Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong đào tạo sinh viên sư phạm thông qua môn học phương pháp giảng dạy hóa học ở phổ thông

Tóm tắt. Dạy học phân hóa là cơ sở lí thuyết quan trọng của dạy học theo hợp đồng. Từ việc nghiên cứu cụ thể bản chất của dạy học theo hợp đồng: “ Dạy học theo hợp đồng là một cách tổ chức hình thức học tập trong đó sinh viên làm việc theo một gói các hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định”. Chúng tôi đã đưa ra nguyên tắc cụ thể của dạy học theo hợp đồng, từ đó có thể áp dụng vào việc đào tạo sinh viên sư phạm thông qua môn học: Phương pháp dạy học Hóa học ở phổ thông.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong đào tạo sinh viên sư phạm thông qua môn học phương pháp giảng dạy hóa học ở phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 55-63 This paper is available online at NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HỢP ĐỒNG TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN SƯ PHẠM THÔNG QUAMÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HÓA HỌC Ở PHỔ THÔNG Đặng Thị Oanh và Đỗ Thị Quỳnh Mai Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dạy học phân hóa là cơ sở lí thuyết quan trọng của dạy học theo hợp đồng. Từ việc nghiên cứu cụ thể bản chất của dạy học theo hợp đồng: “ Dạy học theo hợp đồng là một cách tổ chức hình thức học tập trong đó sinh viên làm việc theo một gói các hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định”. Chúng tôi đã đưa ra nguyên tắc cụ thể của dạy học theo hợp đồng, từ đó có thể áp dụng vào việc đào tạo sinh viên sư phạm thông qua môn học: Phương pháp dạy học Hóa học ở phổ thông. Từ khóa: Dạy học theo hợp đồng, phương pháp dạy học, dạy học Hóa học. 1. Mở đầu Một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động dạy học ở trường đại học ngày nay là cá thể hóa người học, thể hiện ở chỗ cho phép sinh viên lựa chọn nội dung học, thời gian học, thầy dạy và cách học. Mục đích của cá thể hóa người học là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tập trung vào người học, là tăng tính tích cực chủ động và sáng tạo của người học. Thực hiện cuộc cách mạng về PPDH, chuyển hóa vào thực tiễn dạy học những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Trong đó có sử dụng hệ thống dạy học mới - hệ thống dạy học “tự học - cá thể hóa ” (selflearning - personalized). Một trong những PPDH đáp ứng được đặc trưng đó là PPDH theo hợp đồng. PPDH theo hợp đồng và dạy học theo góc là các PPDH tích cực đã được nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả ở những nước châu Âu phát triển đặc biệt là ở Bỉ. Ở Việt Nam PPDH theo hợp đồng và dạy học theo góc là một trong nhiều nội dung về dạy và học tích cực trong khuôn khổ của Dự án giáo dục Việt - Bỉ đã và đang được triển khai thí điểm ở các trường trung học cơ sở (THCS) và các trường cao đẳng sư phạm thuộc tỉnh miền núi phía Bắc. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi đề cập đến việc nghiên cứu triển khai PPDH theo hợp đồng trong đào Received August 23, 2012. Accepted January 7, 2013. Contact Dang Thi Oanh, e-mail address: dangoanhdhsphn@yahoo.com.vn 55 Đặng Thị Oanh và Đỗ Thị Quỳnh Mai tạo sinh viên sư phạm thông qua môn học PPDH Hóa học ở phổ thông nhằm đạt được mục tiêu kép sinh viên vừa là người trực tiếp tham gia vừa là người sau này biết áp dụng chính PPDGH theo hợp đồng này để dạy học ở trường phổ thông. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dạy học phân hóa - Cơ sở khoa học của dạy học theo hợp đồng Từ những năm 1970 ở Mỹ các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra khái niệm” Phong cách học tập” (Learning styles). Phong cách học là phương pháp tiếp cận khác nhau. PPDH này đặc biệt chú ý đến cá nhân, cho phép để cá nhân học tập sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Giáo viên phải đánh giá được những phong cách học tập của học sinh và cần phải thích ứng với các phong cách đó. Đến năm 1978, GS. Rita Dun and Kenneth Dun cùng các đồng nghiệp đã triển khai ở trường đại học và đã cho ra đời cuốn sách: “Dạy sinh viên thông qua phong cách học tập cá nhân của họ” và đã được nhiều trường đại học ở Mỹ triển khai có hiệu quả. Trong khi đó năm 1974 cũng theo quan điểm đó GS. Carol Ann Tomlinson ở trường đại học Virginia - Mỹ đã đưa ra một quan điểm “Lớp học phân hoá” (The differentiated classroom). Lớp học phân hoá là PPDH đặc biệt cho mỗi cá nhân để có thể học tập một cách sâu sắc, người học khác nhau sẽ có phương pháp học tập khác nhau. Theo tiếp cận này có nhiều mô hình triển khai khác nhau trong đó việc sử dụng phương pháp học tập theo hợp đồng (the Contact Learning) kết hợp với các PPDH khác nhau như: học tập theo nhóm và học tập theo góc,... sẽ phát huy được hiệu quả học tập cho học sinh. Quan điểm dạy học này đã nhanh chóng được nhiều nước ở châu Âu (trong đó có Bỉ) triển khai mạnh mẽ cho đến bây giờ và có hiệu quả tốt. Dạy học phân hóa không đơn thuần là phân loại người học theo năng lực nhận thức mà ở đây là PPDH phù hợp với từng đối tượng người học trên cơ sở am hiểu từng cá thể, giáo viên tiếp cận người học ở nhiều phương diện khác nhau, như là về năng lực nhận thức, hoàn cảnh sống, tâm lí, năng khiếu, về mơ ước trong cuộc sống,... có thể nói trong PPDH phân hóa giáo viên phải “tìm để giảng dạy và hiểu để giáo dục”. 2.2. Các hình thức dạy học phân hóa * Phân hoá theo hứng thú - Căn cứ vào đặc điểm hứng thú học tập của học sinh để tổ chức cho học sinh tìm hiểu khám phá nhận thức. - Biện pháp: Phân nhóm theo trình độ hứng thú mạnh, trung bình, thấp và dựa vào cường độ này mà giáo viên có thể giao các nhiệm vụ cho nhóm. Nhóm có cường độ mạnh thì có nhiệm vụ tìm tòi và độc lập sáng tạo, nhóm có cường độ thấp thì có nhiệm vụ làm theo mẫu,... * Phân hoá theo sự nhận thức Lấy sự phân biệt nhịp độ lĩnh hội làm căn cứ phân hoá. Nhịp độ được tính bằng lượng thời gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Lớp học có rất nhiều nhịp độ, nhưng chỉ có thể phân hoá theo một số nhóm điển hình. Chẳng hạn, nhóm có nhịp độ nhận thức nhanh, nhóm có nhịp độ nhận 56 Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong đào tạo sinh viên sư phạm... thức trung bình, nhóm có nhịp độ nhận thức chậm. Tương ứng với từng nhóm lại có các nhiệm vụ nhận thức các phương pháp biện pháp khác nhau. * Phân hoá giờ học theo sức học Căn cứ vào trình độ học lực có thực của học sinh để tổ chức những tác động sư phạm phù hợp với học sinh tích cực học tập. Dựa trên các trình độ khá, trung bình, yếu mà giáo viên giao cho học sinh những nhiệm vụ tương ứng. * Phân hoá giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của học sinh Việc phân hóa này giúp giáo viên chọn các tác động dạy học và giúp học sinh thấy lợi ích của việc học mà chủ động tích cực học tập. Với học sinh có nhu cầu tìm tòi, hiểu biết cao cần xác định nhiệm vụ học tập cao hơn và đưa thêm nhiều nội dung, tài liệu học tập cho học sinh tự học. Với nhóm học sinh có nhu cầu học tập không cao thì việc phân hoá dạy học phải chú ý đến nhiệm