Những thách thức của nền nông nghiệp hiện đại
- Giai đoạn phát triển nông nghiệp của loài người:
Hái lượm thuần hóa cây trồng và vật nuôi nông nghiệp sơ khai nông nghiệp công nghiệp hóa
kết quả: loài người đã giải quyết cơ bản về vấn đề lương thực cái đói được đẩy lùi.
-Do quá lạm dụng về những công nghệ mà loài người phải trả giá về nạn suy thoái đất đai, ô nhiễm môi trường và sức khỏe do lương thực và thực phẩm kém chất lượng.
82 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2648 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nông nghiệp bền vững và năng suất xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Khoa Học tự nhiênKhoa Môi Trường Nông nghiệp bền vững và năng suất xanh GV: TS Lê Văn Thiện SV: Phan Thị Thanh Nhàn Vũ Thị Huyền Trang Hoàng Quốc Thành Trần Thị Hằng Tổng quan Nông nghiệp bền vững. Những thách thức của nền nông nghiệp hiện đại. Chiến lược của thế giới đối với sự phát triển nông nghiệp. Nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp sinh thái bền vững Năng suất xanh. Kết luận. A. NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Những thách thức của nền nông nghiệp hiện đại - Giai đoạn phát triển nông nghiệp của loài người: Hái lượm thuần hóa cây trồng và vật nuôi nông nghiệp sơ khai nông nghiệp công nghiệp hóa kết quả: loài người đã giải quyết cơ bản về vấn đề lương thực cái đói được đẩy lùi. -Do quá lạm dụng về những công nghệ mà loài người phải trả giá về nạn suy thoái đất đai, ô nhiễm môi trường và sức khỏe do lương thực và thực phẩm kém chất lượng. + Thoái hóa đất là vấn đề nguy hại nhất trong phát triển nông nghiệp. Nguyên nhân: +do các phương pháp canh tác không hợp lí(áp dụng cơ giới không hợp lí) + do sử dụng hóa chất (mất độ phì nhiêu) + thoái hóa vật lí(mất cấu trúc đất) + vấn đề về lượng nước cũng liên quan đến xói mòn và làm chặt đất, gây mặn hóa hoặc ngập úng Bảng 1: Thoái hóa đất theo kiểu( triệu ha)FAO 2002 Nguyên nhân thoái hóa(%) Tốc độ tăng dân số ngày càng gia tăng 1,33% mỗi năm nghĩa là tăng khoảng 78 triệu người. Sự tăng dân số này diễn ra chủ yếu ở các thành phố của các nước đang phát triển . Theo dự báo nhu cầu lương thực của các nước tăng gấp đôi nhưng đất đai và nước ngày càng trở nên khan hiếm. Hiện nay các hoạt động nông nghiệp phải đương đầu với những thách thức lớn là sự thoái hóa và cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường . Nông nghiệp bao gồm cả những đất đồng cỏ (37% diện tích đất thế giới) , diện tích đất trồng trọt 1,4 tỷ ha và chăn thả quá mức, đất hoang hóa, rừng và săn bắn chiếm khoảng 7,4 triệu ha. Sự thành công hay thất bại trong việc bảo vệ rừng, rừng đầu nguồn , vùng đất hoang hóa, những nơi bị dễ xói mòn,sa mạc hóa, mặn hóa , chua phèn đang là những thách thức lớn đặt ra cho nhân loại. II. Chiến lược của thế giới cho sự phát triển nông nghiệp 1. Đầu tư vào việc giáo dục phụ nữ để cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng hộ gia đình. 2. Khai thác những tri thức bản địa chưa được sử dụng . 3. Tạo cơ hội cho những hộ nông dân nhỏ tiếp cận với kiến thức công nghệ và dịch vụ. 4. Tạo cơ hội để cộng đồng nông thôn có tiếng nói và biến họ thành 1 hợp phần của quá trình. 