Tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

Mác – Lê nin quan tâm đến việc xây dựng Đảng ở các nước tư bản phát triển. Đảng Cộng sản có nhiệm vụ lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng lao động làm cách mạng nhằm lật đổ chế độ tư bản và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Mác và Ăng ghen đặt sự quan tâm chủ yếu của mình vào vấn đề thành lập các Đảng Cộng sản ở những nước tư bản chủ nghĩa, mà nhiệm vụ chủ yếu là lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng lao động ở các nước tư bản phát triển nhất tiến hành cách mạng vô sản. Ở đấy giai cấp vô sản, thông qua Đảng của mình là Đảng Cộng sản, lãnh đạo cuộc cách mạng ấy, nhằm trực tiếp lật đổ chế độ tư bản để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.

doc8 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 5011 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ BÀI Hồ Chí Minh đã viết: “Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”. Điều đó chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở của những tiền đề cụ thể, đó là: Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước và những hoạt động thực tiễn chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết tiến tới thành lập Đảng. II. TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Chủ nghĩa Mac – Lê Nin: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam bắt nguồn từ học thuyết của Mác về Đảng Cộng sản và trực tiếp từ học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, đã được Lênin đưa ra từ những năm đầu của thế kỷ XX. - Quan điểm của Mác- Lê nin: + Mác – Lê nin quan tâm đến việc xây dựng Đảng ở các nước tư bản phát triển. Đảng Cộng sản có nhiệm vụ lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng lao động làm cách mạng nhằm lật đổ chế độ tư bản và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Mác và Ăng ghen đặt sự quan tâm chủ yếu của mình vào vấn đề thành lập các Đảng Cộng sản ở những nước tư bản chủ nghĩa, mà nhiệm vụ chủ yếu là lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng lao động ở các nước tư bản phát triển nhất tiến hành cách mạng vô sản. Ở đấy giai cấp vô sản, thông qua Đảng của mình là Đảng Cộng sản, lãnh đạo cuộc cách mạng ấy, nhằm trực tiếp lật đổ chế độ tư bản để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đến Lênin, khi chủ nghĩa tư bản đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được đặt ra như một vấn đề bức thiết cần được giải quyết trong phần lớn các quốc gia dân tộc trên thế giới và Lênin cũng đưa ra những luận điểm hết sức quan trọng để định hướng cho việc tiến hành cách mạng ở những nước thuộc địa lạc hậu và khả năng những nước này có thể đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. + Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân Phương Tây (đặc điểm của phong trào công nhân PT 6 ý). Chủ nghĩa Mác là học thuyết xã hội khoa học, mang lý tưởng về một xã hội nhân đạo thực sự. Còn giai cấp công nhân phương Tây là giai cấp tiên tiến, đông đảo về lực lượng, lại được rèn luyện, thử thách trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, có khả năng gánh vác sứ mệnh lịch sử giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Học thuyết Mác khẳng định sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân. - Quan điểm của Hồ Chí Minh: Xuất phát từ những điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết này để đưa đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930. + Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng Đảng ở những nước thuộc đệ nền kinh tế kém phát triển, lạc hậu. Vì vậy, Người tìm kiếm lực lượng lãnh đạo cách mạng trong dân tộc. + Lực lượng này phải đáp ứng đủ 3 yêu cầu: Đề ra đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn. Có khả năng vận động, quy tụ, tập hợp và tổ chức toàn thể dân tộc. Có khả năng giải quyết những nhiệm vụ căn bản của cách mạng Việt Nam hay là những mâu thuẫn chủ yếu của cách mạng Việt Nam (những mâu thuẫn chủ yếu của cách mạng Việt Nam) và gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. + lực lượng mới đó phải được vũ trang bằng lí luận khoa học, chủ nghĩa Mác – Lênin, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới. + Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp: Chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân Phương Tây và phong trong yêu nước Việt Nam. + Đảng Cộng sản Việt nam phải là một tổ chức công khai lập trường quan điểm của mình. 2. Tiền đề 2: phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sự phát triển của phong trào công nhân chính là cơ sở vật chất để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Nó cùng với phong trào yêu nước kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ, đòi hỏi phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất và một đường lối chính trị đúng đắn. Đó là một yêu cầu khách quan. Yêu cầu đó là cơ sở thực tiễn quan trọng để giải quyết vấn đề thành lập Đảng Cộng sản với nhiệm vụ trước mắt là giải phóng dân tộc, hình thành