Phát triển tài liệu giảng dạy tiếng Hàn tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Việc sử dụng tài liệu và giáo trình tiếng Hàn hiện này ở các cơ sở đào tạo và giảng dạy tiếng Hàn ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề, đòi hỏi sự quan tâm, chú trọng và tập trung cho công tác phát triển tài liệu giảng dạy, giáo trình, sách giáo khoa tiếng Hàn cho đối tượng là học sinh, sinh viên tại Việt Nam. Bài viết nêu thực trạng sử dụng giáo trình, tài liệu, sách giáo khoa tiếng Hàn tại các cơ sở đào tạo, giảng dạy tiếng Hàn hiện này và đề xuất một số giải pháp về phát triển các tài liệu giảng dạy tiếng Hàn thời gian tới tại một số trường đại học và trường phổ thông ở Việt Nam.

pdf14 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển tài liệu giảng dạy tiếng Hàn tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ti u ban 1: Đào to chuyên ng 184 PHÁT TRIỂN TÀI LIỆU GIẢNG DẠY TIẾNG HÀN TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Phm Th Ngc Trường Đại học Hà Nội Tóm t t: Việc sử dụng tài liệu và giáo trình tiếng Hàn hiện này ở các cơ sở đào tạo và giảng dạy tiếng Hàn ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề, đòi hỏi sự quan tâm, chú trọng và tập trung cho công tác phát triển tài liệu giảng dạy, giáo trình, sách giáo khoa tiếng Hàn cho đối tượng là học sinh, sinh viên tại Việt Nam. Bài viết nêu thực trạng sử dụng giáo trình, tài liệu, sách giáo khoa tiếng Hàn tại các cơ sở đào tạo, giảng dạy tiếng Hàn hiện này và đề xuất một số giải pháp về phát triển các tài liệu giảng dạy tiếng Hàn thời gian tới tại một số trường đại học và trường phổ thông ở Việt Nam. Abstract: The using of Korean langguage teaching materials in the Korean training institutions and Korean teaching facilities in our country today poses many problems that require attention, focus and concentrating on development work of Korean teaching materials, books, textbooks for students in Vietnam. This research report states the current situation of using Korean books, materials, textbooks in Korean training institutions and Korean teaching facilities and proposes a solution for the development of Korean training and teaching material forward at the schools and universities in Vietnam. Trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, ngoài tiếng Anh thì tiếng Hàn cũng là một trong những ngoại ngữ đang nhận được nhiều sự quan tâm của học sinh, sinh viên Việt Nam. Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang triển khai kế hoạch đưa tiếng Hàn vào giảng dạy như ngoại ngữ 1 và ngoại ngữ 2 ở một số trường phổ thông trong cả nước. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và thực hiện thành công đề án đưa tiếng Hàn vào giảng dạy ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại học tại Việt Nam, giai đoạn tới của Bộ GD&ĐT, công tác phát triển, biên soạn các tài liệu giảng dạy tiếng Hàn cho các đối tượng học sinh và sinh viên Việt Nam, đang đặt ra nhiều đòi hỏi. Bài báo miêu tả thực trạng, phân tích nguyên nhân và đề ra các giải pháp về phát triển tài liệu giảng dạy tiếng Hàn tại Việt Nam hiện nay với các bố cục ngoài phần mở đầu và kết luận như sau: i) Thực trạng sử dụng tài liệu, giáo trình tiếng Hàn hiện nay tại Việt Nam; ii) Nguyên nhân và hạn chế trong phát triển giáo trình, tài liệu, sách giáo khoa tiếng Hàn tại Việt Nam; iii) Giải pháp để thúc đẩy công tác phát triển tài liệu, giáo trình và sách giáo khoa tiếng