Ủy quyền cho nhân viên môi giới giao dịch là lựa chọn của nhiều
nhà đầu tư (NĐT) trên sàn chứng khoán hiện nay. Đây cũng
chính là nguyên nhân dẫn đến các vụ kiện tụng giữa công ty
chứng khoán và NĐT. Tuy nhiên, rủi ro từ việc ủy quyền này
không chỉ dừng ở đó.
Môi giới. tự quyết
Vụ "lệnh ma" (NĐT khẳng định không đặt lệnh nhưng tài khoản
vẫn giao dịch hàng chục lệnh mua chứng khoán) tại Công ty cổ
phần chứng khoán Âu Việt chưa kịp nguội, thị trường lại nóng lên
bởi câu chuyện "lệnh ma" ở Công ty cổ phần chứng khoán Đại
Việt. NĐT khẳng định không đặt lệnh nhưng tài khoản cá nhân
vẫn giao dịch thường xuyên. Hậu quả là NĐT này có nguy cơ
thiệt hại hàng tỉ đồng. Vụ việc chưa rõ ai đúng ai sai. Tuy nhiên,
xuất phát của hầu hết các vụ việc này đều là do NĐT ủy quyền
cho người môi giới giao dịch. Có thể nói, rủi ro của việc ủy quyền
cho nhân viên môi giới giao dịch là hết sức lớn, gây thiệt hại hàng
tỉ đồng cho NĐT. Thậm chí, có thể biến NĐT thành con nợ
7 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quả bom nổ chậm trong chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Quả bom nổ chậm” trong
chứng khoán
Nhà đầu tư có thể sạt nghiệp hoặc bỗng
dưng trở thành con nợ khi ủy quyền cho
nhân viên môi giới.
Ủy quyền cho nhân viên môi giới giao dịch là lựa chọn của nhiều
nhà đầu tư (NĐT) trên sàn chứng khoán hiện nay. Đây cũng
chính là nguyên nhân dẫn đến các vụ kiện tụng giữa công ty
chứng khoán và NĐT. Tuy nhiên, rủi ro từ việc ủy quyền này
không chỉ dừng ở đó.
Môi giới... tự quyết
Vụ "lệnh ma" (NĐT khẳng định không đặt lệnh nhưng tài khoản
vẫn giao dịch hàng chục lệnh mua chứng khoán) tại Công ty cổ
phần chứng khoán Âu Việt chưa kịp nguội, thị trường lại nóng lên
bởi câu chuyện "lệnh ma" ở Công ty cổ phần chứng khoán Đại
Việt. NĐT khẳng định không đặt lệnh nhưng tài khoản cá nhân
vẫn giao dịch thường xuyên. Hậu quả là NĐT này có nguy cơ
thiệt hại hàng tỉ đồng. Vụ việc chưa rõ ai đúng ai sai. Tuy nhiên,
xuất phát của hầu hết các vụ việc này đều là do NĐT ủy quyền
cho người môi giới giao dịch. Có thể nói, rủi ro của việc ủy quyền
cho nhân viên môi giới giao dịch là hết sức lớn, gây thiệt hại hàng
tỉ đồng cho NĐT. Thậm chí, có thể biến NĐT thành con nợ.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao các nhân viên môi giới, những người
được NĐT tin tưởng, được khách hàng chia lợi nhuận (tỷ lệ phổ
biến là 3:7, nhà đầu tư 7, môi giới 3 nhưng cũng có không ít
trường hợp NĐT sẵn sàng "cưa" đôi) khi thắng lại "hại thân chủ"
của mình như vậy. Một người môi giới chuyên nghiệp tại TP.HCM
phân tích, các nhân viên môi giới ở công ty chứng khoán đều bị
áp lực về doanh số, tiền lương, thậm chí tiền thưởng nếu thắng...
Do đó, vì lợi ích của mình họ sẵn sàng đẩy "thân chủ" vào vùng
rủi ro. Ban đầu họ giao dịch theo "lệnh" của NĐT. Nhưng sau khi
đã quen, lại bị áp lực về doanh số, nhiều người môi giới tự ý mua
- bán mà không cần ý kiến của "thân chủ" bởi nếu lãi thì được
chia thưởng, còn lỗ thì vẫn đạt doanh số. Còn NĐT phải chịu
hoàn toàn nếu người môi giới thua lỗ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là
rủi ro ban đầu.
