TÓM TẮT
Tình hình phát thải các khí hữu cơ độc hại ở các khu công nghiệp nước ta hiện nay
đang ngày càng phức tạp, một trong những khí độc hại cần quan tâm là formaldehyde.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thiết kế mô hình thí nghiệm bằng phương pháp quang
xúc tác TiO2/UV, từ đó đánh giá khả năng xử lý hơi formaldehyde của vật liệu xúc tác TiO2
dưới tác dụng của tia UV. Khả năng chuyển hóa HCHO trên hệ liên tục với xúc tác cố định
(continuous fixed bed reactor) cho hiệu suất thấp do hạn chế về yếu tố thời gian lưu của
formaldehyde trên bề mặt xúc tác. Khả năng chuyển hóa formaldehyde trên hệ gián đoạn
với xúc tác cố định (continuous fixed bed reactor) cho hiệu suất rất cao và đạt đến hơn
90% sau 3 giờ xử lý, cho thấy tiềm năng ứng dụng của loại vật liệu này trong tương lai.
Các khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác, nồng độ chất ô nhiễm, độ ẩm, lưu lượng
dòng khí, lên hiệu suất của quá trình cũng đã được thực hiện trong nghiên cứu này.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý khí độc hại bằng hệ quang xúc tác TiO2 - Phần II: Xử lý formaldehyde, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 - Thaùng 12/2014
28
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ KHÍ ĐỘC HẠI
BẰNG HỆ QUANG XÚC TÁC TiO2.
PHẦN II: XỬ LÝ FORMALDEHYDE
PHẠM NGUYỄN KIM TUYẾN(*)
TÓM TẮT
Tình hình phát thải các khí hữu cơ độc hại ở các khu công nghiệp nước ta hiện nay
đang ngày càng phức tạp, một trong những khí độc hại cần quan tâm là formaldehyde.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thiết kế mô hình thí nghiệm bằng phương pháp quang
xúc tác TiO2/UV, từ đó đánh giá khả năng xử lý hơi formaldehyde của vật liệu xúc tác TiO2
dưới tác dụng của tia UV. Khả năng chuyển hóa HCHO trên hệ liên tục với xúc tác cố định
(continuous fixed bed reactor) cho hiệu suất thấp do hạn chế về yếu tố thời gian lưu của
formaldehyde trên bề mặt xúc tác. Khả năng chuyển hóa formaldehyde trên hệ gián đoạn
với xúc tác cố định (continuous fixed bed reactor) cho hiệu suất rất cao và đạt đến hơn
90% sau 3 giờ xử lý, cho thấy tiềm năng ứng dụng của loại vật liệu này trong tương lai.
Các khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác, nồng độ chất ô nhiễm, độ ẩm, lưu lượng
dòng khí, lên hiệu suất của quá trình cũng đã được thực hiện trong nghiên cứu này.
Từ khóa: TiO2, formaldehyde, xúc tác quang hóa, hệ liên tục với xúc tác cố định, hệ
gián đoạn với xúc tác cố định
ABSTRACT
The emission of toxic organic vapor pollutants from industrial parks in our country is
increasingly becoming a complicated issue, one of concerned component is formaldehyde.
By photocatalytic oxidation system based on lab-scale model, this study aimed to estimate
ability of formaldehyde vapor treatment by using titanium dioxide in the presence of
ultraviolet light. The formaldehyde conversion of the continuous fixed bed reactor gave a
low efficiency due to the limitation of the contact time of formaldehyde on the catalyst
surface. The formaldehyde conversion of the discontinuous fixed bed reactor obtained a
very high efficiency, which could reach 90% after 3 hours of treatment that showed the
very promising application. The study of the influence of catalyst weight, concentration of
pollution, humidity and air flow rate to the performance of the process have also been
studied.