Hàn. 1. Thực trạng sử dụng tài liệu, giáo trình tiếng Hàn hiện nay tại Việt Nam 1.1. Thực trạng giáo trình đang được sử dụng ở các trường đại học và phổ thông tại Việt Nam Vấn đề sử dụng giáo trình, tài liệu giảng dạy tiếng Hàn ở các trường đại học và phổ thông hiện nay ở Việt Nam đang được rất nhiều các nhà quản lý, chuyên gia và các giáo viên tiếng Hàn quan tâm. Hiện nay số lượng các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam dạy tiếng Hàn đang ngày càng tăng cao. Theo số liệu khảo sát mới nhất năm 2013 gần đây trên cả nước có 15 trường cao đẳng và đại học có khoa tiếng Hàn, 6 trung tâm Hàn Quốc học tại các trường cao đẳng và đại học không chuyên và 5 trung tâm Hàn ngữ Sejong được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa các trường cao đẳng, đại học của Việt nam và Hàn Quốc với tổng số lượng người học khá đông1. Qua những khảo sát dưới đây của chúng tôi về các giáo trình, tài liệu giảng dạy tiếng Hàn đang được sử dụng tại các trung tâm Hàn Quốc học, trung tâm Hàn ngữ và khoa tiếng Hàn, khoa Đông Phương học v.v. ở 15 trường cao đẳng, đại học của Việt Nam cho thấy phần lớn các trường đều đang sử dụng các bộ giáo trình khác nhau của các trường đại học ở Hàn 1  (12.2013), Tài liệu hội thảo tình hình đào tạo, nghiên cứu Hàn Quốc học và định hướng phát triển tại Việt Nam. Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 185 Quốc làm giáo trình giảng dạy chính, giáo trình bổ trợ và tài liệu luyện tập cho sinh viên đối với các kỹ năng thực hành tiếng như nghe, nói, đọc, viết. Các bộ giáo trình của các trường đại học Hàn Quốc đang được các trường cao đẳng, đại học Việt Nam sử dụng hiện nay cho thấy các bộ giáo trình này chỉ là những bộ giáo trình giảng dạy tiếng Hàn cho học sinh nước ngoài đang cư trú tại Hàn Quốc với mục đích học tiếng Hàn để chuẩn bị cho việc theo học các chương trình đại học hoặc cao học, nghiên cứu sinh khác nhau tại các trường đại học của Hàn Quốc chứ không phải giáo trình phục vụ và đào tạo sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ tiếng Hàn. Do đó khi các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam sử dụng các bộ giáo trình này trong giảng dạy đã nảy sinh nhiều bất cập về phân bố thời lượng và bố cục, nội dung chương trình. Bất cập trước tiên là thời lượng giảng dạy, tiến độ giảng dạy của các giáo trình tiếng Hàn của các trường Hàn Quốc phần lớn là 10 tuần cho mỗi cấp trình độ. Mỗi tuần trung bình khoảng 20 tiết. Tổng thời lượng dạy cho 1 bộ giáo trình 6 cuốn là 1.200 tiết. Thời lượng giảng dạy này ở các bộ giáo trình của các trường tại Hàn Quốc cho thấy có nhiều bất cập so với thời lượng trong chương trình đào tạo ngoại ngữ tại các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam như Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHNN – ĐHQG HN) có tổng thời lượng cho các môn thực hành tiếng là 1.020 tiết (68 tín chỉ); Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (ĐHKHXNNV HN) 750 tiết (50 tín chỉ); Đại học Hà Nội 1.440 tiết; Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật 585 tiết (39 tín chỉ) v.v.. Bất cập thứ hai là nội dung và hình ảnh trong nội dung các giáo trình này lấy bối cảnh đều là Hàn Quốc nhưng phần lớn đối tượng học sinh ở các trường đều chưa có cơ hội trải nghiệm cuốc sống ở Hàn Quốc nên có nhiều tình huống bài học giáo viên mất rất nhiều thời gian để giải thích, giới thiệu thêm về các phần này do đó việc đạt được mục tiêu đề ra ban đầu