Những biểu tượng phổ biến trong thơ ca dân gian Mông

1. Mở đầu Biểu tượng là một dạng thông tin trong đời sống con người. Những hình ảnh tượng trưng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống dần trở thành dấu ấn sâu đậm trong nền văn hóa được cả cộng đồng chấp nhận và sử dụng. Như vậy, điều kiện quan trọng để một hình ảnh ngôn ngữ trở thành biểu tượng đó là tần số xuất hiện và khả năng phổ biến. Nó vừa mang những đặc trưng văn hóa chung vừa mang những sắc màu riêng của mỗi quốc gia, cộng đồng dân tộc. Có nhiều lí thuyết khác nhau về biểu tượng của các nhà nghiên cứu biểu tượng trên thế giới như Jean Chevalier, Alain gheerbrant, C.G.Jung, L. White. nhưng đa số các ý kiến đều thống nhất nhận định: “Biểu tượng chính là ngôn ngữ tượng trưng chỉ có ở loài người và là tế bào của đời sống văn hóa”. Nói đến biểu tượng cũng chính là nói đến văn hóa, nó còn được quan niệm như là một “đơn vị cơ bản” của văn hóa. Vì thế, “Muốn tìm được bản sắc văn hóa dân tộc một cách chính xác thì cần phải thông qua các hệ thống biểu tượng có trong lòng mỗi dân tộc” [2].

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những biểu tượng phổ biến trong thơ ca dân gian Mông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 70-78 This paper is available online at NHỮNG BIỂU TƯỢNG PHỔ BIẾN TRONG THƠ CA DÂN GIAN MÔNG Hùng Thị Hà Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang Tóm tắt. Thơ ca dân gian Mông có nhiều biểu tượng nghệ thuật độc đáo thông qua các loài cây, con vật và vật dụng hàng ngày như cây lanh, lá ngón, cây ngô; con chim, con ngựa; chiếc khèn, cái ô... phản ánh những nét đặc trưng văn hóa người Mông. Các biểu tượng nghệ thuật trong thơ ca dân gian Mông hình thành từ môi trường thiên nhiên và đời sống phong tục tập quán của dân tộc Mông tạo nên. Từ khóa: Thơ ca dân gian Mông, biểu tượng nghệ thuật, loài cây, con vật, vật dụng hàng ngày, đặc trưng văn hóa. 1. Mở đầu Biểu tượng là một dạng thông tin trong đời sống con người. Những hình ảnh tượng trưng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống dần trở thành dấu ấn sâu đậm trong nền văn hóa được cả cộng đồng chấp nhận và sử dụng. Như vậy, điều kiện quan trọng để một hình ảnh ngôn ngữ trở thành biểu tượng đó là tần số xuất hiện và khả năng phổ biến. Nó vừa mang những đặc trưng văn hóa chung vừa mang những sắc màu riêng của mỗi quốc gia, cộng đồng dân tộc. Có nhiều lí thuyết khác nhau về biểu tượng của các nhà nghiên cứu biểu tượng trên thế giới như Jean Chevalier, Alain gheerbrant, C.G.Jung, L. White... nhưng đa số các ý kiến đều thống nhất nhận định: “Biểu tượng chính là ngôn ngữ tượng trưng chỉ có ở loài người và là tế bào của đời sống văn hóa”. Nói đến biểu tượng cũng chính là nói đến văn hóa, nó còn được quan niệm như là một “đơn vị cơ bản” của văn hóa. Vì thế, “Muốn tìm được bản sắc văn hóa dân tộc một cách chính xác thì cần phải thông qua các hệ thống biểu tượng có trong lòng mỗi dân tộc” [2]. 