Nghiên cứu tính chất thấm và ảnh hưởng của tính thấm đến sức kháng cắt của đất bazan Di Linh - Bảo Lộc

Abstrast: Land use and management effect on hydraulic properties and shear strength of bazan soil at Di Linh - Bao Loc area in recent years. Physical and chemical properties of the soil are alterated resulting on an increase in water content due to permeation of rain water directly. The alterations of cohesion and angle of internal friction were investigated through hydraulic conductivity test and direct shear test at different saturated state of soil speciments. The results show that cohesion and angle of internal friction were decreased with increasing saturated degrees and the decrease of cohesion was more significant than that of angle of internal friction. The increase in water content created thin water layer surrounding soil clay particles. On the otherhand, kaolinite, which is the major mineral in component of bazan soil, has weak water resistance to water. The shear strength of obtained speciments after hydraulic conductivity test had smaller decrease in magnitude probably due to rigid wall method of permeability test.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tính chất thấm và ảnh hưởng của tính thấm đến sức kháng cắt của đất bazan Di Linh - Bảo Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2 - 2020 69 NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT THẤM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH THẤM ĐẾN SỨC KHÁNG CẮT CỦA ĐẤT BAZAN DI LINH - BẢO LỘC THÁI HỒNG ANH*, HÀ NGỌC ANH, NGUYỄN VIỆT TIẾN Permeability properties of bazan soils and its influences on shear strength at Di Linh - Bao Loc area Abstrast: Land use and management effect on hydraulic properties and shear strength of bazan soil at Di Linh - Bao Loc area in recent years. Physical and chemical properties of the soil are alterated resulting on an increase in water content due to permeation of rain water directly. The alterations of cohesion and angle of internal friction were investigated through hydraulic conductivity test and direct shear test at different saturated state of soil speciments. The results show that cohesion and angle of internal friction were decreased with increasing saturated degrees and the decrease of cohesion was more significant than that of angle of internal friction. The increase in water content created thin water layer surrounding soil clay particles. On the otherhand, kaolinite, which is the major mineral in component of bazan soil, has weak water resistance to water. The shear strength of obtained speciments after hydraulic conductivity test had smaller decrease in magnitude probably due to rigid wall method of permeability test. Keywords: Landuse, bazan soil, hydraulic properties, shear strength 1. ĐẶT VẤN ĐỀ * Đất phát triển trên các sản phẩm phong hóa của đá bazan (gọi tắt là đất bazan) là loại đất phổ biến nhất khu vực Tây Nguyên. Đất bazan có đặc trƣng cơ lý chung với khối lƣợng thể tích nhỏ, độ ẩm và độ bão hòa lớn do đó hệ số nén lún lớn, không ổn định [1]. Diện tích phân bố loại đất bazan ở Tây Nguyên khoảng 1.549.292 ha, chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên toàn vùng và chiếm trên 50% tổng diện tích đất bazan toàn quốc, phân bố chạy dài từ tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông đến Lâm Đồng. Riêng