Phong tục cúng chúng sinh nhìn nhận từ góc độ văn hóa địa phương

Tóm tắt Cúng chúng sinh là một trong những phong tục tiêu biểu của người Việt Nam chứa đựng trong đó nhiều nét đẹp văn hóa mang tính nhân văn rõ nét. Cho rằng tháng Bảy là tháng “cô hồn”, là thời điểm tất cả các cô hồn được trở về nhân giới trong đó có rất nhiều quỷ đói nên trong thời gian này, ở nhiều nơi đều làm mâm cỗ cúng thí cho chúng sinh khắp nơi. Xưa nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về tục cúng chúng sinh vào ngày Rằm tháng Bảy nhưng hầu hết đều chỉ nhìn nhận một cách chung chung mà quên mất một điều rằng mỗi địa phương khi tiếp nhận lại có một quan niệm và cách cúng khác nhau. Trong báo cáo này, ngoài việc tìm hiểu về việc cúng chúng sinh chung của dân gian, chúng tôi còn tìm hiểu phong tục này ở một địa phương cụ thể để thấy được cái hay, cái đẹp, cái tâm, tình tương thân tương ái của con người Việt Nam khi tiến hành nghi lễ.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phong tục cúng chúng sinh nhìn nhận từ góc độ văn hóa địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 14 (39) - Thaùng 3/2016 97 Phong tục cúng chúng sinh nhìn nhận từ góc độ văn hóa địa phương Worship beings through the local cultural perspective SV. Quảng Văn Hoàng TS. Nguyễn Thị Việt Hằng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ST. Quang Van Hoang, Ph.D. Nguyen Thi Viet Hang Ha Noi Pedagogical University No2 Tóm tắt Cúng chúng sinh là một trong những phong tục tiêu biểu của người Việt Nam chứa đựng trong đó nhiều nét đẹp văn hóa mang tính nhân văn rõ nét. Cho rằng tháng Bảy là tháng “cô hồn”, là thời điểm tất cả các cô hồn được trở về nhân giới trong đó có rất nhiều quỷ đói nên trong thời gian này, ở nhiều nơi đều làm mâm cỗ cúng thí cho chúng sinh khắp nơi. Xưa nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về tục cúng chúng sinh vào ngày Rằm tháng Bảy nhưng hầu hết đều chỉ nhìn nhận một cách chung chung mà quên mất một điều rằng mỗi địa phương khi tiếp nhận lại có một quan niệm và cách cúng khác nhau. Trong báo cáo này, ngoài việc tìm hiểu về việc cúng chúng sinh chung của dân gian, chúng tôi còn tìm hiểu phong tục này ở một địa phương cụ thể để thấy được cái hay, cái đẹp, cái tâm, tình tương thân tương ái của con người Việt Nam khi tiến hành nghi lễ. Từ khóa: phong tục, chúng sinh, văn hóa địa phương Abstract Worshiping beings is one of the typical customs of Vietnam, and it contains cultural beauty with rich humanities. It is said that July - the month of "ghosts" is the time when all its wandering souls return to the world in which there are so many hungry ghosts so that people offer trays born in many places. From the past to present, there has been many researchers learnt about worshiping beings customs in the middle (full moon) of July, but almost all have just recognized in a general way but forgot one thing that each locality has a concept and a different way of offering. In this report, in addition to learning about the offerings of the common folks, we also learn this customs in a particular locality to identify the good, the beauty, the mind, and the Vietnamese’s solidarity when conducting rituals. Keywords: customs, beings, local culture... 