Bộ phần mềm này được chia làm 2 phần mềm chính: Isis giúp thiết kế mạch và giả lập. Ares giúp thiết kế mạch in PCB (netlist lấy từ Isis). Tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng phần mềm Proteus này bằng một số ví dụ, và các kĩ thuật cơ bản. Mục đích chính là giúp các bạn làm quen với phần mềm này và biết cách sử dụng nó, còn chi tiết các thiết bị ảo của nó hoạt động như thế nào thì bạn phải đọc Help. Có gì không hiểu thì mail cho tui: phamthaihoa@gmail.com. Giới thiệu thao tác cơ bản với phần mềm này
13 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2602 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phần mềm Isis, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ phần mềm này được chia làm 2 phần mềm chính: Isis giúp thiết kế mạch và giả lập. Ares giúp thiết kế
mạch in PCB (netlist lấy từ Isis).
Tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng phần mềm Proteus này bằng một số ví dụ, và các kĩ thuật cơ bản. Mục
đích chính là giúp các bạn làm quen với phần mềm này và biết cách sử dụng nó, còn chi tiết các thiết bị ảo
của nó hoạt động như thế nào thì bạn phải đọc Help. Có gì không hiểu thì mail cho tui:
phamthaihoa@gmail.com.
Giới thiệu thao tác cơ bản với phần mềm này.
Nút thứ nhất ở hình trên giúp bạn di chuyển giữa các vùng trên bản vẽ. Nút thứ hai, ba là phóng to và thu
nhỏ. Nút thứ tư là view toàn bộ bản vẽ. Nút cuối là xem một vùng chọn.
Các nút giúp thiết kế mạch
Nút thứ nhất giúp bạn lấy các linh kiện từ thư viện vào bản vẽ.
Nút thứ hai để tạo các nút nối
Nút thứ ba để tạo các nhãn
Nút thứ tư để đưa các đoạn text mô tả vào mạch
Nút thứ năm giúp bạn thao tác với các mạch con
Nút thứ sáu giúp bạn thao tác với các linh kiện.
Khi bạn bấm vào một trong các nút trên thì ngay phía dưới nó có nút P giúp bạn lấy linh kiện từ thư viện.
Thư viện này được chia thành các phần theo họ các linh kiện. Bạn có thể gõ tên linh kiện vào ô Keyword để
tìm linh kiện, các linh kiện phù hợp sẽ được trình bày tại ô Results. Để lấy linh kiện nào, bạn nhấp đúp vào
linh kiện đó. Ví dụ tôi sẽ lấy một con LED
Bạn nhấp đúp vào các con LED nó tìm thấy, bạn thấy có cả LED xanh, đỏ, vàng, bạn có thể lấy tùy ý cho
bản thiết kế của mình.
Hoàn toàn tương tự như vậy bạn lấy hết các linh kiện mình cần. Các linh kiện bạn đã lấy được trình bày
trong ô như sau:
Như trên thì tôi đã lấy một con 89c52, một tụ 33p, thạch anh, led đỏ, LCD và trở.
Một chú ý nhỏ, đối với linh kiện khi bạn lấy thì trong ô preview có chữ no simulation model thì linh kiện đó
không được hỗ trợ giả lập.
Sau khi lấy linh kiện bạn tiến hành thiết kế bản vẽ.
Để lấy linh kiện vào bản vẽ thì bạn phải bấm nút thứ nhất ở thanh công cụ bên phải và linh kiện bạn muốn
đặt vào bản vẽ phải được chọn (highlight). Bạn bấm vào bản vẽ thì nó sẽ được đặt vào bản vẽ.
Để thao tác với linh kiện thì trước tiên bản phải chọn nó. Bạn bấm phải chuột vào linh kiện muốn chọn, khi
được chọn thì linh kiện sẽ có màu đỏ. Nếu bạn nhấp chuột trái và kéo thả thì linh kiện sẽ được di chuyển.
Nếu bạn bấm phải chuột thêm một lần nữa thì linh kiện sẽ bị xóa.
Để quay linh kiện hay mirror thì bạn sử dụng các nút sau:
Nhìn thì bạn cũng hiểu rồi, tôi không viết về cái này nữa.
Khi đã lấy hết linh kiện rồi thì bạn tiến hành sửa chữa các thông số của nó theo bản thiết kế.
Bạn chọn linh kiện (nhấp phải chuột) sau đó nhấp chuột trái vào linh kiện. Ví dụ một con trở:
Tên thì bạn có thể sửa tại ô Component Reference
Giá trị tại ô Resistance, có quy tắc 1k=1000;1M=1.000.000 bạn hoàn toàn có thể sử dụng. Tụ thì có thể viết
33p hay 33u.
Bạn không muốn hiển thị giá trị hay tên thì đánh dấu vào ô Hidden.
Sau khi sửa xong, ta tiến hành nối dây.
Trước khi nối dây thì bạn phải bỏ chọn tất cả các linh kiện bằng cách nhấp phải chuột vào một vùng trống
bất kì trên bản vẽ.
