Phát huy năng lực liên tưởng và tưởng tượng của học sinh trong phân môn Tập đọc Lớp 4, 5

1. Đặt vấn đề Ở cấp Tiểu học, Tiếng Việt được coi là môn học công cụ, có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Việc sử dụng thành thạo tiếng Việt thể hiện ở các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trên cơ sở sử dụng thành thạo tiếng Việt, các em mới có thể học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác. Tập đọc là một phân môn của môn Tiếng Việt. Trong giờ Tập đọc lớp 4, lớp 5, nhiều học sinh chưa thật hứng thú với giờ học. Khi học một bài Tập đọc, các em có thể đọc đúng, đọc diễn cảm, nhưng các em lại lúng túng khi đọc hiểu văn bản. Các em chỉ dừng ở mức độ nhận diện và hiểu nghĩa văn bản (nghĩa từ ngữ, câu, đoạn, văn bản). Ngoài ra, giáo viên thường chỉ sử dụng hệ thống câu hỏi được thiết kế sẵn trong sách giáo khoa (sách giáo khoa ít câu hỏi về nghệ thuật của bài đọc, ít câu hỏi liên hệ, đánh giá). Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (số 29-NQ/TW) ban hành ngày 4/11/2013; Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (số 88/2014/QH13) ban hành ngày 28/11/2014 và Quyết định phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (số 404/QĐ-TTg) ban hành ngày 27/3/2015 đều xác định mục tiêu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông là góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Vì thế, việc dạy học Tập đọc tất yếu phải đổi mới cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học. Liên tưởng, tưởng tượng là những năng lực cần thiết và quan trọng cần rèn luyện cho học sinh nhằm giúp học sinh hiểu và cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm khi học phân môn Tập đọc. Nhờ sự liên tưởng, tưởng tượng, các em mới có thể hiểu được những điều ẩn chứa mà tác giả gửi gắm trong văn bản. Liên tưởng, tưởng tượng là những hoạt động cần thiết trong quá trình chiếm lĩnh giá trị của văn bản. Trong phạm vi của bài viết, tác giả tìm hiểu về liên tưởng, tưởng tượng trong phân môn Tập đọc ở lớp 4, 5. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm góp phần khơi gợi và nâng cao năng lực liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh khi học phân môn Tập đọc.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy năng lực liên tưởng và tưởng tượng của học sinh trong phân môn Tập đọc Lớp 4, 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 72 (06/2020) No. 72 (06/2020) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: 95 PHÁT HUY NĂNG LỰC LIÊN TƯỞNG VÀ TƯỞNG TƯỢNG CỦA HỌC SINH TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4, 5 Improving students’ capacity of association and imagination in Reading class of grades 4 and 5 ThS. Nguyễn Thị Minh Phương Trường Đại học Sài Gòn TÓM TẮT Bài viết tập trung nghiên cứu vấn đề liên tưởng, tưởng tượng trong phân môn Tập đọc của học sinh lớp 4, 5. Từ đó, bài viết đưa ra những biện pháp để giúp học sinh phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng trong phân môn Tập đọc. Từ khoá: liên tưởng, phân môn Tập đọc, tưởng tượng ABSTRACT The paper focuses on students’ imagination and imagination in the reading class of grades 4 and 5. The paper also offers measures to help students develop the capacity of association and imagination in the reading class. Keywords: association, Reading class, imagination 1. Đặt vấn đề Ở cấp Tiểu học, Tiếng Việt được coi là môn học công cụ, có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Việc sử dụng thành thạo tiếng Việt thể hiện ở các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trên cơ sở sử dụng