Phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong xu thế hội nhập

Tóm tắt. Thừa Thiên Huế nằm ở phía nam của vùng du lịch Bắc Trung Bộ, là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trên trục giao thông quan trọng Bắc - Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc. Vị trí địa lí đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bước vào thời kì hội nhập, du lịch Thừa Thiên Huế đã và đang khẳng định thương hiệu, giá trị và sức hấp dẫn độc đáo trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong xu thế hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0022 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 149-156 This paper is available online at PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG XU THẾ HỘI NHẬP Trịnh Thị Phan Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa Tóm tắt. Thừa Thiên Huế nằm ở phía nam của vùng du lịch Bắc Trung Bộ, là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trên trục giao thông quan trọng Bắc - Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc. Vị trí địa lí đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bước vào thời kì hội nhập, du lịch Thừa Thiên Huế đã và đang khẳng định thương hiệu, giá trị và sức hấp dẫn độc đáo trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế. Từ khóa: Thừa Thiên Huế, phát triển du lịch, hội nhập. 1. Mở đầu Thừa Thiên Huế là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của Việt Nam. Bởi vậy, phát triển du lịch Thừa Thiên Huế luôn thu hút sự quan tâm của các cấp chính quyền, các nhà kinh doanh du lịch và trước hết là các cơ quan và cá nhân nghiên cứu khoa học. Các chuyên gia nghiên cứu về kinh tế du lịch hay địa lí học (địa lí du lịch) cũng có nhiều công bố liên quan đến vấn đề phát triển du lịch ở lãnh thổ này. Đó là các công trình nghiên cứu “làng nghề truyền thống phục vụ du lịch”, hay “đánh giá tài nguyên thiên nhiên. . . ”, “quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế”. . . [2, 3, 6, 11]. Một số nghiên cứu khác lại đề cập đến sự phát triển du lịch của vùng Bắc Trung Bộ trong đó du lịch Thừa Thiên Huế được nghiên cứu như một bộ phận [4, 8]. “Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong xu thế hội nhập” đã nghiên cứu sự phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế về lượt khách, doanh thu, lao động, cơ sở sở vật chất kĩ thuật. . . trong 13 năm từ năm 2000 đến năm 2013; so sánh các chỉ tiêu trên với các tỉnh của vùng Bắc Trung Bộ và với cả nước. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đánh giá những điểm mạnh, thời cơ; điểm yếu và thách thức của ngành du lịch nơi đây; đồng thời khẳng định vị trí và vai trò du lịch của Thừa Thiên Huế trong vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Ngày nhận bài: 15/5/2015 Ngày nhận đăng: 10/1/2016 Liên hệ: Trịnh Thị Phan, e-mail: trinhthiphan@gmail.com 149 Trịnh Thị Phan 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách du lịch 2.1.1. Số lượt khách Bước vào đầu thế kỉ XXI, du lịch Thừa Thiên - Huế đón được 470 nghìn lượt khách (năm 2000), đến năm 2013 lượng khách đến tỉnh đạt hơn 4,3 triệu lượt, tăng 9,3 lần trong 13 năm qua. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2000 – 2013 khoảng 19%/năm. Trong đó: giai đoạn 2000 – 2005 số lượng khách tăng lên 2,2 lần và đạt tốc độ 17%/năm; giai đoạn 2005 – 2010 đạt tốc độ nhanh hơn với mức tăng 3,1 lần và tăng trưởng 25%; giai đoạn 2010 – 2013 tốc độ tăng trưởng lại sụt giảm, chỉ đạt mức 11%. Tuy nhiên, liên tục từ năm 2010 đến năm 2013 Thừa Thiên – Huế luôn đứng đầu cả vùng Bắc Trung Bộ về lượng khách du lịch: 30,0% năm 2010 và 29,9% năm 2013; vươt trội so với tỉnh xếp thứ 2 tới hơn 5% (2010) và 7,5% (2013). Thống kê cho thấy vai trò đầu tàu trong phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ của Thừa Thiên Huế; khẳng định sự hấp dẫn của tài nguyên và công tác phát triển, quản lí du lịch so với các tỉnh trong vùng. Bảng 1. So sánh nguồn khách đến các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 Thừa Thiên - Huế Nghìn lượt khách 470,0 1.050,0 3.231,6 4.371,4 % so với toàn vùng 24,5 21,4 30,4 30,0 Thanh Hóa Nghìn lượt khách 434,9 1.034,2 2.200,1 3.293,5 % so với toàn vùng 22,7 21,0 20,7 22,5 Nghệ An Nghìn lượt khách 515,0 1.399,0 2.740,0 2.810,5 % so với toàn vùng 26,8 28,5 25,8 19,2 Hà Tĩnh Nghìn lượt khách 181,2 584,0 780,6 1.402,6 % so với toàn vùng 9,4 11,9 7,3 9,6 Quảng Bình Nghìn lượt khách 240,1 510,2 757,8 1.422,9 % so với toàn vùng 12,5 10,4 7,1 9,7 Quảng Trị Nghìn lượt khách 77,0 338,7 916,0 1.325,0 % so với toàn vùng 4,0 6,9 8,6 9,0 (Nguồn: Xử lí và tính toán từ [8, 10]) 2.1.2. Cơ cấu khách Bảng 2. Số lượng và cơ cấu khách đến Thừa Thiên – Huế giai đoạn 2000 – 2013 2000 2005 2010 Năm 2013 Nghìn lượt % Nghìn lượt % Nghìn lượt % Nghìn lượt % Tổng số 470,0 100,0 1.050,0 100,0 3.231,6 100,0 4.371,4 100,0 Khách nội địa 275,0 58,5 681,0 64,9 1.910,7 59,1 2695,5 61,6 Khách quốc tế 195,0 41,5 369,0 35,1 1320,9 40,9 1675,9 38,4 (Nguồn: Xử lí và tính toán từ [5, 10]) Huế vốn nổi tiếng với các di sản văn hóa thế giới và nét văn hóa cung đình còn lại đến ngày nay. Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung Đình Huế là những giá trị hấp dẫn đặc biệt với du khách quốc tế. Bởi vậy, những năm qua lượng khách quốc tế đến Huế luôn chiếm tỉ lệ cao, trung bình từ 35% đến 40% tổng lượng khách mỗi năm. Năm 2000 số lượng khách quốc tế đạt 195 nghìn lượt, đến năm 2013 là 1675,9 nghìn lượt (tăng 8,6 lần); vượt khá xa so với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa (22,4 nghìn lượt), Nghệ An (102,7 nghìn lượt) và Quảng Bình (26,9 150 Phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong xu thế hội nhập nghìn lượt). Thừa Thiên - Huế luôn là địa phương đứng trong nhóm 10 điểm đến thu hút khách quốc tế và nội địa hàng đầu Việt Nam, trong đó năm 2012 tỉnh xếp thứ 5 sau Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nội, Quảng Nam về số lượng khách du lịch quốc tế [10]. Khách quốc tế đến Huế khá đa dạng về quốc tịch như Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Thái Lan, Úc. . . Trong đó, nhiều năm liền thị trường khách Pháp đứng hàng đầu trong số những quốc gia gửi khách đến địa phương này. Chứng tỏ các giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc nơi đây có sức thu hút đặc biệt đối với sự ưa thích khám phá của du khách Pháp. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay du khách có quốc tịch Thái Lan vươn lên đứng đầu trong thị phần khách du lịch đến Thừa Thiên – Huế. Đây là kết quả của việc thực hiện visa chung cho 5 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan (hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mêkông); cùng với sự cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng đường bộ hành lang kinh tế Đông - Tây qua ba nước Việt Nam – Lào – Thái Lan đã làm tăng nhanh lượng khách du lịch (bằng phương tiện xe tự lái), phần lớn là Caravan tay lái nghịch đến từ Thái Lan, do các đơn vị lữ hành quốc tế Huế khai thác. Ngoài ra, thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc cũng bắt đầu gia tăng lượng khách: năm 2013 đã có 2,2% tổng lượng khách quốc tế mang quốc tịch Trung Quốc và tỉ lệ tương ứng là 4,% đối với khách Hàn Quốc, đặc biệt chỉ trong 9 tháng đầu năm 2014 khách Hàn Quốc đã đến Huế với tỉ lệ 5,6%. Bảng 3. Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên – Huế giai đoạn 2000 – 2013 [5] Stt Quốc tịch 2000 2005 2010 2013 1 Anh 6,4 6,9 6,5 7,0 2 Canada 1,5 2,3 - 2,2 3 Đức 6,5 8,3 7,7 7,2 4 Mỹ 5,8 6,8 7,2 5,5 5 Nhật Bản 16,6 5,6 4,4 4,4 6 Pháp 28,0 19,6 16,7 14,1 7 Thái Lan - 4,7 18,6 17,5 8 Thụy Sỹ - 1,9 - - 9 Ôxtrâylia 5,5 9,8 9,6 7,6 10 Tây Ban Nha - - 2,8 2,6 11 Việt Kiều 7,6 9,4 2,7 1,3 12 Hàn Quốc - - - 4,7 13 Trung Quốc - - - 2,2 14 Các quốc gia khác 22,1 24,7 23,8 23,7 Tổng 100 100 100 100 Fesival Huế được tổ chức 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2004 là sự kiện văn hóa quan trọng luôn thu hút đông lượng khách quốc tế chỉ trong khoảng thời gian 9 ngày. Thống kê qua các kì Fesival cho thấy, lượng khách quốc tế đến Huế vào thời điểm diễn ra hoạt động này chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng số lượt khách quốc tế. Năm 2004 là 4,6%; năm 2010 là 5%; năm 2014 ước đạt 6,8%. 2.1.3. Mức độ chi tiêu và thời gian lưu trú bình quân Thời gian lưu trú bình quân một lượt khách đến Thừa Thiên Huế khá khiêm tốn. Trung bình một lượt khách (cả quốc tế và nội địa) lưu lại địa phương chỉ dao động trong khoảng 1,5 – 2,5 ngày. Trong đó, khách nội địa có thời gian lưu trú ít hơn khách quốc tế (khoảng 1,5 -2 ngày/lượt khách so với 2,4 – 2,7 ngày/lượt khách). Năm 2006 số ngày khách trung bình là 1,5 ngày/lượt khách, đến 151 Trịnh Thị Phan năm 2013 chỉ số này đã nhích lên mức 2 ngày/lượt khách. Sự gia tăng số ngày khách là khá chậm so với một lượng khách lớn và ở một trong những trung tâm du lịch của cả nước như Thừa Thiên Huế. Số ngày lưu trú trung bình của một lượt khách quốc tế có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây. Năm 2009, bình quân một lượt khách đến địa phương này thường lưu lại 2,73 ngày; năm 2013 là 2,4 ngày. Trong đó, khách tự sắp xếp đi bao giờ cũng có số ngày lưu lại cao hơn khách đi theo tour. Sự hoàn thiện và phát triển của cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông và phương tiện đi lại) đã khiến cho du khách đến Thừa Thiên Huế thường là khách nối tour từ Đà Nẵng sang, hoặc từ các trung tâm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến bằng đường hàng không, bởi vậy thời gian lưu trú không dài. Hơn nữa, quần thể di tích Cố đô Huế và các điểm trong hệ thống di sản thế giới có vị trí khá gần trung tâm thành phố, trong khi các loại hình du lịch khác ở Huế (du lịch cộng đồng, du lịch biển) có sức hấp dẫn không cao; vì thế thời gian tham quan và đi lại không mất nhiều. Về mức chi tiêu của khách du lịch: bình quân một ngày lưu lại ở Thừa Thiên – Huế du khách chi khoảng 70,6 đô la (2013), so với năm 2009 thì con số ngày tăng lên không đáng kể (69,23 đô la/ngày khách năm 2009). Mức chi tiêu này thấp hơn mức chi trung bình của khách quốc tế ở Việt Nam (95,8 đô la – 2013) và là mức thấp nhất tại thời điểm thống kê so với 13 địa phương được chọn để điều tra [7]. Chi tiêu của khách phần lớn dành cho các dịch vụ thuê phòng, ăn uống và đi lại, chiếm tới 63,4% trong tổng số chi tiêu. Mức chi cho các dịch vụ vui chơi giải trí, y tế và các loại chi khác chỉ dao động trong khoảng 10 – 13%. 