vụ, nội dung cơ bản và bổ sung những vấn đề thực tế giúp học sinh hào hứng học tập. 2.3. Dạy học theo hợp đồng Dạy học theo hợp đồng là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó mỗi người học được giao một tập hợp các nhiệm vụ được miêu tả cụ thể trong một văn bản chính quy theo dạng hợp đồng. Người học có quyền độc lập quyết định dành nhiều hay ít thời gian cho mỗi hoạt động, hoạt động nào thực hiện trước, hoạt động nào thực hiện sau. Như vậy có thể hiểu: học theo hợp đồng là cách tổ chức học tập, trong đó người học làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời khoá biểu hàng tuần, người học sẽ có một khoảng thời gian nhất định (thời gian thực hiện hợp đồng) để thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách tương đối độc lập. Người học sẽ là người chủ động xác định khoảng thời gian và thứ tự của từng hoạt động trong hợp đồng cần thực hiện. Ưu điểm của học theo hợp đồng đó là cho phép phân hóa nhịp độ và trình độ người học, tạo điều kiện cho người học được giao và thực hiện trách nhiệm theo khả năng phù hợp với trình độ phát triển của cá nhân người học. Trên cơ sở đó, tùy thuộc vào bài học mà người dạy xây dựng nội dung học tập theo hình thức hợp đồng có cam kết, gồm các nhiệm vụ bắt buộc (theo chuẩn kiến thức, kĩ năng) và nhiệm vụ tự chọn (nội dung mở rộng và nâng cao) nhằm phát huy tính sáng tạo và khả năng tự học của học sinh. Do đó học theo hợp đồng còn hướng tới củng cố tính độc lập và tăng cường hợp tác trong học tập của người học, đồng thời tạo điều kiện cho người học được tham gia hoạt động và lựa chọn nội dung học tập đa dạng, đảm bảo học sâu và hiệu quả. Học theo hợp đồng có thể tổ chức 2 hình thức: Hợp đồng cá nhân và hợp đồng nhóm. Hợp đồng cá nhân - cá nhân kí kết hợp đồng với người dạy. Tuy nhiên, trong hợp đồng cá nhân có nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ làm việc theo cặp hoặc theo nhóm, nhưng nhiệm vụ chủ yếu là cá nhân hoàn thành sau đó có sự trao đổi, kiểm tra chéo theo cặp hoặc theo nhóm. Hợp đồng nhóm - đại diện nhóm kí kết hợp đồng. Trong hợp đồng nhóm có nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ của nhóm.Ví dụ: cá nhân làm việc độc lập sau đó trao đổi trong nhóm, kết quả, ý kiến cuối cùng là chung của nhóm, trong thảo luận nhóm có thể kết hợp các kĩ thuật dạy học như kĩ thuật các mảnh ghép, khăn phủ bàn... 57 Đặng Thị Oanh và Đỗ Thị Quỳnh Mai Khi thiết kế giáo án có sử dụng PPDH theo hợp đồng, trước tiết dạy giáo viên phải chuẩn bị các nhiệm vụ bắt buộc đó là nội dung chính của bài giảng và các nhiệm vụ tự chọn đó là nội dung kiến thức, kĩ năng mang tính bổ trợ và giải thích nội dung chính. Bên cạnh đó giáo viên cần chuẩn bị đáp án và các phiếu hỗ trợ theo các mức độ khác nhau cho mỗi nhiệm vụ trong hợp đồng để người học thực hiện đáp ứng các trình độ, khả năng thực hiện nhiệm vụ. Sau khi người học hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên sẽ chiếu đáp án lên màn hình hoặc phát tận tay cho người học để đối chiếu, so sánh, trao đổi và đánh giá kết quả nhiệm vụ. Trong giờ học, người học phải thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên yêu cầu và tự đánh giá kết quả đạt được của mình thông qua nội dung đáp án của giáo viên. Điều này sẽ tránh sự gò bó, rập khuôn, máy móc trong học tập, đảm bảo cho người học phát huy được năng lực phù hợp với khả năng, nhận thức của cá nhân. Tuy nhiên, học theo hợp đồng cần có một số điều kiện như các nhiệm vụ, tài liệu phải chuẩn bị trước; các tài liệu học tập phải được phân hóa cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng người học; người học cần được nghiên cứu kĩ về hợp đồng trước khi học. Đây cũng là một phương pháp mới nên để làm quen thì thầy và trò đều cần một khoảng thời gian thích hợp. 2.4. Cách tiến hành dạy học theo hợp đồng * Giai đoạn chuẩn bị Bước 1. Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo hợp đồng đạt hiệu quả. - Lựa chọn nội dung học tập phù hợp; - Xác định thời gian; - Chuẩn bị tài liệu. Bước 2. Thiết kế các dạng bài tập và nhiệm vụ học theo hợp đồng. Thiết kế các nhiệm vụ của hợp đồng gồm: Nhiệm vụ bắt buộc, nhiệm vụ tự chọn (Mỗi nhiệm vụ cần chỉ rõ: Yêu cầu, cách thực hiện, thời gian thực hiện, phương tiện, tài liệu hỗ trợ...), lựa chọn hình thức học của người học, quy định thời gian học, đánh giá kết quả học tập. Bước 3. Thiết kế văn bản hợp đồng: Văn bản hợp đồng bao gồm nội dung mô tả nhiệm vụ cần thực hiện, phần hướng dẫn thực hiện, phần tự đánh giá những hoạt động học sinh đã hoàn thành và kết quả. - Xây dựng văn bản hợp đồng. Bên cạnh đó cần chuẩn bị phương tiện, tài liệu nguồn, văn bản hướng dẫn, mức độ hỗ trợ, đáp án,... * Tổ chức cho sinh viên (SV) học theo hợp đồng Bước 1. Giới thiệu tên chủ đề/bài học và thông báo ngắn gọn các nội dung, phương pháp học tập ghi trong hợp đồng. Phát hợp đồng cho SV. Bước 2. SV đọc và đăng kí thời gian và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ học tập ghi trong hợp đồng và kí cam kết với giáo viên. Bước 3. Tổ chức thực hiện hợp đồng. 58 Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong đào tạo sinh viên sư phạm... Bước 4. Tổ chức nghiệm thu hợp đồng: Giáo viên có thể yêu cầu SV tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Khi hoàn thành hợp đồng, SV vẫn có thể được tham gia tích cực vào việc đánh giá. Thay vì đánh giá chỉ dựa nhận xét của giáo viên hoặc đánh giá theo kết quả hoạt động, một hình thức đánh giá trên phạm vi rộng hơn, tổng hợp hơn có thể được áp dụng như một phương pháp tăng cường sự tham gia trong các hoạt động của SV. SV tự đánh giá kết quả của mình theo hướng dẫn của hợp đồng. 2.5. Vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng Chúng tôi đã tiến hành vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng thông qua dạy môn học PPDH hóa học phổ thông cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. * Giai đoạn chuẩn bị Bước 1. Lựa chọn nội dung Chương 4. Phương pháp dạy học dạng bài về chất và nguyên tố hóa học trong chương trình hóa học phổ thông. Bài 1: PPDH dạng bài về chất và nguyên tố hóa học trước lí thuyết chủ đạo (Thời lượng: 3 tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành). Mục tiêu của bài dạy : - Kiến thức: SV hiểu + Vị trí và tầm quan trọng của các bài giảng về chất - Nguyên tố hoá học; + Các nguyên tắc sư phạm cần đảm bảo khi giảng dạy các bài về nguyên tố - chất hoá học; + Phương pháp dạy học các bài về nguyên tố - chất hoá học trước khi nghiên cứu lí thuyết chủ đạo; Nhiệm vụ các bài dạy về chất ở THCS; PPDH; Cấu trúc bài dạy. - Kĩ năng + Vận dụng các PPDH vào bài dạy cụ thể trong chương trình SGK Hóa học THCS theo hướng dạy học tích cực; + Biết vận dụng PPDH theo góc vào việc soạn bài học cụ thể và tập giảng theo phương pháp đó. - Thái độ: Hợp tác, tích cực tham gia các hoạt động học tập và vận dụng PPDH mới vào quá trình dạy học. Bước 2. Xây dựng hợp đồng * Tổ chức dạy học Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu - Yêu cầu và PPDH Chương 4. (5 phút) ĐVĐ: Đối tượng nghiên cứu của hoá học