nên tư tưởng về Đảng Cộng sản ở một số nước thuộc địa. - Phong trào công nhân Việt Nam: Những điểm mạnh của phong trào công nhân Việt Nam: + Là lực lượng tiên tiến trong phương thức sản xuất + Có ý thức tổ chức và tinh thần kỉ luật. + Tinh thần tự giác. + Trình độ tri thức và trình độ khoa học kĩ thuật. + Có tinh thần sang tạo, nhạy bén với cái mới. Hạn chế của phong trào công nhân Việt nam + Còn ít (mỏng) về số lượng (đối lập với phong trào công nhân phương Tây rất đông đảo). + Chưa được rèn luyện, thử thách với các cuộc đấu tranh trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đấu tranh với nền kinh tế tbcn, đấu tranh về kinh tế, tư tưởng, chính trị… - Phong trào yêu nước Việt Nam Điểm mạnh + Đông đảo về số lượng. Phong trào yêu nước đã và đang lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dân, chủ yếu là nông dân, vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, phong kiến. + có kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng. Hạn chế + chưa có học thuyết, hệ tư tưởng dẫn đường. + Sự tổ chức chưa chặt chẽ. + Chưa có khả năng đưa cách mạng đến thắng lợi. - Phong trào công nhân và phong trào yêu nước kết hợp với nhau Phong trào trên kết hợp chặt chẽ với nhau tạo ra sức mạnh của cách mạng Việt Nam. Ở Việt Nam, những phong trào yêu nước rộng lớn đã và đang lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dân, chủ yếu là nông dân, vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, phong kiến. Nếu kết hợp được phong trào yêu nước của đông đảo quần chúng nhân dân với phong trào công nhân thì sẽ tạo ra sức mạnh to lớn. Từ nhận thức đó, Hồ Chí Minh đã có sự sang tạo lý luận, bổ sung và phát triển học thuyết của C.Mác và V.I.Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930. Ở nước ta, nếu phong trào công nhân không gắn bó chặt chẽ với phong trào yêu nước, không trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước, thì cách mạng cũng không đủ lực lượng để mở rộng được cuộc đấu tranh và đưa nó đến thắng lợi. Nếu phong trào yêu nước không được dẫn dắt bởi giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản thì cuộc đấu tranh của nó cũng không đi đến thắng lợi. Thành công của Hồ Chí Minh chính là ở chỗ đã kết hợp nhuần nhuyễn những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới với việc phân tích sâu sắc tình hình thực tế của cách mạng ở Việt Nam để hoàn thiện lý luận về xây dựng Đảng của mình. 3. Tiền đề 3: Hoạt động thực tiễn tiến tới thành lập Đảng. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, đã có hàng loạt Đảng Cộng sản được thành lập cở các nước và gia nhập Quốc tế III. Riêng ở Châu Á và khu vực Đông Nam Á, nhiều Đảng Cộng sản đã ra đời. Nguyễn Ái Quốc đã có quan hệ với nhiều nhà cách mạng,nhiều chiến sĩ cộng sản ở các nước đó, nhưng để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đã dốc sức chuẩn bị chu đáo về mặt chủ quan, cũng như thúc đẩy các điều kiện khách quan đi đến chin muồi. - Những hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh từ năm 1911 đến 1930. Trong quá trình buôn ba tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh không những đã nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của một chính đảng cách mạng, mà còn chuyển nhận thức đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: Muốn giải phóng dân tộc thành công “Trước hết phải có đảng cách mạng, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. - Từ những hoạt động đó, Người đã chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập Đảng: chuẩn bị về tư tưởng; chuẩn bị về chính trị; chuẩn bị về tổ chức. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên – tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc chuẩn bị về cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng sau này. III. KẾT LUẬN Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng cách mạng tiên tiến của thời đại với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành và đủ khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Thông qua đội tiền phong của mình, giai cấp công nhân có sứ mệnh lãnh đạo toàn thể nhân dân tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc tới thắng lợi. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chấm dứt cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước từ cuối thế kỷ trước. Sự ra đời của Đảng chính là sự chuẩn bị nhân tốt quan trọng đầu tiên cho những thắng lợi tiếp sau. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặt lịch sử quan trọng trong lịch sử nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO ♣ Tư tưởng Hồ Chí Minh một số nhận thức cơ bản, TS. Nguyễn Mạnh Cường chủ biên, nxb chính trị quốc gia, Hà Nội – 2009. ♣ Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, nxb chính trị quốc gia, Hà Nội – 2003. ♣ Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, Mạnh Quang Thắng, nxb chính trị quốc gia, 1995 ♣ Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh (hỏi – đáp), TS. Trần Thị Huyền – Phạm Quốc Thành chủ biên, nxb giáo dục, 2004.