1. Đặt vấn đề Cùng với hôn nhân, tang ma và lễ tết, lễ hội, cúng chúng sinh là một trong những phong tục tiêu biểu của người Việt Nam chứa đựng trong đó nhiều nét đẹp văn hóa mang tính nhân văn rõ nét. Dân gian ta 98 quan niệm, “cô hồn” là những vong hồn bị chết uổng, chết oan và khi về âm giới thì không nơi nào tiếp nhận, không người đơm cúng ngày tuần tiết, sóc vọng. Cũng theo dân gian ta, ngày tết cô hồn bắt đầu từ ngày 1/7 âm lịch hàng năm và kéo dài đến hết tháng. Nhưng từ bao đời nay, nhân dân đã lấy ngày Rằm tháng Bảy âm lịch làm ngày chính để khao giải và phổ độ cho các cô hồn và ngày này trùng với Lễ Vu Lan báo hiếu của Phật Giáo nên nhiều người lầm tưởng hai lễ này là một. Cho rằng tháng Bảy là tháng “cô hồn”, là thời điểm tất cả các cô hồn được trở về nhân giới trong đó có rất nhiều quỷ đói nên trong thời gian này, ở nhiều nơi đều làm mâm cỗ cúng cho chúng sinh khắp nơi để cầu giải thoát cho họ và tránh để họ quấy nhiễu. Điều này không chỉ thể hiện nét văn hóa tâm linh đặc sắc của người Việt mà con thể hiện một văn hóa ứng xử đối với người ở thế giới bên kia. Tiếp thu tinh thần ấy của dân gian, nhìn nhận từ góc độ văn hóa, chúng tôi đi tìm hiểu phong tục cúng chúng sinh của dân gian để thấy được cái tâm, cái tình, cái đức của người Việt Nam thể hiện qua hành động làm phúc của mình. Cúng chúng sinh là một mỹ tục được hình thành từ xa xưa, phát triển cho đến ngày nay và chắc chắn sẽ còn tồn tại mãi về sau trong văn hóa Việt Nam. Đề cập đến vấn đề này, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về tục cúng chúng sinh (cô hồn) vào ngày Rằm tháng Bảy nhưng hầu hết đều chỉ nhìn nhận một cách chung chung mà trên thực tế mỗi địa phương khi tiếp nhận lại có một quan niệm và cách cúng khác nhau chứ không hoàn toàn đồng nhất. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Phong tục cúng chúng sinh nhìn nhận từ góc độ văn hóa địa phương” và tiến hành khảo sát ở một địa phương cụ thể - vùng đất Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc để từ đó cho thấy nét riêng trong quan niệm của người dân nơi đây, thấy được nét đẹp văn hóa tâm linh thể hiện trong phong tục này. 2. Nội dung 2.1. Phong tục cúng chúng sinh trong văn hóa truyền thống Theo tín ngưỡng cổ truyền người ta quan niệm “sống gửi, thác về” và cho rằng con người có hai phần: Hồn và xác. Khi đã mãn hạn trần gian con người trở về nơi vốn là của họ (thế giới bên kia) và khi đó hồn lìa khỏi xác, xác thì phân hủy còn hồn thì tiếp tục tồn tại. Những người theo Phật giáo và không theo tôn giáo nào cho rằng hồn sẽ về Tây Phương cực lạc, người theo Thiên chúa giáo cho rằng linh hồn sẽ lên thiên đàng cùng Chúa trời. Những linh hồn ấy sẽ sớm được siêu sinh tịnh độ đầu thai làm kiếp này hay kiếp khác hay bị đày đọa vào ngạ quỷ tùy thuộc vào những điều lành hay dữ mà họ làm khi còn sống. Nếu khi còn sống làm nhiều điều ác thì khi chết đi sẽ bị đày đọa khổ cực hay những người chết uổng chết oan bị bơ vơ nơi nọ nơi kia không nơi nương tựa sẽ khó siêu thoát. Vì lí do đó mà họ được gọi là các “cô hồn” vất vưởng khắp mọi nơi, người trần gian thương xót cho họ phải chịu cảnh “quanh năm đói rét cơ hàn, không manh áo mỏng che màn heo may” nên rằm tháng bảy hàng năm làm lễ cầu siêu để cho họ được siêu thoát và ngày ấy còn được gọi là “xá tội vong nhân”. Phong tục cúng cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc, Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là “Phóng diệm khẩu”, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa. Nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và