tỉnh Lâm Đồng có 229.216 ha đất * Viện Địa chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam DĐ: 0363801689; Email: honganh224@gmail.com bazan (chiếm 23,5% diện tích tự nhiên của tỉnh). Trong đó, khu vực Di Linh và Tp.Bảo Lộc nằm trên khối bazan trung tâm tỉnh Lâm Đồng có 134.008 ha đất bazan (chiếm 58,5% diện tích đất bazan toàn tỉnh) [2]. Đất bazan phân bố trong khu vực Di Linh - Bảo Lộc là sản phẩm phong hóa từ đá bazan đƣợc hình thành từ hoạt động magma Kainozoi [3]. Ngoài việc sử dụng đất bazan để trồng cây công nghiệp nhƣ chè, cafe, hồ tiêuthì đất bazan còn đƣợc sử dụng để làm vật liệu xây dựng - gạch không nung, nghiên cứu đặc tính của sét trong đất bazan để sử dụng trong công tác xử lý, ngăn cách chất ô nhiễm[4][5][6]. Sau quá trình phong hóa từ đá, đất bazan có khoáng chất kaolinit hoạt tính, Fe/Al oxide và các hợp chất nên có màu đỏ hoặc màu đỏ vàng là chính, có ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2 - 2020 70 hàm lƣợng bụi sét chiếm 60-70%, độ ẩm tự nhiên thay đổi theo mùa từ 20 % đền 50, 60 %, dung trọng khô γk=1-1,9 g/cm 3 [7]. Tính chất vật lý của đất chủ yếu ảnh hƣởng đến đến sức kháng cắt của đất bao gồm cấp phối thành phần hạt, độ lỗ rỗng, độ ẩm và tính thấm. [8] Theo số liệu của Tổng cục thống kê qua các năm về hiện trạng sử dụng đất phân theo địa phƣơng, trong những năm gần đây, tình hình sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở khu vực Tây Nguyên có sự thay đổi lớn. Trong gần hai chục năm, diện tích đất nông nghiệp tăng gấp 1,6 lần (với diện tích tăng thêm 760 nghìn ha), đất phi nông nghiệp (đất ở và đất chuyên dùng) tăng 1,9 lần (với diện tích tăng thêm 167 nghìn ha). Trong khi đó, diện tích đất lâm nghiệp thu hẹp chỉ bằng 87% so với trƣớc (giảm bớt 411 nghìn ha). Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lâm nghiệp, sang đất canh tác, đất ở, đất chuyên dùng đã làm cho môi trƣờng đất ở đây có sự thay đổi. Việc bóc lớp thảm thực vật đã tạo điều kiện cho nƣớc mƣa thấm thẳng xuống các tầng đất, rửa trôi, xói mòn các hạt đất, các cation kim loại nặnglàm biến đổi thành phần hóa học của đất, dẫn đến sự biến đổi tính chất cơ lý của đất. Sự thay đổi tính chất cơ lý của đất là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình trƣợt lở phát triển [9][10][11]. Tính thấm là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới sức kháng cắt của đất. Vì vậy, việc nghiên cứu tính chất thấm và ảnh hƣởng của tính thấm đến sức kháng cắt là cần thiết để đánh giá và dự báo sự biến đổi tính chất cơ lý của đất cũng nhƣ đánh giá tai biến địa chất tại khu vực nghiên cứu. Bài báo sử dụng phƣơng pháp điều tra thực địa, thu thập mẫu nguyên trạng; Thí nghiệm trong phòng xác định các chỉ tiêu cơ lý, tính chất vật chất và hệ số thấm của đất; Phân tích đánh giá sự tƣơng quan, biến đổi, ảnh hƣởng giữa tính thấm và sức kháng cắt của đất. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu đất bazan nguyên dạng đƣợc thu thập là sản phẩm phong hóa triệt để của các thành tạo bazan tại khu vực Di Linh (2 mẫu: DLM1 và DLM2) và Bảo Lộc (3 mẫu: BLM1, BLM2 và BLM3). Thành phần hóa học và khoáng vật theo kết quả phân tích huỳnh quang t ia X (XRF) và nhiễu xạ Rơnghen (XRD) bằng máy Empyren-PANalytical tại Viện Địa chất của các mẫu đất đƣợc thể hiện trong bảng 1 và 2. Kết quả phân tích XRF của đất đỏ bazan có các ôxit chiếm ƣu thế là ôxit nhôm, sắt và