Tóm tắt
Quá trình sạt lở bờ sông trong các điều
kiện tự nhiên và dưới tác động của con người
vô cùng phức tạp. Việc xác định các nguyên
nhân, cơ chế, tìm các giải pháp quy hoạch,
giải pháp công trình và phi công trình nhằm
phòng, chống và hạn chế thiệt hại là việc làm
có ý nghĩa rất lớn đối với sự an toàn của các
khu dân cư, đô thị, đối với công tác quy
hoạch, thiết kế và xây dựng các đô thị mới,
làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở phân tích nguyên nhân chính gây
ra sạt lở và từ đó có cơ sở để đề xuất một số
giải pháp nhằm ổn định bờ hạ lưu sông Tam
Giang tỉnh Phú Yên.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp bảo vệ bờ hạ lưu sông Tam Giang, tỉnh Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
151
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO VỆ BỜ HẠ LƯU SÔNG TAM GIANG, TỈNH PHÚ YÊN
ThS. Phan Thành Dân
Khoa Kỹ thuật Hạ tầng Đô thị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt
Quá trình sạt lở bờ sông trong các điều
kiện tự nhiên và dưới tác động của con người
vô cùng phức tạp. Việc xác định các nguyên
nhân, cơ chế, tìm các giải pháp quy hoạch,
giải pháp công trình và phi công trình nhằm
phòng, chống và hạn chế thiệt hại là việc làm
có ý nghĩa rất lớn đối với sự an toàn của các
khu dân cư, đô thị, đối với công tác quy
hoạch, thiết kế và xây dựng các đô thị mới,
làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở phân tích nguyên nhân chính gây
ra sạt lở và từ đó có cơ sở để đề xuất một số
giải pháp nhằm ổn định bờ hạ lưu sông Tam
Giang tỉnh Phú Yên.
Từ khóa
Sạt lở bờ sông, giải pháp chỉnh trị sông,
công trình bảo vệ bờ.
I. Các nguyên nhân sạt lở bờ sông
Tam Giang
Với chiều dài sông không lớn như
những sông suối khác trên địa bàn tỉnh
Phú Yên. Bờ sông Tam Giang thường
xuyên bị sạt lở, mất ổn định vào mùa
mưa bão, gây nên nhiều hậu quả to lớn
ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Địa hình khu vực này tương đối
thấp, đoạn sông tại khu vực này cong làm
cho dòng chảy thúc vào bờ. Mặt khác,
việc khai thác cát cục bộ với qui mô nhỏ
đã làm cho tình trạng sạt lở bờ sông Tam
Giang ngày càng nghiêm trọng hơn.
Thảm phủ thực vật, rừng đầu nguồn
bị hủy hoại và tàn phá nghiêm trọng, làm
cho dòng chảy tập trung nhanh và tạo ra
dòng chảy lũ.
Hiện tượng sạt lở bờ sông là một
hiện tượng, một quy luật tất nhiên của
dòng chảy, đặc biệt là dòng chảy trong
sông với vân tốc lớn vào mùa lũ, mực
nước trong sông dâng cao.
Tác động do hình thái sông, đoạn
sông uốn khúc, vận tốc phân bố không
đồng đều tạo nên hiện tượng sạt lở. Vào
mùa lũ, dòng chảy lũ trên sông Tam
Giang tương đối lớn, mực nước cao.
Sạt lở bờ sông do xây dựng các
công trình trên mép bờ sông của các hộ
gia đình sinh sống hai bên bờ sông.
Bên cạnh đó, xuất phát từ sóng do
các tàu thuyền lưu thông gây ra, nhưng
nguyên nhân này không đáng kể vì tàu
thuyền nhỏ.
Khu vực nghiêng cứu có cấu tạo địa
chất: bao gồm có 4 lớp địa chất khác
nhau, được thể hiện trong bảng 1:
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
152
Bảng 1. Tổng hợp các chỉ tiêu các lớp đất khu vực nghiên cứu
Chỉ tiêu Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4
Độ sâu (m) 0 2,4 2,4 6,0 6,0 15 Đá granit
Khối lượng riêng r (g/cm3) 1,87 1,54 1,68
Khối lượng thể tích lớn nhất max
(g/cm3)
1,44 1,44 1,52
Khối lượng thể tích nhỏ nhất min
(g/cm3)
1,23 1,30 1,04
Hệ số rỗng trạng thái xốp max 1,177 1,047 1,5
Hệ số rỗng trạng thái chặt min 0,851 0,730
Góc nghỉ tự nhiên khi khô 1 32020’ 35034’
Góc nghỉ tự nhiên khi bão hòa 2 28020’ 32006’
Hệ số không đồng nhất d60/d10 2,6 6,19
Độ ẩm tự nhiên W 15,42% 21,25%
Lực dính kết C (kG/cm2) 0,017 0,001 0,081
Góc ma sát trong 15,80 150 7,730
Sử dụng phần mền Slope/W do công
ty Geoslope để phân tích và kiểm tra khả
năng trượt của bờ sông theo thông số địa
chất trong bảng 2:
Bảng 2. Các thông số địa chất tính bờ sông
Chỉ tiêu Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4
Khối lượng riêng r (g/cm3) 1,87 1,54 1,68 Đá granit
Lực dính kết C (kG/cm2) 0,017 0,001 0,081
Góc ma sát trong 15,80 150 7,730
- Trường hợp 1: Kết quả tính toán ổn định bờ sông tự nhiên:
- Trường hợp 2: Kiểm tra việc tính
toán ổn định bờ sông trong trường hợp có
tải trọng xe hoặc một tải trọng từ việc xây
nhà trên bờ sông gây ra thì bờ sông có
nguy cơ mất ổn định cao.
