TÓM TẮT
Cả thực tiễn và lý luận đã chứng minh rằng, khuynh hướng cải cách xuất hiện ở Việt Nam giai
đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một thành tựu lớn của tư duy Việt Nam. Những quan điểm canh
tân về văn hóa, giáo dục trong giai đoạn này đã phản ánh rõ sự vận động tất yếu của lịch sử, phù hợp
với quy luật khách quan, tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển của phong trào dân tộc sau này. Từ việc
đi vào phân tích và làm rõ nội dung cơ bản quan điểm canh tân về văn hóa, giáo dục của các chí sĩ
yêu nước tiêu biểu giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, bài viết đã chỉ ra những giá
trị lịch sử của quan điểm canh tân về văn hóa, giáo dục giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm canh tân về văn hóa, giáo dục cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam – Nội dung cơ bản và giá trị lịch sử trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
123
Quan điểm canh tân về...
QUAN ĐIỂM CANH TÂN VỀ VĔN HÓA, GIÁO DỤC CUỐI THẾ
KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Ở VIỆT NAM – NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ
GIÁ TRỊ LỊCH SỬ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trần Mai Ước*, Trần Thị Hoa**
TÓM TẮT
Cả thực tiễn và lý luận đã chứng minh rằng, khuynh hướng cải cách xuất hiện ở Việt Nam giai
đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một thành tựu lớn của tư duy Việt Nam. Những quan điểm canh
tân về vĕn hóa, giáo dục trong giai đoạn này đã phản ánh rõ sự vận động tất yếu của lịch sử, phù hợp
với quy luật khách quan, tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển của phong trào dân tộc sau này. Từ việc
đi vào phân tích và làm rõ nội dung cơ bản quan điểm canh tân về vĕn hóa, giáo dục của các chí sĩ
yêu nước tiêu biểu giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, bài viết đã chỉ ra những giá
trị lịch sử của quan điểm canh tân về vĕn hóa, giáo dục giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: canh tân; cải cách; vĕn hóa; giáo dục.
TAN TAN’S POINT OF CULTURE AND EDUCATION IN THE LAST XIXIX-
CENTURY CENTURY IN VIETNAM - BASIC CONTENT AND HISTORY IN
THE CURRENT PERIOD
ABSTRACT
Reality and theory proved that the trend of reform appeared in Vietnam in the late nineteenth and
early twentieth centuries which is a great achievement of Vietnamese ideology. Innovative views on
culture and education in this period clearly reflect the inevitable movements of history which creates
a basic premise for the development of the national movements. Based on analysis and clarifying
the basic content of the renewal viewpoint on culture and education of the typical patriots in the late
nineteenth and early twentieth centuries in Vietnam, this article points out the historical values of
cultural and educational reform perspective in the late nineteenth and early twentieth centuries in
Vietnam.
Keyword: innovative, reform, culture, education
* PGS.TS. GV. Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
** Trường Đại học Trần Đại Nghĩa, Bộ Quốc phòng
1. DẪN NHẬP
Canh tân là một trào lưu nổi bật và để lại
dấu ấn đặc biệt sâu sắc trong lịch sử Việt Nam
giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nội
dung của tư tưởng canh tân giai đoạn này đề cập
đến nhiều vấn đề ở nhiều lĩnh vực khác nhau
như kinh tế, chính trị, vĕn hóa, giáo dục, quân
sự, ngoại giao Song đáng chú ý là quan điểm
canh tân về vĕn hóa, giáo dục của các nhà canh
tân tiêu biểu như Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy
Trứ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Phan
Bội Châu, Phan Châu Trinh. Ở phương diện
này, các nhà canh tân chủ trương sửa đổi phong
tục tập quán, tuyên truyền cổ động bài bác “hủ
nho”, thực hiện các phong tục “Thái tây”, dùng
chữ quốc ngữ, xây dựng một nếp sống vĕn minh
trong cách ĕn, mặc, ở, và chủ trương học “thực
dụng”, chú trọng đào tạo người tài, coi trọng
khoa học kỹ thuật, nội dung giáo dục bám sát
thực tiễn... Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam
124
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
đang bước vào thời kỳ mới, trong bối cảnh thời
đại có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Đó là,
vấn đề toàn cầu hóa và vấn đề hội nhập quốc tế
như một xu thế tất yếu. Do đó, việc tìm hiểu,
nghiên cứu những quan điểm canh tân về vĕn
hóa, giáo dục giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX vẫn chứa đựng nhiều giá trị sâu sắc đối
với quá trình xây dựng và phát triển đất nước
của dân tộc ta hiện nay.