sillic. Kết quả phân tích nhiễu xạ rơnghen (XRD) cho thấy đất đỏ bazan có thành phần khoáng vật chủ yếu là kaolinit (31-55%), gibbxit (6-28%), goethit (7-20%), ít anatas, hematit, magnetit Bảng 1. Thành phần hóa học các mẫu đất bazan Thành phần hóa học Hàm lƣợng (%) DLM1 DLM2 BLM1 BLM2 BLM3 SiO2 27,79 39,47 30,08 39,24 29,18 TiO2 4,59 1,51 4,26 1,15 4,47 Al2O3 28,76 28,34 29,06 31,97 28,08 T-Fe2O3 22,88 15,94 22,18 12,63 24,20 MnO 0,10 0,04 0,05 0,03 0,07 MgO 0,29 0,86 0,11 0,23 0,19 CaO 0,58 0,62 0,53 0,58 0,51 Na2O 0,13 0,13 0,13 0,12 0,12 K2O 0,58 0,72 0,64 0,72 0,57 P2O5 0,29 0,22 0,26 0,23 0,24 MKN 13,74 11,88 12,42 12,86 12,11 ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2 - 2020 71 Bảng 2. Thành phần khoáng vật các mẫu đất bazan Ký hiệu mẫu Thành phần và hàm lƣợng khoáng vật (%) Thạch anh Kaolinit Goethit Anatas Hematit Gibbsit Ilmenit Magnetit DLM1 13 42 17 5 5 15 2 - DLM2 46 39 7 4 4 <1 - - BLM1 9 31 20 7 4 28 - - BLM2 40 35 7 4 3 9 - - BLM3 - 55 9 6 12 6 - 11 Kết quả thí nghiệm xác định thành phần hạt các mẫu đất bazan đƣợc thể hiện trong bảng 3. Nhóm hạt sét và hạt bụi chiếm ƣu thế với tỷ lệ là từ 31-57% và 30-50%, tƣơng ứng. Từ kết quả phân tích thành phần hạt và chỉ số dẻo, đất đƣợc xếp vào loại đất sét có cấp phối tốt trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng. Ở trạng thái tự nhiên, các mẫu đất có độ ẩm trung bình từ 40 đến 60%. Bảng 3. Thành phần hạt mẫu đất bazan khu vực Di Linh - Bảo Lộc Ký hiệu mẫu Hàm lƣợng % các nhóm hạt Hạt sạn sỏi Hạt cát Hạt bụi Hạt sét To Vừa Nhỏ Mịn To Nhỏ > 4 0 m m 4 0 -2 0 2 0 -1 0 1 0 -5 5 -2 2 -0 ,5 0 ,5 -0 ,2 5 0 ,2 5 -0 ,1 0 0 ,1 0 -0 ,0 5 0 ,0 5 -0 ,0 1 0 ,0 1 -0 ,0 0 5 < 0 ,0 0 5 m m DLM1 - - - 0,4 0,1 0,5 1,0 0,8 15,7 20,4 9,3 51,8 DLM2 - - - - - 0,2 0,6 1,4 9,1 30,8 14,6 43,3 BLM1 - - - 0,2 2,6 4,1 2,3 1,9 7,8 35,9 14,3 30,9 BLM2 - - - - 0,4 0,8 0,4 0,6 5,1 23,5 14,7 54,5 BLM3 - - - - 0,2 0,8 0,7 0,6 4,2 25,0 11,2 57,3 Bảng 4. Tính chất vật lý, cơ học của mẫu đất thí nghiệm Số hiệu mẫu Độ ẩm tự nhiên Khối lƣợng thể tích Khối lƣợng thể tích hạt Độ lỗ rỗng Hệ số rỗng Giới hạn chảy Giới hạn dẻo Góc ma sát trong Lực dính kết tự nhiên khô W g gc Δ n e0 WL Wp φ C % g/cm 3 g/cm 3 g/cm 3 % % % Độ kG/cm2 DLM1 53,36 1,65 1,07 2,93 63,38 1,73 76,8 53,0 16 0,34 DLM2 44,84 1,66 1,14 2,76 58,56 1,41 65,9 46,1 18 0,54 BLM1 49,19 1,52 1,02 2,99 66,05 1,95 81,4 61,0 19 0,45 ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2 - 2020 72 Số hiệu mẫu Độ ẩm tự nhiên Khối lƣợng thể tích Khối lƣợng thể tích hạt Độ lỗ rỗng Hệ số rỗng Giới hạn chảy Giới hạn dẻo Góc ma sát trong Lực dính kết tự nhiên khô W g gc Δ n e0 WL Wp φ C % g/cm 3 g/cm 3 g/cm 3 % % % Độ kG/cm2 BLM2 40,85 1,72 1,22 2,75 55,56 1,25 74,1 53,8 18 0,54 BLM3 62,59 1,61 0,99 3,01 67,21 2,05 122,7 83,5 18 0,57 Thí nghiệm thấm bằng phương pháp cột nước rơi (Falling head) Các mẫu đất nguyên dạng đƣợc cắt gọt cho vừa hộp thấm có đƣờng kính 7,1 cm, cao 10,1 cm. Thí nghiệm thấm đƣợc tiến hành với hộp thấm cứng sử dụng phƣơng pháp cột nƣớc rơi theo hƣớng dẫn trong tiêu chuẩn ASTM 5856 (ASTM, 2004). Nƣớc cất đƣợc cho thấm qua mẫu đất theo chiều từ dƣới lên trên để tránh tác động của quá trình cố kết. Độ rơi của cột nƣớc và thời gian đƣợc ghi lại sau các khoảng thời gian nhất định sau đó nƣớc sẽ đƣợc bổ sung đề bù lại lƣợng nƣớc đã thấm qua mẫu [12]. Hệ số thấm của mẫu đất đƣợc tính theo công thức sau: k = [a.L / (A.