Keywords: TiO2, formaldehyde, Photocatalytic, continuous fixed bed reactor,
discontinuous fixed bed reactor
1. PHẦN MỞ ĐẦU (*)
Formaldehyde là một hóa chất quan
trọng cho nền kinh tế toàn cầu, được sử
dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp
(*)TS, Trường Đại học Sài Gòn
dệt, nhựa, chất dẻo (chiếm tới một nửa
tổng số formaldehyde tiêu thụ), giấy, sơn,
xây dựng, mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, keo
dán, thuốc nổ, các sản phẩm làm sạch,
trong thuốc và sản phẩm nha, giấy than,
mực máy photocopy, làm chất khử trùng
29
trong nông nghiệp và thủy sản [1,2]. Tổ
chức Y tế thế giới đã đưa formaldehyde
vào danh sách nhóm các hợp chất có khả
năng gây ung thư và cấm sử dụng [8-6]. Do
đó, việc xử lý formaldehyde trong môi
trường không khí luôn là một nhiệm vụ
quan trọng trong việc bảo vệ môi trường
sống. Có nhiều phương pháp xử lý hơi
fomaldehyde như phương pháp đốt, ngưng
tụ, hấp thụ và hấp phụ [1,7]. Tuy nhiên, xử
lý hơi fomaldehyde bằng phương pháp
quang xúc tác TiO2/UV thu hút được nhiều
sự quan tâm của các nhà khoa học vì sản
phẩm của quá trình oxy hóa nâng cao là khí
CO2 và hơi H2O rất thân thiện với môi
trường cũng như tính đơn giản, rẻ tiền của
phương pháp quang xúc tác [4,9]. Trong
nghiên cứu này, khả năng xử lý hơi HCHO
bằng hệ quang xúc tác TiO2 được khảo sát
trên hai mô hình là hệ liên tục và hệ gián
đoạn với xúc tác cố định.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất- thiết bị
Xúc tác titanium dioxide (TiO2) dạng
bột và dung dịch HCHO 37% sử dụng
trong quá trình nghiên cứu được mua loại
PA từ hãng Merck - Đức.
Dung dịch chuẩn HCHO 1000 mg/L
được chuẩn bị bằng cách dùng pipet lấy
chính xác 3 mL dung dịch HCHO 37% cho
vào bình định mức 1000 mL, định mức
bằng nước cất. Sau đó, pha loãng 1mL
dung dịch HCHO 1000 mg/L đến 100 mL
bằng nước cất thì được dung dịch HCHO
chuẩn 10 mg/L cho nghiên cứu.
Impinger thu mẫu khí, cột hút ẩm silica
gel và máy đo quang Jasco V-650 được sử
dụng trong quá trình rút mẫu khí HCHO
đem phân tích để xác định hiệu suất xử lý
của hệ quang xúc tác TiO2.
2.2. Thí nghiệm xử lý hơi HCHO trên
mô hình hệ liên tục
Tác chất HCHO được đưa liên tục vào
mô hình còn xúc tác TiO2 ở tầng cố định
(fixed bed reactor) và cho ra sản phẩm liên
tục. Mô hình xử lý HCHO bằng hệ quang
xúc tác TiO2 trên hệ liên tục với xúc tác cố
định được trình bày ở hình 1. Trong đó: (1)
Erlen dung dịch HCHO bảo hòa; (2,3) Đèn
UV; (4) Reactor chứa xúc tác; (5) Erlen
đựng nước cất để hấp thu HCHO chưa
chuyển hóa.
Hình 1. Mô hình xử lý HCHO trên hệ liên tục
Không khí
30
Thí nghiệm tiến hành ở nhiệt độ
phòng, nồng độ HCHO dao động từ 4,03–
33,9 mg/m
3, vận tốc dòng khí là
0,4Lít/phút, ống phản ứng chứa 2g TiO2
được làm bằng thạch anh. Dùng đèn tạo
UV-A Dulux S blue UVA 9W/78 (công
suất 9W) để tạo điều kiện bức xạ cho phản
ứng. Hơi HCHO sau khi đi qua ống phản
ứng lấy bằng dụng cụ hấp thụ impringer và
được xác định bằng phương pháp trắc
quang sử dụng acid choromotropic
((HO)₂C₁₀H₄(SO3H)₂), từ đó xác định
được hiệu suất chuyển hóa HCHO. Thí
nghiệm được thực hiện trong điều kiện
không chiếu đèn UV và có chiếu đèn UV.