2. Nội dung nghiên cứu Thơ ca dân gian mỗi dân tộc đều mang trong mình một hệ thống biểu tượng mang tín ngưỡng tôn giáo, phong tục, tập quán... Thơ ca dân gian Mông với thế giới hình tượng Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014. Liên lạc Hùng Thị Hà, e-mail: hungthuhahg@gmail.com 70 Những biểu tượng phổ biến trong thơ ca dân gian Mông phong phú như biểu tượng về hệ thống cây (cây lanh, cây tre, lá ngón, cỏ tranh, ngải cứu, cây rau rớn, cây ngô...), biểu tượng về hệ thống loài vật (con chim, con ngựa, con trâu,...), hoặc biểu tượng về đồ vật như cây khèn, cái ô, cái giường, cái áo, cái khăn, cái kim, sợi chỉ, đôi bồ giáo, chiếc thắt lưng... mang những đặc trưng văn hóa vật thể và phi vật thể luôn hiện hữu trong tinh thần của một dân tộc. Đó là những mã văn hóa quan trọng trong đời sống của người Mông, biểu hiện ở cả tần số xuất hiện và ý nghĩa biểu trưng của nó. 2.1. Biểu tượng cây lanh Người Mông thường nói: “Ở đâu có cây lanh thì đó có người Mông”, “Ở đâu có người Mông ở đó có nghề dệt lanh”. Cây lanh đi vào văn học dân gian và làm nên bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Trong thơ ca dân gian Mông, cây lanh là đề tài, nguồn cảm hứng, chất liệu và phương tiện biểu hiện nghệ thuật. Biểu tượng lanh xuất hiện với tần số cao nhất trong số các biểu tượng về các loài cây khác. Theo thống kê, trong 283 trang/926 trang có đề cập 11 loại thực vật thì biểu tượng lanh có mặt 82 trang/926 trang, chiếm tỉ lệ 28,98%. Lanh được coi như biểu tượng văn hóa truyền thống, gắn liền với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Mông: “Bà Trày làm cho giống lanh sống lại/ Bà H’mông trồng giống lanh tốt tươi/ ... Mình đi cắt lấy lanh/... cây to đem về dệt thành vuông chống tàu lau lá cỏ/ mà làm lụng nuôi con cháu/ Cây nhỏ đem về dệt thành thước đón rượu đón cưới/ Cây thẳng đem về dệt thành tấm chống đất đen vàng của nhà Trời” [8]. Vị trí linh thiêng của biểu tượng lanh trước tiên được xác định thông qua việc người Mông không kể già hay trẻ khi chết đều phải mặc bộ trang phục bằng vải lanh, đội khăn lanh, đi giày lanh. Đó là dấu hiệu để tổ tiên đón nhận ở thế giới bên kia: “Tổ tiên có hỏi mình ở trên trần gian về được cái gì đem theo/ Thì mình thưa:/ Con ở trần gian về cái gì chẳng được/ Được một chiếc khăn lanh, một chiếc áo lanh/ Một chiếc quần lanh, một thắt lưng lanh/ Một đôi giày lanh, một đôi xà cạp lanh” [8]. Lanh là vật dẫn đường nối thế giới thực tại với tổ tiên, là cây cầu, dây dẫn để người sống dâng lễ vật cúng người chết: “Người đừng khóc đừng than/ Hãy chìa tay trái đón lấy/ Sợi dây con vật nắm vào tay/ Hãy chìa tay phải nhận sợi chỉ con vật buộc vào chân” [5]. Không chỉ là cầu nối giữa thế giới thực tại với thế giới linh thiêng mà lanh còn trở thành thứ vũ khí bảo vệ linh hồn con người vượt qua chặng đường đầy gian khó, hiểm nguy khi tìm đến với tổ tiên: “Người Mông không có vải lụa/ Người H’mông lấy sợi lanh đan thành đôi giày/ Người dẫm lên đầu sâu/ Vượt núi sâu róm mà về với tổ tiên” [6]. Trong quan niệm của đồng bào, xưa kia người Mông cũng có một quốc gia riêng với lá cờ màu đỏ với biểu tượng hình đôi