Bạn phải chọn như trên. Bạn bấm vào chân linh kiện muốn nối. Nó sẽ tự động tìm đường nối. Để nối thủ
công bạn bấm W
Để tạo nguồn và đất, bạn bấm vào Power hay Ground. Nguồn hay đất này cũng có thể thao tác như các đối
tuợng khác. Bạn bấm phải chuột vào Power :
Trong ô String, bạn nhập giá trị điện áp. Ví dụ +4V hay -4V, còn nếu không nhập thì mặc định là +5V.
Còn các thao tác tạo bus hay label thì hoàn toàn giống với các phần mềm thiết kế mạch khác.
Đây là một phần trong KIT 8051 do tôi vẽ (theo kiểu chân phương nhất) không sử dụng bus hay label. Bạn
có thể thấy mạch dao động, reset hay ngắt hay bàn phím.
Thao tác giúp di chuyển một khối linh kiện. Trước tiện để chọn một khối linh kiện, bạn nhấn và giữ nút phải
chuột, vẽ một ô vuông. Bấm vào nút để di chuyển.
Một công cụ rất hữu ích là các instruments:
Trông tên thì bạn có thể biết tác dụng của nó rồi còn gì. Tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng một số thứ trong
đó.
Các nút giúp tiến hành giả lập:
Nút đầu tiên là bắt đầu, nút thứ hai là từng bước một. Hai nút tiếp theo là pause và stop. Trong khi giả lập thì
bạn không thể thay đổi bản vẽ.
Bài 1. LED
Mục đích là kiểm tra xem Proteus nó giả lập như thế nào. Bạn thiết kế mạch như sau:
Bạn bấm Play, bạn tiến hành chuyển khóa SW1. Khi khóa ở vị trí cho dòng qua R2 led không sáng, còn ở vị
trí qua R1 led sáng đẹp. Vì sao vậy ?
Để led sáng bình thường bạn cần phải đáp ứng đủ thông số của nó như áp 2.2V dòng 10mA. Bạn bấm phải
chuột vào LED xem các thông số này.
Trở R1= (5V-2.2V)/10mA và lấy giá trị gần nhất cỡ khoảng 220 ôm là đẹp. Bạn cho qua trở 10k tất nhiên là
không sáng rồi. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh giá trị của R1 để quan sát độ sáng của LED.
Qua ví dụ trên ta thấy Proteus giả lập có kiểm tra thông số của mạch, chứ không “ngu” đến mức kiểm tra có
hay không có dòng. Vậy là bạn có thể yên tâm về cách nó giả lập. Khá giống thực tế.
Bài 2: Tạo xung 38k bằng 89c52.
Bạn thiết mạch như sau:
Đối với các linh kiện dạng IC thì các chân Vcc và chân GND tự động được nối, ta không cần bận tâm đến
nó.
Bạn nhấp phải chuột vào AT89c52 hay crystal để nhập tần số. Ví dụ như 12Mhz hay 11.0592Mhz.
Tiếp theo bạn dùng một chương trình biên dịch để viết code nguồn như Keil hay Reads51, MPLAB,
CodeVisionAVR, hay bất cứ trình biên dịch nào dịch ra file hex cho vi điều khiển.
Tôi sẽ lập trình một chương trình tạo xung 38k bằng Reads51.
;Tao xung 38K tai chan P2.0
;Xung 38K --> T=26 uS
;=================================================================================
#include
org 00h
ljmp main
org 40h
main:
mov sp,#5FH
loop:
setb P2.0
nop
nop
nop
nop
nop
nop
nop
nop
nop
nop
nop
nop
clr P2.0
nop
nop
nop
nop
nop
nop
nop
nop
nop
nop
ljmp loop
end
Bạn tiến hành dịch ra file hex, và “nạp vào vi điều khiển như sau. Bạn bấm phải chuột vào 89c52.
Trong ô Program file bạn chỉ đến file hex vừa tạo ra. Bạn chú ý hình trên Clock Frequency là 12Mhz.
Để điều chỉnh cái Counter Timer (trong mục Instruments) thành đo tần số.
Bạn nhấp phải chuột và chuột trái vào nó:
Trong ô Operating Mode. Bạn chọn Frequency.
Ta bắt đầu chạy thử. Bạn bấm Play
Bạn thấy không cũng gần đúng 38k đấy.
Bây giờ ta sẽ dùng Osilo để quan sát xung.
Bạn sửa lại chút ít như sau:
Bấm Play, sửa lại thông số như hình bên dưới bạn sẽ thấy hình dạng xung.
Qua lại ví dụ trên có lẽ bạn đã hình dung được phần mềm này làm việc như thế nào. Còn nhiều cái hay của
nó tôi để bạn tự khám phá tiếp. Bạn hãy mở các Sample của nó ra, bạn sẽ bất ngờ về những gì về phần
mềm này làm việc.
Các thiết bị hay các linh kiện làm việc như thế nào tôi để dành cho các bạn tự mày mò. Nếu bạn ngại đọc
help thì chịu khó chờ, thỉnh thoảng tui sẽ viết update cho bài này.