nói trại đi thành “cúng cô hồn”, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian 99 cúng bái. Việc cúng chúng sinh (cúng cô hồn) này có liên quan đến câu chuyện giữa A Nan Đà Tôn giả (đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu). “Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó. A Nan sợ quá bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”. A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật, Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ” Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 âm lịch còn ở Việt Nam, tháng 7 âm lịch được gọi là “tháng cô hồn” và việc này được thực hiện vào tất cả các ngày trong tháng và chủ yếu là vào 15 tháng 7 âm lịch vì truyền thống của người Việt cho rằng ngày này là “ngày mở cửa ngục” để các cô hồn nhận đồ cúng tế cũng như quần áo, vàng mã và được gọi là ngày “xá tội vong nhân”. Ban đầu phong tục này được người ta vẫn nói là “Phóng diệm khẩu”, với nghĩa gốc là “thả quỷ miệng lửa”, về sau lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác như tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vong hồn vật vờ (cô hồn) không nơi nương tựa. Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn để mong họ phù hộ cho mình, cầu cho gia trung hưng thịnh, đời đời hoan hân. 2.2. Dấu ấn của phong tục cúng chúng sinh trong các sáng tác văn học Nghi thức cúng chúng sinh vốn đã tồn tại ở nước ta từ rất sớm. Theo Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì từ thời Trần đã có nghi thức cúng cô hồn, Huyền Quang đã từng đăng đàn chẩn tế phổ độ chúng sinh, cầu giải thoát cho các oan hồn và trong các chùa Việt lưu truyền sách Bảo Đỉnh hành trì tập hợp khoa nghi bí mật nội truyền do Huyền Quang tổ sư soạn thảo cũng đã phần nào nói lên việc thịnh hành nghi thức Phật giáo. Hơn thế, các bộ sách sử như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử kí toàn thư... đều ghi chép đời Trần nước ta đã xin vua Tống Đại tạng kinh, điều này phần nào nói lên “Nghi quỹ thí thực” đã hình thành, phát triển và tồn tại ở nước ta từ rất sớm chứ không phải đến ngày nay nghi thức này mới phổ biến. Phong tục cúng chúng sinh tồn tại, phát triển sâu rộng trong dân gian và trở thành một thói quen in sâu trong tâm thức của người dân Việt, trở thành một nét đẹp tâm linh không thể thiếu thể hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Văn học trung đại Việt Nam từng có Thập Giới cô hồn Quốc Ngữ Văn (mười điều răn cô hồn viết bằng quốc ngữ) của Lê Thánh Tông. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể biền ngẫu, được chép trong bộ Thiên Nam dư hạ tập gồm 11 đoạn, trừ đoạn mở đầu, 10 đoạn sau, mỗi đoạn là một điều răn một loại cô hồn: thiền tăng, đạo sĩ, quan liêu, nho sĩ, thiên văn - địa lí, lương y, tướng quân, hoa nương, thương cổ, đãng tử, và kết thúc mỗi đoạn là một bài kệ bằng thơ. Với mục đích giáo huấn, mượn lời răn người chết (cô hồn) để dạy người sống và qua việc răn giới, tác phẩm đã phản ánh sinh hoạt của 10 hạng người, vị trí xã hội của họ và thái độ đánh giá đối với họ, quan 100 điểm khen chê chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn của đạo đức phong kiến, lợi ích của chế độ phong kiến; được đề cao nhất là quan liêu, nho sĩ, tướng quân; bị miệt thị là thương cổ, hoa nương, đãng tử. Bút pháp vững vàng, kết cấu chặt chẽ, đối