chính là các chất và sự biến đổi của chúng, vì vậy trong chương trình hóa học phổ thông, các bài dạy học về chất và nguyên tố hóa học chiếm một tỉ lệ đáng kể. Vì sao các bài dạy đó lại đóng vai trò quan trọng và PPDH phù hợp cho dạng bài này như thế nào, bài học này sẽ trả lời các câu hỏi trên. GV: Giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và phương pháp học tập của bài học này (Dùng máy chiếu - Trình bày Powerpoint) Hoạt động 2: Nghiên cứu - Kí kết hợp đồng (10 phút) 59 Đặng Thị Oanh và Đỗ Thị Quỳnh Mai Hình 1. Hợp đồng dạy học chương Phương pháp dạy học dạng bài về chất và nguyên tố hóa học trong chương trình hóa học phổ thông Nội dung hợp đồng được minh họa ở Hình 1. GV: Giao hợp đồng cho từng cá nhân SV. Phổ biến nội dung và yêu cầu của từng nhiệm vụ: - Hợp đồng gồm 7 nhiệm vụ; trong đó có 5 nhiệm vụ bắt buộc (từ nhiệm vụ 1 -5) và 2 nhiệm vụ tự chọn (nhiệm vụ 6 &7, không bắt buộc SV phải thực hiện): - Nhiệm vụ 1, 2 làm việc theo cá nhân, SV có thể tùy chọn nhiệm vụ nào làm trước, nhiệm vụ nào làm sau; - Nhiệm vụ 3 làm việc theo cặp đôi. Nhiệm vụ 4 làm việc chung cả lớp. Nhiệm vụ 60 Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong đào tạo sinh viên sư phạm... 5 thảo luận theo nhóm 6-8 người; - Nhiệm vụ 3 có hai phiếu hỗ trợ: phiếu màu đỏ là hỗ trợ nhiều; phiếu màu vàng là hỗ trợ ít; - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, SV có thể lựa chọn sử dụng các phiếu hỗ trợ tùy theo năng lực, nhịp độ của mỗi cá nhân; - Sau khi hoàn thành 5 nhiệm vụ bắt buộc, SV có thể tự chọn làm thêm nhiệm vụ 6 hoặc 7; có thể làm theo cá nhân hoặc theo nhóm đôi; - Chia sẻ các thắc mắc của SV về hợp đồng (nếu có). SV : Kí kết hợp đồng: - Từng cá nhân nhận hợp đồng; - Quan sát, theo dõi ghi nhận nội dung của từng nhiệm vụ; - Nêu câu hỏi về hợp đồng (nếu có); - Lựa chọn nhiệm vụ và kí hợp đồng. Phương tiện: Máy vi tính, máy chiếu Projector, hợp đồng (in sẵn). Hoạt động 3: Thực hiện hợp đồng (90 phút) Thời gian Nội dung kiến thức Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Phương tiện, thiết bị dạy học 90 phút Thực hiện hợp đồng Trợ giúp cho cá nhân hoặc nhóm SV gặp khó khăn và yêu cầu trợ giúp Thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng đã kí kết Các phiếu giao nhiệm vụ. Các phiếu hỗ trợ. Giấy A0. Bút viết, kéo, keo dán,... Hoạt động 4: Thanh lý hợp đồng (40 phút) + Hoạt động của GV: Dành ít phút cho SV tham quan sản phẩm. + Hoạt động của SV: - Trưng bày các sản phẩm học tập; - Tham quan sản phẩm các nhóm bạn; - Ghi nhận, đối chiếu với kết quả của bản thân, của nhóm mình và có phản hồi tích cực. Phương tiện: Máy vi tính, máy chiếu Projector, máy chiếu vật thể. - Khai thác các sản phẩm có được từ hợp đồng: Nhiệm vụ 1: + Hoạt động của GV: chiếu đáp án, yêu cầu SV so sánh, đối chiếu, tự đánh giá; + Hoạt động của SV: quan sát, so sánh, tự đánh giá nhiệm vụ 1 trên phiếu học tập cá nhân. Nhiệm vụ 2: + Hoạt động của GV: chiếu đáp án, yêu cầu SV so sánh, đối chiếu, tự đánh giá; + Hoạt động của SV: Quan sát, so sánh, tự đánh giá nhiệm vụ 1 trên phiếu học tập cá nhân. 61 Đặng Thị Oanh và Đỗ Thị Quỳnh Mai Nhiệm vụ 3: + Hoạt động của GV: Yêu cầu đại diện các nhóm SV trình bày nội dung PPDH các bài về chất và nguyên tố hóa học trước lý thuyết chủ đạo: - Đánh giá, nhận xét; - Yêu cầu sinh viên tự đánh giá theo các nội dung trên bản hợp đồng. + Hoạt động của SV: - Đại diện SV trình bày nội dung PPDH; - Nhận xét; - Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hợp đồng. Nhiệm vụ 4 + Hoạt động của