(t1-t2)].Log(h1/h2) Trong đó: L: Chiều cao mẫu đất; A: Diện tích tiết diện ngang mẫu đất; a: Tiết diện cột đứng; t: Thời gian đƣợc ghi lại khi cột nƣớc chảy qua mẫu; h: Giá trị mức trên và giá trị mức dƣới của cột đứng đã đƣợc đo; Chú giải: 1. Hộp thấm 2. Nắp trên và nắp dƣới 3. Van 4. Gioăng cao su 5. Ống nƣớc vào 6. Ống nƣớc ra 7. Mẫu đất 8. Màng thấm Hình 2. Ảnh chụp thí nghiệm thấm theo phương pháp cột nước rơi Hình 1. Sơ đồ thí nghiệm thấm ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2 - 2020 73 Thí nghiệm cắt phẳng trực tiếp Thí nghiệm cắt phẳng trực tiếp đƣợc tiến hành để xác định các thông số độ bền kháng cắt của mẫu đất nguyên dạng và mẫu đất sau khi đã tiến hành thí nghiệm thấm bằng phƣơng pháp cột nƣớc rơi. Đối với mẫu đất nguyên dạng, thí nghiệm cắt phẳng trực tiếp đƣợc tiến hành ở các trạng thái tự nhiên, bão hòa sau 5h và bão hòa sau 24h. Thí nghiệm cắt phẳng trực tiếp đƣợc tiến hành theo TCVN 4199:1995. Quan hệ giữa sức chống cắt  và áp lực thẳng đứng trên mặt phẳng cắt đƣợc biểu diễn bằng phƣơng trình:  = σtgφ + C Trong đó : φ - góc ma sát trong của đất; C - lực dính kết của đất (kG/cm2) 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả thí nghiệm thấm Thí nghiệm thấm bằng phƣơng pháp cột nƣớc rơi đƣợc tiến hành trên 5 mẫu đất bazan khu vực Di Linh - Bảo Lộc. Kết quả thí nghiệm để thể hiện trong hình 3. Sự biến đổi hệ số thấm theo thời gian đƣợc biển diễn qua đồ thị ở hình 4. Từ kết qủa thí nghiệm có thể thấy hệ số thấm của đất bazan khu vực Di Linh - Bảo Lộc ổn định sau khoảng thời gian thấm 650 giờ (tƣơng ứng 25-28 ngày) ở điều kiện thí nghiệm độ chênh cao cột nƣớc lúc bắt đầu là 200 cm. Hệ số thấm ở trạng thái ổn định của các mẫu đất đao động trong khoảng từ 4.9x10-8 cm/s đến 6.7x10-7 cm/s. Sự khác nhau ở hệ số thấm đối với các mẫu đất bazan phụ thuộc vào thạng thái, độ chặt của các mẫu đất và thành phần khoáng vật cũng nhƣ tính chất đối với nƣớc của các khoáng vật. Từ kết quả phân tích XRD cho thấy kaolinit là khoáng vật chiếm ƣu thế trong các mẫu đất bazan và do đó các mẫu đất có độ lỗ rỗng lớn và độ ẩm cao nhƣng lại có tính chất cơ học tốt về cƣờng độ. Đất có độ kháng nƣớc kém, hơn nữa, dễ bị biến đổi dƣới ảnh hƣởng của các yêu tố môi trƣờng nhƣ nhiệt độ và độ ẩm [1]. Hình 3. Hệ số thấm của các mẫu đất bazan Hình 4. Biến đổi của hệ số thấm theo thời gian Kết quả thí nghiệm cắt phẳng trực tiếp sau khi thấm bão hòa Các đặc trƣng của sức kháng cắt 5 mẫu đất bazan ở trạng thái nguyên dạng, sau bão hòa 5h, bão hòa 24h và sau khi tiến hành thí nghiệm thấm đƣợc thể hiện trong bảng 5. Sự biến đổi của của các đặc trƣng kháng cắt ở các trạng thái nguyên dạng, bão hòa 5h, bão hòa 24h và mẫu sau khi thí nghiệm thấm đƣợc thể hiện đồ thị trong hình 5. Trong 2 đặc trƣng về sức kháng ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2 - 2020 74 cắt của các mẫu đất, sự suy giảm của lực dính kết thấy rõ hơn so với góc ma sát trong. Các mẫu đất bazan đƣợc lấy độ lỗ rỗng lớn, khi ở trạng thái bão hòa độ dày lớp nƣớc màng mỏng bao bọc các hạt sét tăng lên làm độ chặt cũng nhƣ lực dính kết giữa các hạt suy giảm đáng kể. Kết quả ngày phù hợp với kết quả của Kai Cui và Ye Yang (2014) khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu tính chất cơ lý của đất tàn tích bazan trên đồi. Sự suy giảm nhanh của lực dính kết là do