2. NỘI DUNG
2.1. Khái quát về điều kiện lịch sử - xã
hội hình thành quan điểm canh tân về vĕn
hóa, giáo dục cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
ở Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự xâm
lược của thực dân Pháp đã biến Việt Nam từ
một nước phong kiến độc lập trở thành nước
thuộc địa, nửa phong kiến. Đặc biệt, chương
trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực
dân Pháp đã tác động trực tiếp đến mọi mặt
trong đời sống xã hội Việt Nam, trong đó phải
kể đến vĕn hóa, giáo dục. Dưới chiêu bài “khai
hóa”, thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu
dân” về giáo dục, “nô dịch” về vĕn hóa và “đầu
độc” về tư tưởng đối với toàn thể dân tộc Việt
Nam để dễ dàng cai trị. Trước hết về vĕn hóa,
các quyền tự do ngôn luận và tự do xuất bản đều
bị thực dân Pháp cấm đoán và kiểm duyệt gắt
gao; mọi quan điểm, tư tưởng tiến bộ đều bị cấm
đoán Mặc dù vậy, nền vĕn hóa phương Tây
cùng với những tư tưởng tiến bộ như tư tưởng
dân chủ, tự do, bình đẳng ... có cơ hội du nhập,
gây ảnh hưởng tích cực và khá sâu rộng trong
đời sống tinh thần xã hội ở nước ta nhất là các
trí thức yêu nước. Còn giáo dục, viên Thống sứ
Bắc kỳ bộc lộ rõ chính sách giáo dục thực dân
là: “Kinh nghiệm của các dân tộc châu Âu khác
đã chỉ rõ rằng việc truyền bá một nền học vấn
đầy đủ cho người bản xứ là hết sức dại dột”1. Vì
1 Đinh Xuân Lâm, Phùng Hữu Phú, Lê Huy
Tiêu và Trần Ngọc Vương. (1997). Tân thư và
xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Hà Nội: Chính trị quốc gia. tr.254
thế, thực dân Pháp tiếp tục duy trì nền giáo dục
hủ lậu, vô bổ của Nho giáo, những phong tục
tập quán lạc lậu, mê tín dị đoan. Tuy nhiên, để
phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa với quy
mô, thực dân Pháp đã buộc phải mở một số trường
dạy tiếng Pháp, vĕn hóa Pháp để đào tạo đội
ngũ thông ngôn và những người phục vụ trong bộ
máy chính quyền là chủ yếu. Nhờ đó tiếng Pháp,
chữ quốc ngữ được truyền bá rộng rãi và được
đưa vào trường học để giảng dạy đã tạo điều kiện
thuận lợi cho nền vĕn minh phương Tây xâm
nhập vào Việt Nam. Trong bối cảnh đó, một bộ
phận trí thức yêu nước như Nguyễn Trường Tộ,
Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú
Thứ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhận
thấy vấn đề canh tân về vĕn hóa, giáo dục là một
nhu cầu cấp thiết của đất nước trước những biến
động lớn của thời đại.
2.2. Những nội dung cơ bản quan điểm
canh tân về vĕn hóa, giáo dục cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX ở Việt Nam
Xuất phát từ thực trạng trình độ dân trí của
nước ta, các nhà tư tưởng canh tân ở Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã phê phán nền
học thuật cũ, chủ trương thực học, khuyến khích
học tập sự tiến bộ của vĕn minh phương Tây
Nguyễn Trường Tộ phê phán gay gắt nội
dung và phương pháp của nền học thuật Nho
học triều Nguyễn là chỉ học Kinh, Thư, chính
sự bên Tàu mà không quan tâm đến các môn
khoa học tự nhiên hay khoa học thực nghiệm:
“Lúc nhỏ thì học vĕn, từ, thơ phú, lớn lên ra làm
thì lại luật, dịch, binh, hình. Lúc nhỏ nào học
Sơn Đông, Sơn Tây mắt chưa từng thấy, lớn lên
ra làm thì đến Nam Kỳ, Bắc Kỳ. Lúc nhỏ nào
học thiên vĕn, địa lý, chính sự, phong tục tận
bên Tàu (mà nay họ sửa đổi khác trước hết rồi),
lớn lên thì lại dùng đến địa lý, thiên vĕn, chính
sự, phong tục của nước Nam”2. Về phương
2 Trương Bá Cần. (2002). Nguyễn Trường Tộ -
con người và di thảo. Hồ Chí Minh: Tp. Hồ
Chí Minh. tr.288
125
Quan điểm canh tân về...
pháp, chủ yếu là nhớ các điển tích, điển cố, luận
giải câu chữ: “từ trẻ đến già, từ trường công
đến trường tư đua nhau trau chuốt từng câu hay,
từng chữ khéo. Sao mà tệ mạt đến thế”1. Đặng
Huy Trứ cũng phê phán gay gắt về cái học xa rời
thực tiễn của Nho giáo: “Thiên vĕn, toán học ta
đều chưa biết hết nên sao hiểu được cơ trời để
sớm lo toan được cho dân Trải qua việc, mới
biết tài học ta nông cạn. Vĕn chương có bao giờ
chống nổi với gió bão”2. Phan Bội Châu cũng
vậy, ông phê phán thực trạng giáo dục của nước
ta lâu nay như sau: “Nước ta vài nghìn nĕm lại
giờ quen nghe nết dã man, theo đường gian lậu;
chính trị đã không ra gì còn nói nói gì đến giáo
dục nữa. Gọi rằng giáo dục, chẳng qua là một
đường khoa cử vĕn tử đó thôi. Không có thương
học nên công nghiệp hỏng; không có nông học
nên nhân dân không biết đường khai khẩn;
không có pháp luật học, nên nhân dân không giữ
lấy quyền lợi, đến nỗi vì ngu nên yếu, vì nhác
nên nghèo, nước mới không nên nước”3. Đối
với nền giáo dục mới mà thực dân Pháp thi hành
sau này, Phan Bội Châu cho rằng đó chỉ là nền
giáo dục có tính “nô dịch”: “chỉ làm cho người
Việt Nam trở thành những con trâu, con ngựa
cực kỳ ngoan ngoãn, những tên nô lệ mắt mù,
tai điếc, chân tay tê liệt mà thôi”4.
Trên cơ sở đó, các nhà tư tưởng canh tân ở
Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khẳng
định vai trò quan trọng của giáo dục và tính cấp
thiết của việc cải cách giáo dục. Nguyễn Trường
1 Trương Bá Cần, 2002, Sđd, tr.289-290.
2 Đặng Hưng Dzoanh, Bùi Vĕn Côn và Phạm
Tuấn Khanh. (1990). Đặng Huy Trứ - Con
người và tác phẩm. Hồ Chí Minh: Thành phố
Hồ Chí Minh. tr.271
3 Phan Bội Châu. (2000). Toàn tập. Tập 7. Huế:
Thuận Hóa - Trung tâm Vĕn hóa ngôn ngữ
Đông Tây. tr.41
4 Phan Bội Châu. (2000). Toàn tập. Tập 5. Huế:
Thuận Hóa - Trung tâm Vĕn hóa ngôn ngữ
Đông Tây. tr.181
Tộ xác định: “việc chỉnh đốn học thuật là cái gốc
lớn của quốc gia”5 và đặt nó trong Tám việc cần
làm gấp. Còn Phan Bội Châu cũng khẳng định
vai trò quan trọng của giáo dục trong việc làm
cho nước giàu mạnh: “Phàm người trong một
nước mà giàu mạnh được có thể cùng thế giới
tranh đua, giành sự sống còn, tất phải lấy giáo
dục làm cơ sở”6. Phan Châu Trinh xem giáo dục
là phương tiện để giải phóng dân tộc: “không
mở mang dân trí, không để dân giàu thì không
có con đường nào để đạt được mục đích tự trị”7.