2.3. Thí nghiệm xử lý hơi HCHO trên
mô hình hệ gián đoạn
Tác chất và xúc tác được đưa vào hệ
thống, tác chất được giữ cố định trong hệ
để tăng thời gian tiếp xúc cho quá trình xử
lý. Mô hình xử lý HCHO bằng hệ quang
xúc tác TiO2 trên hệ gián đoạn với xúc tác
cố định được trình bày ở hình 2. Trong đó:
(1) Bơm thổi; (2) Erlen; (3) Đèn UV; (4)
Mặt phẳng tráng TiO2; (5) Impinger (6);
Bộ hút ẩm silica gel; (7) Bơm hút.
Hình 2. Mô hình xử lý HCHO trên hệ gián đoạn
Thí nghiệm tiến hành ở nhiệt độ
phòng, nồng độ HCHO dao động từ 4,01 –
67,5mg/m
3, vận tốc dòng khí là
0,4Lít/phút, ống phản ứng chứa 2g TiO2
được làm bằng thạch anh. Dùng đèn tạo
UV-A Dulux S blue UVA 9W/78 (công
suất 9W) để tạo điều kiện bức xạ cho phản
ứng. Sau mỗi giờ lại rút mẫu một lần đem
đi phân tích, thời gian rút mẫu diễn ra trong
vòng 15 phút (~ 4,5 Lít khí). Mẫu được lấy
bằng dụng cụ hấp thụ impinger sau khi qua
một bộ hút ẩm silica gel và được xác định
bằng phương pháp trắc quang sử dụng acid
choromotropic, từ đó xác định được hiệu
suất chuyển hóa HCHO. Thí nghiệm được
thực hiện trong điều kiện không chiếu đèn
UV và có chiếu đèn UV.
Để so sánh hiệu quả xử lý hơi HCHO
trong hai mô hình trên, thí nghiệm được
thực hiện theo kiểu đơn biến, nghĩa là chỉ
có 1 điều kiện thí nghiệm thay đổi còn các
điều kiện khác giữ nguyên theo điều kiện
tối ưu đã làm 1 vòng trước đó. Các yếu tố
có ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý HCHO
như: có UV; không UV; hàm lượng chất
xúc tác; lưu lượng khí đầu vào; độ ẩm
không khí
(1
)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
31
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khả năng xử lý hơi HCHO trên
mô hình liên tục với xúc tác cố định
3.1.1. Ảnh hưởng của bức xạ đến khả
năng chuyển hóa HCHO
Để đánh giá ảnh hưởng của bức xạ
lên độ chuyển hóa HCHO, thí nghiệm được
thực hiện trong điều kiện không xúc tác,
với nồng độ HCHO dao động từ 4,03 –
33,9 mg/m
3, vận tốc dòng khí là
0,4Lít/phút. Các kết quả thu được trên các
hệ không xúc tác trong điều kiện: (i) không
đèn UV và (ii) bức xạ đèn UV được trình
bày trong bảng 1.
Bảng 1. Ảnh hưởng của bức xạ lên độ chuyển hóa HCHO trên hệ liên tục
Không đèn UV Đèn UV
Độ giảm nồng độ
HCHO
2% 3%
Kết quả trong bảng 1 cho thấy ảnh
hưởng của bức xạ đến nồng độ của HCHO
là rất thấp, thời gian chiếu bức xạ không
ảnh hưởng đến nồng độ HCHO. Trong điều
kiện không chiếu đèn UV, nồng độ HCHO
cũng giảm đi một lượng nhỏ, điều này có
thể giải thích là do HCHO rất dễ bị oxy
hóa thành HCOOH khi tiếp xúc với không
khí. Tuy nhiên lượng giảm do bị oxy hóa
và do ảnh hưởng của bức xạ đều rất thấp,
do đó có thể xem như đây là điểm 0 để tính
hiệu suất của các hệ sau. Như vậy, trong
những khảo sát tiếp theo trên hệ có xúc tác
và bức xạ UV thì hiệu suất chuyển hóa
HCHO chính là do hoạt tính quang xúc tác.
3.1.2. Ảnh hưởng của khối lượng xúc tác
Để đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng
chất xúc tác TiO2 đến khả năng chuyển hóa
HCHO, khối lượng chất xúc tác TiO2 được
tăng dần từ 2g đến 8g (khối lượng xúc tác
không tăng cao hơn nữa do khó khăn về trở
lực). Kết quả phần trăm chuyển hóa HCHO
trên mô hình liên tục, với lưu lượng khí
HCHO 0,4 Lít/phút được trình bày trong
bảng 2.