5. Tiến hành tiếp cận tổng quát đối với sự phát triển nông thôn. Để phát triển bền vững đòi hỏi về sự chú ý của 2 vấn đề: + Công ăn việc làm + Tài chính, xã hội, chính sách,thể chế, văn hóa và những khía cạnh môi trường của xã hội. - Ở các nước đang phát triển thì hiệu suất nông nghiệp cải thiện se là động cơ tăng trưởng cho các lĩnh vực khác.Do đó sự tăng trưởng sản xuất lương thực và đầu ra nông nghiệp sẽ là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế, sự thu nhập trên đầu người cao hơn và cải thiện khẩu phần ăn đối với hầu hết các nước đang phát triển. Trồng cây ăn trái hiệu quả nâng cao thu nhập kinh tế gia đình →Việc đòi hỏi chuyển đổi từ từ một nền nông nghiệp hiện tại sang một hệ thống mới và thâm canh nông nghiệp phải là một phần của phương án giải quyết. Tuy nhiên những chính sách và công nghệ trên bình diện toàn cầu là rất lớn. VD: Hệ thống và công nghệ sản xuất mới phải bền vững về mặt môi trường và hiệu quả cao cần được phát triển. Nó phải khác biệt hẳn so với những cái cũ. -Những vùng chính trên thế giới phải đóng góp việc gia tăng sự cung cấp lương thực bền vững. Điều này chỉ có thể xảy ra khi những chính sách, các khung thể chế và những mẫu hình chi phí công cộng trong quốc gia và quốc tế là hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp bền vững. → NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG LÀ GÌ??? III. Nông nghiệp bền vững. Khái niệm: Tổ chức FAO trong hội nghị thượng đỉnh tháng 11 năm 1996 đưa ra định nghĩa như sau: “ Sự quản lí bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên và hướng tới sự thay đổi công nghiệp và thể chế theo một phương thức có thể đảm bảo sự đạt tới và thỏa mãn liên tục các nhu cầu của con người cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Sự PTBV như vậy là bảo tồn đất đai, nước, các nguồn di truyền động và thực vât,không thoái hóa MT, kĩ thuật phù hợp, được chấp nhận xã hội và hiện thực về kinh tế” Buổi tập huấn về những kiến thức của PTNN và BVMT Hệ thống thủy lợi hoàn thiện là nhân tố quyết định NNBV Mô hình tôm lúa phát triển đảm bảo hệ sinh thái 2.Một số tiêu chí cho sự phát triển bền vững. Tổ chức nông lương thế giới(FAO) đưa ra một số tiêu chí choNNBV là: - Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. -Cung cấp việc làm lâu dài, đủ thu nhập và các điều kiện sống. -Duy trì và tăng cường khả năng tái sản xuất của các loại tài nguyên nông nghiệp ( đất, nước, cây trồng, động vật nuôi…) Những hệ thống NNBV phải thân thiện với MT Những hệ thống NNBV phải được xã hội chấp nhận, chúng phải thích hợp với những người chỉ sống dựa vào các nguồn tài nguyên đạm bạc, họ có trách nhiệm và tự nguyện quản lí chúng. Cuối cùng những hệ thống NNBV phải hỗ trợ về chính trị, chính sách. → Mô hình cần tập trung vào là việc đạt được một tổ hợp tối ưu của những kiểu di truyền trong những MT thích hợp dưới việc quản lí cây trồng phù hợp và làm tái sinh đầu ra cho những người mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào nông nghiệp. Vậy NNBV thực chất dựa trên các hệ thống canh tác tổng hợp, nghĩa là hệ thống dựa trên cách tiếp cận sinh thái nông nghiệp.Hệ thống canh tác tổng hợp, nhìn chung được đặc trưng bởi các nhân tố sau: Tính đa dạng về cấu trúc và sinh học để tránh những rủi ro sinh lí(sâu hại ,khô hạn) và kinh tế( thị trường hay thay đổi) và cung cấp tính mềm dẻo cho cả nông dân và hệ thống tồn tại được, một khi gặp những năm bị khô hạn mạnh hoặc sâu hại phá hoại Mức độ che phủ đất cao nhờ những cây che phủ, cây che bóng và tàn dư thực vật để lại trên bề mặt đất. Sử dụng cây họ đậu cố định nito, cây che phủ và cây thân gỗ để tối đa hóa đầu vào nito cho hệ thống do cố định nito sinh học Sản phẩm có giá trị kinh tế cao, an toàn