thành thạo tiếng Việt, các em mới có thể học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác. Tập đọc là một phân môn của môn Tiếng Việt. Trong giờ Tập đọc lớp 4, lớp 5, nhiều học sinh chưa thật hứng thú với giờ học. Khi học một bài Tập đọc, các em có thể đọc đúng, đọc diễn cảm, nhưng các em lại lúng túng khi đọc hiểu văn bản. Các em chỉ dừng ở mức độ nhận diện và hiểu nghĩa văn bản (nghĩa từ ngữ, câu, đoạn, văn bản). Ngoài ra, giáo viên thường chỉ sử dụng hệ thống câu hỏi được thiết kế sẵn trong sách giáo khoa (sách giáo khoa ít câu hỏi về nghệ thuật của bài đọc, ít câu hỏi liên hệ, đánh giá). Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (số 29-NQ/TW) ban hành ngày 4/11/2013; Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (số 88/2014/QH13) ban hành ngày 28/11/2014 và Quyết định phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (số 404/QĐ-TTg) ban hành ngày 27/3/2015 Email: ntmphuong@sgu.edu.vn SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020) 96 đều xác định mục tiêu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông là góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Vì thế, việc dạy học Tập đọc tất yếu phải đổi mới cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học. Liên tưởng, tưởng tượng là những năng lực cần thiết và quan trọng cần rèn luyện cho học sinh nhằm giúp học sinh hiểu và cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm khi học phân môn Tập đọc. Nhờ sự liên tưởng, tưởng tượng, các em mới có thể hiểu được những điều ẩn chứa mà tác giả gửi gắm trong văn bản. Liên tưởng, tưởng tượng là những hoạt động cần thiết trong quá trình chiếm lĩnh giá trị của văn bản. Trong phạm vi của bài viết, tác giả tìm hiểu về liên tưởng, tưởng tượng trong phân môn Tập đọc ở lớp 4, 5. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm góp phần khơi gợi và nâng cao năng lực liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh khi học phân môn Tập đọc. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm về liên tưởng, tưởng tượng Có nhiều khái niệm về liên tưởng, tưởng tượng. Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Hoàng Phê, “liên tưởng: nhân sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ tới sự việc, hiện tượng khác có liên quan” (ví dụ: Nghe tiếng pháo liên tưởng tới ngày Tết) [8, tr.568]; “Tưởng tượng: tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không có ở trước mắt hoặc chưa hề có” (ví dụ: Tưởng tượng ngày con khôn lớn) [8, tr.1082]. Liên tưởng, tưởng tượng là những năng lực không thể thiếu trong đời sống của con người. Nhất là khi đọc các tác phẩm văn học, không thể thấy được sức hấp dẫn, cảm thụ được cái hay, cái đẹp mà tác giả gửi gắm nếu như không liên tưởng, tưởng tượng. 2.2. Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc là giúp hình thành năng lực đọc cho học sinh; giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen đọc sách cho học sinh; làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống, kiến thức văn học, phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. Trong ba nhiệm vụ trên, nhiệm vụ hình thành năng lực đọc cho học sinh là nhiệm vụ đặc trưng của phân môn Tập đọc. Thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân môn Tập đọc ở lớp 4, lớp 5 cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Các bài tập đọc ở lớp 4 là các văn bản khoa học, nghệ thuật (thơ, văn xuôi), báo chí có độ dài khoảng 250 chữ. Các bài tập đọc ở lớp 5 là các văn bản nghệ thuật (thơ, văn xuôi, kịch), hành chính, khoa học, báo chí có độ dài khoảng 250 - 300 chữ. Việc luyện đọc ở hai lớp này đều bắt đầu chú ý đến yêu cầu biểu cảm, câu hỏi tìm hiểu bài chú trọng khai thác hàm ý và nghệ thuật. 