỹ ròng hằng
năm sau khi dự án đi vào hoạt động. Đây làì công việc đầu tiên và cũng là khó khăn nhất
trong hoạch định ngân sách đầu tư. Có rất nhiều biến số, nhiều cá nhân và bộ phận liên quan
tham gia vào quá trình này. Chẳng hạn như việc dự đoán lượng bán và giá bán thường do
phận Marketing thực hiện dựa vào việc phân chia độ nhạy về giá của thị trường, các tác động
của quảng cáo, tình trạng nền kinh tế, phản ứng của các đối thủ cạnh tranh, xu hướng tiêu
dùng...Ngoài ra, đầu tư liên quan đến sản phẩm mới thường do bộ phận sản xuất và kỹ thuật
còn chi phí hoạt động thì do phận kế toán chi phí, các chuyên gia sản xuất, nhân sự... ước tính.
Vai trò của nhân viên tài chính trong hoạch định ngân sách đầu tư là:
Thứ nhất, thu thập thông tin từ các bộ phận khác nhau như Marketing và sản xuất,
Hai là, xác định những đối tượng liên quan đến việc dự đoán,
Ba là, đảm bảo không có sự thiên vị trong dự đoán,
Bốn là, tránh các sai lệch trong dự đoán khiến các dự án không tốt nhưng lại có vẻ như
hứa hẹn trên giấy tờ, hay sai lệch do định kiến của các bên hữu quan khác nhau.
6.2.1 Các nguyên tắc
Trong bước đầu tiên của hoạch định ngân sách đầu tư, có hai nguyên tắc giúp hạn chế những
sai sót khi xác định dòng ngân quỹ liên quan đến quyết định đầu tư là:
Thứ nhất, mọi quyết định hoạch định ngân sách đều phải dựa vào dòng ngân quỹ,
không phải là thu nhập kế toán,
Thứ hai, chỉ tính đến dòng ngân quỹ tăng thêm.
Tóm lại, dòng ngân quỹ phù hợp là dòng ngân quỹ ròng tăng thêm mà công ty kỳ vọng
thu được nếu thực hiện dự án. Cần lưu ý rằng dòng ngân quỹ này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn
so với mức mà công ty kỳ vọng khi không thực hiện dự án.
6.2.2 Nội dung và phương pháp ước lượng dòng ngân quỹ
a - Ngân quỹ dự án và thu nhập kế toán
Cũng như với công ty, giá trị phụ thuộc vào dòng ngân quỹ ròng nên đối với dự án, giá trị của
dự án cũng phụ thuộc vào dòng ngân quỹ ròng. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết quá trình ước
lượng dòng ngân quỹ dự án trong phần sau nhưng trước hết phải phân biệt sự khác nhau giữa
dòng ngân quỹ dự án và thu nhập kế toán. Sự khác nhau này chủ yếu tập trung vào các điểm
sau đây.
Chi phí mua tài sản cố định
Hầu hết các dự án đều phải đầu tư vào tài sản, việc mua tài sản lập tức làm xuất hiện dòng
ngân quỹ âm. Trong khi đó, mặc dù việc mua tài sản làm phát sinh dòng tiền ra nhưng các kế
toán viên không biểu diễn hoạt động này như là một hoạt động làm giảm thu nhập kế toán. Họ
sẽ tiến hành khấu trừ chi phí khấu hao mỗi năm trong suốt chu kỳ sống của tài sản.
Lưu ý rằng toàn bộ chi phí cố định phải bao gồm cả chi phí vận chuyển và chi phí lắp đặt.
Khi công ty mua tài sản cố định, các chi phí này này được cộng vào chi phí mua thiết bị để
xác định tổng chi phí cho dự án. Sau đó toàn bộ chi phí thiết bị, bao gồm cả chi phí vận
chuyển và lắp đặt được sử dụng làm cơ sở để tính khấu hao. Và đến cuối chu kỳ sống dự án,
công ty có thể bán thanh lý tài sản cố định đã sử dụng. Nếu điều này xảy ra, khoản tiền mặt
sau thuế thu được sẽ hình thành nên một dòng tiền dương.
Các chi phí không bằng tiền
Khi tính toán lợi nhuận ròng, các kế toán viên thường trừ chi phí khấu hao ra khỏi thu nhập.
Trên quan điểm kế toán, giá mua tài sản cố định không bị trừ ra khỏi thu nhập khi xác định
thu nhập kế toán, thay vì thế, họ sẽ trừ một khoản chi phí mỗi năm dưới hình thức khấu hao.
Khi khấu hao được trừ ra khỏi thu nhập để tính thuế, điều này tác động đến dòng ngân quỹ
nhưng thực tế thì khấu hao không phải là một khoản chi bằng tiền. Vì thế, để ước lượng ngân
quỹ cho dự án, khấu hao phải được cộng trở lại vào lợi nhuận hoạt động sau thuế.
