Nhìn lại 36 phố cổ Hà Nội xưa và nay

Từ xưa đến nay, nhắc đến Hà Nội là nhớ đến những con phố tên “Hàng” giăng mắc cửi bàn cờ - đó là một trong những đặc điểm tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội nghìn năm.

pdf74 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhìn lại 36 phố cổ Hà Nội xưa và nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhìn lại 36 phố cổ Hà Nội xưa và nay Từ xưa đến nay, nhắc đến Hà Nội là nhớ đến những con phố tên “Hàng” giăng mắc cửi bàn cờ - đó là một trong những đặc điểm tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội nghìn năm. Qua những tên phố đó, người nay nhớ lại hình ảnh xưa của Hà Nội, cho dù một phần kiến trúc cổ và những ngành nghề xưa cũ đã mất đi. Tên phố “Hàng” chính là chút di cảo của nghìn năm, chủ yếu được sinh ra từ Hà Nội và dành riêng Hà Nội. Thế nhưng qua những thay đổi của lịch sử, người Thăng Long - Hà Nội không còn bán buôn những hàng cũ, cơn lốc quy hoạch và cải tạo cũng lấy đi của đất Hà thành không ít tên phố “Hàng” - đã đến lúc cần có một cách đánh giá đúng để bảo tồn nét văn hóa đặc trưng này. Hàng Đào Hàng Đào là một trong những tuyến phố chính của Hà Nội. Đây cũng là một trong những con phố cổ nhất của kinh thành Thăng Long xưa. Ngày nay, Hàng Đào còn là một tuyến phố đắt đỏ bậc nhất của Hà Nội khi giá đất nhà mặt phố được giao dịch cả tỷ đồng một mét vuông. Phố Hàng Đào đầu thế kỉ XX. Trong đó ngôi nhà ngoài cùng bên phải ảnh chính là nhà số 4 nơi cư trú của gia đình cụ Lương Văn Can. Ngôi nhà 2 tầng có lan can màu trắng cách 2 ngôi nhà tiếp theo là nhà số 10 nơi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngã 5 Hàng Đào năm 1960 Ngã 5 Hàng Đào nhìn từ trên cao năm 1990 Từ khi được hình thành, Hàng Đào vẫn luôn là con phố kiêu sa bậc nhất đất Kinh kỳ. Tại thành Thăng Long xưa, Phố Hàng Đào thuộc phường Đồng Lạc và Đại Lợi, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. Phường Đại Lợi tập trung người làng Đan Loan (Bình Giang, Hải Dương), làng Đình Loan, Đông Cao (Bắc Ninh) chuyên nghề nhuộm tơ lụa có từ thời Trần, Hồ, đến đời Lê đã rất phát triển. Phiên chợ tơ của phố ngày xưa mở vào ngày mồng 1 và 6 âm lịch hàng tháng trở thành một trong những phiên chợ quan trọng nhất của Kinh thành xưa. Phiên chợ thu hút các làng dệt tứ xứ đến mua bán, như the từ La Cả, La Khê, lĩnh từ làng Bưởi ven Hồ Tây, gấm vóc của Vạn Phúc, rồi các giao dịch của thợ nhuộm, thợ cửi, người bán tơ, bán sợi Hàng Đào trở thành một trung tâm nhuộm tơ lụa và nhiễu sầm uất nhất cả nước thời bấy giờ. Hiện nay vẫn còn tấm bia có từ năm 1706 ghi rõ tên cụ tổ sư nghề nhuộm cũng là thành hoàng làng tại số nhà 90A. Cái tên “Hàng Đào” cũng bắt đầu từ đặc trưng này (Đào hay điều là đỏ, phố chuyên buôn bán tơ lụa, vải điều nên gọi là Hàng Đào). Sau này khi nghề nhuộm màu chuyển sang phố Cầu Gỗ thì phố Hàng Đào lại chuyển thành phố bán các hàng tấm: the, lụa, lượt, là, cấp, đũi, băng, sa, xuyến, chồi Thời Pháp thuộc, phố mang tên là Rue de la Soie (phố bán lụa) nhưng người dân vẫn quen giữ và gọi là Hàng Đào. Hàng Đào chủ yếu là nơi sinh sống của những ông quan về hưu. Các bà vợ quan mở cửa hàng buôn bán tơ lụa tại gia. Đầu thế kỷ 20, các thương gia Ấn Độ tới đây buôn bán và cũng mở các cửa hàng tơ lụa, vải vóc. Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người. Câu ca dao cổ từ lâu đã khắc sâu vào tâm trí biết bao thế hệ những người con yêu mến đất Thăng Long về hình ảnh một con phố buôn bán nổi tiếng của Hà Nội Trong các sản phẩm tơ lụa của Hàng Đào thì nổi tiếng nhất và có truyền thống lâu đời nhất là Yếm Đào. Nửa đầu Hàng Đào xưa là chợ bán yếm nhộn nhịp người bán kẻ mua nhất ở đất Thăng Long. Yếm thắm Hàng Đào là một niềm tự hào của phụ nữ Việt Theo nề nếp, phụ nữ Việt thường đi chợ mua tơ tằm tự may yếm. Bởi vậy, Thăng Long – Kẻ chợ đã có cả một cái chợ dành cho phường bán yếm. Trong cái chợ rực rỡ “yếm lụa” xa xưa ấy, từ các làng quê, những sản phẩm tuyệt hảo của tơ tằm đã đổ về đây, quyến rũ, bắt mắt đàn bà con gái Thăng Long, đặc biệt là trước những lễ hội. Họ rủ nhau tấp nập chọn tơ tằm may yếm và sắm sửa lụa là gấm vóc để may váy áo tứ thân, năm thân, áo cánh, thắt lưng, khăn vấn và cả đồ trang sức vàng bạc. Yếm Việt đẹp đến mức, đầu thế kỉ XX, khi hai họa sĩ “Tây học”: Lê Phổ - Cát Tường phát minh áo dài tân thời, thì vẻ đẹp tân kì, pha trộn hài hòa Đông – Tây của nó vẫn cứ phảng phất giữ lại vẻ đẹp của chiếc yếm thuở nào. Ngày nay, dừng lại ở ngôi nhà số 38, ngước nhìn lên cổng giữa, vẫn thấy hàng chữ Hán màu đen nổi bật trên nền vôi vàng. 5 chữ Hán này là “Đồng Lạc quyến yếm thị”. Đây là ngôi đình của chợ bán yếm lụa ngày xưa, mang tên Đồng Lạc. Số 38 Hàng Đào ngày nay đã trở thành trụ sở Ban quản lý Phố Cổ Khoảng những năm 20 của thế kỉ XX, vải tây thắng thế, quá nửa phố cho thuê bán vải tây, hàng truyền thống vắng hẳn. Rồi dần dần phố không còn bán vải nhuộm màu nữa, các chủ hàng có nhiều vốn chuyển sang các loại hàng cao cấp, xa xỉ. Ngày nay, Phố Hàng Đào nằm theo hướng bắc - nam, dài khoảng 260m. Phố Hàng Đào được coi là đường trục chính của 36 phố phường. Đầu phía nam của phố sát bờ hồ Hoàn Kiếm, đầu phía bắc giáp phố Hàng Ngang. Phía tây của phố là các nhà mang số chẵn, phía đông là các nhà mang số lẻ, cao thấp theo phong thủy xưa. Diện mạo của phố cổ Hàng Đào đã thay đổi nhiều. Vẫn đóng vai trò là phố buôn bán chính, sầm uất, đông đúc nhất Hà Nội, nhưng phố Hàng Đào chuyên bán quần áo, sản phẩm du lịch, tiêu dùng như: kim hoàn, thời trang, đồng hồ phục vụ du khách và người dân Hà thành. Từ năm 2006, UBND quận Hoàn Kiếm cho phép thành lập tuyến phố đi bộ Chợ Đêm Hàng Đào - Đồng Xuân vào các tối thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật. Chợ chủ yếu bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tơ lụa