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
153
Kết quả tính toán ổn định bờ sông cho
hai trường hợp được thể hiện trong bảng 3:
Bảng 3. Kết quả tính hệ số ổn định bờ sông
Trường hợp tính
toán
Hệ số ổn
định
Bờ sông - không có
tải trọng
1,179
Bờ sông - có tải
trọng phía trên
1,144
II. Đề xuất các giải pháp kết cấu của
kè bờ hạ lưu sông Tam Giang và kết
quả tính toán ổn định kè
Sử dụng phần mềm Geoslope để
tính toán ổn định cho các phương án.
Thông số địa chất cát đắp:
Khối lượng riêng r : 1,80 (g/cm3)
Lực dính kết C : 0,001 (kG/cm2)
Góc ma sát trong : 200
Giải pháp 1:
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
154
Giải pháp 2:
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
155
Giải pháp 3:
Kết quả tính ổn định các phương án
bằng phần mền Geoslope được thể hiện
bảng 4:
Bảng 4. Kết quả tính toán hệ số ổn định
Phương án Hệ số ổn định kmin
Phương án 1 1,221
Phương án 2 1,242
Phương án 3 1,221
Từ kết quả tính toán ổn định có hệ
số ổn định lớn hơn hệ số ổn định cho phép
[k] = 1,15 nên các giải pháp công trình kè
bờ hạ lưu sông Tam Giang đảm bảo ổn
định. Cần phân tích thêm một số ưu
nhược điểm và so sánh các chỉ tiêu kinh tế
để lựa chọn phương án tối ưu.
III. Kết luận
Trên cơ sở tham khảo dự án đã thực
hiện, tài liệu khảo sát, thu thập điều tra
thực địa và quá trình nghiên cứu phân tích,
tính toán những vấn đề liên quan đến sự
ổn định bờ hạ lưu sông Tam Giang, tỉnh
Phú Yên. Các kết quả đạt được như sau:
- Đánh giá những yếu tố chủ yếu
làm ảnh hưởng đến sự ổn định bờ sông
hạ lưu sông Tam Giang tỉnh Phú Yên.
Phân tích các nguyên nhân khách quan
và chủ quan có liên quan đến sự ổn định
bờ sông, cũng như ảnh hưởng của sự ổn
định bờ sông đối với đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân địa phương, ảnh
hưởng đến quy hoạch chung của thị xã
Sông Cầu.
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
156
- Nhiều diện tích đất canh tác cũng
như đất ở đã bị thu hẹp dần do sạt lở bờ
sông Tam Giang đã ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển chung của thị xã Sông Cầu và
của tỉnh Phú Yên.
- Đã đề xuất xây dựng ba phương
án giải pháp công trình để đảm bảo cho
sự ổn định bờ ha lưu sông Tam Giang –
tỉnh Phú Yên nhằm giảm thiểu thiệt hại
do sạt lở bờ sông gây ra. Xuất phát từ
giải pháp mặt cắt kè được sử dụng nhiều
trong nước và đặc biệt là những giải pháp
công trình đã được áp dụng đầu tư xây
dựng trên địa bàn tỉnh Phú Yên, cũng như
những giải pháp công nghệ mới trong lĩnh
vực thủy lợi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lương Phương Hậu, 2011. Giáo trình, “Chỉ dẫn kỹ thuật công trình chỉnh trị sông”.
[2]. Hoàng Văn Huân, 2003. “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ bờ”, Viện Khoa học Thủy lợi
Miền Nam.
[3]. Phạm Thị Thu Hương, 2012. Luận án, “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp ổn định cửa
Đà Rằng tỉnh Phú Yên”, Đại học thủy lợi.
[4]. Nguyễn Công Mẫn, “Hướng dẫn sử dụng GeoSlope”, Đại học Thủy lợi.
[5]. Quy chuẩn 0405 – 2012, Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn.
[6]. Nguyễn Anh Tiến, 2009. “Mảng bê tông liên kết gài tự chèn ba chiều dùng cho các công trình xây dựng”.
[7]. Tiêu chuẩn 8419:2010, Công trình thủy lợi - Thiết kế công trình bảo vệ bờ sông để chống lũ.
[8]. Vũ Tất Uyên, 1991. “Công trình bảo vệ bờ sông”, Vụ phòng chống lụt bão và quản lý đêđiều, Bộ thủy lợi.
[9]. Viện khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ và Sở khoa học Công nghệ và Môi trường Phú Yên, 2004.
“Đặc điểm khí hậu – thủy văn Phú Yên”.