Ôn tập môn Triết học mác Lênin

Câu 4: Trình bày nội dung luận cương chính trị (10/1930) từ đó chỉ ra hạn chế lịch sử của cương lĩnh này? THÁNG 12 2 Posted by peter020787 Sau hội nghị thành lập Đảng ngày 3-2-1930, cương lĩnh của Đảng đã được bí mật đưa vào quần chúng đẩy phong trào cách mạng lên cao. Tháng 4-1930 đồng chí Trần Phú về nước sau quá trình học tập tại trường Quốc tế Phương Đông. Tháng 7-1930 Trần Phú được bầu vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời và được giao nhiệm vụ cùng với một số đồng chí soạn thảo Luận cương chuẩn bị cho hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị diễn ra từ ngày 14 đến ngày 30-10-1930 do đồng chí Trần Phú trủ chì. Hội nghị đã thông qua Luận cương chính trị của đồng chí Trần Phú. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương và bầu Trần Phú làm tổng bí thư. Luận cương bao gồm những nội dung sau: v Nội dung của luận cương lĩnh chính trị tháng 10/1930 Phương hướng chiến lược của CMVN: “Tiến hành tư sản dân quyền CM, sau khi thắng lợi tiến tới phát triển bỏ qua thời kì tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường XHCN” Nhiệm vụ của CM tư sản dân quyền: Đánh đổ các di tích phong liến, đánh đổ mọi cách bóc lột, đánh đổ thực dân Pháp làm Đông Dương hoàn toàn toàn độc lập “trong đó vấn đề thổ địa là cái cốt lõi của CMTSDQ”

doc7 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn Triết học mác Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 4: Trình bày nội dung luận cương chính trị (10/1930) từ đó chỉ ra hạn chế lịch sử của cương lĩnh này? THÁNG 12 2 Posted by peter020787 Sau hội nghị thành lập Đảng ngày 3-2-1930, cương lĩnh của Đảng đã được bí mật đưa vào quần chúng đẩy phong trào cách mạng lên cao. Tháng 4-1930 đồng chí Trần Phú về nước sau quá trình học tập tại trường Quốc tế Phương Đông. Tháng 7-1930 Trần Phú được bầu vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời và được giao nhiệm vụ cùng với một số đồng chí soạn thảo Luận cương chuẩn bị cho hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị diễn ra từ ngày 14 đến ngày 30-10-1930 do đồng chí Trần Phú trủ chì. Hội nghị đã thông qua Luận cương chính trị của đồng chí Trần Phú. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương và bầu Trần Phú làm tổng bí thư. Luận cương bao gồm những nội dung sau: v    Nội dung của luận cương lĩnh chính trị tháng 10/1930 Phương hướng chiến lược của CMVN: “Tiến hành tư sản dân quyền CM, sau khi thắng lợi tiến tới phát triển bỏ qua thời kì tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường XHCN” Nhiệm vụ của CM tư sản dân quyền:  Đánh đổ các di tích phong liến, đánh đổ mọi cách bóc lột, đánh đổ thực dân Pháp làm Đông Dương hoàn toàn toàn độc lập “trong đó vấn đề thổ địa là cái cốt lõi của CMTSDQ” Lực lượng CM: giai cấp CN & giai cấp nông dân là động lực chính của CM, còn các tầng lớp bóc lột theo đế quốc tiểu tư sản thì do dự, tri thức phải hăng hái tham gia chống đế quốc lúc đầu chỉ những trí thức thất nghiệp và những phần tử lao khổ đô thị mới theo CM Phương pháp CM: Đảng phải chuẩn bị cho quần chúng về “con đường võ trang bạo động” và “phải tuân theo khuôn phép nhà binh” đánh đổ chính phủ địch nhân, giành chính quyền Về quan hệ quốc tế: CMVN là 1 bộ phận của CMTG phải đoàn kết với vô sản TG trước hết là vô sản Pháp và phong trào CM thuộc địa để tăng cường lực lượng của mình Về Đảng: Phải có 1 Đảng với đường lối chính trị đúng, kỉ luật tập trung liên hệ mật thiết với quần chúng lấy chủ nghĩa Mác – Lenin làm gốc thì lãnh đạo mới đạt mục đích cuối cùng là CN cộng sản * Nhận xét: Bản luận cương đã khẳng định lại nhiều vấn đề mà cương lĩnh đã nêu ra: đường lối cách mạng, lực lượng cách mạng, đoàn kết quốc tế, vai trò lãnh đạo của Đảng. Luận cương của Trần Phú có những điểm sáng tạo hơn như đã đề ra phương pháp cách mạng, nguyên tắc Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin. ü     Ưu điểm: Luận cương 10/1930 làm sâu sắc nhiều vấn đề thuộc về chiến lược của CMVN mà cương lĩnh 2/1930 đã nêu Hạn chế: - Luận cương đã không vạch ra được đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa coi trọng vấn đề chống phong kiến không phù hợp với cách mạng Việt Nam. - Không đề ra được mối liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh dân tộc và bọn tay sai. - Đánh giá không đúng vai trò vị trí của các giai cấp tầng lớp khác do đó không lôi kéo được bộ phận có tinh thần yêu nước. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Luận cương: - Do ảnh hưởng tư tưởng tả khuynh của Quốc tế cộng Sản - Do không nắm được thực tiễn đất nước, không xác định được mâu thuẫn nào là mâu thuẫn chủ yếu dẫn tới không xác định được tầng lớp trung gian cũng là đối tượng của cách mạng. So sánh Luận cương chính trị của Đảng( 10/1930) và Cương lĩnh chính trị( 2/1930). v    So sánh với văn kiện tháng 2/1930 ü     Điểm giống nhau Về phương hướng: CM tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn TBCN để đi tới xã hội cộng sản Về nhiệm vụ: chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc. Về lực lượng: chủ yếu là công nhân và nông dân. Về phương pháp: sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc CM là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông. Về vị trí quốc tế: CM Việt Nam là một bộ phận khăng khít với CM thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình. Lãnh đạo cách mạng: là giai cấp vô sản thông qua Đảng cộng sản, Đảng là đội tiên phong Sự giống nhau trên là do cả hai văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917 Khác nhau: Câu 6: Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng cộng sản đông dương có những điều gì khác so với cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN? Những vấn đề đó được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939 – 1945? * Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng cộng sản đông dương có những điều gì khác so với cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN là: - Xác định kẻ thù: Luận cương chưa xác định đúng kẻ thù cơ bản của dân tộc là đế quốc pháp, quá đề cao cách mạng ruộng đất, nặng về đấu tranh giai cấp và xem nhẹ nhiệm vụ giải phóng dân tộc. - Xác định lực lượng cách mạng: Luận cương chưa nhuần nhuyễn, quan điểm về giai cấp đánh giá không đúng khả năng cách mạng của một số giai tầng như tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ vào mặt trận dân tộc thống nhất. *Trong giai đoạn 1939 – 1945: Đảng đã dần khắc phục hạn chế của luận cương tháng 10/1930 nhất là trong 02 nội dung hội nghị trung ương đảng: Hội nghị trung ương đảng lần 6 (11/1939) và lần 8 (5/1941) đã có những chỉnh sửa và bộ sung để khắc phục về: nhiệm vụ cách mạng và lực lượng cách mạng. - Về nhiệm vụ cách mạng: Đảng xem giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và được ưu tiên số 01 của cách mạng Việt Nam. Còn các nhiệm vụ khác thì phải tập trung vào đó để giải quyết. - Về lực lượng cách mạng: Hội nghị trung ương 6 chủ trương tập hợp lực lượng các dân tộc, các giai tầng trong mặt trận dân tộc thống nhất, phản đế đông dương, còn hội nghị trung ương 8 chủ trương thành lập mặt trận việt minh nhằm đoàn kết toàn thể dân tộc Việt Nam. Luận cương của Trần Phú - tháng 10/1930 đăng 06:27 22-06-2010 bởi Khắc Đại Nguyễn Luận cương của Trần Phú - tháng 10/1930 * Sơ lược về hoàn cảnh lịch sử: - Tháng 4/1930, đồng chí Trần Phú trở về nước hoạt động và được bổ sung vào BCH TW lâm thời của Đảng ta. - Hội nghị BCH TW lần thứ nhất diễn ra từ ngày 14-31/10/1930. - Hội nghị diễn ra khi cao trào cách mạng đang phát triển mạnh mà đỉnh cao là phong trào Xôviết- Nghệ Tĩnh. - Hội nghị này đã thông qua những nội dung cơ bản sau: + Phân tích tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cách mạng của Đảng. +Đánh giá lại những nội dung cơ bản của hội nghị hợp nhất tháng 2/1930 +Quyết định bỏ tên Đảng Cộng sản Việt Nam mà lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương +Quyết định thủ tiêu chính cương sách lược vắn tắt của Đảng. Theo hội nghị chính cương sách lược vắn tắt lúc đó đã phạm sai lầm chính trị rất nguy hiểm vì chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp đấu tranh +Hội nghị đã thảo luận và thông qua bản ''Luận cương chính trị ''do đồng chí Trần Phú soạn thảo. * Nội dung cơ bản của Luận cương: - Về mâu thuẫn xã hội: "Một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ, một bên là địa chủ phong kiến, tư bản và chủ nghĩa đế quốc". - Về tính chất và mục tiêu chiến lược của cách mạng Đông Dương: Lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế. "Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi thì sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà đi thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa" - Về nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền: Đấu tranh để đánh đổ các di tích phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất; đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu đó liên lạc mật thiết với nhau nhưng " vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền". -Về lực lượng của cách mạng : +Công nhân và nông dân là hai động lực chính của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân là động lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng; nông dân là một động lực đông đảo và mạnh của cách mạng +Tư Sản thương nghiệp thì đứng về đế quốc chống Cộng sản. Tư sản công nghiệp thì đứng về quốc gia cải lương, khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ đứng về đế quốc. +Trong giai cấp tiểu tư sản: bộ phận thủ công nghiệp thì do dự, thành phần thương gia thì không tán thành cách mạng, trí thức thì có xu hướng quốc gia chỉ hăng hái trong thời kì đầu, chỉ các phần tử lao khổ mới theo cách mạng mà thôi. - Về phương pháp cách mạng: Đảng phải lãnh đạo nhân dân chuẩn bị tiến lên võ trang bạo động để giành chính quyền. - Về mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới: cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới - Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng. Muốn vậy: + Đảng phải có đường lối đúng đắn, gắn bó với giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng +Đảng phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu cho chính quyền lợi của giai cấp công nhân, đấu tranh cho mục tiêu chủ nghĩa cộng sản. +Đảng phải liên lạc mật thiết với vô sản các dân tộc thuộc địa, nhất là với vô sản Pháp. =>Như vậy, hội nghị Trung ương 10/1930 đã có một số quyết định rất quan trọng về đường lối cách mạng Việt Nam. Hội nghị cũng đã bầu ban chấp hành trung ương chính thức do đồng chí Trần Phú là Tổng bí thư. * Những hạn chế của Luận cương và nguyên nhân của hạn chế: - Hạn chế: +Luận cương chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai của chúng. +Luận cương không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà nặng về đấu tranh giai cấp, về cách mạng ruộng đất. +Không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai. Luận cương đã phủ nhận vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của giai cấp tư sản dân tộc, cường điệu mặt tiêu cực của họ; không thấy được khả năng phân hoá của giai cấp địa chủ và lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ đi theo Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc. -Nguyên nhân của hạn chế: +do nhận thức giáo điều và máy móc về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và dân tộc, quá nhấn mạnh vấn đề đấu tranh gc theo quyết định của các nhà kinh điển. +do sự hiểu biết không đầy đủ về tình hình, đặc điểm của xã hội, giai cấp và dân tộc ở Đông dương; chính vấn đề dân tộc bao trùm lên hết thảy. +do ảnh hưởng trực tiếp của khuynh hướng " tả" của Quốc tế Cộng sản, quá đề cao vấn đề giai cấp, chưa coi trọng vấn đề dân tộc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam sẽ dần dần điều chỉnh và khắc phục những hạn chế này để đi đến thắng lợi. "LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG" Tác giả: Chính trị học "LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG": văn kiện chính trị, do Trần Phú - uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời - dự thảo và đã được trình bày tại Hội nghị trung ương (10.1930) họp ở Hồng Kông (Trung Quốc). Luận cương gồm 3 phần: 1) Tình hình thế giới và Cách mạng Đông Dương. 