của giáo trình rất khó có thể thực hiện được. Thêm vào đó là ở nhiều trường giảng dạy tiếng Hàn hiện nay có một số giáo viên chưa có thời gian trải nghiệm ở Hàn Quốc nên đã gặp không ít khó khăn khi đối diện với những vấn đề, tình huống thực tế này trong quá trình giảng dạy. Bất cập thứ ba là một số bộ giáo trình của các trường như Đại học Seoul, Đại học Yonsei từ trước 2005 v.v. đã được sử dụng ở các trường tại Việt Nam phần lớn tập trung vào ngữ pháp, không phân rõ cho từng kỹ năng riêng, chủ đề chưa sát với thực tế, chưa xem xét các khó khăn đặc thù của học sinh Việt Nam như ngữ âm, tiểu từ, patchim, sự không thống nhất giữa từ Hán Hàn và Hán Việt, chưa phản ánh rõ những khác biệt văn hóa Hàn Quốc với văn hóa Việt Nam v.v. nên giáo viên và học sinh Việt Nam trong quá trình học tiếng Hàn đã gặp không ít khó khăn dẫn đến chất lượng và hiệu quả giờ học không được đảm bảo. Số liệu ở bảng thống kê dưới đây của chúng tôi cho thấy hiện nay một số trường trong đó có Đại học Hà Nội đã đưa bộ giáo trình Tiếng Hàn tổng hợp dành cho người Việt Nam của Korea Foundation vào giảng dạy. Bộ giáo trình này có thể nói đã được xây dựng trên cơ sở xem xét các yếu tố văn hóa, phản ánh được đặc thù của đối tượng người học là người Việt Nam nên nhiều tình huống và bối cảnh, cấu trúc xây dựng của giáo trình phù hợp với những đòi hỏi thực tế của người Việt Nam học tiếng Hàn. Đặc biệt trong phần viết ở 15 bài của giáo trình có phần luyện dịch cho sinh viên chính là điểm khác biệt so với các bộ giáo trình trước đây của Hàn Quốc không có luyện kỹ năng này cho sinh viên. Tuy nhiên giáo trình vẫn còn nhiều hạn chế khi có nhiều lỗi sai về chuyển từ, chuyển nghĩa và nội dung sang tiếng Việt, nhiều phần bố cục chưa hợp lý đối với năng lực theo từng cấp độ của học sinh như yêu cầu sinh viên nghe đoạn tin dài, tốc độ rất nhanh và dịch sang tiếng Việt rất bất hợp lý với khả năng của sinh viên năm thứ 2. Nếu bộ giáo trình này được các chuyên gia, giáo viên tập trung chỉnh sửa, bổ sung các phần chưa hợp lý thì sẽ được xem là bộ giáo trình tiếng Hàn đầu tiên được sử dụng hiệu quả ở Việt Nam. Một vấn đề nữa mà lâu nay chưa được chúng ta đề cập nhiều tại các hội thảo liên quan tới giáo Ti u ban 1: Đào to chuyên ng 186 trình giảng dạy tiếng Hàn tại Việt Nam. Đó là vấn đề bản quyền của các bộ sách, giáo trình đang được giảng dạy tại các trường tại Việt Nam. Hiện nay phần lớn các trường sử dụng các bộ sách nêu tên dưới đây để phô tô cho sinh viên sử dụng trong quá trình học tập mà không được sự cho phép của các trường, cơ quan tổ chức biên soạn và xuất bản các bộ giáo trình này ở Hàn Quốc. Vấn đề sử dụng giáo trình, tài liệu này của các trường đang vi phạm luật bản quyền của Việt Nam, Hàn Quốc và công ước Berne nên chúng tôi thấy cần thiết phải có sự xem xét của các cơ quan quản lý chức năng liên quan và đội ngũ quản lý, giáo viên của các trường đang giảng dạy tiếng Hàn tại Việt Nam để giải quyết vấn đề này một cách triệt để. Nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để trong thời gian tới thì chắc chắn sớm muộn các trường tại Việt Nam đang sử dụng giáo trình của các trường Hàn Quốc sẽ bị liên đới trách nhiệm vi phạm pháp luật về bản quyền tác giả. Trong cuộc họp mới đây của Ban Giám hiệu Trường Đại học Hà Nội (ĐHHN) và cán bộ chủ chốt ở các khoa cũng đã nêu ra vấn đề, tình trạng chung về việc sử dụng giáo trình, tài liệu giảng dạy của các trường, các nhà xuất bản nước ngoài tại các khoa để cùng tìm hướng giải quyết tốt nhất trong thời gian tới. Ngoài các giáo trình thực hành tiếng nêu trên chúng ta còn phải đề cập tới các giáo trình, tài liệu giảng dạy cho các môn chuyên ngành ở các trường. Thực tế là các môn học ở mỗi ngành đào tạo khác nhau như ngành tiếng Hàn Quốc, Văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc, Đông Phương học v.v. đều có các chương trình đào tạo và nội dung môn học khác nhau nên giáo trình sử dụng cũng khác nhau. Nhìn chung trong chương trình đào tạo tiếng Hàn của các trường thường có các môn như từ vựng, ngữ âm, lý thuyết dịch, thực hành biên dịch, phiên dịch, lịch sử, đất nước, văn hóa và tín ngưỡng Hàn Quốc, tiếng Hàn du lịch, tiếng Hàn kinh tế, thư tín thương mại, đối chiếu ngôn ngữ, quan hệ Việt Hàn, tiếng Hàn văn phòng v.v.. Trong số các tài liệu giảng dạy các môn chuyên ngành này tại các trường cho thấy số lượng các các tài liệu, giáo trình được biên soạn và xuất bản là rất ít. Hơn nữa phần lớn tài liệu giảng dạy các môn học này đều do các giáo viên tại các trường biên tập lại trên cơ sở tham khảo, sưu tầm từ các nguồn tài liệu khác nhau để tiến hành giảng dạy môn học chuyên ngành đó cho sinh viên tại chính đơn vị đào tạo của mình. Vấn đề này cũng cho thấy bất cập, mà trước hết là các giáo viên giảng dạy các môn chuyên ngành không được đào tạo thường chuyên sâu, bởi đội ngũ giáo viên ngành tiếng Hàn Quốc, Hàn Quốc học tại Việt Nam đang còn rất trẻ. Do đó nhiều giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, xây dựng giáo trình, chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu nào được giới học thuật đánh giá cao nên việc xây dựng được các tài liệu giảng dạy chuyên ngành có chất lượng tốt theo chuẩn chung rất khó thực hiện được. Bất cập tiếp theo là một số môn chuyên ngành các trường thường mời các chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực này giảng dạy nhưng đội ngũ các nhà nghiên cứu, các chuyên gia này lại không biết tiếng Hàn do đó các tài liệu giảng dạy chuyên ngành này được đội ngũ này biên soạn chỉ đưa ra được kiến thức chuyên ngành cơ bản cho sinh viên chứ không truyền tải được các kiến thức chuyên ngành đặc thù bằng tiếng Hàn cho sinh viên nên sinh viên gặp khá nhiều khó khăn khi đọc và tham khảo các văn bản bằng tiếng Hàn chuyên ngành, rất nhiều sinh viên không thể nắm bắt được nội dung dẫn đến chất lượng môn học không hiệu quả. Bất cập thứ ba là nhiều các tài liệu giảng dạy chuyên ngành do giáo viên ở các khoa dạy tiếng Hàn biên tập từ nhiều nguồn tiếng Hàn và tiếng Việt khác nhau và gần như chưa được các cấp liên quan thẩm định, đánh giá, góp ý và chỉnh sửa từ nội dung đến phân bố thời lượng, tiến độ giảng dạy một cách chặt chẽ nên khó để khẳng định được độ tin cậy, phù hợp và chất lượng của các tài liệu giảng dạy này. 1.2. Thực trạng phát triển giáo trình cho đối tượng học sinh, sinh viên tại Việt Nam Xem xét bảng thống kê giáo trình sử dụng ở 15 trường cao đẳng và đại học ở Việt Nam (xem phụ lục) trên chúng ta có thể thấy các bộ giáo trình sử dụng cho các kỹ năng thực hành tiếng như nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, sinh viên Việt Nam gần như chưa được các giáo viên Việt Nam, các tổ Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 187 chức giáo dục Việt Nam và Hàn Quốc quan tâm nhiều để biên soạn và xuất bản một cách có hệ thống dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập cho cả người dạy và người học tiếng Hàn tại Việt Nam. Theo thống kê tới tháng 7/2010 của Khoa Hàn Quốc học, ĐHNN - ĐHQG HN2 thì khoa chưa phát triển được bộ giáo trình nào cho các kỹ năng thực hành tiếng và hiện có 8 bộ tài liệu giảng dạy cho các môn chuyên ngành như địa lý, văn học, biên dịch, phiên dịch, nghiên cứu khoa học, tiếng Hàn văn phòng v.v. đã được các giáo viên biên tập để giảng dạy trong phạm vi tại khoa. Khảo sát mới nhất gần đây của chúng tôi thống kê cho thấy có thêm các tài liệu giảng dạy các môn như Đất nước học, Môi trường tự nhiên v.v. cũng đã được giáo viên biên tập và đưa vào giảng dạy cho sinh viên khoa. Hiện chúng tôi thấy chỉ có 02 bộ giáo trình tham khảo đã được giáo viên biên soạn và xuất bản là giáo trình   của Lã Thị Thanh Mai (2010), NXB ĐHQG HN và    của Trần Thị Hường 2010), NXB từ điển bách khoa. Mới đây khoa đã cho xây dựng bộ giáo trình 1 A, B; 2 A, B; 3 A, B, C; 4 A, B, C giúp học sinh nắm được định dạng và luyện thi năng lực Topik của ĐHNN - ĐHQG HN do nhóm tác giả là các giáo viên tiếng Hàn tự biên tập và soạn thảo. Bộ giáo trình này đã được dạy thí điểm chỉ với đối tượng sinh viên tại khoa và đang trong quá trình thẩm định tại trường. Tuy nhiên, để đi đến xuất bản được bộ giáo trình này và cho sử dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng học tiếng Hàn ôn thi Topik thì cần phải chỉnh sửa, bổ sung từ bố cục cho đến nội dung, hình ảnh, phân bố thời cho hợp lý và hệ thống hơn nữa. Khảo sát tài liệu giảng dạy các môn học ở trường ĐHKHXH&NV HN chúng tôi thấy rằng hiện cũng không có bộ giáo trình nào cho các môn thực hành tiếng được phát triển, biên soạn tại khoa Đông Phương học. Một số tài liệu các môn học chuyên ngành như Lý thuyết tiếng Hàn hiện đại (), Ngoại giao của Hàn Quốc và 2 Trần Thị Hường, 2010, thực trạng và phương hướng phát triẻn tài liệu giảng dạy tiếng Hàn ở khoa Hàn Quốc học – ĐHNN - ĐHQG HN. quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, Tôn giáo và tín ngưỡng Hàn Quốc, biên dịch, phiên dịch tiếng Hàn Quốc, tiếng Hàn kinh tế, văn học và nghệ thuật Hàn Quốc v.v. đều do các giáo viên tại khoa biên tập để làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên khoa. Các giáo trình giảng dạy cho các môn như Lịch sử Hàn Quốc, Xã hội Hàn Quốc v.v. được khoa sử dụng giáo trình của Đại học Seoul đã được dịch sang tiếng Việt. Mới đây giáo viên khoa Đông Phương đã phát triển và xây dựng được cuốn giáo trình nhập môn Korea (2013) và đã được xuất bản. Nhìn chung số lượng các tài liệu giảng dạy các môn chuyên ngành của khoa Đông Phương thuộc trường ĐHKHXH&NV HN hầu hết được các giáo viên biên tập, chỉnh sửa để phù hợp với nhu cầu môn học và được sử dụng chỉ với đối tượng sinh viên tại khoa. Các tài liệu này đã được nhà trường tiến hành thẩm định để đưa vào giảng dạy. Tuy nhiên để xuất bản thành sách, giáo trình cho đông đảo đối tượng người học sử dụng thì cần phải có sự chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện và thẩm định chặt chẽ hơn nữa của các chuyên gia, giáo viên trong ngành. ĐHHN cũng là một trong các trường đào tạo lớn đội ngũ phiên dịch tiếng Hàn cho cả nước. Cũng giống như hai trường nêu trên ĐHHN chưa phát triển được các bộ giáo trình cho các môn thực hành tiếng và mới chỉ dừng lại ở việc biên tập, biên soạn các tài liệu giảng dạy cho các môn Lý thuyết dịch, Ngữ âm, Từ vựng, Thực hành biên dịch, phiên dịch, Văn hóa Hàn Quốc, Văn học Hàn Quốc, Cú pháp, Tiếng Hàn du lịch, Tiếng Hàn kinh tế, thư tín thương mại, Phương pháp nghiên cứu khoa học v.v.. Các tài liệu giảng dạy này đều do các giáo viên Việt Nam và giáo viên nước ngoài tự tìm nguồn tài liệu tham khảo, biên tập và chỉnh sửa để làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên tại khoa căn cứ theo chương trình chi tiết từng môn học. Hiện các tài liệu giảng dạy này đã được dạy thí điểm tại khoa và đang trong quá trình chỉnh sửa, bổ sung để xin thẩm định. Bên cạnh những tài liệu, giáo trình chính giảng dạy tại khoa thì mới đây 02 giáo viên trẻ tại khoa là Nguyễn Nam Chi và Vũ Thanh Hải đã biên tập và đã được thẩm định Bộ tài liệu bài tập bổ trợ kỹ năng tiếng Ti u ban 1: Đào to chuyên ng 188 Hàn Quốc trình độ sơ cấp (2013), Nghiêm Thị Thu Hương đã biên soạn Tài liệu hướng dẫn học và thi Topik 1 (2013) và sách hướng dẫn học và ôn thi KLPT, NXB Giáo dục, 2009. Giáo trình, tài liệu giảng dạy của trường Đại học Hồng Bàng theo Bùi Phan Anh Thư3 thì các giáo trình giảng dạy các kỹ năng tiếng đều chưa được phát triển và biên soạn tại khoa, chỉ có các tài liệu giảng dạy chuyên ngành Hàn Quốc học như Địa lý Hàn Quốc, Lịch sử Hàn Quốc, Văn hóa Hàn Quốc, Văn học Hàn Quốc, Lý thuyết và thực hành biên, phiên dịch tiếng Hàn, tiếng Hàn thương mại, tiếng Hàn business, các xây dựng các văn bản tiếng Hàn v.v. đều sử dụng các giáo trình và tài liệu tiếng Hàn kết hợp một số tài liệu bổ trợ tham khảo chuyên ngành liên quan bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Một số môn học chưa được biên soạn giáo trình, tài liệu buộc giáo viên đảm nhận môn học sẽ phải tham khảo các tài liệu liên quan đã được biên soạn, xuất bản ở Hàn Quốc rồi biên tập lại các bộ tài liệu giảng dạy trên cơ sở kế hoạch giảng dạy đã được xây dựng theo đúng mục tiêu môn học đó. Nhìn chung có thể nói cũng giống với các trường đại học trên, Đại học Hồng Bàng cũng chỉ mới tập trung biên tập được các bộ tài liệu giảng dạy các môn chuyên ngành từ các nguồn tài liệu tham khảo khác nhau để đưa vào giảng dạy. Có thể nói qua khảo sát sơ bộ về việc phát triển, biên soạn, biên tập, giáo trình ở một số trường trên cho thấy đội ngũ giáo viên tiếng Hàn tại Việt Nam chưa xây dựng được giáo trình thực hành tiếng dành cho người Việt Nam. Tài liệu các môn chuyên ngành được các giáo viên đảm nhận giảng dạy bộ môn biên tập, chỉnh sửa từ các nguồn tài liệu khác nhau nhưng chưa được thẩm định một các chặt chẽ từ các cấp liên quan nên chưa thể khẳng định được chất lượng, tính phù hợp, sát với thực tế và đúng định hướng mục tiêu môn học chuyên ngành của các bộ tài liệu này. Nói đến việc phát triển giáo trình tiếng Hàn cũng cần phải đề cập đến giáo trình đọc hiểu 3 Bùi Phan Anh Thư, 2010, Thưc trạng tài liệu giảng dạy tiếng Hàn và tìm hướng phát triển tài liệu tiếng Hàn chuyên ngành Hàn Quốc học ở trường Đại học quốc tế Hồng Bàng.      dưới sự tài trợ của Koica. Bộ giáo trình này do một số tình nguyện viên thấy nhiều bất cập và khó khăn trong quá trình giảng dạy nên đã cùng phối hợp để xây dựng và biên soạn năm 2006. Tuy nhiên giáo trình này vẫn chưa được thẩm định và đánh giá khoa học và hiện chỉ được dùng hạn chế ở một số cơ sở đào tạo và giảng dạy chứ không dành cho rộng rãi các đối tượng người Việt Nam học tiếng Hàn nhưng đã nhận được phản ứng tốt về nội dung và tính phù hợp khi giảng dạy kỹ năng đọc hiểu cho sinh viên ở trường Đại học Ngoại ngữ Đà Lạt4. Ngoài các giáo trình giảng dạy tiếng Hàn còn có
Tài liệu liên quan