truyền thống, đồ lưu niệm, và cả hàng quán giới thiệu văn hóa ẩm thực Hà Nội, thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan. Tuyến phố đi bộ trên Chợ Đêm Hàng Đào - Đồng Xuân đã tạo nên một nét văn hóa hoàn toàn mới của Thủ đô, một nếp sinh hoạt thương mại kết hợp truyền thống với hiện đại. Có thể thấy, những nét văn hóa đặc trưng của phố Hàng Đào xưa giờ đã dần mai một nhường chỗ cho sự pha tạp tân thời. Qua phố Hàng Đào, ngước mắt lên cao một chút, vẫn còn đó những mái ngói, ô cửa cũ kỹ nhưng đan xen vào là nhà cao tầng, biển hiệu, cửa kính sáng choang Người Hàng Đào vẫn có câu: Phố bán nhiều đồng hồ nhưng không ai mua được thời gian. Người Hàng Đào còn đây Phố Hàng Đào là nơi buôn bán lụa là, vóc nhiễu với nhiều màu sắc đẹp đẽ, và người Người Hàng Đào từ lâu vẫn nổi tiếng là người thanh lịch, con người của Kinh Kỳ kiểu cách đến thành cầu kì, hào nhoáng. Mặc dù là phố buôn bán nhưng Hàng Đào lại được coi là cái nôi của văn hóa Thăng Long. Những người yêu Hà Nội không mấy ai quên được nét đẹp của những cô gái Hàng Đào. Những cô gái Hàng Đào trong quá khứ lúc nào cũng mặt hoa da phấn, ăn mặc chải chuốt, phong cách đoan trang ngay cả khi ngồi bán hàng. Lời nói nhẹ nhàng và cái cười duyên dáng của các cô khiến khách hàng không dễ bỏ đi. Con gái Hàng Đào xưa có biệt tài kinh doanh nhưng là sự kinh doanh khôn ngoan chứ không nhiều chụp giật, bon chen như bây giờ. Phố và người Hàng Đào hôm nay Phố Hàng Đào rất cổ kính nhưng cũng rất hiện đại. Còn đó những di tích cổ của một thời vang bóng : di tích trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại số nhà 10; Miếu Đồng Lạc tại số nhà 31; Đình Hoa Lộc Thị ở số nhà 90A (là đình của người làng Đan Loan, thờ vọng thành hoàng làng Đan Loan là Triệu Xương và phu nhân Phương Dung và ông tổ nhuộm vải xưa); Đình Đồng Lạc ở số nhà 38 thờ thần Bạch Mã, Linh Lang, Cao Sơn nhưng sự nuối tiếc vẫn là có thật, hiện hữu trong mỗi tâm hồn người Hàng Đào gốc. ùng với Hàng Đào, Hàng Ngang là con phố tạo nên trục chính của phố cổ Hà Nội. Con phố vắt ngang không gian, thời gian và vắt ngang cả hai bờ văn hóa Hàng Ngang Trong số các phố cổ Hà Nội thì Hàng Ngang không phải là tên gọi phố theo đặc trưng sản phẩm kinh doanh như các con phố khác: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Muối, Hàng Thiếc, Hàng CótHiện không có cứ liệu lịch sử ghi lại chính xác tên Hàng Ngang có tự bao giờ. Chỉ biết cái tên ấy không gắn với sản phẩm đặc trưng mà gắn với kiến trúc mang tính lịch sử. Phục dựng cổng vào phố Hàng Ngang xưa Cổng ở đầu phố Hàng Ngang. Ảnh tư liệu của Hocquard, 1885 Phố Hàng Ngang xưa thuộc phường Diên Hưng, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương thành Thăng Long. Đến thế kỷ XIX phố có tên là Việt Đông - phố tập trung những người Hoa Kiều Quảng Đông. Khu phố buôn bán sầm uất, giàu có, hai đầu phố người dân cho làm hai cánh cổng ngăn rất