2.3. Một số quy luật liên tưởng, tưởng tượng Khi đọc các bài Tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, 5, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều hình ảnh trong văn bản được liên tưởng đến hình ảnh khác: NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 97 Bài Tập đọc Hình ảnh trong văn bản Hình ảnh liên tưởng Mẹ ốm (Tiếng Việt 4, tập một, tr. 9) Người con lo lắng khi mẹ bị ốm Liên tưởng đến đứa con ngoan trong Khi mẹ vắng nhà (Trần Đăng Khoa) Tre Việt Nam (Tiếng Việt 4, tập một, tr. 41) “Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.” Liên tưởng tới cây gậy tre của Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc giữ nước thuở hồng hoang Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4, tập một, tr. 129) “Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém” “Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp” Liên tưởng đến bạn nào viết chữ xấu trong lớp, sau đó bạn luyện tập, chăm chỉ luyện viết, chữ của bạn trở nên đẹp. Ga-vrốt ngoài chiến luỹ (Tiếng Việt 4, tập hai, tr.80) Ga-vrốt Liên tưởng đến cậu bé Lượm đã học ở lớp 2 Hành trình của bầy ong (Tiếng Việt 5, tập một, tr. 117) “Tìm nơi quần đảo nơi xa Có loài hoa nở như là không tên” Loài hoa này làm liên tưởng tới cuộc đời hi sinh thầm lặng, không tên tuổi của người chiến sĩ bảo vệ biên cương ngoài hải đảo. Hạt gạo làng ta (Tiếng Việt 5, tập một, tr. 139) “hạt gạo” Liên tưởng đến hạt gạo xưa nay là hình ảnh cần cù làm lụng, một nắng hai sương, mang lại ngọt bùi no ấm cho con người: “Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.” (Ca dao) “Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy” Liên tưởng đến sự khắc nghiệt của thiên nhiên: cái rét tê tái, cắt da cắt thịt Rét tháng ba bà già chết cóng” hoặc cái nắng lửa tháng sáu : “Áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc”, (Khi mẹ vắng nhà) hay bão giật tháng bảy. Nghĩa thầy trò (Tiếng Việt 5, tập hai, tr. 79) “Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy” “Cụ giáo Chu chắp tay cung kính vái và nói to: - Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy. Liên tưởng đến việc học sinh kính trọng các thầy cô, tình cảm của học trò đối với người thầy. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020) 98 Khi đọc một bài thơ, bài văn, ngoài việc hiểu thì người đọc cũng cần phải rung cảm, liên tưởng, tưởng tượng, “nhập thân” với những gì mình đã đọc. Những cây nấm rừng trong Kì diệu rừng xanh (Tiếng Việt 5, tập một, tr. 75) đã khiến tác giả liên tưởng tới thành phố nấm với những lâu đài kiến trúc tân kì, thuộc kinh đô của vương quốc những người tí hon. Chính nhờ sự liên tưởng đó đã làm cho cảnh đẹp trở nên đẹp thêm, như là trong thế giới cổ tích. Đoạn văn miêu tả rừng khộp trong bài là một bức tranh sinh động về mùa thu vàng của “giang sơn vàng rọi”: màu vàng của lá khộp trên cây, của lá vàng dưới đất, của những con mang vàng, của nắng vàng, nắng càng rực hơn khi được phản chiếu trên các con mang.v.v. Màu vàng càng được nhấn mạnh hơn qua sự đối lập với màu xanh của cỏ non. Lúc này, các em có thể tưởng tượng được khung cảnh tuyệt vời này để có thể hiểu vì sao tác giả lại dụi mắt ngạc nhiên, không tin vào những gì mà mình trông thấy. Hay chỉ khi tưởng tượng, các em mới thấy được một bức tranh tuyệt đẹp với những hình ảnh miêu tả rất gợi cảm vẻ đẹp của sông La trong Bè xuôi sông La (Tiếng Việt 4, tập hai, tr.26) như nước trong veo như ánh mắt, bờ tre xanh mướt như hàng mi