sừng trâu. Mảnh vải đỏ trước cửa còn có tác dụng khẳng định chủ quyền, bảo vệ hồn của các thành viên và tài sản của gia đình. Hình ảnh mảnh vải lanh đỏ, vì thế, xuất hiện nhiều trong thơ ca dân gian: “Cửa chính treo vải đỏ/ Bàn thờ dành dán giấy/ Giữa gian làm đrâu Mông nơi uống rượu/ Ngoài hiên làm gầu Mông nơi thêu váy” [4]. Có thể nói, biểu tượng lanh xuất hiện trong thơ ca dân gian Mông với nhiều tầng ý nghĩa trở thành vật thiêng, là tín hiệu văn hóa góp phần tạo nên biểu tượng cố kết cộng đồng. Đi vào thơ ca dân gian Mông, lanh còn biểu trưng cho vẻ đẹp, tính cách và số phận 71 Hùng Thị Hà của người phụ nữ Mông. Lanh là chất liệu chính tạo nên bộ trang phục của người Mông: “Nữ người H’mông chỉ kéo được ra sợi lanh, sợi đay/ Nữ người H’mông dệt thành vải lanh, vải đay” [1], là niềm tự hào của người phụ nữ Mông: “Nữ ngưỡi Sã lấy chồng, nữ mặc áo nhung/ Nữ người H’mông lấy chồng, nữ mặc áo lanh” [8]. Để ca ngợi vẻ đẹp trong tâm hồn người con gái, ca dao người Kinh thường mượn hình ảnh hoa sen, hoa ngâu, cành liễu... “Hoa sen mọc bãi cát lầm/ Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen”; người Thái dùng hoa ban – một loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây bắc - làm biểu tượng cho vẻ đẹp của người con gái; dân ca Dao lại dùng bông mẫu đơn nói đến dáng vẻ tươi tắn đẹp đẽ nhưng giản dị khiêm nhường của phụ nữ Dao: “Em là mẫu đơn hoa đẹp nhất/ Hoa rơi xuống nước vẫn bơi theo”... Trong thơ ca dân gian Mông, cây lanh trở thành vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người phụ nữ Mông, là thước đo giá trị của người con gái: “Con gái không biết làm lanh lấy được chồng vẫn rách/ Gái xinh không biết cầm kim vẫn hư” [9]. Để có được một bộ trang phục, người phụ nữ Mông phải trải qua một quá trình lao động kiên trì, tỉ mỉ và cả sự khéo léo, công phu, bởi thế với người Mông:“Muốn biết người tốt xem gác bếp/ Muốn biết người đẹp xem quần áo” [9]. Cây lanh và các vật dụng từ lanh thường được sử dụng để khắc họa vai trò của người phụ nữ Mông trong gia đình: "Mẹ chết để lại cho con gái bó lanh thòng lọng treo cột/ Gái mồ côi lớn thành người bó lanh đã thành ổ chuột chù" [3]. Hình ảnh "bó lanh đã thành ổ chuột chù "diễn tả sâu sắc nỗi khổ của những đứa trẻ mồ côi mẹ; đồng thời nhấn mạnh vai trò của người phụ nữ trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Trong thơ ca dân gian Mông có rất nhiều phương thức diễn tả các trạng thái tình yêu và biểu tượng lanh chính là một trong những phương tiện độc đáo. Lanh là cái cớ để người ta tìm đến với nhau:“ Gầu Mông lấy năm lanh sợi cuốn lên khuỷu/ Nói đôi mẹ rằng/ Gầu Mông đi ngắm hoa trăng hoa trời lên” [7]; là biểu trưng cho khát vọng tình yêu: "Giá mình em là sợi lanh sợi chỉ/ Anh sẽ quấn vào người để sợi cùng anh đi" [8]; là lòng chung thủy: "Em lấy của bố mẹ/ Cây sào cuộn lanh đem phơi sợi/ Em hãy làm con gái son chờ đợi" [6] và tín vật tình yêu: "Em tặng chàng chiếc dây lưng lanh thêu hoa thành hình con ốc". Hình ảnh lanh còn mang ý nghĩa biểu trưng cho ước vọng về cuộc