chắc chắc để buổi tối đóng lại, khép kín con phố ở hai đầu. Với lối kiến trúc này, phố trở thành phố ngang và cái tên Hàng Ngang được hình thành. Vắt ngang hai bờ văn hóa Phố Hàng Ngang từ lâu được coi là cầu nối hai bờ văn hóa Việt-Trung. Từ thời Lê, người Hoa được tổ chức sống tập trung tại một số nơi ở Hà Nội: Việt Đông (Hàng Ngang) và Hà Khẩu (Hàng Buồm), trong đó Hàng Ngang là nơi tập trung nhiều nhất. Theo luật định cư thời đó, hết thời hạn định cư cho phép, những người Trung Quốc này phải về nước, nếu tình nguyện ở lại phải thay đổi y phục, đổi phong tục theo người Việt Nam gọi là người Minh Hương. Trước năm 1945, người Pháp từng đặt tên cho phố Hàng Ngang là “Rue de cantonnais” - phố của những người Quảng Đông. Tập quán thờ cúng cả Quan Công và vị tường thần Trần Hưng Đạo là nét đặc trưng trong tín ngưỡng của cư dân Hàng Ngang Chính vì lẽ trên, tại Hàng Ngang có sự hòa trộn văn hóa Việt Trung trong mỗi nếp sinh hoạt. Người Việt và người Minh Hương (người Hoa kiều) sống xen lẫn và có mỗi quan hệ họ hàng gắn bó mật thiết với nhau, văn hóa sống do đó cũng có những sự giao thoa. Chẳng hạn người Minh Hương ở đây đã đem việc cúng lễ của Trung Quốc kết hợp vào với việc cúng lễ của người Việt Nam trong mỗi gia đình. Điển hình của lối tư duy pha trộn này là việc họ lập hội dựng đền Tam Thánh thờ Quan Công ở Ngọc Sơn cùng với Trần Hưng Đạo. Hàng Ngang nổi tiếng với những hiệu chè Tàu: Sinh Thái, Chính Thái, Ninh Thái, Song Hỷ. Vào phố này, người ta còn thấy những cửa hiệu cao đơn hoàn tán, họ làm đại lý cho các hãng thuốc Đông Y sản xuất ở Hương Cảng, Thượng Hải, Tân Gia Ba, Chợ Lớn. Nhưng Hàng Ngang cũng nổi tiếng với những hiệu kinh doanh đậm chất người Việt như vải võ, tơ lụa, đồ trang sức... Vắt ngang không gian Ca dao Hà Nội xưa còn ghi: Nhất vui là cảnh bờ hồ Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Ngang... Lại có câu: Ba mươi sáu mặt phố phường Hàng Giấy, Hàng Bạc, Hàng Ngang, Hàng Đào. Cứ hễ nhắc tới phố cổ Hà Nội là không thể bỏ qua Hàng Ngang. Con phố này đã góp phần quan trọng tạo nên trục không gian cho kiến trúc phố cổ. Phố Hàng Ngang dài khoảng 150m, nối liền phố Hàng Đào với phố Hàng Đường – hai mảng không gian quan trọng của trục phố cổ Hà Nội. Các du khách nước ngoài đến thăm Hà Nội thường thích ngồi xích lô khởi hành từ bờ hồ, qua phố Đinh Tiên Hoàng, qua Hàng Đào, Hàng Ngang rồi mới rẽ sang các phố cổ khác. Hàng Ngang còn là nơi nối những không gian hẹp với những không gian rộng của phố cổ. Mặt đường hàng Ngang về mặt kiến trúc có vai trò như một xương sống. Nối vào xương sống đó có những ngôi nhà rộng bậc nhất Hà Thành, lại có những ngôi nhà, mặt ngõ hẹp, sâu nổi tiếng phố cổ. Chẳng hạn, số 55 Hàng Ngang là một lối đi hẹp đến mức nếu không chú ý kỹ người ta dễ lầm tưởng đó chỉ là khoảng không làm ranh giới giữa hai căn nhà. Cũng ít ai biết rằng phía trong số nhà 55 đó có hàng chục