Nội dung quản lí hoạt động bồi dưỡng lí luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

Abstract: The theoretical study of the management of the training of political theory at districtlevel political training centers is a very important and urgent content in the current situation of integration and globalization. In the face of changes in theory and practice, political theory training for staffs and party members, especially basic staffs, is required. The content of managing on fostering political theory for the lecturers at political centers includes: Developing a plan for training and fostering political theory; Managing the content and programs for fostering political theory; Managing lecturer staff; Examining and evaluating the results of fostering political theory. If these contents are well implemented, they will contribute to improving the quality of current political fostering activities.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung quản lí hoạt động bồi dưỡng lí luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 466 (Kì 2 - 11/2019), tr 17-21 17 NỘI DUNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI CÁC TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN Phạm Nguyên Nhung - Huyện ủy Thanh Trì, thành phố Hà Nội Ngày nhận bài: 20/8/2019; ngày chỉnh sửa: 10/9/2019; ngày duyệt đăng: 17/10/2019. Abstract: The theoretical study of the management of the training of political theory at district- level political training centers is a very important and urgent content in the current situation of integration and globalization. In the face of changes in theory and practice, political theory training for staffs and party members, especially basic staffs, is required. The content of managing on fostering political theory for the lecturers at political centers includes: Developing a plan for training and fostering political theory; Managing the content and programs for fostering political theory; Managing lecturer staff; Examining and evaluating the results of fostering political theory. If these contents are well implemented, they will contribute to improving the quality of current political fostering activities. Keywords: Center for political fostering, fostering political theory, managing fostering activities. 1. Mở đầu Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta phải giải quyết nhiều vấn đề lí luận mới theo sự phát triển của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, trong đó có làm tốt việc bồi dưỡng lí luận chính trị (LLCT) cho đội ngũ cán bộ các cấp để tăng tính hiệu quả trong công tác lãnh đạo, quản lí KT-XH đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [1; tr 309], vì vậy, “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [1; tr 280], cũng như “để làm cho tất cả cán bộ, đảng viên xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng, Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lí tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên” [2; tr 439]. Theo cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ của Đảng là những người thường trực tiếp tiếp xúc, làm việc với nhân dân, phục vụ lợi ích chính đáng của nhân dân. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở tuy có số lượng đông nhưng chất lượng lại không đồng đều, ít được học tập, đào tạo cơ bản qua các trường chính trị. Chính vì vậy, họ luôn có nhu cầu cần được bồi dưỡng về kiến thức lí luận, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, kĩ năng nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động chuyên môn... Bài viết nghiên cứu lí luận về quản lí hoạt động bồi dưỡng LLCT tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng LLCT hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm quản lí hoạt động bồi dưỡng lí luận chính trị Theo Quy định số 54-QĐ/TW ngày 12/5/1999 của Bộ Chính trị, đào tạo, bồi dưỡng LLCT là chế độ (quy định mang tính bắt buộc) học tập LLCT đối với đảng viên [3]. Nhận rõ tầm quan trọng và tính thiết thực của việc bồi dưỡng LLCT, Đảng ta yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên đều phải học LLCT, tiêu chuẩn hóa các loại chức danh phải đạt đến trình độ nhất định về LLCT. Quản lí bồi dưỡng có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra các hoạt động của người dạy, người học trong việc thực hiện kế hoạch, chương trình bồi dưỡng nhằm đạt mục tiêu của cơ sở bồi dưỡng. Bản chất của quản lí bồi dưỡng là quản lí các yếu tố cấu thành quá trình bồi dưỡng. Từ đó, có thể hiểu: Quản lí bồi dưỡng LLCT là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật, bằng cơ chế, chính sách, công cụ và các biện pháp quản lí cụ thể của các chủ thể quản lí (ở tầm vĩ mô và vi mô) đến các đối tượng quản lí, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đúng đường lối, quan điểm bồi dưỡng và đạt được mục tiêu bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. 2.2. Nội dung quản lí hoạt động bồi dưỡng lí luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện 2.2.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị Việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng cần đảm bảo các tiêu chí: Vạch ra được mục tiêu cần đạt được của hoạt động bồi dưỡng trong khoảng thời gian nhất định; xác định các bước đi (cách thức, quy trình thực hiện) để đạt mục tiêu; xác định các nguồn lực và các biện pháp để đạt tới mục tiêu. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 466 (Kì 2 - 11/2019), tr 17-21 18 Kế hoạch bồi dưỡng LLCT cần đảm bảo các yêu cầu: - Xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng. Công việc xác định nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ, đảng viên cụ thể được bắt đầu bằng sự phân tích để làm sáng tỏ các vấn đề như: Có thực sự tồn tại nhu cầu bồi dưỡng hay không? Lí do phải tiến hành bồi dưỡng? Nhu cầu bồi dưỡng cần xác định thuộc loại nào? Hoạt động bồi dưỡng LLCT của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện được xác định đáp ứng nhu cầu của các ngành, đoàn thể, chính quyền trong địa bàn quận/huyện. Với các đối tượng cụ thể như: Sơ cấp LLCT, trung cấp LLCT, lớp đối tượng đảng, lớp đảng viên mới, lớp phụ nữ, lớp tuyên giáo, lớp Đoàn Thanh niên, lớp nông dân, lớp liên đoàn lao động, lớp cựu chiến binh, lớp mặt trận,... - Xác định mục tiêu bồi dưỡng. Quản lí mục tiêu bồi dưỡng trong các trung tâm bồi dưỡng LLCT trước hết phải xây dựng được một hệ thống mục tiêu hợp lí bao gồm: Mục tiêu bồi dưỡng chung; mục tiêu của từng đối tượng bồi dưỡng và mục tiêu của từng chuyên đề. Các mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ thống mục tiêu hoặc mạng lưới các mục tiêu. Xác định đúng mục tiêu bồi dưỡng sẽ là cơ sở khoa học quan trọng để thiết kế nội dung chương trình, phương pháp, hình thức bồi dưỡng cụ thể. - Xác định nội dung chương trình bồi dưỡng. Trên cơ sở các đối tượng bồi dưỡng và mục tiêu bồi dưỡng, xác định nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị cho cán bộ, đảng viên nhằm hiện thực hóa những nhu cầu, kế hoạch bồi dưỡng đã được thể hiện qua kết quả đánh giá, phân tích nhu cầu bồi dưỡng. Cần phải sắp xếp các nội dung bồi dưỡng một cách khoa học, chuẩn bị những điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc triển khai các nội dung bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. Các nội dung đó phải tạo thành một hệ thống toàn vẹn, logic, đảm bảo tính thiết thực. - Xác định các nguồn lực thực hiện. Trên cơ sở xác định mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng, cán bộ quản lí cần xác định rõ các nguồn lực cho việc thực hiện cụ thể. Đó là việc dự kiến các nguồn lực mang tính khả thi, bao gồm: nguồn ngân sách Nhà nước chi cho các hoạt động bồi dưỡng theo từng năm, từng quý, từng giai đoạn; điều kiện về phòng học, phương tiện giảng dạy; số lượng và trình độ của đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng; đội ngũ nhân viên phục vụ; thời gian, địa điểm và tiến độ thực hiện các khóa bồi dưỡng với các bài dạy và chuyên đề cụ thể; các hình thức tổ chức học tập (trên lớp tập trung, thực tế, hướng dẫn tiểu luận tốt nghiệp,...). Các nguồn lực này cần được xác định một cách khoa học, rõ ràng và hiệu quả để tránh tình trạng lãng phí các nguồn lực, chồng chéo các hoạt động, cục bộ trong một thời gian ngắn,... 