sống vợ chồng giản dị đầm ấm: "Ví dù ta lấy được mình/ Mình làm vụ lanh đôi ta mặc/ Ta làm vụ nương đôi ta không ăn bữa nhạt" [7]. Tình yêu có bao nhiêu cung bậc trạng thái thì lanh mang trong nó bấy nhiêu ý nghĩa biểu trưng. Bởi thế, không chỉ có khát vọng hạnh phúc, lanh còn thể hiện sự chua xót khi tình yêu tan vỡ: "Hai ta gieo xong vụ lanh/ Nhớ gieo lại không nhớ hái" [6]. Thơ ca dân gian còn là bức tranh xã hội cũ đầy rẫy những bất công, người phụ nữ Mông cũng tự ví mình như cây lanh. Người may mắn có được hạnh phúc thì "như cây lanh xanh/ Mọc nơi đất phẳng”; nếu bất hạnh thì “như lanh nương tra vào bãi ruộng/ lanh ruộng tra vào bãi nương”, “Như cây lanh bị người ta sắp cắt”... Hình ảnh cây lanh đi vào trong thơ ca trở thành biểu tượng nguồn gốc - dấu hiệu của tộc người, đồng thời là biểu tượng tình yêu với các cung bậc vui buồn, thề nguyện, nhớ nhung, xum họp, chia li; lanh còn là biểu tượng vẻ đẹp, tính cách, phẩm chất, số phận của người phụ nữ... Có thể nói, biểu tượng lanh trải qua bề dày lịch sử trở thành niềm tự 72 Những biểu tượng phổ biến trong thơ ca dân gian Mông hào và bản sắc dân tộc của người Mông. 2.2. Biểu tượng cây khèn Cây khèn đã trở thành nhạc cụ thiêng và là biểu tượng của tộc người Mông. Trong thơ ca dân gian Mông, khèn xuất hiện thể hiện sự linh thiêng, gắn liền với các nghi lễ trong đám tang. Nguồn gốc xuất hiện của cây khèn gắn liền với những truyền thuyết của người Mông. Theo truyền thuyết, âm thanh phát ra từ mỗi ống trúc tượng trưng cho tiếng khóc, tiếng lòng của người con trước nỗi đau mất cha mẹ. Vì thế, gia đình người Mông khi có người thân mất đi, nhà nghèo có thể không mổ súc vật làm đám ma, nhưng tuyệt đối không thể thiếu tiếng khèn.Trong tang lễ, dù là đám ma khô hay ma tươi thì cây khèn được sử dụng như một hiệu lệnh chỉ dẫn trình tự các nghi lễ. Tiếng khèn là tiếng khóc than, là lời tâm sự giữa người sống với người đã chết, giữa cõi trần với cõi âm, cây khèn được hình tượng hóa như con người: “Ai sẽ đi xuống huyệt/ Gầu khèn sẽ dẫn đón ngươi/ Đi về xuống huyệt” [10]; “Mọi tháng mọi năm/ Gầu khèn vẫn treo vách nhà/ Năm nay gầu khèn mới rền rĩ/ Mới đi mời được gầu pli, đrâu pli dậy từ huyệt ra” [5]. Biểu tượng khèn còn xuất hiện trong lời thề nguyền thủy chung: "Để khi em chết đi/ Anh không thương đành/ Thương nhớ anh dùng tay trái bấm lỗ ngón/ Tiễn đưa em lên trời cao con đường tối tăm" [4]. Sự hòa quyện của tiếng khèn với tiếng trống được thể hiện bằng hình ảnh rất độc đáo: “Sẽ mời gầu khèn đrâu trống/ ... Làm hoa mưa trộn hoa nắng/ Làm hoa khèn trộn hoa trống” [5]. Nếu lanh là biểu tượng vẻ đẹp, tính cách và số phận người phụ nữ Mông, thì cây khèn được coi là biểu tượng của người đàn ông Mông. Với người nam giới Mông, cây khèn là vật bất ly thân, họ mang theo khèn lên nương, xuống chợ, đến lễ hội... tiếng khèn giúp cho người lao động quên đi mệt nhọc, vơi bớt nỗi buồn. Vượt ra khỏi chức năng chủ đạo là nhạc cụ thiêng, sau này cây khèn đã đảm nhiệm thêm chức năng giải trí (người ta có thể dùng khèn thổi các bài dân ca) và chính khả năng thổi khèn, múa khèn được coi là một trong những chuẩn mực đánh giá tài năng của các chàng trai Mông. Từ vai trò trong đời sống và tần số xuất hiện nhiều trong thơ ca dân gian, cây khèn và lanh chính là các biểu trưng của nguồn gốc tộc người Mông. 2.3. Biểu tượng con đường Quan niệm “con đường” của người Mông phản ánh rõ nét kiểu tư duy kết hợp cái lí của tự nhiên với các quy ước, luật tục để suy đoán, cắt nghĩa các vấn đề xã hội, con người mà người ta hay gọi là “cái lí người Mông” là những quy định, những vạch, những sợi dây bao trùm lên toàn bộ đời sống, đó là“txox cêr uô nênhs” (Đường làm người). Gắn chặt với nhân sinh quan, vũ trụ quan, những quan niệm ứng xử giữa con người với con người và con người với thiên nhiên của người Mông, biểu tượng "đường" xuất hiện trong thơ ca dân gian đáp ứng nhu cầu cần thiết về "đường lí đường lẽ"(cêr lik cêr chei) của đồng bào. Trong nghĩa gốc, con đường là lối đi dẫn bước chân mỗi người đến nơi cần đến. Trong nghĩa biểu tượng, con đường chính là cuộc hành trình để tìm đến cái đích cuối cùng... Con đường có khi là cuộc hành trình riêng lẻ của một người, có khi lại là 73 Hùng Thị Hà con đường chung mà nhiều người cùng bước qua với bao niềm vui, hạnh phúc lẫn những gian nan, cay đắng. Chính nét nghĩa này tạo cho con đường ý nghĩa khái quát thành biểu tượng cho dòng đời, đường đời trở đi trở lại nhiều lần trong các bài ca dân gian Mông: “Anh và em từng chắp nối con đường bè bạn” [8], “Đôi ta kết nghĩa bạn tình hạnh phúc dường này/ Ta chỉ có đường thuận mà không có đường lìa” [4], “Cha mẹ bắt em đi lấy chồng/ Em đi cách núi cách sông/ Sao chàng lại bảo em đi con đường vui sướng” [8]. Người Mông quan niệm, mọi lĩnh vực của đời sống đều được xác định như một con đường: đường đấu tranh, đường sản xuất, đường làm người, đường yêu đương, đường ăn, đường mặc, đường sống và cả đường chết... Trên hành trình dài đó, con người khi thì băn khoăn vì: “Cơm ăn nhà ta như cỏ già lơ thơ trên hang đá/ Tiền bạc thì còn ở tận đường xa” [8]; có lúc lại lạc vào "buồn bã con đường đầy mây mù/ Khác nào người mù không biết lối”, “Trâu còn không biết thân trâu đeo ách/ Em không biết thân em đi làm dâu là con đường cay cực”để rồi cháy lên niềm khao khát “Tôi vung chân vung tay đi khắp mọi đường/ Lúc ấy tôi vỗ chân nhẩy/ Vui mừng như người đi làm ăn” [8]. Điều đó xuất phát từ tâm trạng, cuộc đời và số phận của người phụ nữ Mông trong xã hội xưa. Mặc dù biết “Đường làm dâu con đường như ống đũa/ Đường làm dâu đường nước mắt dàn giụa" [4] nhưng họ đâu có quyền lựa chọn; hạnh phúc cả cuộc đời lại do người khác quyết định, sắp đặt vì thế không tránh khỏi những lo âu: “Có ngày mình đi lấy chồng/ Mình sẽ gặp con đường nước mắt...” [8]. Ở nhiều trường hợp hình ảnh con đường còn được sử dụng nhằm khẳng định tình yêu, lòng chung thủy và sự gắn bó: “Gầu Mông nói đrâu Mông/ Hai ta ăn cùng gác/ Nếu trời buộc phải thác /sẽ đi chung một lối/ Để đi cùng một đường” [3] cũng có khi là lời an ủi "Đường làm dâu còn biết đi biết về/ Đường chết mới