SV: xem băng hình. Nhiệm vụ 5: Thảo luận theo phiếu học tập: + Hoạt động của SV: SV cử đại diện trình bày theo phiếu học tập; + Hoạt động của GV: GV bổ sung ý kiến. Nhiệm vụ 6,7 + Hoạt động của SV: SV chia sẻ trao đổi ví dụ; + Hoạt động của GV: GV bổ sung. Tổng kết bài học: (5 ph) - SV tự đánh giá nhiệm vụ thực hiện theo hợp đồng. GV thu lại hợp đồng đó; - Yêu cầu SV tự rút ra những kết quả đạt được? (Về kiến thức - kĩ năng; về PP học tập). - Hướng dẫn chuẩn bị bài cho buổi sau có 1 tiết thực hành: Yêu cầu mỗi SV sẽ chọn một bài trong SGK Hóa học 8 hoặc 9 thiết kế giáo án và vận dụng PP dạy học theo hợp đồng, lớp cử 2 SV tập giảng. Ngoài bản kế hoạch bài lên lớp như trên đã trình bày còn có các phụ lục kèm theo như: Phiếu học tập; Phiếu hỗ trợ; Đáp án. 3. Kết luận Chúng tôi đã bước đầu áp dụng PPDH theo hợp đồng khi giảng dạy môn PPDH Hóa học phổ thông trong hai năm học 2009 - 2010 và năm học 2010 - 2011 đối với SV khoa Hóa học tại 2 trường: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Qua điều tra, đa số các SV đều cho rằng phương pháp dạy học này đã giúp cho các em được tranh luận, thảo luận và dễ nắm bắt nội dung của bài học. Sau những giờ học đó, SV đã biết vận dụng PPDH theo hợp đồng để thiết kế kế hoạch bài dạy môn Hóa học ở trường phổ thông và tập giảng theo phương pháp đó. Qua xử lý số liệu từ kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bước đầu cho thấy SV ở lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn ở lớp đối chứng sau khi sử dụng phương pháp mà chúng tôi đã đề xuất. Như vậy có thể thấy, với phương pháp dạy học theo hợp đồng các nhiệm vụ học tập 62 Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong đào tạo sinh viên sư phạm... được người học thực hiện theo khả năng phù hợp với trình độ phát triển của cá nhân người học. Điều đó cho phép phân hóa nhịp độ và trình độ người học. Do đó, dạy học theo hợp đồng còn hướng tới củng cố tính độc lập và tăng cường hợp tác trong học tập của người học, đồng thời tạo điều kiện cho người học được tham gia hoạt động và lựa chọn nội dung học tập đa dạng, đảm bảo học sâu và hiệu quả. Đối với sinh viên sư phạm hoá học, nếu sinh viên được học tập kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành thì sẽ phát huy được khả năng tự lĩnh hội kiến thức của sinh viên. Sinh viên sẽ nhanh chóng hiểu bài hơn, học sâu hơn, được vận dụng vào thực tiễn nhiều hơn, do đó được rèn luyện kĩ năng dạy học nhiều hơn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học hoá học ở đại học theo hướng tích cực hoá hoạt động của sinh viên phù hợp với định hướng dạy học lấy người học làm trung tâm. Điều này rất quan trọng và cần thiết cho sinh viên trong các trường sư phạm, góp phần rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên, giúp sinh viên khi ra trường biết vận dụng phương pháp dạy thích hợp vào quá trình dạy học ở phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dạy và học tích cực. Lí luận cơ bản một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự án Việt Bỉ. Nxb Đại học Sư phạm, 6/2010. [2] Tài liệu và băng hình của dự án Việt - Bỉ, 2007. [3] Carol Ann Tomlinson, 2002. The differentiated classroom. Responding to the needs of all Learners. Association for Supervision and Curriculum Development Alexandria, VA USA. [4] Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, 2006. Bài giảng phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. ABSTRACT The study and application of contract teaching when teachin
Tài liệu liên quan