Không biết ngôi miếu cổ ở thôn Văn Minh, xã Văn Thủy,
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có từ niên đại nào, nhưng
hàng trăm năm qua, người dân luôn kính cẩn trước ngôi
miếu cổ này. Điều đặc biệt, ngôi miếu được bao bọc bởi cây
si cổ thụ.
9 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngôi miếu cổ trong lòng cây si, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngôi miếu cổ trong lòng
cây si
Không biết ngôi miếu cổ ở thôn Văn Minh, xã Văn Thủy,
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có từ niên đại nào, nhưng
hàng trăm năm qua, người dân luôn kính cẩn trước ngôi
miếu cổ này. Điều đặc biệt, ngôi miếu được bao bọc bởi cây
si cổ thụ.
Ngôi miếu cổ ở thôn Văn Minh tựa mình bên triền núi sơn
thủy hữu tình, một bên là núi non trùng điệp, một bên là con
sông uốn lượn nên thơ. Và điều đặc biệt hơn là phía bên trên
miếu có một cây si cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Gốc cây si
cắm từ trên nóc miếu, rễ cây xù xì bám chặt xung quanh, tán
cây tỏa rộng ra toàn bộ khuôn viên tạo nên nét cổ kính, linh
thiêng.
Ngôi miếu cổ được bao bọc bởi cây si hàng trăm năm tuổi.
Phía trong miếu có nhiều câu đối bằng chữ Hán được viết
nên từ khi lập miếu nhưng đến nay trong làng vẫn chưa ai có
thể dịch nghĩa được câu đối này. Và đó cũng đang là dấu
chấm hỏi cho các nhà chuyên môn.
Ngôi miếu này được người dân địa phương giữ gìn và chăm
nom cẩn thận. Hàng năm có rất nhiều du khách khắp cả nước
đến viếng nén tâm nhang và tìm hiểu nguồn gốc ngôi miếu
cổ.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được một số cụ cao niên ở trong thôn
cho hay: Ngôi miếu có từ thời nào hiện không ai năm rõ, và
cũng chưa có một tài liệu nào ghi lại một cách chính xác về
ngôi miếu này. Họ chỉ biết người đời kể lại rằng, tương
truyền, cách đây hơn 300 năm trước, thời Trịnh - Nguyễn
phân tranh, vùng đất An Sinh (thôn Văn Minh ngày nay) với
vị trí đắc địa, kín đáo, khí hậu trong lành nên được chúa
Nguyễn lựa chọn là nơi nghỉ dưỡng cho các đội. Ngôi miếu
này cũng được lập nên từ đó và tồn tại đến bây giờ. Ngôi
miếu lập nên là để thờ một vị tướng triều Nguyễn không chỉ
am tường về địa lý mà còn giỏi bốc thuốc chữa bệnh cứu
người.
Qua bao nhiêu bom đạn, ngôi miếu vẫn trụ vững.
Người dân nơi đây thường gọi ngôi miếu này là Miếu Bà, bởi
cách đó vài trăm mét cũng có một ngôi miếu khác mang tên
Miếu Ông. Nhưng trong những năm chiến tranh, miếu Ông
đã bị bom đạn tàn phá, hiện không còn dấu tích.
Trong những năm 60 của thế kỷ trước, có một tiểu đoàn xe
tăng ẩn náu ở đây. Đội dân quân du kích xã Trường Thuỷ
cũng chọn nơi đây để huấn luyện. Không biết từ lúc nào, ở
đây đã mọc lên một cây si thân hình xù xì với bộ rễ bao bọc,
bám chặt từ nóc miếu.
Điều đặc biệt là trải qua hàng chục năm ròng rã hứng chịu
biết bao làn bom đạn xối xả của kẻ thù, nhưng không một
quả đạn nào đánh trúng ngôi miếu cổ và cây si trên đó.
Ngược lại, toàn bộ cây cối lớn nhỏ xung quanh đã bị bom
đạn san bằng.
Địa danh lịch sử
Trong những năm đầu của thế kỷ trước, một số người dân
làng Quy Hậu, xã Liên Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ đã lên vùng đất
này lập nghiệp sinh sống. Làng được lấy tên là An Sinh, với
ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, no đủ.
Đây là vùng đất cạnh núi, gần sông, vị trí đắc địa nên trong
chiến tranh An Sinh được người dân địa phương lựa chọn
làm nơi trú ẩn, che giấu bộ đội, tập kết vũ khí, phương tiện.
Đây còn là điểm trung chuyển vũ khí, lương thực của các đội
quân trên đường Nam tiến.
Ngôi miếu cổ được công nhận là di tích lịch sử, nơi thành lập
lực lượng vũ trang đầu tiên của tỉnh Quảng Bình.
Ngày 4/7/1945, tại trại sản xuất An Sinh, xã Văn Thuỷ đã
diễn ra Hội nghị Tổng bộ Việt Minh. Hội nghị đã quyết định
thành lập các tổ, đội tự vệ tập trung, các khu căn cứ huấn
luyện quân sự, giáo dục chính trị. Từ đây, lực lượng vũ trang
đầu tiên của tỉnh Quảng Bình đã ra đời trong sự che chở đùm
bọc của người dân địa phương trong những năm chiến tranh.
Qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, quân dân đoàn kết một lòng nên đã góp phần đưa cuộc
kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn. Vùng đất này cũng
được tách ra và hình thành nên xã Văn Thủy ngày nay. Chính
vì đây là địa chỉ đỏ trong chiến tranh với bao trang sử hào
hùng nên vùng đất này cùng với cây si cổ thụ đã trở thành di
tích lịch sử ghi dấu mốc son chói lọi của LLVT tỉnh Quảng
Bình.
Năm 2005, được sự quan tâm của Bộ CHQS tỉnh và cấp uỷ,
chính quyền địa phương, khuôn viên khu di tích đã được
trùng tu xây dựng nhằm giáo dục truyền thống cách mạng
cho thế hệ trẻ. Năm 2011, Bộ CHQS tỉnh tiếp tục tu bổ và
xây dựng mới một số hạng mục như: cổng, hàng rào, đường
bê tông vào khu di tích.
Ông Đỗ Tấn Thùn, Chi hội trưởng Hội người cao tuổi thôn
Văn Minh – người được giao trách nhiệm trông coi khu di
tích cho biết, đây là khu di tích có ý nghĩa quan trọng ghi dấu
một thời kỳ oai hùng trong chiến tranh. Những năm qua,
được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền các cấp bà con
địa phương hết sức gìn giữ và trông nom cẩn thận với một
lòng thành kính. Ngôi miếu cổ bao bọc bởi cây si được xem
là chốn tâm linh để bà con đến tâm nhang cầu cho mưa thuận
gió hòa, mùa màng tươi tốt.