Kết quả từ bảng 2 cho thấy hiệu suất
xử lý HCHO của hệ liên tục khá thấp trong
điều kiện có chiếu UV và không chiếu UV.
Với khối lượng xúc tác TiO2 sử dụng là 2g
thì hiệu suất của hệ thống chỉ đạt 17%. Khi
tăng dần khối lượng TiO2 lên 8g thì hiệu
suất xử lý HCHO đạt 19%. Do vậy, khối
lượng xúc tác chưa phải là nguyên nhân
dẫn đến hiệu suất xử lý HCHO thấp của hệ
liên tục nên ta chọn 2g TiO2 cho mô hình
liên tục.
Bảng 2. Phần trăm chuyển hóa HCHO trên mô hình liên tục
Khối lượng TiO2 (g) Không đèn UV Đèn UV
2 10,4% 17,0%
4 12,3% 18,5%
6 13,1% 19,2%
8 13,7% 19,0%
32
3.1.3. Ảnh hưởng của lưu lượng dòng khí
Thí nghiệm với 3 mức lưu lượng khí là
0,1; 0,2 và 0,4 Lít/phút. Ứng với mỗi lần
giảm của lưu lượng, thời gian tiến hành
một thí nghiệm được tăng lên tương ứng để
đảm bảo các kết quả được tương quan với
nhau một cách tốt nhất. Nồng độ HCHO
đầu vào dao động trong khoảng 4,03 – 33,9
mg/m
3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của
lưu lượng dòng khí HCHO đến khả năng
chuyển hóa HCHO của hệ liên tục với 2g
xúc tác TiO2 trong điều kiện (i) không đèn
UV và (ii) bức xạ đèn UV được trình bày
trong bảng 3.
Bảng 3. Phần trăm chuyển hóa HCHO với các lưu lượng khác nhau
Lưu lượng (L/ph) không đèn UV Đèn UV
0,1 5% 11%
0,2 7% 11%
0,4 8% 15%
Kết quả ở bảng 3 cho thấy hiệu suất
chuyển hóa của hệ liên tục không được cải
thiện khi giảm lưu lượng dòng khí. Hạn
chế về thời gian lưu đối với quang xúc tác
TiO2 trên liên tục đã cản trở khả năng xử lý
HCHO. Do đó, lưu lượng dòng khí thích
hợp để xử lý HCHO là 0,4L/ph.
3.2. Khả năng xử lý hơi HCHO trên
hệ gián đoạn với quy trình lấy mẫu theo
thời gian
3.2.1. Ảnh hưởng của bức xạ đến khả
năng chuyển hóa HCHO
Tương tự như hệ liên tục, trong hệ gián
đoạn này các khảo sát hoạt tính của xúc tác
cũng lấy điểm 0 theo kết quả của hệ không
xúc tác (i) khi không có sự hiện diện của
bức xạ và (ii) dưới sự hiện diện của bức xạ
UV để đánh giá ảnh hưởng riêng của bức
xạ lên độ chuyển hóa HCHO. Các kết quả
được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4. Ảnh hưởng của bức xạ đèn UV đối với nồng độ HCHO trên hệ gián đoạn
Không đèn UV Đèn UV
Độ giảm nồng độ
HCHO
1% 2%
Kết quả trong bảng 4 cho thấy thời
gian chiếu bức xạ không ảnh hưởng đến
nồng độ HCHO, do đó coi đây như là điểm
0 để tính được hiệu suất của các hệ sau. Và
như vậy trong những khảo sát tiếp theo trên
hệ có xúc tác và bức xạ UV thì hiệu suất
chuyển hóa HCHO chính là do hoạt tính
quang xúc tác của TiO2.
3.2.2. Khả năng xử lý HCHO của hệ gián
đoạn khi có xúc tác TiO2
Thí nghiệm với nồng độ đầu vào
HCHO trong khoảng 4,01 – 67,5 mg/m3
(nồng độ được tính từ thực nghiệm) và 2g
TiO2. Mỗi thí nghiệm được tiến hành trong
vòng 5 giờ, mỗi giờ tiến hành rút mẫu 1
lần, thời gian mỗi lần rút mẫu là 15 phút
(lưu lượng 0,3L/ph). Kết quả xử lý HCHO
của hệ gián đoạn khi có xúc tác TiO2 được
thể hiện trong hình 3.
33
Hình 3. Khả năng chuyển hóa HCHO trong điều kiện có xúc tác và bức xạ UV
Từ đồ thị ta thấy trong điều kiện có
xúc tác và chiếu bức xạ UV hiệu quả xử lý
của hệ gián đoạn khá cao, hiệu suất xử lý
này giảm dần khi ta tăng nồng độ HCHO
đầu vào, nồng độ HCHO 4,01 mg/m3, sau
5h xử lý hiệu suất đạt gần 100%, khi tăng
dần nồng độ HCHO tới 67,5 mg/m3 thì
hiệu suất giảm còn 84,7%.
3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của khối
lượng chất xúc tác đến quá trình chuyển
hóa HCHO
Thí nghiệm với 3 lượng TiO2 là 2g, 4g
và 6g, mỗi hàm lượng tiến hành 2 thí
nghiệm chiếu đèn UV và không chiếu đèn.
Nồng độ HCHO đầu vào dao động trong
khoảng 32,7 – 32,9 mg/m3 (nồng độ được
tính từ thực nghiệm). Kết quả thí nghiệm
được biểu diễn trong hình 4.
Hình 4. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác đến khả năng chuyển hóa HCHO
Dựa vào đồ thị trên ta thấy, khi tiến
hành xử lý cùng một giá trị nồng độ HCHO
với những hàm lượng TiO2 khác nhau thì
hiệu suất xử lý tăng khi ta tăng lượng TiO2
từ 2g lên 4g, tuy nhiên khi tăng hàm lượng
TiO2 lên 6g thì lại không có sự biến đổi
đáng kể về hiệu suất chuyển hóa HCHO.
Điều này chứng tỏ hiệu suất xử lý chỉ phụ
thuộc vào hàm lượng xúc tác ở một giá trị
giới hạn nào đó, khi vượt qua giới hạn này,
các hạt xúc tác dư thừa sẽ làm cản trở quá
trình tiếp nhận ánh sáng của các hạt xúc tác
khác, làm giảm hiệu quả xử lý của hệ
thống. Mặt khác, để dễ so sánh hiệu quả xử
34
lý trong hai mô hình liên tục và gián đoạn
thì lượng xúc tác thích hợp và giống nhau
là 2g TiO2.
3.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm
không khí đến quá trình chuyển hóa HCHO
Thí nghiệm thay đổi độ ẩm không khí
bằng cách đặt một chén nước nhỏ vào
trong buồng xử lý. Ở cùng một khoảng
nồng độ HCHO đầu vào ta khảo sát sự thay
đổi hiệu suất chuyển hóa khi bổ sung độ
ẩm. Thí nghiệm được thực hiện trong vòng
5 giờ, mỗi giờ tiến hành rút mẫu một lần,
thời gian một lần rút mẫu là 15 phút với
lưu lượng 0,3 Lít/phút. Nồng độ HCHO
đầu vào dao động trong khoảng 33,2 – 33,5
mg/m
3. Kết quả thí nghiệm được thể hiện
trong hình 5.
Hình 5. Ảnh hưởng của độ ẩm đến khả năng chuyển hóa HCHO
Với hệ phản ứng không cung cấp thêm
nước, hiệu suất chuyển hóa HCHO theo
thời gian không khác biệt nhiều so với hệ
khi thêm nước. Nồng độ HCHO giảm vẫn
đạt giá trị rất cao do đó có thể kết luận
bước đầu rằng sự bổ sung hơi nước này là
không cần thiết, với mô hình cung cấp khí
HCHO qua phương pháp sục đuổi khí từ
dung dịch formaldehyde thì lượng hơi
nước cuốn theo vào trong reactor đã đủ để
cung cấp độ ẩm cho quá trình phản ứng.