hộ dân cư sinh sống. Điện trong ngõ sâu này phải bật 24/24 mà vẫn có những góc tối om. Số 53 và 55 điển hình cho những nhà, ngõ có không gian hẹp ở Hàng Ngang Về mặt xây dựng, phố Hàng Ngang thay đổi nhiều so với trước đây, bộ mặt phố phường Hà Nội cũng đã có nhiều thay đổi, nhưng vai trò trục chính nối kết các cụm không gian kiến trúc phố Hàng của Hàng Ngang thì vẫn nguyên vẹn. Vắt ngang thời gian Hàng Ngang như một gạch nối thời gian, chứng kiến nhiều biến chuyển của thời đại. Thế kỉ XIX, phố Hàng Ngang từng nổi tiếng là phố của văn bản tuyên truyền. Ở đây có một điếm vè nổi tiếng. Điếm là nơi dân phủ canh gác ban đêm. Nhưng ở phố Hàng Ngang này, điếm còn trở thành một trạm thông tin văn hóa đặc biệt. Hễ trong phường phố có những chuyện trái với đạo đức thì một ai đó sáng tác ngay một bài vè vừa tường thuật câu chuyện vừa ngụ ý bêu riếu, bí mật đem dán ở đây. Vì vậy đương thời gọi là “điếm vè Hàng Ngang”, nhiều tay nhà giầu cùng quan lại rất sợ cái điếm này vì bài vè sẽ được nhanh chóng lan truyền và các ông bà hát xẩm đem trình diễn luôn ở các chợ hoặc bến tàu bến xe. Số nhà 48 Hàng Ngang ngày nay Gần hai thế kỉ sau, cũng tại Hàng Ngang, một văn bản nổi tiếng khác ra đời gắn với số nhà 48. Nhà số 48 Hàng Ngang vốn của ông bà Trịnh Văn Bô nằm giữa khu phố cổ, trung tâm thương mại sầm uất của Hà Nội xưa. Ngôi nhà này có hai lối ra vào là 48 phố Hàng Ngang và 35 phố Hàng Cân. Do có vị trí thuận lợi, lại là cơ sở cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa, ngôi nhà này đã được Trung ương Đảng chọn làm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu Người từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội tháng 8/1945. Tại một căn phòng ở gác 2 của ngôi nhà này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Người Hà Nội ngày nay mỗi lần đi qua Hàng Ngang vẫn như muốn đi chậm lại để kiếm tìm chút thời gian xưa nơi những ngôi nhà gỗ lợp ngói còn giữ lại được nét nguyên vẹn xưa. Một sáng sớm đầy nắng trên phố Hàng Ngang xưa Và một buổi tối bắt đầu về trên phố Hàng Ngang nay Hàng Bạc Phố Hàng Bạc là nơi tập trung những người thợ kim hoàn tạo ra nhiều món đồ trang sức nổi tiếng của Hà Nội. Con phố này đồng thời cũng là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều giá trị văn hóa thiêng liêng cùa đất Kinh kì cho đến ngày nay. Tác phẩm Hàng Bạc tại triển lãm Qua Phố Phố Hàng Bạc: nơi lưu giữ thời gian của nghề Căn cứ theo nội dung ghi tạc trên tấm bia đặt tại đình Dũng Hãn (ở số 42 Hàng Bạc ngày nay) thì phố Hàng Bạc được thành lập vào thời nhà Lê hoặc sớm hơn một chút. Thời kỳ này, Hàng Bạc thuộc về phường Đông Các, huyệnThọ Xương. Đến thế kỷ XIX, vào thời Nguyễn, đất Hàng Bạc thuộc thôn Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Thời Pháp thuộc - Phố Hàng Bạc còn có tên tiếng Pháp là Rue de changeurs (tức là phố Đổi Bạc). Từ năm 1945 phố được đổi tên thành Hàng Bạc. Phố