2) Những đặc điểm về tình hình Đông Dương. 3) Tính chất và nhiệm vụ của Cách mạng Đông Dương. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, luận cương xác định tính chất cuộc Cách mạng Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc, địa chủ phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân; vai trò lãnh đạo cách mạng thuộc về giai cấp công nhân và đội tiên phong là chính đảng vô sản có đường lối đúng, lấy chủ nghĩa Mac - Lênin làm kim chỉ nam, có kỉ luật, trưởng thành qua tranh đấu; giai cấp công nhân liên minh với nông dân là động lực cách mạng. Luận cương còn chỉ rõ phương pháp cách mạng trong điều kiện bình thường và khi có tình thế cách mạng, cũng như thái độ có tính nguyên tắc đối với các đảng phái đối lập. § Hoàn cảnh: - Tháng 4-1930, Trần Phú về nước hoạt động, được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, cùng Ban Thượng vụ chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương. - Từ ngày 14 đến 31-10-1930, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng, Trung Quốc do Trần Phú chủ trì. Hội nghị thống nhất: + Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. + Thông qua Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú soạn thảo. + Cử Trần Phú làm Tổng Bí thư. § Nội dung Luận cương chính trị: - Phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu là cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có “tính chất thổ địa và phản đế”. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản mà đấu tranh thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa. - Nhiệm vụ cách mạng: Xoá bỏ tàn tích phong kiến và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ đó có quan hệ khăng khít với nhau. Trong đó “vấn đề thổ địa cách mạng là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”. - Lực lượng cách mạng: Vô sản và nông dân là lực lượng chính, trong đó vô sản lãnh đạo cách mạng. Bỏ qua, phủ nhận vai trò của tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và phú nông. - Vai trò của Đảng: “điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản”. Đảng phải có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và được vũ trang bởi chủ nghĩa Mác-Lênin. - Phương pháp cách mạng: Võ trang bạo động, theo khuôn phép nhà binh. - Quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là vô sản Pháp. Liên hệ với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa. § Ý nghĩa của Luận cương : Luận cương đã vạch ra được nhiều vấn đề căn bản của cách mạng Việt Nam mà Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đã nêu ra, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế: - Luận cương không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp. - Không đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu. - Chưa đánh giá đúng vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc mà cường điệu hoá những hạn chế của họ. Từ đó phủ nhận quan điểm đúng đắn trong Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt và hạn chế này tồn tại tới Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) mới được khắc phục hoàn toàn. Nguyên nhân của hạn chế: - Do những người lãnh đạo nhận thức máy móc, giáo điều về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam. - Không nắm được đầy đủ đặc điểm tình hình xã hội và giai cấp ở Việt Nam. Chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khuynh hướng “tả” trong Quốc tế Cộng sản.
Tài liệu liên quan