Theo ông Lê Đạt Chí, chuyên gia chứng khoán tại TP.HCM, nguy
hiểm hơn là trường hợp nhân viên môi giới lạm dụng ủy quyền
của NĐT để tư lợi thông qua việc làm giá. Đơn cử như dùng tiềm
lực tài chính của khách hàng để đẩy giá cổ phiếu hoặc dùng
lượng cổ phiếu của khách hàng để dìm thị trường nhằm đè giá
chứng khoán để gom hàng với giá mình muốn. Điều này hoàn
toàn có thể thực hiện được bởi đa số các khách hàng VIP, tiềm
lực tài chính cực lớn được nhân viên môi giới "chăm sóc" kỹ. Ở
cấp độ cao hơn, họ có thể sử dụng đòn bẩy tài chính để giao dịch
thay cho khách hàng. Như vậy, nguy cơ càng cao và rủi ro càng
lớn.
Lỏng lẻo tín dụng chứng khoán
Theo quy định hiện nay, giao dịch chứng khoán không có sản
phẩm vay nợ. Tuy nhiên, hầu hết các công ty chứng khoán đều
thực hiện sản phẩm này cho khách hàng của mình. Theo tiết lộ
của một chuyên gia phân tích của một công ty chứng khoán tại
TP.HCM, hạn mức tín dụng mà một nhân viên môi giới chứng
khoán có thể thực hiện còn lớn hơn giám đốc chi nhánh của một
ngân hàng. Ở công ty chứng khoán L, hạn mức tín dụng của
nhân viên môi giới cấp thấp cũng lên tới 6 - 7 tỉ đồng. Người môi
giới toàn quyền phân bổ hạn mức tín dụng cho khách hàng của
mình. Có thể do thân, sơ; do tỷ lệ hoa hồng; hoặc do cấp độ VIP
của khách hàng (đo bằng khả năng tài chính). Điều này cũng tiềm
ẩn đầy rủi ro bởi việc phân bổ hạn mức tín dụng không thể theo
cảm tính kiểu này. Hầu hết các công ty chứng khoán đều không
giám sát việc này mà để tự nhân viên môi giới quyết định. Đặc
biệt, quy trình cấp tín dụng ở các công ty chứng khoán hiện nay
cực kỳ lỏng lẻo, không tuân thủ quy định nào. Đơn cử một khách
hàng vay vốn ngân hàng, dù có thế chấp nhưng có một khoản nợ
chưa trả hoặc trả trễ hẹn hoặc có một "lý lịch vay nợ" không tốt
thì khả năng vay vốn ngân hàng là cực kỳ khó khăn. Ngân hàng
nào cho vay các trường hợp này coi như là chấp nhận rủi ro, là
xé rào, làm chui. Trong khi đó, ở công ty chứng khoán thì ngược
lại, một nhân viên môi giới cũng có thể trình lãnh đạo công ty
chứng khoán để khách hàng vay 5 tỉ - 10 tỉ dễ dàng. Cũng chính
bởi sự lỏng lẻo, dễ dàng này, các nhân viên môi giới hiện nay
hoàn toàn tự ý trong việc cấp tín dụng.
Từ đây dẫn tới các hiểm họa khôn lường từ việc ủy quyền cho
nhân viên môi giới. Ông Lê Đạt Chí phân tích, theo Luật Chứng
khoán, ủy quyền trong chứng khoán là giao dịch mua - bán và
nhận tiền thay (nếu có) cho NĐT trong giao dịch chứng khoán.
Nhưng vay nợ là một hoạt động khác, không nằm trong phạm vi
ủy quyền mà nhân viên môi giới thực hiện. Tuy nhiên, rất nhiều
người môi giới khai thác tối đa việc ủy quyền, tự đứng ra vay nợ
và sau đó tự giao dịch bằng tài khoản cá nhân được ủy quyền.
Chỉ đến khi xảy ra chuyện, NĐT mới ngã ngửa không hiểu mình
vay tiền từ bao giờ, giao dịch từ bao giờ... để ôm cục nợ hoặc
cục lỗ. Với mức vay nợ lên tới hàng chục tỉ, rủi ro phá sản, trở
thành con nợ... khi thua lỗ là điều không quá xa khi NĐT ủy
quyền toàn bộ cho môi giới trong việc giao dịch chứng khoán của
mình.
Các vụ tranh cãi, kiện tụng giữa NĐT và công ty chứng khoán
ngày càng xảy ra nhiều hơn. Có vụ tự giải quyết êm thấm giữa 2
bên, có vụ đưa nhau ra tòa hiện chưa có hồi kết. Tuy nhiên, nếu
quản lý theo kiểu như nói trên thì nguy hiểm, rủi ro và các vụ kiện
sẽ còn dài. Đặc biệt, rủi ro tín dụng của công ty chứng khoán là
vô cùng lớn.