Hàng Bạc những năm đầu thế kỉ XX Hàng Bạc thời Pháp xâm lược Tương truyền năm 1461, dưới thời Lê Thánh Tông, quan thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín, người làng Trâu Khê (nay thuộc huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương), được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc nén cho triều đình. Ông đem người trong họ hàng và nguời làng ra Thăng Long mở phường đúc bạc. Lưu Xuân Tín được xem là ông Tổ của nghề đúc tiền, bạc. Trường đúc xưa nằm ở số nhà 58 Hàng Bạc ngày nay. Ðến đầu thế kỷ 19, dưới triều Nguyễn, xưởng đúc bạc nén chuyển vào Huế. Phần lớn thợ Trâu Khê vẫn ở tại Thăng Long làm nghề kim hoàn, họ lập thành phường thợ tại đây. Lúc này ở phố Hàng Bạc còn có cả thợ vàng bạc ở Ðịnh Công và Ðồng Xâm tới lập nghiệp, phát triển thành ba nghề khác nhau: nghề đúc bạc nén, nghề kim hoàn và nghề đổi tiền. Dân các làng đến Hàng Bạc theo họ hàng, làng xóm với nhau, và họ sống quần cư tại một điểm, một phường. Mỗi làng lại chuyên một nghề, vì thế ở con phố này có người thì chuyên sản xuất, người thì chuyên mua bán... làm cho con phố này lúc nào cũng tấp nập. Ngày xưa, khi người dân ở các làng lên đây lập nghiệp, họ đều dựng đình để làm nơi hội họp, tế lễ. Ví dụ như người dân làng Trâu Khê đã dựng ngôi đình Trương Thị và đình Kim Ngân để hội họp, cho đến cuối thế kỷ 19, khi dân làng Trâu Khê lên lập nghiệp ngày càng đông thì ngôi đình Trương Thị và đình Kim Ngân không đủ chỗ cho dân làng hội họp tế lễ nên họ đã mua Nội Miếu ở thành Hài Tượng (nay là số 30 phố Hàng Giầy) để làm đền thờ Vọng. Dân làng Định Công thì lập đền thờ 3 ông tổ nghề Kim Hoàn là: Trần Điền, Trần Điện và Trần Hoàn, và hàng năm cứ vào ngày 12/2 âm lịch dân làng Định Công lại mở hội tưởng nhớ công lao 3 người thầy nghề Kim Hoàn. Người làng Đồng Xâm lên đây ít nên chưa có điều kiện lập đình miếu. Nên hàng năm vào ngày giỗ tổ người dân làng Đồng Xâm ở Hà Nội đều về làng gốc dự hội. Ở Hàng Bạc, từ xưa dân đã quen sống theo cụm làng. Dân ở đoạn đầu phía đông Hàng Bạc đa phần là người Trâu Khê xưa, ngoài ra có một số làm nghề bán hàng cơm chứa trọ (họ ở lan cả sang đầu phố Mã Mây và ngõ Phất Lộc), vì chỗ đó ngày trước giáp bến sông, thuyền mành cập bến, chủ mành ở lại lâu phải có chỗ trọ. Đoạn cuối phố ở phía tây, từ ngã tư Tạ Hiện - Đinh Liệt đến ngã tư Hàng Đào - Hàng Bồ là nơi tập trung của người làng Định Công di cư ra Thăng Long. Họ chuyên nhận đặt làm những đồ nữ trang như khuyên vàng, xà tích bạc, vòng xuyến, hoa, hột bằng vàng, hoặc khánh, vòng... Phố Hàng Bạc là nơi tập trung những người thợ kim hoàn giỏi tạo ra nhiều đồ trang sức tinh sảo và đẹp, nổi tiếng trong và ngoài nước. Những đặc điểm nổi bật của sản phẩm chế tác nơi đây là tạo dáng nghệ thuật, tạo văn (nét chìm, nét nổi) tinh xảo và sinh động. Với đồ nghề thủ công, người thợ kim hoàn ở phố Hàng Bạc đã làm ra nhiều sản phẩm vàng bạc tinh