như tảng đá rêu lăn hố sâu" [6]. Trong các đường đó thì đường yêu đương mang nội dung rộng hơn: đó là những quy định, những điều cấm kị từ khi tìm hiểu đến việc kết hôn: “Cái lệ cưới xin, dệt vải phải có khung có thoi/ Cái lí dựng vợ gả chồng, mối mai tôi đã biết” [8] và đường vợ chồng: “Đã lấy người nào phải ôm người ấy, chết theo người ấy/... Đã lấy người nào phải theo người ấy, ôm người ấy mà chết” [8]. Có thể nói, trong thơ ca dân gian Mông, bên cạnh ý nghĩa biểu trưng là dòng đời, đường đời, biểu tượng “đường” còn mang ý nghĩa là đạo lí làm người và được tác giả dân gian Mông sử dụng như một biểu tượng cảm nhận về cuộc đời: “Mình ạ! Con đường trẻ không dài/ Con đường già chóng đến/ Đời người như bóng râm từ từ ngả bên đồi” [8]; con đường trở thành biểu tượng dẫn lối cho khát vọng sống, tình yêu hạnh phúc: "Giá em may được anh/ Giá anh may được em/ Đôi ta đem đường chơi bời chôn sâu góc trời/... Đôi mình đem đường lớt phớt chôn vùi mặt đất" [6]. 2.4. Biểu tượng nước Trong thơ ca dân tộc Tày biểu tượng nước được xem như yếu tố tình cảm: “Thương nhau nước đựng vào sàng/ Không thương nước đựng trong cang còn rò”, thơ ca dân gian Mường biểu tượng nước thể hiện những suy tưởng về lẽ đời “Thà nước đổ về sông/ Còn mong có lúc được vác/ Nước đã đổ xuống cát/ Còn cầm bát đợi làm chi mà sầu”. Trong 74 Những biểu tượng phổ biến trong thơ ca dân gian Mông thơ ca dân gian Mông về tình yêu biểu tượng nước tượng trưng cho một giá trị, một quyền năng, là những gì trong sáng, thanh khiết: “Áo này, áo em may/ Bẩn bám, chàng đem đi giũ/ Bụi bám, chàng mang đi giặt/ Giặt thì giặt cho sạch nơi hồ nước biếc” [8]; “Được vật trao anh đem về giũ nước suối trong” [8]; khẳng định sự bền chặt của tình yêu đôi lứa: “Hai đứa con gái yêu con trai/ Như con suối chảy xiết qua thung/ Chảy tràn lên cây ngải” [6]; thể hiện khát khao yêu đương mãnh liệt “Đôi ta kết duyên cùng nhau/ Chung uống chén nước lạnh/ Cũng ngọt như mật ong khoái” [6], nước trở thành sự đồng lòng và ước mơ về một cuộc sống gia đình hạnh phúc: “Giá em lấy được anh/ Em sẽ lo chậu nước sạch/ Cho anh rửa mặt,../ Em sẽ đổ chậu nước trong/ Cho anh rửa chân” [6]. Từ đặc tính về sự trôi chảy, nước trở thành biểu tượng của dòng đời, số phận: “Nước chảy được cho nước chảy/ Đất không chảy được để đất đứng/... Đi được em cứ đi/ Anh không đi dược để anh chạy quanh đồi núi khóc” [6]. Đôi khi biểu tượng nước lại như một lời thề chung thủy, cũng có khi là oán than, thất vọng, ngậm ngùi: “Nước lạnh quyết không để nước nóng trộn/ Em hẹn làm bảy năm con gái chờ anh/ Bây giờ nước lạnh đã để pha nước nóng pha” [8]. Không chỉ xuất hiện trong thơ ca tình yêu, biểu tượng nước còn trở đi trở lại trong các bài ca nghi lễ tang ma của người Mông: “Nước ở nước trắng ngần/ Nước làm con người nước rửa chân/ Nước ở nước trong vắt/ Nước làm con người nước rửa mặt” [5]. Với góc nhìn nhận sâu rộng hơn biểu tượng nước được linh thiêng hóa gói trọn nỗi đau, sự tiếc thương của người sống đối với người đã chết. Có thể nói, trong thơ ca dân gian Mông biểu tượng nước đã cho người đọc một hình dung sắc nét tâm trạng và số phận của con người. 