Thay đổi về vốn luân chuyển ròng
Thông thường, để hỗ trợ cho hoạt động mới và doanh số tăng thêm, công ty phải đầu tư thêm
vào tồn kho và khoản phải thu. Tuy nhiên, khoản phải trả và nợ tích lũy tự nhiên tăng lên do
268
việc mở rộng và nó sẽ làm giảm ngân quỹ cần thiết để tài trợ tồn kho và khoản phải thu. Phần
chênh lệch giữa khoản tăng cần thiết của tài sản lưu động và nợ lưu động chính là thay đổi
vốn luân chuyển ròng. Nếu khoản thay đổi này lơn hơn không như thường thấy trong các dự
án mở rộng thì công ty cần phải sử dụng thêm tài trợ. Đến cuối chu kỳ của dự án, tồn kho
được sử dụng mà không cần phải thay thế và khoản phải thu được thu hồi mà cũng không cần
phải có khoản thay thế tương ứng. Khi những thay đổi này diễn ra, công ty sẽ nhận lại ngân
quỹ và như thế đầu tư vào vốn luân chuyển ròng sẽ được hoàn lại vào năm cuối cùng của dự
án.
Chi phí lãi vay không được tính trong dòng ngân quỹ dự án
Dòng ngân quỹ của dự án được chiết khấu theo một tỷ suất, tỷ suất này chính là chi phí vốn
và là chi phí vốn bình quân (WACC) của nguồn vốn vay, cổ phiếu ưu đãi, cổ phần thường,
được điều chỉnh theo mức độ rủi ro của dự án. Hơn nữa, chi phí vốn bình quân là tỷ suất sinh
lợi cần thiết để thỏa mãn tất cả những người đầu tư của công ty - chủ nợ và cổ đông thường.
Việc chiết khấu này làm giảm dòng ngân quỹ của dự án là nhằm để tính đến chi phí vốn của
dự án. Nếu chi phí lãi vay vừa được trừ ra khỏi dòng ngân quỹ và sau đó, dòng ngân quỹ lại
được chiết khấu thì chi phí vốn sẽ bị nhân đôi. Do đó, khi xác định dòng ngân quỹ của dự án,
chúng ta không trừ chi phí lãi vay ra khỏi lợi nhuận hoạt động.
Cần lưu ý là điều này khác với các thủ tục được sử dụng khi tính thu nhập kế toán. Vì mục
tiêu đo lường lợi nhuận cho các cổ đông nên các nhân viên kế toán trừ chi phí lãi vay ra khỏi
lợi nhuận hoạt động. Trong khi đó, dòng ngân quỹ dự án là dòng ngân quỹ của tất cả những
người chủ nên không trừ chi phí lãi vay ra khỏi lợi nhuận hoạt động.
b - Dòng ngân quỹ tăng thêm
Khi đánh giá một dự án, chúng ta phải tập trung vào những ngân quỹ xảy ra nếu và chỉ nếu
chấp nhận dự án. Những dòng ngân quỹ này được gọi là dòng ngân quỹ tăng thêm, thể hiện sự
thay đổi trong tổng dòng ngân quỹ của công ty như là kết quả trực tiếp của việc chấp nhận dự
án. Có ba vấn đề khi xác định dòng ngân quỹ tăng thêm.
Chi phí chìm
Chi phí chìm là khoản chi phí xảy ra trước khi dự án bắt đầu, vì thế không bị ảnh hưởng bởi
quyết định khi cân nhắc. Vì chi phí chìm không phải là khoản chi phí tăng thêm nên không
đưa chúng vào trong phân tích. Chẳng hạn, vào năm 20X6, Ngân hàng Âu Á xem xét việc
thành lập một văn phòng chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh. Để đánh giá dự án, năm 20X4,
công ty đã thuê một công ty tư vấn để phân tích, chi phí phân tích là 100 triệu đồng và khoản
tiền này được đưa vào khoản chi năm 20X5 cho mục tiêu tính thuế. Khoản chi này có nằm
trong quyết định đầu tư của năm 20X6 hay không? Câu trả lời là không - 100 triệu đồng này
là chi phí chìm và không ảnh hưởng đến dòng ngân quỹ tương lai của công ty cho dù họ có
thành lập chi nhánh mới hay không. Một dự án thường có NPV âm nếu tất cả các chi phí liên
quan được đưa vào xem xét, bao gồm cả chi phí chìm. Tuy nhiên, trên cơ sở tăng thêm, dự án
có thể tốt vì dòng ngân quỹ tăng thêm tương lai đủ lớn để tạo ra một NPV lớn trên cơ sở đầu
tư tăng thêm.