2.2.2. Quản lí nội dung, chương trình bồi dưỡng lí luận chính trị Quản lí nội dung bồi dưỡng là khâu trung tâm của quản lí quá trình bồi dưỡng. Quản lí tốt nội dung bồi dưỡng sẽ góp phần tích cực thực hiện mục tiêu bồi dưỡng, là cơ sở cho quản lí người dạy, quản lí người học và trang thiết bị phục vụ cho quá trình bồi dưỡng. Quản lí nội dung bồi dưỡng bao gồm: - Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng. Nội dung chương trình bồi dưỡng cụ thể được xây dựng dựa trên mục tiêu bồi dưỡng. Mục tiêu của một chương trình bồi dưỡng phải gắn với mục tiêu của khóa học, của đối tượng bồi dưỡng. Mục tiêu bồi dưỡng được chia thành mục tiêu về kiến thức; mục tiêu về kĩ năng và thái độ nghề nghiệp; mục tiêu về kĩ năng và thái độ xã hội; và mục tiêu về năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng sẽ tiến hành xác định các khối kiến thức. Việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng cho các đối tượng cụ thể cần căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo, Thành ủy, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị thực tế ở địa phương, cụ thể: - Đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện theo quy định của Ban Tuyên giáo Trung ương gồm có các chương trình: Chương trình đào tạo sơ cấp LLCT theo Hướng dẫn số 65-HD/BTGTW ngày 11/12/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn thực hiện chương trình sơ cấp LLCT. Chương trình bồi dưỡng LLCT dành cho đối tượng kết nạp Đảng theo Hướng dẫn số 10-HD/BTGTW ngày 30/9/2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện chương trình học tập LLCT dành cho học viên lớp đối tượng kết nạp Đảng. Chương trình bồi dưỡng LLCT dành cho đảng viên mới thực hiện theo Hướng dẫn số 11-HD/BTGTW ngày 30/9/2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện chương trình bồi dưỡng LLCT dành cho đảng viên mới. Chương trình bồi dưỡng các chuyên đề gồm: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; Giáo dục đạo đức cách mạng trong thời kì mới; Hội nhập quốc tế; Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo; Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc; Tư tưởng Hồ Chí Minh... Ngoài ra, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện còn phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức đào tạo chương trình trung cấp LLCT - hành chính theo Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2016 và Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2016 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhằm tổ chức triển khai, quán triệt, học tập các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo kế hoạch của cấp ủy huyện. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 466 (Kì 2 - 11/2019), tr 17-21 19 - Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội cho cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở, như: Chương trình bồi dưỡng công tác Đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở thực hiện theo Hướng dẫn số 12-HD/BTGTW ngày 30/9/2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương; Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra đảng cho đội ngũ cán bộ công tác kiểm tra ở cơ sở; Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở; Chương trình bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ công tác Mặt trận Tổ quốc thực hiện theo Hướng dẫn số 23-HD/BTGTW ngày 17/11/2011 của Ban Tuyên giáo Trung ương... Ngoài các chương trình trên, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện còn tổ chức các lớp bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ của một số hội đặc thù như: Hội Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,... - Tổ chức thực hiện nội dung là việc phân bổ chương trình bồi dưỡng, bố trí giảng dạy các chuyên đề theo thời gian hay nói cách khác là việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, thời khóa biểu thực hiện và tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo thời gian và địa điểm thích hợp. Chương trình, kế hoạch bồi dưỡng phải công khai đến từng giảng viên và học viên vào đầu đợt học và được thực hiện nhất quán trong toàn bộ thời gian khóa học. - Điều hành nội dung là bước rất quan trọng đảm bảo cho việc triển khai thực hiện chương trình một cách trôi chảy, đúng quy trình, đúng tiến độ và có chất lượng cao. Để nội dung được vận hành tốt, trước hết phải có sự phân công, phân cấp hợp lí về chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị tổ chức bồi dưỡng. - Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh nội dung là công việc cần thiết đảm bảo chương trình được vận hành một cách trôi chảy theo đúng kế hoạch, lịch trình đã đề ra; đồng thời đảm bảo chương trình luôn được cập nhật, đổi mới phù hợp với nhu cầu của xã hội, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, đoàn thể, chính quyền cũng như nhu cầu, mục tiêu của học viên. 2.2.3. Quản lí đội ngũ giảng viên - Quản lí số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ giảng viên Xây dựng chuẩn đội ngũ giảng viên cần đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo. Trên cơ sở thống kê, rà soát đội ngũ giảng viên hiện có, đối chiếu với tiêu chuẩn để có biện pháp đào tạo và bồi dưỡng bổ sung kịp thời những tiêu chí còn thiếu để đội ngũ giảng viên đảm bảo được nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong hoạt động bồi dưỡng LLCT. Cán bộ lãnh đạo trung tâm bồi dưỡng LLCT cần quan tâm thực hiện các nội dung sau: + Cần xây dựng các chính sách cụ thể để thu hút nhân lực giỏi và tạo động lực để giảng viên được phát triển như: trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức, thâm niên công tác,... + Đánh giá đúng năng lực của giảng viên để sử dụng có hiệu quả. Để phát huy năng lực của đội ngũ giảng viên trước hết phải đảm bảo tính hợp lí trong phân công giảng dạy theo nguyên tắc đúng ngành, đúng nghề. + Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên: Trung tâm phải thường xuyên chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ giảng viên đáp ứng kịp thời những đổi mới, bằng các hình thức như: học tập nâng cao trình độ; tham gia hoạt động bồi dưỡng của các cấp Thành ủy, Trung ương; tổ chức các cuộc thi dạy giỏi đối với giảng viên LLCT; hội thảo, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, tham quan học tập,... + Kiểm tra, giám sát và đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của giảng viên: Cán bộ quản lí trung tâm bồi dưỡng LLCT cũng cần phải có chính sách cụ thể trong việc kiểm tra, giám sát đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng khi phối hợp với các trường chính trị để đảm bảo hiệu quả và phù hợp. - Quản lí hoạt động dạy của đội ngũ giảng viên Quản lí hoạt động giảng dạy của lớp bồi dưỡng LLCT, bao gồm: hoạt động giảng dạy ở trên lớp; hoạt động tổ chức đi thực tế học tập ở cơ sở; hoạt động hướng dẫn, nhận xét và chấm bài tập khóa luận kết thúc sau mỗi khóa học bồi dưỡng theo chương trình; hoạt động nhận xét và chấm bài kiểm tra cũng như các bài tập lớn trong chương trình bồi dưỡng... Trong đó, quản lí việc sử dụng phương pháp giảng dạy của giảng viên là quản lí việc vận dụng các phương pháp giảng dạy ở trên lớp theo quan điểm lấy người học làm trung tâm và phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của người học; đồng thời là quản lí phương pháp tổ chức hoạt động học tập, tham quan thực tế của các lớp bồi dưỡng tại một số cơ sở giáo dục tiên tiến khác; là quản lí phương pháp tổ chức làm các bài tập lớn và nhận xét đánh giá các bài tập lớn sau phần lớn của chương trình bồi dưỡng. Quản lí phương pháp bồi dưỡng bao gồm: xác định phương pháp bồi dưỡng phù hợp với nội dung và mục tiêu bồi dưỡng; tổ chức triển khai phương thức bồi dưỡng được lựa chọn; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện; điều chỉnh, đổi mới thông VJE Tạp chí Giáo dục, Số 466 (Kì 2 - 11/2019), tr 17-21 20 qua việc phối hợp, kết hợp và tích hợp để thực hiện tốt nhất mục tiêu bồi dưỡng. 