2.2. Doanh thu Du lịch phát triển đã kéo theo sự tăng trưởng của nhiều ngành nghề liên quan. Do đó, sự phát triển của ngành du lịch không chỉ mang lại nguồn thu trực tiếp cho ngành mà còn mang lại một nguồn doanh thu xã hội lớn cho các hoạt động khác như: giao thông, ngân hàng, bưu chính viễn thông, nghề truyền thống, hàng tiêu dùng. . . Bảng 4. Doanh thu du lịch và doanh thu xã hội từ du lịch của Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 – 2013 [5] Năm Doanh thu du lịch (tỉ đồng) Doanh thu xã hội từ du lịch (tỉ đồng) 2000 190,0 361,0 2005 543,1 1040,0 2010 1400,0 3346,2 2013 2441,2 6127,4 Giai đoạn 2000 – 2013, doanh thu du lịch Thừa Thiên – Huế tăng trưởng khá cao với mức 22%, trong vòng 13 năm tăng lên 12,8 lần. Doanh thu xã hội vì thế cũng có mức tăng đáng kể đạt 24% và tăng lên 17 lần trong cả giai đoạn. Mặc dù lượng khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế chỉ đạt khoảng 35 – 41% tổng lượng khách, nhưng doanh thu từ khách quốc tế luôn chiếm tỉ trọng cao hơn so với khách nội địa: nhiều năm vượt mức 50% tổng doanh thu. So với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Thừa Thiên Huế luôn thể hiện sự vượt trội của mình về phát triển du lịch. Doanh thu du lịch của tỉnh hàng năm chiếm tỉ trọng cao nhất trong 6 tỉnh: năm 2000, chiếm 37,5% và năm 2013 là 25,1% so với tổng doanh thu của vùng Bắc Trung Bộ. Tuy những năm gần đây tỉ lệ này có giảm xuống nhưng doanh thu tuyệt đối của tỉnh luôn cao và đứng vị trí số 1 trong vùng. 152 Phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong xu thế hội nhập Bảng 5. Doanh thu du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 – 2013 Tỉnh 2000 2005 2010 2013 Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Thanh Hóa 84,1 16,6 245,9 20,4 1.185,0 23,7 2.188,0 25,4 Nghệ An 135,0 26,6 385,0 31,9 1.003,0 20,0 2.093,0 24,3 Hà Tĩnh 51,4 10,1 54,4 4,5 223,0 4,5 415,2 4,8 Quảng Bình 18,5 3,7 163,3 13,5 402,6 8,0 1.354,7 15,7 Quảng Trị 28,0 5,5 60,7 5,0 790,0 15,8 1.220,0 14,2 TT - Huế 190,0 37,5 543,4 45,0 1.400,0 28,0 2.441,20 28,3 Tổng số 507,0 100,0 1206,8 100,0 5003,6 100,0 9712,1 100,0 (Nguồn: Xử lí và tính toán từ [5, 8, 10]) Hoạt động du lịch mang lại sự chuyển dịch đáng kể trong cơ cấu kinh tế của Thừa Thiên Huế. Năm 2001 – 2005, mức đóng góp của Dịch vụ vào GDP toàn tỉnh khoảng 34 – 35%, đến năm 2010 – 2013 con số này đạt mức 43 – 45%. Kinh tế Thừa Thiên Huế đã chuyển dịch từ Nông – Lâm – Ngư nghiệp và Công nghiệp sang Dịch vụ. Khu vực dịch vụ đã liên tục dẫn đầu trong cơ cấu kinh tế từ năm 2011 đến nay, trong đó ngành du lịch đã và đang là mũi nhọn phát triển kinh tế, ngày càng phát huy vai trò tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh. 2.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật 2.3.1. Cơ sở lưu trú Bảng 6. Thống kê cơ sở lưu trú tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 – 2013 2000 2005 2010 2013 Tổng số cơ sở lưu trú 80 132 313 527 1. Khách sạn 80 132 177 206 - Cơ sở có sao 14 32 65 122 2. Nhà nghỉ, nhà trọ - - 136 321 (Nguồn: Xử lí và tính toán từ [5, 10]) Thừa Thiên Huế có hệ thống cơ sở lưu trú khá phát triển và có tốc độ tăng trưởng nhanh. Năm 2000 tỉnh có 80 cơ sở lưu trú với tổng số phòng là 2291 phòng, đến năm 2013 tổng số cơ sở lưu trú là 527 với 9925 phòng. Tốc độ tăng trưởng số cơ sở là 16% và tăng trưởng số phòng là 12%. So với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ, tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú của Thừa Thiên Huế không cao, song số cơ sở xếp sao của tỉnh lại chiếm ưu thế với cơ cấu 28% trong tổng số cơ sở lưu trú xếp hạng của toàn vùng Bắc Trung Bộ (2012). Về chất lượng: Số cơ sở lưu trú được xếp sao của Thừa Thiên Huế tăng