đối với sức khỏe con người. Sự hoàn trả tàn dư cây trồng(hoặc ở dạng phân dộng vật) cho đất trồng để tối ưu hóa chu trình dinh dưỡng. Sử dụng ở mức đủ phân hữu cơ/ vô cơ để cân bằng các chất dinh dưỡng bị mùa màng lấy đi Sử dụng giống cây, con phù hợp. IV.Nông nghiệp sinh thái bền vững(NNSTBV) 1. Khái niệm. -NNSTBV Là một nền nông nghiệp tổng hợp, dựa vào các quy luật sinh thái học,lấy sự quay vòng vật chất và tính đa dạng sinh học làm trung tâm,tận dụng tối đa năng lượng mặt trời do tính đa dạng . -Gồm tất cả các hệ thống nông nghiệp xúc tiến sản xuất lương thực thân thiện với môi trường ,xã hội ,kinh tế. 2.Nội dung của Nông nghiệp sinh thái 2.1 Sự đa dạng sinh học và cấu trúc của các hệ thống canh tác tổng hợp. -Tổ hợp các loài xúc tiến bổ trợ các loài thụ phấn,các loài phân hủy và thiên địch tự nhiên đối với sâu hại cây trồng. Các hệ thống đa canh cho năng suất cao hơn 20-60% cao hơn so với độc canh trong cùng mức quản lý(Beets,1982). 2.2 Các hệ thống nông nghiệp kết hợp Hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH):thể hiện qua hệ thống đa canh tạo phức hợp cây trồng nông nghiệp,cây lấy gỗ nhiều tầng,nhiều tán,thông thường là với nhiều loài động vật . 2.3 Quản lý dinh dưỡng tổng hợp: Là cách tiếp cận nhấn mạnh việc sử dụng các nguồn vật liệu hữu cơ ,sinh học có sẵn ở địa phương Hạn chế xói mòn đất và rửa trôi dinh dưỡng Quay vòng tất cả những dòng các chất dinh dưỡng hữu cơ. 2.4.Phòng trừ sâu hại tổng hợp : Sử dụng phối hợp các biện pháp: Kiểm soát gieo trồng, kiểm soát sinh học,chọn giống,chăm sóc cây trồng. 3.Các hệ thống Nông nghiệp STBV: 3.1.Hệ thống nông lâm kết hợp . a .Khái niệm NLKH là một tên gọi chung của hệ thống sử dụng đất và những công nghệ,những cây gỗ lâu năm được sử dụng có cân nhắc trên một đơn vị đất đai cùng một phương thức quản lý như cây trông nông nghiệp hoặc động vật trong một dạng nào đó của quản lý không gian hoặc chuỗi thời gian nối tiếp nhau.(Tổ chức Lâm nghiệp Quốc tế ICRAF) Trong NLKH tồn tại cả hai tương tác : Kinh tế,và sinh thái giữa các hợp phần khác nhauQ Quan hệ giữa các thành phân của một hệ thống nông lâm kết hợp của một hộ gia đình b.Các đặc tính chức năng của NLKH -Tạo bóng che cho cây,che chắn cải tạo đất,hàng rào cho động vật,tạo cảnh quan -Tăng cường hấp thụ các bon,giảm các khí thải nhà kính,tăng khả năng giữ nước ,giảm khả năng rửa trôi,xói mòn các chất dinh dưỡng -Tăng cường chất dinh dưỡng. - Thu được các chất dinh dưỡng từ tầng sâu do sự hút thu từ rễ và biến đổi chúng ở tầng mặt qua phần rơi rụng hình thành chu kỳ dinh dưỡng kín. ->Nhược điểm: Gia tăng sự tranh chấp dinh dưỡng ,giảm năng suất cây trồng chính. -Tạo tiềm năng gây xói mòn -Tạo nơi cư trú thay đổi cho sâu hại. Sự sắp xếp các hợp phần trong hệ thống nông lâm kết hợp c.Phân loại các hệ thống NLKH Hệ canh tác nông - lâm kết hợp Cây trồng chính là cây nông nghiệp, cây lâm nghiêp nhằm mục đích phòng hộ cho cây nông nghiệp, kết hợp để cung cấp gỗ củi. -> Hệ canh tác lâm - nông kết hợp. Cây trồng chính là cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp là cây trồng xen kết hợp. Hạn chế cỏ dại xâm chiếm,bảo vệ rừng tốt hơn Giảm giá thành trồng rừng chống cháy rừng trong mùa khô. Giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân địa phương làm nghề rừng. ->Hệ canh tác súc - lâm kết hợp. thâm canh đồng cỏ để phục vụ chăn nuôi gia súc, Tạo hàng rào ngăn cách không cho gia súc tự do Cây dài ngày và nuôi Ong Nông-Lâm-Súc kết hợp 3.2 Hệ thống canh tác vườn -ao - chuồng (VAC-RVAC -VACB) a. Khái niệm: - VAC - RVAC( Rừng – Vườn –Ao –Chuồng). - VACB (Vườn - Ao-Chuồng-BioGas) - VAC chỉ một hệ thống canh tác mà trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa làm vườn ,chăn nuôi gia súc ,gia cầm(hình).Đây là loại hình canh tác tổng hợp phản ánh rõ nét các phương thức của nông nghiệp sinh thái. Mô hình VAC -Với phong trào chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp .VAC được mở rộng thành RVAC.Với những trang trại với các vườn đồi,vườn rừng,ao hồ lớn,với khu chăn nuôi hàng trăm hàng ngàn gia súc. VD: Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi được Hội nông dân tỉnh Lai Châu phát động từ năm 1989, nay đã phát triển sâu rộng trên toàn tỉnh, Lai Châu đã có 14.427 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Mô hình RVAC ở vùng núi phía bắc Sơ đồ vận hành hệ thống Biogas b. Vai trò. - Cung cấp nguồn thực phẩm đa dạng,tăng thu nhập,góp phần xóa đói giảm nghèo.Nhiều hộ gia đình đã trở thành những triệu phú,tỷ phú.Với 1730 xã đã được xóa đói ở nước ta. - Đẩy mạnh thâm canh ,đa dạng hóa nông nghiệp. - Thu hút nhiều lao động tham gia chế biến,tiêu thụ sản phẩm. - Góp phần bảo vệ ,cải tạo môi trường, tạo cảnh quan,tươi đẹp. 3.3.CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TRÊN ĐẤT DỐC 1. Mô hình canh tác trên đất dốc. Mô hình này gồm 2 hợp phần chính. + Hợp phần bắt buộc gồm 1 lâm phần trên đỉnh và các băng kép cây họ đậu trồng theo đường đồng mức. + Hợp phần tùy chọn, gồm cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày trồng vào giữa các băng. 3. Mô hình kĩ thuật canh tác NLKH bền vững Nguyên tắc: kết hợp trồng rừng với quy mô nhỏ với việc sản xuất lương thực, thực phẩm trên đất có độ dốc lớn. Ưu điểm: đất đai được bảo vệ có hiệu quả hơn, đồng thời cung cấp được lương thực thực phẩm, gỗ, củi, nhiều sản phẩm khác, tăng thu nhập cho người nông dân. Hiệu quả sử dụng đất tăng cao hơn về mặt kinh tế, xã hội và sinh thái môi trường. Hạn chế: đòi hỏi vốn đầu tư cao hơn cả về mặt vật chất và hiểu biết. Cần có điều kiện và thời gian giúp nông dân xây dựng và mở rộng các mô hình này. 4. Mô hình kĩ thuất sản xuất nông nghiệp với cây ăn trái quy mô nhỏ. Mô hình này có ý nghĩa rất lớn, ngoài lương thực, thực phẩm thu được còn có sản phẩm của cây họ đậu chống xói mòn, cải tạo đất, có thêm sản phẩm hàng hóa, hoa quả. (**) NÔNG NGHIỆP SINH THÁI TRÊN ĐẤT DỐC a. Khái niệm Đất dốc có bề mặt nghiêng, thường gồ ghề không bằng phẳng. Trong sản xuất nông nghiệp người ta thường chia đất dốc thành các loại sau: Dốc nhẹ 25 độ 2. Các biện pháp sử dụng đất dốc theo hướng sinh thái lâu bền. Mục tiêu: sản xuất có hiệu quả nhưng phải lâu bền mới đảm bảo được sự ổn định và bền vững Chú ý: + Duy trì cân bằng dinh dưỡng trong đất + Áp dụng các hệ thống nông lâm kết hợp + Xây dựng các mô hình tổng hợp về các kĩ thuật canh tác trên đất dốc và tuân thủ theo quy định của thủ tướng chính phủ. 3. Các biện pháp kỹ thuật trong hệ thống sinh thái a. Gieo trồng và làm đất theo đường đồng mức. Gieo trồng và làm đất theo đường đồng mức có thể bao gồm cả bẫy đất , ruộng bậc thang, hoặc băng cây sống. Ưu điểm: + Giảm rửa trôi, xói mòn đất. + Giảm mất mát chất dinh dưỡng. b. Làm đất tối thiểu. Sử dụng những công cụ đơn giản như cuốc, gẫy chọc lỗ để dùng làm đất và chuẩn bị gieo trồng. *Ưu điểm: - Làm giảm tác động trực tiếp của các giọt mưa lên đất trống đồi trọc, làm giảm xói mòn. - Giảm sự thoái hóa cấu trúc đất. - Giảm tốc độ khoáng hóa dẫn đến việc sử dụng các chất dinh dưỡng bền vững hơn trong chất hữu cơ. - Đòi hỏi ít lao động. - Có thể thực hiện trên những loại đất xấu mà nếu làm đất kĩ thì không thể canh tác được. c. Che phủ mặt đất Dùng cỏ, rơm rạ và các vật liệu hữu cơ khác để che tủ bề mặt đất giữa các hàng hoặc gốc cây. Ưu điểm: - Ngăn chặn tác động trực tiếp của các hạt mưa lên đất trống đồi trọc và giảm rửa trôi. - Hạn chế cỏ dại và giảm công lao động làm cỏ. - Tăng chất hữu cơ cho đất. - Cải thiện tính chất lý hóa học của đất. - Giúp điều chỉnh nhiệt độ và giảm nhiệt độ của đất vào mùa hè. 4. Các biện pháp kĩ thuật sinh học trong nông nghiệp sinh thái. Bao gồm các biện pháp: + Luân canh. + Xen canh bằng trồng các cây họ đậu theo hàng kép. + Canh tác theo phương thức nông lâm kết hợp. + Thiết lập hệ thống rừng – vườn – ao – chuồng. a. Luân canh Đó là nhiều loài cây trồng khác nhau được gieo trồng kế tiếp nhau, cây nọ sau cây kia trên cùng một mảnh đất hay thửa ruộng nương. VD: Luân canh lúa – đậu – ngô – đậu xanh Ưu điểm: + Rất hiệu qủa để cải thiện độ phì nhiêu của đất. + Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng. + Giúp duy trì sản xuất lương thực. + Đa dạng hóa cây trồng. + Giúp kiểm soát côn trùng và bệnh tật. b. Trồng cây che phủ Cây trồng che phủ được trồng để bảo vệ đất khỏi xói mòn và cải tạo đất qua các nguồn phân xanh. Đây là những cây ngắn ngày trồng ở ruộng hoặc dưới bóng cây trong thời gian để hoang. Ưu điểm: + Cải thiện độ phì của đất và các tính chất lý hóa học của đất. + Làm giảm xói mòn và mất nước. + Hạn chế cỏ dại phát triển. + Làm giảm nhu cầu sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. + Cung cấp thức ăn cho người và động vật. + Làm tăng chất hữu cơ cho đất. + Giúp duy trì độ ẩm và giúp đất không bị khô hạn. + Một số cây có thể cho các sản phẩm có ích. c. Trồng các băng cây sống theo đường đồng mức Băng cây sống là một trong những thực tiễn kiểm soát xói mòn đơn giản nhất trên đất dốc. Ưu điểm: + Giảm xói mòn. + Cải thiện độ phì, độ ẩm của đất. + Tạo bóng che cho những cây con. + Tạo nguồn thức ăn cho động vật củi đun và vật liệu xây dựng nhỏ. + Tăng cấu trúc đất và tính thấm lọc của đất. + Cung cấp vật liệu che tủ mặt đất. III. Năng suất xanh Khái niệm: NSX là một chiến lược nhằm nâng cao năng suất và chất lượng môi trường cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tổng thể. Đó là sự kết hợp của các công cụ, kỹ thuật và công nghệ thích hợp để giảm các tác động môi trường do các hoạt động, hàng hoá và dịch vụ của tổ chức. Kể từ năm 1998, Trung tâm Năng suất Việt Nam (VPC) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn - Ðo lường Chất lượng đã bắt đầu tiến hành thực hiện Chương trình điểm về Năng suất xanh (GPDP) thông qua việc thực hiện dự án SPE-GPDP-98-2058 do Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) tài trợ 2. Các mô hình năng suất xanh Mô hình quản lý dịch hại tổng hợp “IPM” trên cây lúa Mô hình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại “ICM” Mô hình xử lý nước sạch Mô hình ứng dụng biogas. Mô hình nuôi trùn quế. Mô hình nuôi ong. Mô hình trồng nấm thâm canh Mô hình nuôi cá tra đầu tiên trong ao đất. 3. Triển khai các mô hình: * Mối quan hệ giữa 2 mô hình quản lí dinh dưỡng và dịch hại tổng hợp Tổng hợp tài liệu nghiên cứu trên thế giới, cho thấy mối quan hệ giữa quản lý dinh dưỡng và dịch hại cây lúa được thể hiện khái quát như sau: - Dinh dưỡng và tính kháng sâu hại - Thay đổi tình hình dịch hại do gia tăng lượng phân đạm - Áp lực bệnh hại và dinh dưỡng * Ứng dụng công nghệ xử lí nước sạch trong năng suất xanh - Hiện nay vẫn còn trên 50% dân số nông thôn vẫn sử dụng nguồn nước mặt ở sông, suối, ao hồ bị nhiễm bẩn, nhiễm mặn. - Còn trên 60% hộ gia đình chưa có hoặc có hố xí không đảm bảo vệ sinh, tiếp tục phóng uế tự do và dùng phân tươi bón cây, nuôi cá. - Giải pháp NSX được đưa ra ở đây là áp dụng công nghệ xử lý nước sinh hoạt bằng bột xử lý nước, hồ lọc nước cơ học và lu lọc nước tuỳ thuộc vào điều kiện và nhu cầu của người dân. * Mô hình nuôi trùn quế: Trùn quế (perionyx excavatus) là vật nuôi sạch duy nhất hiện nay. Trùn quế chỉ có thể nuôi được ở một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, cho nên triển vọng xuất khẩu là rất lớn Trùn quế được dùng làm thức ăn giàu đạm cho gia súc, gia cầm, vật nuôi thủy sản Phân trùn có màu nâu sẫm, dạng đất mùn, có lẫn trứng và ấu trùng là loại phân hữu cơ tự nhiên duy nhất hiện nay có chứa tương đối đầy đủ hàm lượng các chất cần thiết cho mọi loại cây trồng, đặc biệt hữu ích cho các loại cây ngắn ngày như: đậu, bắp Mô hình nuôi ong * Mô hình trồng nấm bào ngư Nhật: Nấm bào ngư có thể trồng trên chất nền là rơm rạ và hiệu suất thu hồi nấm bào ngư cao hơn nấm rơm. * Nuôi cá tra trong ao đất: Trong năm 2008, sản lượng cá tra ước đạt trên 1 triệu tấn. Trước đây cá tra được nuôi trong bè, đăng quầng nhưng chi phí đóng bè khá lớn, khó khăn trong việc quản lý nguồn nước và sản lượng không thể sánh bằng nuôi trong ao đất. 4. Kết quả đạt được khi áp dụng các mô hình năng suất xanh tại xã Hòa Phú huyện Hòa Vang tp Đà Nẵng: * Về trồng trọt: Về cây lúa: + Tiết kiệm được thuốc trừ sâu, không phun 18.000đ/sào, với 112 sào là 2.016.000đ. + Ruộng học tập thì năng suất tăng 6 tạ/ha so với ruộng nông dân. +Chương trình "3 giảm 3 tăng" là kết quả của những thành tựu trong kỹ năng canh tác lúa” nhằm giúp nông dân canh tác lúa giá thành hạ, lợi nhuận cao Về kinh tế vườn: Hiện, toàn xã có 715 vườn chuyên canh và 27 trang trại với quy mô lớn với các loại cây như tiêu, chuối, chanh, cam, đu đủ, keo lai. Kinh tế rừng được phát triển mạnh. Bà con đã trồng được 2.241 ha rừng, chủ yếu là cây keo lai. Năm 2007, bình quân mỗi ha lãi 30 triệu đồng/năm, doanh thu từng đạt 5-7 tỷ đồng/năm. Về chăn nuôi Nhờ vào mô hình ứng dụng Biogas của Năng suất xanh mang lại hiệu quả thiết thực đã tác động vào địa phương làm tăng số đàn gia súc. Về mặt xã hội - môi trường Các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được chọn lọc phù hợp với từng địa phương và đã được cộng đồng nhiệt tình ủng hộ, bởi vì nó đáp ứng được nhu cầu mà cộng đồng nông thôn đang cần đó là “thiếu vốn - thiếu kiến thức”. 5. Hiệu quả năng suất xanh mang lại: Chương trình “năng suất xanh” đã mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể, tiết kiệm được chi phí, vật tư không cần thiết mà năng suất cây trồng lại tăng,do vậy đã làm tăng thu nhập cho nông dân. Đây cũng là chương trình góp phần toàn xã hội để xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó hạn chế tối đa dùng hoá chất, tạo ra sản phẩm sạch, môi trường bền vững. Ứng dụng được những hiệu quả từ chương trình Năng suất xanh đã tạo nên được ảnh hưởng tích cực, giúp cho lãnh đạo và người dân địa phương nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của phát triển bền vững thông qua các hoạt động Năng suất xanh.