xảo theo các mẫu trang trí nhất định như: Tứ linh, Tứ quý, Lưỡng long chầu nguyệt, Bát vật, Bát bảo Phố Hàng Bạc lưu giữ tinh hoa phố cổ Hà Nội Phố Hàng Bạc ngày nay thuộc phường Hàng Bạc,quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Toàn phố có chiều dài khoảng gần 0,5 km nằm theo hướng Đông - Tây. Đầu phố phía Tây là ngã tư giáp với các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bồ. Đầu phố phía đông giáp các phố Hàng Bè, Hàng Mắm và ngõ Phất Lộc. Phố Hàng Bạc ngày nay Là một trong những phố trung tâm của khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Bạc tuy có nhiều thay đổi nhưng cơ bản vẫn bảo tồn một không gian phố nghề cho tới ngày nay. Ở đây, ngày nay buôn bán kinh doanh và sản xuất mỹ nghệ kim hoàn, đồ nữ trang vẫn là ngành nghề chính, Hàng Bạc trở thành con phố kim hoàn của Hà Nội. Tại con phố sầm uất này vẫn tiếp tục có những thế hệ cha truyền con nối với nghề sản xuất mỹ nghệ kim hoàn. Phố hàng Bạc (Tranh sơn dầu trên vải vẽ năm 1966 của họa sĩ Bùi Xuân Phái) Không chỉ là không gian lưu giữ phố nghề, Hàng Bạc ngày nay còn được biết đến như một không gian điển hình của phố cổ Hà Nội. Kiến trúc của phố Hàng Bạc có hai dạng đặc thù là loại nhà hình ống và loại nhà gác mái chồng diêm. Những ngôi nhà hình ống với bề dài, rộng tuy có hạn, nhưng lại vẫn tạo được khoảng không gian, ở đó có nơi để thờ cúng, có nơi để nghỉ ngơi, sản xuất và buôn bán, nhưng vẫn rất thông thoáng có đủ lượng ánh sáng chiếu vào. Nhà chồng diêm thì khác hẳn: là loại nhà hai tầng không hoàn toàn với gác xép có cửa giả hay cửa cỡ nhỏ hoặc cửa tròn mở ra phố. Loại nhà này ngoài mái ngói nghiêng xuống mặt phố còn có mái tranh vẩy thêm ra hè. Hai đầu hồi xây vài ba bậc, có đường chỉ hay đường triện đơn giản. Bờ nóc hai mái hơi cong lên ở hai đầu và gờ trang trí. Kết thúc ở hai đầu góc mái là cái đầu xây trang trí gạch bằng chỉ. Với lối kiến trúc này làm cho phố Hàng Bạc khác hẳn với những con phố khác của Hà Nội. Đặc biệt những di tích có mặt dày đặc ở con phố này làm cho Hàng Bạc thêm vừa cổ kính vừa tâm linh. Khách du lịch quốc tế khi đến Hà Nội bao giờ họ cũng chọn Hàng Bạc làm một trong những điểm dừng chân lâu nhất. Những di tích lịch sử ở phố Hàng Bạc được thống kê là nhiều bậc nhất trong các phố cổ của Hà Nội như: những di tích về phường nghề như số nhà 58, xưa là Trang xưởng đúc bạc nén, số nhà 50 là Ðình Thượng (Trương Đình) và số 42 là Ðình Hạ (Kim Ngân Đình) thuộc những điểm giao dịch thu nhận bạc nén thành phẩm, nhà thờ tổ nghề kim hoàn Định Công - số nhà 51 Phố Hàng Bạc còn đó nỗi niềm Ca Trù Phố Hàng Bạc với người Hà Nội ngày nay còn là không gian văn hóa đặc biệt nâng niu những giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc, đặc biệt là Ca Trù. Đình Kim Ngân nơi nâng niu những tiếng Ca Trù phố Hàng Bạc Tại đình Kim Ngân (số 42 phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm