2.1. Nhận diện các yếu tố nguy hiểm và có hại
Hiện nay, việc giết mổ gia cầm theo hướng công nghiệp ở
nước ta được tiến hành tập trung trên các dây chuyền bán tự
động (bao gồm công nghệ nhập từ nước ngoài và cả sản phẩm
chế tạo tại Việt Nam). Việc tiến hành khảo sát thực tế cho phép
nhận diện được một số yếu tố nguy hiểm và có hại tại nơi làm
việc có thể gây ra tai nạn lao động và ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của công nhân trong dây chuyền giết mổ gia cầm. Bảng
dưới đây chỉ ra những yếu tố nguy hiểm và có hại tại các cơ sở
có hoạt động giết mổ gia cầm theo dây chuyền công nghiệp ở
phía Nam.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu, đánh giá các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lao động và tác hại nghề nghiệp ở các cơ sở giết mổ gia cầm theo dây chuyền công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
114 Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1&2-2012
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản phẩm thịt gia cầm là
một trong những mặt hàng
thiết yếu của đời sống. Do
vậy, giết mổ gia cầm là hoạt
động thường nhật. Cho đến
nay, việc giết mổ gia cầm
thường được tiến hành theo
phương pháp thủ công truyền
thống. Phương pháp này hiện
nay không còn phù hợp, do
không bảo đảm an toàn vệ
sinh thực phẩm, gây ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe người lao động
và cộng đồng. Một số cơ sở
giết mổ gia cầm hiện nay
đang thay thế phương pháp
thủ công bằng dây truyền
công nghiệp khép kín. Việc sử
Nghiên cứu, đánh giá các nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường lao động và tác hại
nghề nghiệp ở các cơ sở
giết mổ gia cầm theo
dây chuyền công nghiệp
dụng dây truyền công nghiệp có nhiều ưu điểm hơn trong việc
bảo vệ môi trường công cộng. Tuy vậy, bên cạnh đó một số bất
cập trong an toàn vệ sinh lao động vẫn còn tồn tại. Để làm sáng
tỏ vấn đề này, đề tài được triển khai nhằm “Nhận diện và đánh
giá các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lao động và tác hại
nghề nghiệp ở các cơ sở giết mổ gia cầm theo dây chuyền công
nghiệp”. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu của đề tài.
2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC HẠI NGHỀ
NGHIỆP
2.1. Nhận diện các yếu tố nguy hiểm và có hại
Hiện nay, việc giết mổ gia cầm theo hướng công nghiệp ở
nước ta được tiến hành tập trung trên các dây chuyền bán tự
động (bao gồm công nghệ nhập từ nước ngoài và cả sản phẩm
chế tạo tại Việt Nam). Việc tiến hành khảo sát thực tế cho phép
nhận diện được một số yếu tố nguy hiểm và có hại tại nơi làm
việc có thể gây ra tai nạn lao động và ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của công nhân trong dây chuyền giết mổ gia cầm. Bảng
dưới đây chỉ ra những yếu tố nguy hiểm và có hại tại các cơ sở
có hoạt động giết mổ gia cầm theo dây chuyền công nghiệp ở
phía Nam.
CN. Phan Hải Yến
Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1&2-2012 115
116 Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1&2-2012
Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1&2-2012 117
118 Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1&2-2012
2.2. Kết quả đo môi trường
lao động
Kết quả đo môi trường
không khí tại 05 cơ sở giết
mổ gia cầm, gồm có: Nhà
máy D&F (Đồng Nai), Cơ sở
Đại Nam, Cơ sở Ngọc
Sương, Cơ sở Tân Trường
Phúc (Long An) và Cơ sở
Ngọc Hà (TP. HCM) cho
thấy:
Nhiệt độ trung bình tại tất
cả các công đoạn trên dây
chuyền sản xuất tính chung
cho 05 đơn vị giết mổ gia cầm
đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh
công nghiệp. Tuy nhiên, ở
đây có sự khác biệt khá lớn
giữa các cơ sở sản xuất trên
cùng một công đoạn. Điều
này là do có cơ sở đặt dây
chuyền giết mổ trong nhà
xưởng có hệ thống máy điều
hòa trong khi những cơ sở
khác thì giết mổ trong điều
kiện không có hệ thống điều
hòa. Ngoài ra, vào những thời
điểm thời tiết nóng, nhiệt độ
tại một số công đoạn sản
xuất khá cao nhưng vẫn còn
nằm trong ngưỡng giới hạn
cho phép.
Độ ẩm trung bình tại nhiều
công đoạn trên dây chuyền
tính chung cho 05 đơn vị giết
mổ gia cầm cao hơn tiêu
chuẩn vệ sinh công nghiệp.
Tương tự như trên, ở đây
cũng có sự khác biệt lớn về
độ ẩm giữa các cơ sở sản
xuất trên cùng một công
đoạn do tác động của điều
kiện sản xuất (giết mổ trong
nhà xưởng kín có hệ thống
máy điều hòa hay trong điều
kiện bình thường). Có những
thời điểm khảo sát là buổi tối
lúc trời mưa nên giá trị độ ẩm
rất cao.
Tất cả các giá trị đo về tốc
độ gió đều đạt tiêu chuẩn vệ
sinh công nghiệp. Có nhiều
vị trí, trị số đo tốc độ gió khá
cao là do cơ sở sử dụng quạt
trần và quạt công nghiệp
trong nhà xưởng.
Về độ ồn: có đến 44,44%
điểm đo trên dây chuyền
vượt tiêu chuẩn vệ sinh công
nghiệp tính trung bình cho 05
cơ sở. Trong số 55,56% điểm
đo còn lại có khá nhiều trị số
cao hơn 80dBA. Tuy vậy, có
trường hợp trên cùng một
dây chuyền có đến 17/18
điểm đo vượt ngưỡng giới
hạn cho phép từ 3 đến
14dBA.
Về ánh sáng: hầu hết các
giá trị trung bình trên các vị
trí đo tính chung cho 05 dây
chuyền được khảo sát đều
đáp ứng được nhu cầu công
việc. Tuy nhiên, vấn đề cần
quan tâm ở đây chính là sự
khác biệt khá lớn giữa các cơ
sở giết mổ xét trên cùng một
công đoạn. Điều này được
minh họa trên các giá trị thấp
nhất và cao nhất. Xem xét
các giá trị thấp nhất, dễ dàng
nhận ra có nhiều trị số đo rất
thấp, sẽ có ảnh hưởng không
tốt cho thị lực của người lao
động, nhất là khi họ phải làm
việc vào ban đêm; làm việc
trong điều kiện thiếu ánh
sáng có thể góp phần làm
gia tăng khả năng xảy ra tai
nạn lao động.
Về vi sinh vật: tất cả 05 cơ
sở giết mổ gia cầm được
khảo sát đều có môi trường
không khí đạt chất lượng tốt.
Về bụi và hơi khí độc: Các
bảng số liệu nêu trên chỉ ra
Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1&2-2012 119
môi trường làm việc của
công nhân trong dây chuyền
giết mổ gia cầm tại 05 cơ sở
được tiến hành khảo sát có
các chỉ tiêu bụi, NO2 , SO2 ,
CO và O3 đạt tiêu chuẩn vệ
sinh công nghiệp.
2.3. Đánh giá mức độ nặng
nhọc của công việc
Hai loại dây chuyền công
nghiệp giết mổ gia cầm hiện
nay (dây chuyền nhập từ
nước ngoài và dây chuyền
chế tạo trong nước) có sự
phân bố lao động không
đồng nhất; các yếu tố điều
kiện lao động tác động đến
người lao động tại vị trí làm
việc cũng không hoàn toàn
giống nhau. Để đánh giá một
cách đại diện mức độ khắc
nghiệt của điều kiện lao
động, hai dây chuyền được
chọn là dây chuyền công
suất 2000 con/giờ của Nhà
máy D&F và dây chuyền
công suất 300-600 con/giờ
của Cơ sở Đại Nam. Mức độ
nặng nhọc của công việc
được tính đối với những công
đoạn có người lao động tham
gia sản xuất trực tiếp trên
dây chuyền theo phương
pháp của Viện Khoa học lao
động và Các vấn đề Xã hội
Việt Nam. Kết quả cho thấy
công việc trên dây chuyền
công nghiệp giết mổ gia cầm
hiện có mức độ nặng nhọc
loại II và loại III.
2.4. Đánh giá tình hình sức
khỏe của người lao động
Kết quả thống kê 178 hồ
sơ sức khỏe của công nhân
đang làm việc tại các cơ sở
giết mổ gia cầm ở Đồng Nai
và Long An qua khám sức
khỏe định kỳ năm 2009 cho
thấy:
Công nhân có sức khỏe loại
II chiếm đa số, kế đến là loại
I và loại III. Trong đó, ở Đồng
Nai công nhân có sức khỏe
loại III nhiều hơn loại I, ngược
lại với tình hình sức khỏe của
công nhân ở Long An: tỷ lệ
loại I nhiều hơn loại III.
Vẫn còn 6,74% công nhân
có sức khỏe loại IV và 3,93%
công nhân có sức khỏe loại
V, do đó các nhà quản lý sức
khỏe tại cơ sở cần chú ý đến
những đối tượng này để có
thể phân công lao động hợp
lý và chăm sóc tốt hơn cho
sức khỏe người lao động.
Tỷ lệ công nhân bị các vấn
đề sức khỏe liên quan đến
răng hàm mặt như giảm sức
nhai, nha chu viêm, chiếm
tỉ lệ cao nhất (56,18%). Tỷ lệ
bệnh nội khoa cũng khá cao,
đặc biệt là tỷ lệ bệnh về tim
và huyết áp chiếm đến
24,72%, do vậy những đối
tượng này cũng cần được
quan tâm theo dõi tình trạng
huyết áp thường xuyên,
nhằm tránh những vấn đề
sức khỏe nghiêm trọng do
huyết áp không ổn định gây
ra khi phải lao động gắng sức
hay làm việc trong điều kiện
lao động không thuận lợi.
Cho đến nay, các công
nhân được thực hiện các xét
nghiệm về HAV và ký sinh
trùng đường ruột đều có kết
quả âm tính.
Kết quả chụp X quang
được tiến hành vào năm
2009 cho 38 công nhân tại
Nhà máy D&F cho thấy các
công nhân chưa có dấu hiệu
liên quan đến bệnh hô hấp.
Có lẽ do nhà máy D&F chỉ
mới bắt đầu sản xuất vài
năm và chưa hoạt động hết
công suất, nhưng trong tương
lai việc sản xuất được mở
rộng, công nhân sẽ làm việc
với thời gian nhiều hơn, tiếp
xúc với nhiều yếu tố điều
kiện lao động nặng nhọc và
độc hại hơn thì nguy cơ mắc
bệnh hô hấp như viêm phế
quản mãn tính là khả năng
dễ xuất hiện, nhất là đối với
những công nhân có hút
thuốc lá.
Chức năng hô hấp: 105
công nhân đều có chức năng
hô hấp đạt trị số bình thường,
chưa có dấu hiệu của hội
chứng tắc nghẽn hay hạn
chế. Đối với công nhân nam,
chỉ số VEMS đạt trung bình
là 3191 trong khoảng giới
hạn từ 2930 đến 3450; dung
tích sống cũng đạt trung bình
3410 với khoảng cách từ
3140 đến 3690. Ở công nhân
nữ, chỉ số VEMS đạt trung
bình là 2550 trong khoảng
giới hạn từ 2120 đến 3120;
dung tích sống cũng đạt
trung bình 2810 với khoảng
cách từ 2400 đến 3340.
Mức tiêu hao năng lượng:
chỉ số mạch và huyết áp của
105 công nhân trước và sau
ca lao động không thay đổi
120 Tạp chí Hoạt động KHCN An toàn - Sức khỏe & Môi trường lao động, Số 1&2-2012
nhiều. Mạch trung bình trước
và sau ca lao động đối với
công nhân nam tương ứng là
77,24 ± 6,25 và 78,78 ± 6,81
nhịp/phút; mạch trung bình
trước và sau ca lao động đối
với công nhân nữ tương ứng
là 76 ± 5,03 và 77,34 ± 5,36
nhịp/phút. Tương tự, chỉ số
huyết áp cũng không thay
đổi nhiều khi so sánh trước
và sau ca sản xuất. Ngoài ra,
tính mức độ tiêu hao năng
lượng cho thao tác lao động
trên những công nhân này,
kết quả đối với cả hai đối
tượng nam và nữ đều thể
hiện mức độ lao động là nhẹ
(<3). Mức tiêu hao năng
lượng trung bình ở nam là
1,93 ± 0,03 với khoảng giới
hạn từ 1,87 đến 1,97 và ở nữ
là 0,59 ± 0,05 với khoảng giới
hạn từ 0,51 đến 0,69.
3. KẾT LUẬN
1. Kết quả khảo sát và
đánh giá hiện trạng môi
trường lao động và các tác
hại nghề nghiệp đối với công
nhân trên dây chuyền công
nghiệp giết mổ gia cầm cho
thấy mức độ nặng nhọc của
công việc chưa có sự ảnh
hưởng rõ rệt đến sức khỏe
của người lao động là do thời
gian làm việc của đa số
công nhân còn khá ngắn
(khoảng gần 2 năm) và các
doanh nghiệp cũng chưa
hoạt động hết công suất.
2. Công tác AT- VSLĐ tại
các doanh nghiệp tư nhân
vẫn còn nhiều bất cập: còn
thiếu bộ phận y tế (hoặc
chưa có hợp đồng chăm sóc
sức khoẻ với đơn vị y tế theo
quy định) và trang thiết bị y
tế sơ cứu; chưa có đồng bộ
và chưa thật đầy đủ về bộ
phận an toàn vệ sinh lao
động (cán bộ phụ trách AT-
VSLĐ), nội quy AT- VSLĐ tại
nơi làm việc, huấn luyện AT-
VSLĐ cho người lao động và
các chủng loại PTBVCN
3. Đây là một trong những
ngành công nghiệp còn non
trẻ ở nước ta và có nhiều
nguy cơ tiềm ẩn gây tác hại
nghề nghiệp, do đó cần thiết
phải có sự quan tâm đúng
mức của các nhà quản lý
doanh nghiệp và cơ quan
chức năng để hoàn thiện
công tác AT-VSLĐ tại cơ sở,
thực hiện sản xuất an toàn
và không gây ô nhiễm môi
trường nhằm bảo vệ người
lao động và sức khỏe cộng
đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia, Nhà xuất bản Lao
động, 2010.
[2]. Bộ Y tế, Quyết định của
Bộ trưởng Bộ Y tế Số:
3 7 3 3 / 2 0 0 2 / Q Đ - B Y T ,
10/10/2002 .
[3]. Bộ Y tế- Viện Y học Lao
động và Vệ sinh Môi trường,
Tâm sinh lý lao động và
Ecgonomi- Tập1. Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội, 1998.
[4]. Bộ Y tế- Viện Y học Lao
động và Vệ sinh Môi trường,
Thường quy kỹ thuật Y học
Lao động và Vệ sinh Môi
trường, Hà Nội, 2002.
[5]. Nguyễn Văn Quán,
Nguyên lý khoa học Bảo hộ
lao động- Tài liệu giảng dạy
lưu hành nội bộ, Khoa Khoa
học Bảo hộ lao động & Môi
trường, Trường Đại học Tôn
Đức Thắng- Thành phố Hồ
Chí Minh, 2004.
[6]. Viện Khoa học lao động &
Các vấn đề xã hội, Hướng dẫn
phân loại nghề nặng nhọc độc
hại ở Việt Nam. Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1996.
[7]. Viện Vệ sinh dịch tể học,
Thường quy kỹ thuật dùng cho
các Trạm Vệ sinh phòng dịch.
Nhà xuất bản Y học – Chi
nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh, 1976.
[8]. Chacin B, Corzo G,
Montiel M, Lung function in
workers in a chicken slaugh-
terhouse in the city of
Maracaibo, Venezuela.
[9]. Ferda Dokuztug, Evren
Acik, Akin Aydemir, Halim
Issever, Ayse Yilmaz and
Metin Erer, Early symptoms of
the Work- related
Musculoskeletal Disorders in
Hand and Upper Extremity in
the Poultry Industry, J. Med,
Sci, May-June, 2006.