2.5. Biểu tượng kỉ vật tình yêu Biểu tượng đôi bồ giáo, chiếc thắt lưng đôi xà cạp, khăn đội đầu đi vào thơ ca dân gian, đặc biệt thơ ca về tình yêu và được sử dụng như một ám ảnh nghệ thuật, một tín hiệu thẩm mĩ độc đáo: "Nhớ nhau em tặng anh chiếc dây lưng xanh/ Anh đem về cất kĩ trong hòm/ Trời nắng anh hong trên mỏm đá/ Nhìn thắt lưng anh khuây khỏa nhớ mong" [8]. Trong cuộc sống hàng ngày, thắt lưng, bồ giáo, đôi xà cạp, chiếc khăn vừa là vật dụng gần gũi, thân thiết không chỉ có chức năng che chắn, bảo vệ mà còn là trang phục góp phần tôn lên vẻ đẹp của người con gái. Trong thơ ca dân gian, hình ảnh chiếc thắt lưng và đôi bồ giáo chỉ người con gái xinh đẹp, khéo léo, tháo vát, "Chiếc dây lưng lanh thêu hoa hình con ốc/ Sợi to sợi nhỏ do bàn tay em se", "Cô quấn xà cạp gọn xinh như trôn ốc vặn/ Cô lấy chồng lo toan được việc nhà". Đó là cái cớ để trai gái trao duyên, tình tự thể hiện khát vọng, ước mơ về tình yêu theo cách riêng: "Tình nghĩa đôi ta như chiếc thắt lưng nhiễu anh tặng mình" [8]; là biểu tượng cho một tình yêu thủy chung, bền vững: "Anh không có vòng nhẫn vàng cho mượn/ Để anh cho mượn chiếc bồ giáo thêu hoa đôi/ Cái bồ giáo thêu hoa tròn/ Em về ngày nắng đem phơi/ Ngày mưa đem cất kĩ đáy hòm/ Để gió lùa không tới/ Cho gió thổi không bay" [4]. Tình yêu luôn đồng hành với nỗi nhớ, nhưng trong thơ ca dân gian Mông nỗi nhớ không xa vời, hư ảo bởi nó gắn với những gì thật gần gũi: "Đôi ta yêu nhau mình tặng ta chiếc khăn đội đầu/ Mỗi lần đi làm nương/ 75 Hùng Thị Hà Nhớ mình, ta để khăn trên mô đá/ Thấy khăn là thấy mình hồi nào cùng ta trò chuyện bên nhau" [8]. Câu thơ cũng trở nên độc đáo bởi cách bộc lộ niềm thương nỗi nhớ: "Ta lê bước về nhà mà hồn còn ngủ trong thắt lưng em" “Xa anh, hồn em luôn ở đuôi khăn anh” [7]. Dù không một từ “nhớ” nhưng chỉ riêng hình ảnh "hồn còn ngủ trong thắt lưng" và “ngủ ở đuôi khăn” nỗi nhớ đã tràn đầy trong thơ. Đến với mỗi bài thơ ta sẽ cảm nhận được lối tư duy đặc biệt của người đang yêu: "Giáo bồ may tím xanh/ Mang về không dùng đem để dành/ ... Anh cất kĩ đáy hòm tơ/ Anh giặt vò không giặt giũ/” [4]. Biểu tượng chiếc bồ giáo đem lại sự bất ngờ vì nó có thể "dỗ dành anh chín mươi tám tấm lòng, chín mươi tám lá gan". Cách bày tỏ tình cảm hồn nhiên, mộc mạc, tinh tế và sâu sắc. Đi vào thơ ca dân gian Mông chiếc thắt lưng, đôi bồ giáo, xà cạp, chiếc khăn trở thành biểu tượng của nỗi nhớ. Tác giả dân gian đã thổi hồn mình vào những vật dụng thông thường để khắc họa vẻ đẹp của người con gái và thể hiện sinh động các cung bậc cảm xúc. 2.6. Biểu tượng cái chết Trong thơ ca dân gian Mông, thường khi nói đến cái chết thì hình tượng lá ngón và cuộn dây lại hiện ra. Cái chết, đôi khi được nói đến một cách bình thản thể hiện khát vọng tự do. Sự xuất hiện của lá ngón và cuộn dây thừng như một sự giải thoát và phản kháng. Khi đó, cái chết như là sự giác ngộ đến tận cùng của sự sống. Trong thơ ca dân gian Mông, hình ảnh lá ngón có