của cô gái, sóng nước long lanh như vẩy cá; một chiếc bè kết từ những thân gỗ to, tròn đang trôi êm giữa hai bờ tre xanh mát, những thân gỗ nửa nổi nửa chìm, được ví với đàn trâu đằm mình thong thả theo dòng sông đã gợi một hình ảnh gợi cảm giác thanh bình, thơ mộng. Khi đọc bài thơ Ê-mi-li, con (Tiếng Việt 5, tập một, tr.49), các em phải tái hiện, tưởng tượng được hình ảnh anh Mo-ri-xơn trong buổi hoàng hôn bên bờ sông Pô-tô- mác, bế con gái Ê-mi-li 18 tháng tuổi tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mĩ, nơi anh tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam; hình dung được sự phẫn nộ của anh khi lên án cuộc chiến tranh tàn ác, tâm trạng đau buồn khi từ biệt vợ con, hình ảnh dũng cảm, cao thượng, quyết liệt – tự đốt cháy thân mình thành ngọn lửa để phản đối cuộc chiến tranh tàn bạo, thức tỉnh mọi người nhận ra sự thật, cùng hợp sức ngăn chặn tội ác. Hay khi đọc bài tập đọc Một vụ đắm tàu (Tiếng Việt 5, tập hai, tr. 108), các em cần tưởng tượng cảnh sức mạnh của cơn bão đã khiến con tàu bị đắm: “Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. Hai tiếng đồng hồ trôi qua... Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. Quang cảnh thật hỗn loạn.”, để thấy cơ hội được sống mong manh, thấy được việc nhường mạng sống cho bạn mình (Giu-li-et-ta) của Ma-ri-ô cao cả đến nhường nào. Chính liên tưởng, tưởng tượng đã tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Thiếu nó, bức tranh miêu tả bằng ngôn từ sẽ không có hồn, mất đi sự sinh động vốn có. Nói cách khác, để cảm thụ được tác phẩm, cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều đẹp đẽ trong tác phẩm thì các em không thể thiếu liên tưởng, tưởng tượng. Tuy có những nét chung giống nhau (vì cùng liên tưởng, tưởng tượng dựa trên văn bản nghệ thuật) nhưng mỗi em lại có nét riêng rất khác nhau trong liên tưởng, tưởng tượng (liên tưởng, tưởng tượng sinh động, cụ thể hay mờ nhạt, sơ sài). Nét riêng đó là vốn sống, năng lực, trình độ, tình cảm, sự nhạy cảm khi tiếp xúc với thơ văn.v.v. Vốn sống đó có thể là những gì các em đã trải qua, đã trông thấy qua sự hoạt động và quan sát trong cuộc sống. Ví dụ, để giúp học sinh hiểu được tâm trạng ngạc nhiên của nhà văn Tuốc-ghê-nhép khi chợt nhận ra: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão (bài tập đọc Người ăn xin, Tiếng Việt 4, tập một, tr.30), giáo viên cần gợi cho học sinh nhớ lại cảm xúc các em đã trải qua khi làm một điều tốt cho người khác: em cảm thấy được “nhận” NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 99 khi “cho”, cảm thấy vui sướng và hài lòng về mình. Cũng nhờ có liên tưởng và tưởng tượng mà những hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh được tái hiện trước mắt các em ngay cả khi các em phải tưởng tượng ra một điều gì đó tuy tồn tại trong thực tế mà các em lại chưa hề có trong kinh nghiệm cá nhân của riêng mình. Ví dụ: ở bài tập đọc Trước cổng trời (Tiếng Việt 5, tập một, tr.80), chỉ qua mấy câu thơ nhưng các em ở đồng bằng (chưa bao giờ đến vùng cao) phải hình dung, tưởng tượng được cổng trời là như thế nào để có thể cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và nên thơ của cổng trời trong bài thơ, từ đó, cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật nơi đây được tạo bởi sự hoà hợp giữa con người và tự nhiên. Nhưng, có lúc vốn sống của các em chưa đủ để liên tưởng bông lúa vàng trĩu hạt với băng đạn cũng vàng rực, cũng nặng trĩu trong tay người đánh giặc: “Hạt gạo làng ta Những năm bom Mĩ Trút lên mái nhà... Những năm khẩu súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông” Từ các ví dụ trên, chúng tôi đưa ra một số quy luật liên quan đến liên tưởng, tưởng tượng như sau: - Thứ nhất, từ nhân vật, hình ảnh... được miêu tả trong văn bản, liên tưởng đến nhân vật, hình ảnh... trong văn bản khác hay đã gặp trong cuộc sống. - Thứ hai, hiểu văn bản và có kinh nghiệm sống sẽ làm cho hình ảnh tưởng tượng sát thực và phong phú hơn. - Thứ ba, liên tưởng, tưởng tượng bắt nguồn từ các chi tiết gợi tả, gợi cảm, tác động tới tâm hồn và nhận thức. 2.4. Các biện pháp nâng cao năng lực liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 4, 5 khi học phân môn Tập đọc Trong thực tế, năng lực liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình học phân môn Tập đọc của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế. Hầu hết các em mới chỉ biết tái hiện lại tác phẩm, tức là mới chỉ nói được những gì trong văn bản đã có. Các em ít có khả năng suy nghĩ độc lập nên gặp khó khăn khi phải trả lời câu hỏi suy luận hay cảm thụ văn học. Do đó, có nhiều biện pháp được các nhà sư phạm đề ra nhằm nâng cao năng lực liên tưởng và tưởng tượng cho học sinh lớp 4, 5 khi học phân môn Tập đọc. Thứ nhất, giáo viên cần nâng cao chất lượng giờ dạy Việc nâng cao chất lượng giờ dạy là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên trong quá trình dạy học. Trong phân môn Tập đọc, bài giảng của giáo viên cần phải hấp dẫn từ phần Giới thiệu bài. Giới thiệu bài hay, hấp dẫn sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh, tạo tiền đề giúp các em tích cực, chủ động trong các hoạt động tiếp theo của bài giảng, nhất là với một số văn bản được sáng tác trong thời kì chiến tranh. Ví dụ: với bài Ê-mi-li, con... (Tiếng Việt 5, tập một, tr.49), giáo viên có thể giới thiệu: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, các phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam và bày tỏ tinh thần ủng hộ Việt Nam diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới. Bài thơ Ê-mi-li, con... được nhà thơ Tố Hữu viết để ca ngợi hình ảnh của một người Mĩ - ông Mo-ri-xơn, đã đứng lên phản đối chính quyền Mỹ ở Việt Nam. Ông đã dùng chính “ngọn lửa của thân thể mình” để phản đối tội ác của quân đội Mĩ. Ngày 8/11/1965, bài thơ được đăng tải trên báo Nhân dân đã làm xúc động bao con tim người Việt. Và trong quá trình dạy bài mới, giáo viên cần giúp học sinh hiểu từ ngữ, hình ảnh, câu, đoạn, cấu trúc của văn bản; xây SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020) 100 dựng câu hỏi, bài tập liên hệ, so sánh để kích thích khả năng liên tưởng, tưởng tượng của các em. Hiện nay, ở bậc Tiểu học, giáo viên đã và đang sử dụng nhiều kĩ thuật dạy học tích cực như: kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật dạy học hợp tác theo nhóm; kĩ thuật “Khăn trải bàn”; kĩ thuật mảnh ghép; kĩ thuật “Sơ đồ tư duy”; kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực.v.v. Điều đó giúp các em học tập tốt hơn khi học phân môn Tập đọc nói riêng, các môn học khác nói chung. Thứ hai, cung cấp thêm thông tin về bài đọc (tác giả, xuất xứ, những câu chuyện liên quan đến bài đọc) Mỗi văn bản gắn với một hoàn cảnh sáng tác cụ thể. Hoàn cảnh sáng tác thường chi phối nội dung văn bản. Nhưng trong giờ Tập đọc, giáo viên thường ít nói về tác giả, nguồn gốc ra đời của bài đọc. Do thời gian một tiết dạy ở tiểu học chỉ 35 phút, giáo viên thường dành thời gian cho việc luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài. Ngoài ra, trình độ học sinh không đồng đều cũng khiến giáo viên không cung cấp nhiều thông tin xung quanh bài đọc. Vì thế, tuỳ theo tình hình thực