ngẫu thoả đáng, từ ngữ chính xác, tinh tế, hình tượng sắc sảo, sinh động; điển cố nhiều nhưng cách dùng rất sáng tạo. Giọng văn hoạt bát, hài hước, chân dung văn học được khắc hoạ hiện thực, cụ thể, độc đáo và sinh động. Thế kỷ XVIII Nguyễn Du viết Văn tế thập loại chúng sinh , đây là minh chứng Phật giáo kết hợp với niềm tin tâm linh của dân gian gắn với đạo tràng, cầu siêu và hội tụ đầy đủ tinh thần nhân văn, nhân đạo của Đại thi hào Nguyễn Du mà rộng hơn là của cả dân tộc. Bản văn tế được tìm thấy lần đầu tiên ở Chùa Diệc - Hà Tĩnh, “nói lên rằng, sáng tác Văn tế thập loại chúng sinh trước hết nhằm mục đích cúng tế”, nó được xem là một bản văn khấn cúng chuẩn của Phật giáo được lưu giữ ở nhiều ngôi chùa trên toàn quốc, được in trong Văn khấn Nôm truyền thống và được sử dụng rộng rãi trong mỗi dịp Rằm tháng bảy. Nếu bài văn của vua Lê nặng nề giáo huấn răn đe thì tác phẩm của Nguyễn Du tràn ngập tình yêu thương, thông cảm. Bài Văn tế thập loại chúng sinh bao gồm 184 câu, chia ra làm ba phần chính: Phần đầu giới thiệu cảnh não nề của tháng bảy mưa dầm sùi sụt, cảnh lặng lẽ man mác, buồn thương...; Phần thứ hai nói rõ mười loại cô hồn, đây là phần chính của bài văn; Phần cuối kết luận, mở hướng cho con người đi vào con đường lương thiện, theo cầu đạo Phật từ bi để không sa đọa vào cô hồn quỷ đói. Cả ba phần đều với giọng văn thê lương, vạch hướng con người đi vào con đường từ bi lương thiện để thoát khỏi cảnh tai ương khổ ải của kiếp nhân quả luân hồi. Bài văn đã miêu tả cảnh khổ đau của mọi hạng người trong xã hội từ giàu sang cho đến đớn hèn, từ những người mũ cao áo rộng cho đến những người hành khất ngược xuôi Con người khi sống trong xã hội thì phân biệt sang hèn, kẻ hiền người ngu nhưng khi chết đi thì đều được bình đẳng, nhất là “thác đi làm kiếp cô hồn - lênh đênh mặt nước, đầu non dãi dầu - chẳng biết ăn đâu, ở đâu - đêm thẳm ngày sầu hè lại sang đông”, chúng sinh tuy mỗi người mỗi nghiệp khác nhau nhưng tựu trung đều bi thảm giống nhau. Qua khảo sát, chúng tôi thấy được có 16 loại chúng sinh được Nguyễn Du nhắc tới trong văn tế, tuy sống thì mỗi người một nghiệp, người bài binh bố trận, kẻ hành khất lang thang, người thì “rắp cầu chữ quý” kẻ thì vào sông ra bể, người thì “liều tuổi xuân buôn nguyệt bán hoa”, và cả những đứa trẻ “lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha” nhưng khi thác đi tất cả họ đều “hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người” không ai đơm cúng, phải ăn mày Phật, cậy nhờ “hớp cháo lá đa”. Cảm thương cho số phận đói rét của các cô hồn, nhãn quan nhìn thấu từ trần gian cho đến âm phủ, Nguyễn Du đã lập đàn giải thoát, sửa sang manh áo thoi vàng nhờ vào phép thần thông của Phật kêu gọi các chúng sinh lắng nghe kinh để được siêu thoát khỏi trong luân hồi, lục đạo. Bản văn tế có nhiều đoạn kể về nỗi đói rét của các cô hồn khiến cho nhiều người khi đọc cũng phải sụt sùi cảm thương: “Lòng nào lòng chẳng thiết tha Cõi dương còn thế nữa là cõi âm Thương thay thập loại chúng sinh Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người” Hay: “Cũng có kẻ đi về buôn bán Đòn gánh tre chín dạn hai vai Gặp cơn mưa nắng giữa trời 101 Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?... Sống đã chịu một đời phiền não Thác lại nhờ hớp cháo lá đa Đau đớn thay phận đàn bà, Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? Cũng có