Chi phí cơ hội
Vấn đề thứ hai liên quan đến chi phí cơ hội. Đó chính là nguồn ngân quỹ lẽ ra có thể thu được
từ tài sản của công ty nếu không sử dụng cho dự án hiện tại. Ngân hàng Âu Á có một khu đất
thích hợp cho việc mở chi nhánh. Khi đánh giá chi nhánh này, có nên bỏ qua chi phí của khu
đất hay không vì họ không cần phải chi thêm tiền để mua đất? Câu trả lời là không được bỏ
qua vì có một khoản chi phí được gọi là chi phí cơ hội từ việc sử dụng khu đất này. Trong
trường hợp này, lẽ ra công ty có thể bán khu đất này và thu được khoản ngân quỹ 550 triệu
sau thuế. Việc sử dụng khu đất để mở chi nhánh buộc công ty mất đi dòng tiền vào này, vì thế
550 triệu đồng này phải được tính như là một chi phí cơ hội của dự án. Chú ý là chi phí đất
đai trong ví dụ này phải là giá trị thị trường vì nó vẫn được sử dụng cho dầu công ty đã mua
với giá 500 triệu hay 600 triệu.
Ảnh hưởng của dự án lên các bộ phận khác của công ty
Vấn đề thứ ba liên quan đến ảnh hưởng của dự án lên các bộ phận khác của công ty. Các nhà
kinh tế học gọi hiện tượng này là tác động ngoại vi. Chẳng hạn, một số khách hàng của Ngân
hàng Âu Á, những người giao dịch với ngân hàng chi nhánh là những khách hàng hiện đang
giao dịch với văn phòng của công ty ở Hà Nội. Các khoản vay hay tiền gởi và cũng là lợi
nhuận của công ty thu được từ các khách hàng này tại thành phố Hồ Chí Minh không phải là
khoản thu mới của ngân hàng nữa mà thực chất đó là sự dịch chuyển từ ngân hàng trung tâm
sang ngân hàng chi nhánh. Vì vậy, thu nhập ròng hình thành từ những khách hàng này không
được xem như là khoản thu nhập tăng thêm trong quyết định đầu tư. Mặt khác, việc thành lập
một chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ giúp ngân hàng Âu Á thu hút được khách hàng
mới đến với văn phòng trụ sở vì một số người muốn có thể giao dịch được cả với ngân hàng ở
thành phố Hồ Chí Minh và và cả ở Hà Nội vốn là hai nơi họ thường xuyên đi lại. Trong
trường hợp này, thu nhập tăng thêm của văn phòng trung tâm được tính vào lợi nhuận của chi
nhánh. Mặc dù việc đánh giá các tác động ngoại vi rất khó khăn nhưng người lập dự án vẫn
phải tìm cách phân tích và tính toán để ước lượng được chính xác giá trị tăng thêm của dự án
mới.
Khi một dự án mới thu hút hoặc làm ảnh hưởng đến doanh số của sản phẩm hiện tại, tình
huống này được gọi là “tình thế chèn ép”. Về bản chất, công ty không muốn dự án mới gây
ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm hiện tại nhưng nếu họ không thực hiện dự án đó thì vẫn có
một đối tượng khác triển khai dự án này. Lúc này, công ty mất cơ hội và thậm chí có nguy cơ
thiệt hại do sự mở rộng của đối thủ cạnh tranh. Lấy ví dụû, trong nhiều năm, IBM đã từ chối
cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn phần cho máy PC vì họ không muốn mất đi doanh số từ bộ phận
kinh doanh chủ lực lúc đó đang đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty. Kết quả là họ đã sai
một bước về chiến lược vì điều này đã tạo cơ hội cho các công ty như Intel, Microsoft,
Campaq và các đối thủ khác trở thành lực lượng dẫn đầu trong ngành công nghiệp máy tính.
Vì thế, khi xem xét các tác động ngoại vi, phải xem xét toàn bộ những ảnh hưởng của dự án
mới.
Một số công ty như Dell Computer đã rất thành công trong hoạt động kinh doanh qua
Internet. Tuy nhiên, đối với nhiều công ty, từ rất lâu, trước khi Internet trở nên phổ biến, họ
đã xây dựng kênh bán lẻ. Do đó, quyết định khởi sự hoạt động bán trực tiếp cho người tiêu
dùng qua Internet đối với họ là một quyết định đơn giản. Chẳng hạn, Nautica Enterprises Inc.
là một công ty quốc tế chuyên về thiết kế, tiêu thụ và phân phối trang phục thể thao. Nautica
bán sản phẩm cho các nhà bán lẻ truyền thống và các công ty này lại bán cho người tiêu dùng
cuối cùng. Nếu Nautica mở cửa hàng trực tuyến riêng thì họ có thể làm tăng lợi nhuận ròng
270
nhờ tránh được đáng kể chi phí cho các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, doanh số Internet cũng có thể
làm mất doanh số qua kênh bán lẻ. Thậm chí có thể nguy hại hơn, vì các nhà bán lẻ có thể
phản ứng ngược lại với doanh số từ Internet bằng cách định hướng lại các nỗ lực Marketing
và sử dụng không gian mà họ đã dành cho Nautica cho các nhãn hiệu khác. Nautica và nhiều