tế, giáo viên có thể cung cấp thông tin cho các em trong các tiết sinh hoạt, ngoại khoá.v.v. Ví dụ: Do học sinh sống trong thời bình nên các em rất khó cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài tập đọc Hạt gạo làng ta (Tiếng Việt 5, tập một, tr.139). Giáo viên cần cung cấp cho học sinh không chỉ thời gian mà tác giả Trần Đăng Khoa viết bài thơ mà cả cái nhìn của tác giả về hạt gạo. Tác giả Trần Đăng Khoa viết bài thơ này năm 1969, lúc đó tác giả 11 tuổi, đang học lớp 5 trường làng. Đây là giai đoạn chiến tranh đang khốc liệt. Hạt gạo được làm ra trong chiến tranh cực khổ biết chừng nào. Thứ ba, tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống Đây là một biện pháp quan trọng để nâng cao năng lực liên tưởng, tưởng tượng. Bởi lẽ, liên tưởng, tưởng tượng không phải tự nhiên mà có mà được xây dựng bằng những yếu tố từ trong thực tế và đã có trong kinh nghiệm của con người. Cho các em quan sát ngay trong cuộc sống gần gũi, thân thiết của chính các em. Tập quan sát thường xuyên, quan sát bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi). Quan sát nhiều, quan sát kĩ không những giúp các em viết được những bài văn hay mà còn tạo điều kiện cho trí tưởng tượng phong phú và đa dạng hơn. Để nâng cao sự liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh, giáo viên tổ chức cho các em được tham gia các buổi hoạt động ngoại khoá; tổ chức các cuộc giao lưu với các nhà văn, nhà thơ; tích hợp kiến thức giữa các môn học khác.v.v. Thứ tư, khuyến khích học sinh đọc sách Bên cạnh bồi dưỡng vốn sống, các em còn cần tích luỹ vốn hiểu biết thông qua việc đọc sách. Chỉ có đọc sách, các em mới mở mang kiến thức, khám phá thế giới, nhất là khi đọc các tác phẩm văn chương, các em rung động tình cảm, bồi dưỡng tâm hồn, kích thích trí tưởng tượng, tăng khả năng sáng tạo.v.v. Giáo viên cần giúp các em cảm nhận việc đọc sách là một nhu cầu cần thiết của đời sống. Các em phải lựa chọn cuốn sách phù hợp với lứa tuổi và có sức hấp dẫn. Đọc để rung cảm sâu sắc cùng tác phẩm, “sống” cùng với nhân vật. Song các em cũng cần chọn lọc, ghi chép để có thể lưu lại những điều mà mình đã đọc, làm giàu thêm vốn sống. Càng hiểu biết sâu sắc về thực tế cuộc sống và văn học, trí tưởng tượng của các em càng phong phú và chân thực hơn. Trong lớp, các em có thể xây dựng một tủ sách hay ở nhà có một tủ sách của riêng mình. - Thứ năm, trao dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ông bà, cha mẹ kể NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 101 chuyện, đọc thơ. Khi vào ở trường tiểu học, các em được tiếp xúc với các bài văn, bài thơ, bài kể chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt. Đó chính là những nền tảng để các em hứng thú, say mê với thơ văn. Khi các em đã tạo cho mình sự hứng thú, các em sẽ vượt qua những khó khăn, cố gắng luyện tập, giúp các em phát triển năng lực liên tưởng, tưởng tượng. - Thứ sáu, tổ chức cho học sinh nhập vai Trong phần Củng cố bài dạy, giáo viên có thể cho học sinh nhập vai. Đây là hình thức để học sinh đặt mình vào hoàn cảnh, tâm trạng nhân vật, nói lên những cảm xúc và ý nghĩ bộc lộ tâm lí, tính cách của nhân vật. Để có thể nhập vai thành công, đòi hỏi các em phải tưởng tượng mình chính là nhân vật đó. Ví dụ, khi học xong bài tập đọc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca (Tiếng Việt 4, tập một, tr. 55), cho học sinh nhập vai ông, mẹ và An-đrây-ca. Nhất là nhập vai An-đrây- ca, để nói lên nỗi sợ hãi, nỗi ân hận của em khi em ham chơi, không đi mua thuốc liền cho ông (Em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lê