4. KẾT LUẬN
Hệ gián đoạn xử lý hơi HCHO cao hơn
hệ liên tục. Điều này có thể giải thích là (i)
hệ gián đoạn thì HCHO và xúc tác được
đưa vào hệ thống và được giữ cố định
trong hệ để tăng thời gian tiếp xúc cho quá
trình xử lý; (ii) hệ liên tục do thể tích
reacter nhỏ, thời gian lưu của dòng khí
chưa đủ để quá trình chuyển hóa HCHO
diễn ra tốt nên dẫn đến hiệu suất xử lý
thấp, cao nhất chỉ đạt 19%. Đây cũng là
hạn chế chính của hệ liên tục với xúc tác
cố định.
Nồng độ HCHO đầu vào trong mô
hình gián đoạn từ 4,01 – 67,5 mg/m3 và
trong mô hình liên tục từ 4,03 – 33,9
mg/m
3
là giá trị đo được từ thực nghiệm.
Khoảng nồng độ HCHO xử lý trong mô
hình gián đoạn rộng hơn trong mô hình liên
tục là vì trong mô hình gián đoạn hiệu suất
xử lý HCHO tốt nên thí nghiệm tăng nồng
độ HCHO lên 67,5 mg/m3 mà hiệu suất xử
lý vẫn đạt 84,7% trong khi ở mô hình liên
tục hiệu suất xử lý cao nhất chỉ đạt 19%.
Độ ẩm cung cấp thêm cho mô hình xử lý
là không cần thiết vì trong mô hình thí
nghiệm cung cấp khí HCHO qua phương
pháp sục đuổi khí từ dung dịch formaldehyde
thì lượng hơi nước cuốn theo vào trong
35
reactor đã đủ để cung cấp độ ẩm cho quá
trình phản ứng.
Bằng thực nghiệm đã tìm được mô hình
xử lý tốt hơi HCHO là hệ gián đoạn với các
điều kiện thích hợp: nồng độ HCHO đầu
vào từ 4,01 – 67,5 mg/m3, khối lượng xúc
tác TiO2 là 2g, lưu lượng khí đầu vào
0,4L/ph, thời gian xử lý 3 giờ, mỗi giờ rút
mẫu 1 lần, thời gian mỗi lần rút mẫu là 15
phút (lưu lượng 0,3L/ph), hiệu suất xử lý
của hệ đạt khoảng 85%. Nồng độ HCHO
sau khi qua hệ gián đoạn đều thấp hơn 20
mg/m
3, đạt QCVN 20:2009/BTNMT (Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với một số chất hữu cơ).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C. Chang and S. Chou, P. Wu (2002), Determination of Formaldehyde in Cosmetics
by HPLC Method and Acetylacetone Method, Journal of Food and Drug Analysis,
11(1), 8-15.
2. J. G. Calvert (1981), Formaldehyde and other aldehydes, National Academy Press, 6.
3. M. Wang, G. Cheng, S. Balbo (2009), Clear differences in levels of a formaldehyde-
DNA adduct in leukocytes of smokers and nonsmokers, Cancer Research, 69, 7170–
7174.
4. R.L. Organic Chemical Manufacturing Standifer (1987), Adsorption, Condensation,
and Absorption Devices, Report 3, Gas Absorption, U. S. Environmental Protection
Agency. Research Triangle Park, N.C. Publication No. EPA-45013-80-027., 5.
5. S. M. T. Salthammer, R. Marutzky (2010), Formaldehyde in the Indoor Environment,
Chemical Review, 110, 2536–2572.
6. S. Z. Y. Youa, L. Wanb, D. Xua (2011), Preparation of continuous TiO2 fibers by sol–
gel method and its photocatalytic degradation on formaldehyde, Applied Surface
Science.
7. T. S. K. Takayanagi, M. Shiraishi, Y. Hisashi (1999), Acute toxicity of formaldehyde
to the pearl oyster pinctada fucata martensii, Elsevier Science, 1.
8. T. Vaughan, P. Stewart, K. Teschke, C. Lynch, G Swanson, J. Lyon, and M. Berwick
(2000), Occupational exposure to formaldehyde and wood dust and nasopharyngeal
carcinoma, Journal of Occupational and Environmental Medicine, 57, 376–384.
9. Zhang L, Tang X, Rothman Net al.(2010), Occupational exposure to formaldehyde,
hepatotoxicity, and leukemia-specific chromosome changes in cultured myeloid
progenitor cells, Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, 19, 80–88.
*Ngày nhận bài: 12/8/2014. Biên tập xong: 1/12/2014. Duyệt đăng: 6/12/2014