Nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh là Nhà nước của dân, do dân, vì dân

Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm Đường Kách Mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm sao cách mệnh rồi thì chuyển giao cho cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc". Sau khi nước ta giành được độc lập, Người khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân; Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Trong nhà nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước, của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Cũng trên ý nghĩa đó, các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là "công bộc" của dân theo ý nghĩa đúng đắn của từ này. Nhưng có những "vị đại diện" đã lầm lẫn sự ủy quyền đó với quyền lực cá nhân, sinh ra lộng quyền, cửa quyền. Chính cơn khát quyền lực ấy đã đẻ ra biết bao chuyện đau lòng mà Bác Hồ từng phê phán: "Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân". Nhà nước do dân là nhà nước do dân chọn, bầu ra những đại biểu của mình; nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động; nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ". Nghĩa là khi các cơ quan đó không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi miễn nó. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ có một Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân được. Đó là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính.

docx2 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2381 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà nước của dân, do dân, vì dân Một Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân! Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm Đường Kách Mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm sao cách mệnh rồi thì chuyển giao cho cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc".  Sau khi nước ta giành được độc lập, Người khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân; Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Trong nhà nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước, của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Cũng trên ý nghĩa đó, các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là "công bộc" của dân theo ý nghĩa đúng đắn của từ này.  Nhưng có những "vị đại diện" đã lầm lẫn sự ủy quyền đó với quyền lực cá nhân, sinh ra lộng quyền, cửa quyền... Chính cơn khát quyền lực ấy đã đẻ ra biết bao chuyện đau lòng mà Bác Hồ từng phê phán: "Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân". Nhà nước do dân là nhà nước do dân chọn, bầu ra những đại biểu của mình; nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động; nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ". Nghĩa là khi các cơ quan đó không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi miễn nó. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ có một Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân được. Đó là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính.  Cán bộ vừa là lãnh đạo vừa là đầy tớ của dân Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh..." Người viết: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân". Đến đây, nảy sinh mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với người cán bộ nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân ủy quyền. Trong các chế độ cũ, nhà nước là bộ máy của giai cấp bóc lột dùng để thống trị và áp bức nhân dân; viên chức, quan lại tự xưng là "cha mẹ dân", đè đầu cưỡi cổ dân. Trong chế độ dân chủ, Bác Hồ đã lật ngược mối quan hệ đó. Người nói: "Dân làm chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng".  Bác Hồ nhiều lần kéo các quan chức từ hàng "dân chi phụ mẫu" xuống hàng đầy tớ. Hai chữ "đầy tớ" Người dùng gốc từ hai chữ "công bộc", vốn có nghĩa là người phục vụ chung của xã hội cũng là một cách dùng để chỉ hàng ngũ quan lại, dưới chính thể phong kiến hay tư sản đều có dùng, chứ không hề có ý miệt thị các chức vụ này. Nhưng đối với cán bộ nhà nước, Bác Hồ không bao giờ chỉ nhấn mạnh một vế. Là người phục vụ, cán bộ nhà nước đồng thời là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân. Người nói: "Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ thì Nhân dân không ai dẫn đường". Trong Di chúc, Người nhắc nhỏ cán bộ, đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Có ý kiến cho rằng: đã là đầy tớ thfi lãnh đạo sao được? Mới nghe qua tưởng như đây là một nghịch lý, nhưng thực ra không có gì mâu thuẫn. Phải hiểu ý Bác Hồ. Là người đầy tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ... Là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài... Như vậy, để làm người thay mặt dân phải gồm đủ cả đức và tài, phải vừa hiền lại vừa minh.