trong thành phần khoáng của đất bazan có các khoáng chất có tính kháng nƣớc kém, dễ bị tan rã và do đó làm lực dính kết giữa các hạt giảm đi đáng kể khi bị ngâm trong nƣớc [1]. Ở kết quả thí nghiệm cắt, đối với các mẫu đất sau thí nghiệm thấm, sự suy giảm của lực dính kết và góc ma sát trong là không đáng kể so với mẫu đất nguyên dạng, chỉ trừ góc ma sát trong của mẫu DLM1. Điều này có thể giải thích do ảnh hƣởng của phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm thấm theo phƣơng pháp hộp thấm cứng, mẫu đất không tăng về thể tích do đó áp lực trƣơng nở tăng (dù nhỏ đối với đất bazan) và ảnh hƣởng tới độ bền kháng cắt của đất. Bảng 5. Giá trị lực dính kết và góc ma sát trong của các mẫu đất bazan Số hiệu mẫu Nguyên dạng Bão hòa 5h Bão hòa 24h Sau TN thấm φ C φ C φ C φ C Độ kG/cm2 Độ kG/cm2 Độ kG/cm2 Độ kG/cm2 DLM1 16 0,34 14 0,30 12 0,29 9 0,34 DLM2 18 0,54 15 0,44 14 0,41 17 0,41 BLM1 19 0,45 17 0,43 16 0,42 16 0,48 BLM2 18 0,54 17 0,49 17 0,45 18 0,47 BLM3 18 0,57 17 0,53 15 0,50 15 0,56 a b Hình 5. Biến đổi của lực dính kết C (a) và góc ma sát trong φ (b) của các mẫu đất bazan Ảnh hưởng của tính chất thấm đến sức kháng cắt Theo kết quả tính toán mô hình thấm nƣớc mƣa của Nguyễn Văn Hoàng, Ƣng Quốc Khang (2011) tính thấm tăng nhanh ở những ngày đầu khi có mƣa, sau đó giảm dần và đạt cực tiểu (16 ngày, đối với khu vực Cốc Pài, Xín Mần) và sau đó lại tăng chậm và có xu hƣớng ổn định. Điều ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2 - 2020 75 này đƣợc giải thích bởi độ hút dính giảm theo qui luật số mũ khi độ ẩm của đất tăng [13]. Độ ẩm của đất phụ thuộc độ ẩm bão hòa và độ thấm (hệ số thấm của đất) và có quan hệ với các đặc trƣng kháng cắt của đất. Tính thấm của đất không những làm thay đổi độ ẩm của đất khi có mƣa, tƣơng tác của nƣớc với các hạt đất còn có tác động làm rửa trôi các hạt, các ion kim loại làm thay đổi khối lƣợng thể tích của đất và kết cấu của đất. Quá trình rửa trôi theo phẫu diện đất các cation kiềm, kiềm thổ và tích tụ các secquioxit (R2O3), hình thành kết von (laterit) đặc trƣng trên bề mặt cao nguyên bazan tuổi Pliocen - Pleistocen sớm (N2 - Q1) ở khu vực Di Linh - Bảo Lộc [14]. 4. KẾT LUẬN Quá trình thấm của các mẫu đất bazan đã đƣợc khảo sát bằng thí nghiệm thấm theo phƣơng pháp cột nƣớc rơi. Hệ số thấm của đất bazan phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ độ chặt, độ ẩm ban đầu, độ bão hòa, thành phần khoáng vật của mẫu đất và cả phƣơng pháp thí nghiệm. Các thông số đặc trƣng kháng cắt của các mẫu đất đƣợc khảo sát ở các trạng thái tự nhiên, bão hòa 5h, bão hòa 24h và sau thí nghiệm thấm cho thấy sự suy giảm ở cả 2 thông số lực dính kết và góc ma sát trong, tuy nhiên sự suy giảm sức kháng cắt của các mẫu đất bazan chủ yếu phụ thuộc vào sự suy giảm lực dính kết do sự hình thành lớp nƣớc màng mỏng làm giảm lực ma sát giữa các hạt đất. Quá trình biến đổi đất bazan chủ yếu là (1) quá trình rửa trôi và tích tụ vật liệu sét và (2) quá trình phá hủy khoáng vật sét và tích lũy sắt, nhôm dẫn đến sự biến đổi về thành phần hóa học của đất. Sự biến đổi thành phần hóa học diễn ra nhanh hơn khi nƣớc mƣa có điều kiện thấm trực tiếp xuống mặt đất. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng, lớp vỏ thực vật bị mất đi và do đó sẽ làm thay đổi tính chất cơ học của đất. Khảo sát sự biến đổi về tính chất vật lý và hóa học của đất bazan cần đƣợc tiến hành chi tiết định lƣợng, làm sáng tỏ ảnh hƣởng của biến đổi hóa học đến tính chất vật lý của đất để phục vụ cho quản lý và sử dụng tài nguyên và xây dựng công trình. LỜI CẢM ƠN Bài báo đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ của Đề tài TN18/T13 thuộc Chƣơng trình Tây Nguyên III. Các tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan, Sở, Ban, Ngành, nhân dân ở khu vực nghiên cứu và Viện Địa chất - Viện HLKHCN VN trong quá trình nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Kai Cui1, Ye Yang, 2014. Experimental Study on Engineering Characteristics of Basalt Residual. Vols 580-583 (2014) pp 460-463 [2] Nguyễn Đình Kỳ, Lƣu Thế Anh, 2006. Thực trạng thoái hóa đất basalt Tây Nguyên và các giải pháp sử dụng hợp lý bảo vệ tài nguyên - môi trường đất. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ II, tr.468-482. [3] Nguyễn Viết Ý, Ngô Thị Phƣợng, Phạm Thi Dung, Trần Hồng Lam, Hoàng Việt Hằng, Điều kiện thành tạo các đá Bazan Tây Nguyên, Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm thành phần khoáng vật. [4] Lƣu Thế Anh, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Đức Thành, Hoàng Quốc Nam, 2015, Đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong dất basalt canh tác các cây trong chính Đắk Lắk, Tạp trí Các Khoa học về Trái đất, 32(2), 110-117. [5] Nguyễn Ánh Dƣơng, Kiều Quí Nam, Trần Tuấn Anh, 2014, Đất đỏ basalt – nguồn nguyên liệu cho sản xuất gạch không nung, Tạp trí Các Khoa học về Trái đất, 36(3), 214-220. ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 2 - 2020 76 [6] Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thanh, 2012, Tính chất cơ lý đất đá và ảnh hưởng của chúng đến các quá trình dịch chuyển đất đá trên sườn dốc, mái dốc và vùng đồi núi uảng Trị - Thừa Thiên Huế, Tạp trí Khoa học, Đại học Huế, tập 74B, số 5, -123-132. [7] Nguyễn Xuân Huyên, Doãn Đình Lâm, Phan Văn Hùng, Nguyễn Đăng Túc, Phan Đông Pha, 2013, Hiện trạng một số tai biến địa chất điển hình khu vực Tây Nguyên, Tạp trí Khoa học Công nghệ Việt Nam, số 17, p24-28. [8] YS Wibawa1, K Sugiarti1, and E Soebowo, 2017 Characteristics and engineering properties of residual soil of volcanic deposits [9] Đỗ Quang Thiên, Nguyễn Đức Lý, 2013, Nhận định về tai biến trượt lở đất đã dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn từ uảng Bình đến Thừa Thiên Huế, Tạp trí Các Khoa học về Trái đất, 35(3), p230-240. [10] Nguyễn Quang Hùng, Mai Văn Công, Nguyễn Văn Mạo, Nghiên cứu giải pháp đảm bảo an toàn thấm cho đập đất không đồng nhất được xây dựng bằng công nghệ đầm nén ở vùng Tây Nguyên Việt Nam [11] Nguyễn Thị Ngọc Hƣơng, Trịnh Minh Thụ, 2013, Xác định cường độ chống cắt của đất không bão hòa bằng thí nghiệm cắt trực tiếp. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trƣờng, số 42, p94-99. [12] Head, K. H. (1982). Manual of soil laboratory testing. volume 2: permeability, shear strength and compressibility tests. Manual of Soil Laboratory Testing, 48(10), 335-747. [13] Nguyễn Văn Hoàng, Ứng Quốc Khang, 2011, Mô hình thấm nƣớc mƣa phục vụ phân tích ổn định sƣờn dốc khu vực thị trấn Cốc Pài – huyện Xín Mần – tỉnh Hà Giang. [14] Nguyễn Thị Thủy, Lƣu Thế Anh, Đánh giá chất lượng đất bazan dưới các loại hình sử dụng đất khác nhau khu vực Di Linh – Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Người phản biện: TS. PHẠM VĂN THÌN