2.2.4. Quản lí đội ngũ học viên Quản lí công tác tuyển sinh bao gồm nhiệm vụ lập kế hoạch công tác tuyển sinh; tổ chức chỉ đạo công tác tuyển sinh và tổng kết, đánh giá công tác tuyển sinh. Mục đích của công tác tuyển sinh là lựa chọn được những học viên đúng đối tượng, có đủ các tiêu chí và năng lực, phẩm chất. Trên cơ sở các quy định chung của Nhà nước, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên cần căn cứ vào đối tượng bồi dưỡng, loại hình bồi dưỡng và hình thức, phương pháp bồi dưỡng để lựa chọn hình thức, cách thức tổ chức tuyển sinh cho phù hợp. Quản lí quá trình học tập, rèn luyện là nội dung chủ yếu của công tác quản lí học viên và ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng của công tác bồi dưỡng LLCT. Quản lí học viên là vừa quản lí thời gian trên lớp, vừa quản lí thời gian tự nghiên cứu, thảo luận và đi thực tế. Hình thức tổ chức quản lí học viên phải phù hợp với đặc điểm của đối tượng học viên, chương trình, lịch trình và phương thức tổ chức bồi dưỡng LLCT. Nhưng dù bằng hình thức nào, thì người học phải được đặt ở vị trí trung tâm của quá trình bồi dưỡng vì ở một góc độ nhất định họ là khách hàng của các tổ chức bồi dưỡng và đòi hỏi phải được chăm sóc, phục vụ hơn là bị quản lí và áp đặt về mặt hành chính. Quản lí kiểm tra, đánh giá quá trình bồi dưỡng của học viên và theo dõi học viên sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng được thực hiện liên tục từ đầu đến khi kết thúc quá trình bồi dưỡng để đảm bảo đánh giá đúng đắn, khách quan sự tham gia học tập của học viên. Việc theo người học sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng sẽ giúp trung tâm đánh giá quá trình bồi dưỡng và quản lí hoạt động bồi dưỡng phù hợp với sự phát triển KT-XH và đáp ứng yêu cầu thực tế của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Để thực hiện tốt nội dung này yêu cầu các trung tâm bồi dưỡng LLCT cấp huyện cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên sau khóa học. 2.2.5. Quản lí các điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng lí luận chính trị Quản lí các điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng LLCT là một trong những yếu tố quan trọng quyết định. Phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của học viên phụ thuộc vào thiết bị máy móc, phương tiện và đồ dùng dạy học. Mục đích của quản lí tài chính, cơ sở vật chất là nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy, lĩnh hội kiến thức, thực hành, thực tập, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho người học; nâng cao tính khách quan của giảng dạy trong mối quan hệ biện chứng với yêu cầu trừu tượng hóa, mô hình hóa; giảm nhẹ lao động của thầy và trò; mở rộng khả năng cho nhiều người đồng thời tạo điều kiện để cá biệt hóa việc giáo dục, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng học. Quản lí các điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng bao gồm: quản lí kinh phí bồi dưỡng (chi tiêu kinh phí đúng nguyên tắc quản lí tài chính hiện hành nhằm thực hiện tiết kiệm, hiệu quả và chống thất thoát các nguồn được cấp phát từ Nhà nước). Quản lí việc sắp xếp phòng học tại trung tâm theo lịch giảng dạy đã có (thời khóa biểu về phòng học); bàn ghế, bục bảng, phông rèm, thiết bị âm thanh, ánh sáng và văn phòng phẩm (bút, giấy, phấn, ghim, kẹp,...). Quản lí phục vụ các phương tiện kĩ thuật dạy học (mạng Internet, máy tính, máy projector, camera,...). Quản lí các điều kiện phục vụ học tập và sinh hoạt khác (nơi ăn, nghỉ trưa, nơi để xe ô tô và xe máy, phương tiện giao thông để học viên tham quan thực tế tại các cơ sở học tập khác, nước uống...). Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lí tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động bồi dưỡng, lãnh đạo trung tâm bồi dưỡng LLCT cần thực hiện tốt các công việc: xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước hàng năm một cách phù hợp, đúng quy định; xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể về nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu và làm việc của trung tâm theo từng giai đoạn; tổ chức việc xây dựng, sửa chữa, mua sắm theo kế hoạch, chỉ đạo khai thác sử dụng có hiệu quả; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình sử dụng, từ đó có biện pháp bổ sung, điều chỉnh nhằm từng bước hiện thực hóa, sử dụng, khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật, phục vụ tốt nhất công tác bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. 2.2.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng lí luận chính trị Đây là một trong những khâu hết sức quan trọng. Qua việc đánh giá đúng kết quả của hoạt động bồi dưỡng thông qua kiểm tra, chúng ta có thể đo lường được hiệu quả của