nhanh. Năm 2000 mới chỉ có 14 cơ sở xếp hạng từ 1 sao trở lên, trong đó chưa có cơ sở xếp hạng 4 sao và 5 sao; đến năm 2013 là 122 cơ sở trong đó có tới 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao và 9 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao. Thời gian gần đây, hệ thống đã được đầu tư mạnh mẽ, đồng bộ; các khu lưu trú cao cấp, các khu resort có vị trí thuận lợi cho phát triển và tuân thủ những nguyên tắc kiến trúc đảm bảo hài hòa và thân thiện với môi trường. Một số khu lưu trú có chất lượng cao, đã có thương hiệu tốt như: Hoàng Cung, La Residence and Spa, Khu nghỉ dưỡng làng hành hương ở Huế, Indochine Palace, Laguna Lăng Cô. 153 Trịnh Thị Phan 2.3.2. Cơ sở ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí Song song với sự phát triển của hệ thống khách sạn, nhà nghỉ; hệ thống cơ sở ăn uống của Thừa Thiên Huế cũng rất phát triển. Các khách sạn, nhà nghỉ đều có cơ sở ăn uống dành cho khách du lịch. Hơn nữa, thành phố Huế có nhiều khu phố tập trung các quán ăn, nhà hàng phục vụ 24/24 để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Nhiều nhà hàng phục vụ các món ăn truyền thống nổi tiếng ở Huế như: bún bò Huế, chè cung đình, các loại bánh, cơm hến. . . đa dạng về quy mô và giá cả cũng như đối tượng khách. Được đánh giá là lĩnh vực yếu của du lịch Huế, hệ thống cơ sở mua sắm của địa phương gần đây đã có bước tiến đáng kể. Đó là sự ra đời của hàng loạt các siêu thị tư nhân, siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Huế. Tuy vậy, các mặt hàng phục vụ khách du lịch không nhiều; phổ biến vẫn là các sản phẩm truyền thống như áo dài, kẹo mè xững, trà cung đình, dầu tràm và một số mặt hàng thủ công mĩ nghệ khác. Lĩnh vực vui chơi giải trí ở Huế khá nghèo nàn. Về đêm, du khách thường chỉ có 2 lựa chọn là xem ca Huế trên sông Hương hoặc tản bộ ở khu chợ đêm dọc bờ sông. Điểm hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian lưu trú bình quân của du khách tại Huế - nơi tiềm năng du lịch vẫn khá dồi dào. 2.4. Lao động Giai đoạn 2000 – 2013 quy mô lao động trực tiếp trong ngành du lịch Thừa Thiên Huế tăng lên 3,8 lần (từ 2.650 lao động lên 10.050 lao động). Lao động gián tiếp có quy mô gấp khoảng 2 – 2,5 lần số lao động trực tiếp: đến năm 2013 con số này là 24.275 người. Thời kì 2010 – 2012 số lượng hướng dẫn viên được cấp thẻ của tỉnh là 684 người trong đó 526 hướng dẫn viên quốc tế và 158 hướng dẫn viên nội địa. Đến nay, tổng số hướng dẫn viên trên địa bàn là 929 người trong đó 635 hướng dẫn viên quốc tế và 294 hướng dẫn viên nội địa: chiếm 63% tổng số hướng dẫn viên của 6 địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ cấp thẻ. Hướng dẫn viên quốc tế của Thừa Thiên Huế cũng chiếm tỉ lệ rất cao, tới 73% tổng số hướng dẫn viên quốc tế của Bắc Trung Bộ [9]. Điều này cho thấy chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên nói riêng và chất lượng lao động du lịch của Thừa Thiên Huế nói chung đứng vị trí số 1 toàn vùng. Tuy nhiên theo khảo sát của Tổ chức lao động quốc tế (tháng 3/2014) hiện lao động không có bằng cấp, không qua đào tạo của ngành du lịch ThừaThiên Huế còn khoảng 18%; lao động đào tạo ngắn hạn khỏang 20%. Còn nhiều lao động thiếu kĩ thuật tay nghề cao, yếu về ngoại ngữ, kĩ năng maketing. . . Chính vì vậy, ngành du lịch Thừa Thiên Huế đòi hỏi phải có những giải pháp đào tạo trước mắt và lâu dài. Bên cạnh việc tăng về số lượng, ngành du lịch của tỉnh cần chú trọng đầu tư vào việc đào tạo chất lượng nguồn nhân lực gắn với nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu đa dạng hóa của xã hội. 2.5. Sản phẩm du lịch - Du lịch văn hóa: Huế là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử. Văn hóa Huế phong phú và đa dạng, bao gồm: Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, tiêu biểu với hai di sản Văn hóa thế giới là quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Huế. Huế còn được biết đến với hàng loạt công trình kiến trúc cổ, những ngôi nhà vườn hàng trăm năm tuổi, các làng nghề truyền thống với những sản phẩm thủ công tinh tế và khéo léo. . . Hơn hết ở đây người ta bắt gặp cội nguồn từ truyền thống văn hóa, đã được lắng sâu, bồi đắp và phát triển từ một cố đô, có sự kết hợp hài hòa giữa cái chung của cả nước và cái riêng của một vùng đất, giữa dân tộc và bản địa, giữa truyền thống và hiện đại [12]. Sản phẩm du lịch văn hóa vì thế vừa là biểu tượng và cũng niềm tự hào của 154 Phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong xu thế hội nhập du lịch Thừa Thiên Huế, đã và đang thu hút lượng lớn du khách đến với vùng đất này. - Du lịch nghỉ dưỡng: Du lịch nghỉ dưỡng Huế có điều kiện khai thác các loại hình nghỉ dưỡng núi, nghỉ dưỡng biển và cả nghỉ dưỡng chữa bệnh. Thừa Thiên Huế có đường bờ biển dài trên 100 km với các bãi tắm nổi tiếng hấp dẫn như Lăng Cô, Chân Mây, Cảnh Dương. . . đã và đang thu hút đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp và sự quan tâm của du khách. Đặc biệt ở Huế đã phát hiện và nghiên cứu 7 nguồn nước khoáng – nước nóng rất thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh. Đó là các nguồn khoáng Thanh Tân, Hương Bình, A Roàng, Pahy, Mỹ An, Thanh Phước, Tân Mỹ. Nhiều trong số các điểm khoáng có thành phần hóa học là sunfuahydro, là loại khoáng rất tốt để chữa một số bệnh tim mạch, bệnh về da, khớp và hô hấp khi kết hợp cả biện pháp tắm ngâm và tắm hơi. - Du lịch sinh thái: Khai thác tiềm năng sinh thái của Thừa Thiên Huế đã và đang được phát triển với các sản phẩm chính: Du lịch sinh thái rừng tại khu vực vườn quốc gia Bạch Mã, khu vực rừng nguyên sinh phía Tây tỉnh, khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, A Roàng. . . Du lịch sinh thái hồ, phát triển ở khu vực đầm Cầu Hai, phá Tam Giang, Hồ Truồi,. . . các hồ nước nhân tạo như hồ Tả Trạch, hồ thuỷ điện sông Bồ, hồ Bình Điền. . . Du lịch sinh thái đầm phá, phát triển ở khu vực phá Tam Giang - Cầu Hai. Du lịch sinh thái biển: tại các khu vực có tiềm năng du lịch biển như khu vực Lăng Cô, Chân Mây, khu vực Cảnh Dương, khu vực đảo Sơn Thà. 2.6. Đánh giá chung 2.6.1. Điểm mạnh và thời cơ Trong xu thế hội nhập và phát triển, du lịch Thừa Thiên – Huế nhiều năm qua đã khẳng định được vị trí của mình trong thị trường du lịch nội địa và quốc tế. Sức hấp dẫn hay chính là điểm mạnh của du lịch Huế xuất phát từ tiềm năng vốn có của địa phương này. Đó là mật độ di tích lịch sử - văn hóa dày đặc với các di sản văn hóa thế giới; là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên đa dạng kết hợp với văn hóa hiếu khách truyền thống và nghệ thuật ẩm thực mang đậm nét văn hóa của người dân nơi đây. Thời cơ hay cơ hội cho du lịch Huế được nhìn từ góc độ của du khách: là những điểm độc đáo nơi đây sẽ đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách khác nhau khi họ tìm kiếm một địa điểm du lịch mới lạ. Trước hết, Huế được xem là một điểm đến xanh; là một trọng điểm của du lịch văn hóa. Bên cạnh đó, Huế còn là một điểm đến của du lịch spa và nghỉ dưỡng; đồng thời cũng là một điểm đến du lịch nông thôn [6]. 2.6.2. Điểm yếu và thách thức Du lịch Huế
Tài liệu liên quan