kẻ nằm cầu gối đất Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi Thương thay cũng một kiếp người Sống nhờ hàng xứ chết vùi đường quan” Nguyễn Du đã nói lên nỗi thương xót các cô hồn bơ vơ bằng tất cả tấm lòng nhân ái, nhân đạo của mình. Thương cho các cô hồn lạc loài, “anh em thiên hạ, láng giềng người dưng”, những cô hồn “sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan” Tất cả họ đều bơ vơ không chốn tựa nương, không manh áo mỏng, không người đơm cúng, không ai tảo mộ. Lập đàn giải thoát, thí thực cho chúng sinh, cuối cùng kêu gọi các loại cô hồn hãy khôn ngoan lắng nghe kinh để nương nhờ phép Phật mà thoát khổ, lấy Phật làm lòng thì tự nhiên siêu thoát trong luân hồi. Văn tế thập loại chúng sinh là một lời cảnh báo cho thế gian, đáng cho mọi người suy ngẫm khi nó trùng với ngày Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi khổ hình Địa Ngục để báo hiếu, Nguyễn Du không chỉ khóc thương cho người đã khuất mà còn như nghẹn ngào tâm sự với người đang sống, nói về quá khứ nhưng kỳ thực là đang nhắc đến hiện tại và nhìn về tương lai, nhắc nhở con người ta hãy bừng tỉnh, thoát khỏi vòng mê đắm của phú quý vinh hoa. Từ những truyền thống văn hóa có từ xa xưa, hình thành và phát triển qua bao thời đại, đi cùng những biến cố thăng trầm của thời gian, của lịch sử, phong tục cúng chúng sinh ngày càng được mở rộng trong dân gian, đặc biệt là trong thời đại kinh tế đang phát triển. Sở dĩ cúng chúng sinh được hình thành sớm và gìn giữ lâu đời như vậy mà không bị mai một bởi văn hóa Việt Nam là loại hình văn hóa gốc nông nghiệp, văn hóa làng xã, trọng tình, sự yêu thương, tình nhân ái, tính nhân văn, nhân đạo luôn được đặt lên hàng đầu. Tính nhân văn, nhân đạo không chỉ được thể hiện ở sự đùm bọc, giúp đỡ những người nghèo khổ khi đang còn sống mà còn hướng tới cả những người đã mất mà không nơi tựa nương, sống thì phải chịu một đời phiền não khi thác đi lại “nhờ hớp cháo lá đa”. Hình ảnh “hớp cháo lá đa” đã trở nên rất quen thuộc trong các buổi lễ cũng như trong các bài văn tế chúng sinh, vừa thể hiện sự từ bi của Phật, vừa thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, lòng nhân đạo của người sắm lễ vật cúng dường lại vừa thể hiện trong đó sự thương xót của người hành lễ. Chỉ là hớp cháo lá đa, một chút cháo để cứu cơ tạm thời, của ít nhưng lòng nhiều, các cô hồn đều vui lòng nhận để được vui lòng ấm bụng, để nghe kinh, để thấu hiểu được rằng: dù tội hay dù oan thì cũng chẳng phàn nàn bởi số trời đã định, các cô hồn hay nghe lời Phật dạy mà được “đắc độ, đắc siêu về nơi tiên cảnh” hoặc được đầu thai vào kiếp người sung túc hơn. Trên thực tế, ngoài Thập Giới cô hồn Quốc ngữ văn của Vua Lê Thánh Tông, khoa cúng Mông sơn thí thực của Phật giáo, Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du thì trong dân gian vẫn tồn tại những bản khác được sử dụng rộng rãi để cầu giải thoát cho chúng sinh vào mỗi dịp Rằm tháng bảy âm lịch. Riêng phần về các bản văn cúng chúng sinh, chúng tôi sẽ làm rõ ở phần sau. 2.3. Phong tục cúng chúng sinh ở xã Hồng Phương - Yên Lạc - Vĩnh Phúc 2.3.1. Những nét chung với quan niệm dân gian Như đã nói ở trên, nếu một người bị chết oan hoặc do tác động của những 102 nghiệp xấu, các cô hồn không/chưa được cõi nào tiếp nhận, phải lang thang, chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống. Vì vậy, cúng chúng sinh là để "cứu giúp" những linh hồn khốn khổ, hoặc nhằm "hối lộ" để khỏi bị các oan hồn quấy phá, hoặc để được họ "hỗ trợ", phù hộ. Đồ cúng chúng sinh luôn có hương, hoa, đèn (nến), quần áo chúng sinh, tiền vàng, gạo, muối, nước lã kèm theo các món ăn và một thứ không thể thiếu trong mâm lễ cúng chúng sinh là cháo loãng. Sở dĩ cháo loãng không thể thiếu là bởi dân gian cho rằng những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường. Nhìn chung tất cả các đồ cúng đều là đồ chay vì nếu cúng đồ mặn sẽ khơi dậy sự tham, sân, si của chúng sinh, làm cho chúng sinh khó siêu thoát. Thức cúng bằng đồ chay cũng thể hiện trong đó quan niệm của Đạo Phật, không đùng đồ mặn đồng nghĩa với việc không sát sinh, không làm mất đi sự sống của các loài, không làm gia tăng ác nghiệp cho chúng sinh để chúng sinh chóng được siêu thoát. Để cúng chúng sinh thì người ta thường cúng vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn vì buổi sáng, ánh nắng sẽ làm bạt, suy yếu các vong linh hồn còn khi đến tối là thời điểm các vong linh hồn được tích tụ lại. Do đó, cúng buổi tối thì các cô hồn này mới có thể dễ nhận nhận được đồ mà các gia chủ cúng cho. Nơi cúng thường đặt ở ngoài trời, có thể cúng ở cổng chứ không nên để trong nhà bởi các cô hồn có thể ở lại trong nhà không đi làm ảnh hưởng tới gia đình, đặc biệt là đối với gia đình có trẻ nhỏ hay có người yếu bóng vía sẽ dễ bị ma quỷ đó trêu chọc. Nhiều gia đình không muốn cúng chúng sinh ở nhà thì có thể cúng ở chùa làm phúc, nhờ các nhà sư phổ độ cho chúng sinh, răn dạy chúng sinh. 2.3.2. Nét riêng của phong tục cúng chúng sinh của địa phương Bên cạnh những nét chung của dân gian, mỗi địa phương lại có những quan niệm riêng của mình về tục cúng chúng sinh và từ đó bên cạnh những gì theo quan niệm của dân gian, họ có những cách sắm lễ và cách thức cúng riêng của mình mang đặc trưng bản xứ. Chúng tôi tìm đến gặp Cụ Đỗ Thị Vinh 87 tuổi, ngụ tại thôn Trung Nha, xã Hồng Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, một Cụ làm thủ nhang Chùa Am Tự trên địa bàn dân cư nơi đây gần 20 năm để tìm hiểu về phong tục cúng chúng sinh của người dân nơi đây và thấy được rằng cách hành lễ nơi đây có nhiều nét đặc biệt mà các địa phương khác ít có được. Theo Cụ, có hai thứ không thể thiếu trong lễ vật cúng chúng sinh không thể thiếu đó là đồ mã và đồ ăn để “thí thực” cho chúng sinh. Nếu như trên cả nước đồ mã cúng chúng sinh thường chỉ là quần áo và chút tiền vàng thì đồ cúng nơi đây lại có những sự khác biệt, có sự mở rộng hơn, phong phú hơn mang tính quan niệm . Đồ mã cúng chúng sinh của địa phương gồm: 1 mũ Phật, 3 mũ Hành khiến (của Quan hành khiến cai quản trong năm), 5 bộ ngựa (xanh, đỏ, trằng, vàng, tím) kèm theo đó là 5 bộ mũ, áo, hia đặc trưng cho Ngũ phương (trung ương, đông, tây, nam, bắc), một mũ tai đen (của Tiêu Diện Đại vương) và quần áo chúng sinh, tiền vàng tùy tâm gia chủ. Đồ cúng tế cũng thoái mái hơn so với quan niệm của dân gian, một nồi cháo loãng, gạo muối, bánh kẹo, hoa quả, nước, xôi, chè và có thêm đồ mặn (thịt gà, thịt lợn), rượu... Đồ cúng chúng sinh ở đây có thêm đồ mặn bởi người dân ở đây cho rằng chúng sinh cũng giống như 103 những người đang sống, cũng phải có rượu, thịt để ăn uống, không phân biệt giàu sang, các chúng sinh về bản đàn được quyền bình đẳng. Riêng chỉ có quần áo chúng sinh chỉ có một cỡ là bởi quần áo này dùng cho tất cả mọi