Do đó, các nhà canh tân Nguyễn Trường
Tộ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm
Phú Thứ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã
đưa ra nhiều chủ trương biện pháp để phát triển
giáo dục theo hướng thực dụng. Nguyễn Trường
Tộ đề xướng việc học thuật theo hướng thực
dụng: “Cần phải tìm cái học thực dụng”8. Xuất
phát từ mục đích học tập là: “học những điều
chưa biết để mà đem ra thực hành. Đó là thực
hành những gì thực tế trước mắt và còn để lại lợi
ích cho đời sau nữa”9. Nguyễn Trường Tộ chủ
trương khuyến khích việc học khoa học kỹ thuật
và công nghệ, đặc biệt là công nghệ đóng tàu
thủy: “việc đại thuyền và cơ khí muốn sang
nước họ học tập chế tạo những thứ đó, theo tôi
phải có những người khéo tay chọn lấy khoảng
ba bốn mươi người thông minh chọn lấy mười
người từ hai mươi lĕm tuổi trở lên, đi học đại số,
vi phân cùng các môn trọng lực học, hóa học,
quang học, v.v”10. Nguyễn Trường Tộ còn đề
nghị triều đình có những biện pháp cụ thể để
5 Trương Bá Cần, 2002, Sđd tr.277
6 Phan Bội Châu. (2000d). Toàn tập. Tập 5. Huế:
Thuận Hóa - Trung tâm Vĕn hóa ngôn ngữ
Đông Tây. tr.279
7 Nguyễn Q. Thắng. (1992). Phan Châu Trinh
cuộc đời và tác phẩm (1872 - 1926). Hà Nội:
Vĕn học. tr.145
8 Trương Bá Cần, 2002, Sđd, tr.251
9 Trương Bá Cần, 2002, Sđd, tr.248
10 Trương Bá Cần, 2002, Sđd, tr.181
126
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
nâng cao trình độ vĕn hóa của nhân dân như lập
nhà in, xuất bản sách báo nhưng đồng thời cũng
phải kiểm soát, hạn chế, cấm đoán các loại sách
bùa chú, sấm vĩ, đoán định cơ trời để: “lòng
người chú trọng vào cái học thiết thực cho những
công việc hiện tại. Như thế mới có thể dần dần
tiến tới chỗ tốt đẹp và ích lợi”1. Cùng quan điểm
với Nguyễn Trường Tộ là Phạm Phú Thứ, Đặng
Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch đều đưa ra nhiều
đề nghị về việc học thực dụng. Ngay đầu nĕm
1865, Phạm Phú Thứ đã điều trần về việc chú
trọng đào tạo người tài và khẳng định tầm quan
trọng của việc học thực dụng: “Xin ban hành
sách vở nước nhà để tìm kiếm thực học”2. Ông
khẳng định chỉ có lối học thực dụng mới đào tạo
được những nhân tài thực sự, không chỉ đáp ứng
các yêu cầu của thực tế trước mắt mà còn để lại
lợi ích cho tương lai. Từ đó, Phạm Phú Thứ chủ
trương học tập phương Tây không chỉ là việc
học tập ngôn ngữ, phong tục mà còn phải học tập
khoa học kỹ thuật của họ để canh tân đất nước.
Đặng Huy Trứ cũng cho rằng, cần phải đào tạo
những con người có những hiểu biết sâu rộng
trên nhiều lĩnh vực: “Lập cục dạy nghề, tuyển
thiếu niên thông minh, rước người mời phương
Tây đến dạy ngôn ngữ, vĕn tự, toán pháp, đồ
họa để làm cơ sở cho việc chế tạo cơ khí đóng
tàu thuyền”3. Nguyễn Lộ Trạch trong bản Thời
vụ sách hạ nhấn mạnh việc học tập khoa học kỹ
thuật phương Tây: “nhiệm vụ cấp bách hiện nay,
cố nhiên không thể chậm trễ việc học kỹ thuật
được”4. Còn Phan Bội Châu chủ trương phát
1 Trương Bá Cần, 2002, Sđd, tr.299
2 Phạm Ngô Minh, Chương Thâu, Nguyễn Kim
Nhị, Phạm Phú Viết và Trần Phước Tuấn.
(2014b). Phạm Phú Thứ toàn tập. Tập 2. Đà
Nẵng: Đà Nẵng. tr.32
3 Đặng Hưng Dzoanh, Bùi Vĕn Côn và Phạm
Tuấn Khánh, 1990, Sđd tr.436
4 Mai Cao Chương và Đoàn Lê Giang. (1995).
Nguyễn Lộ Trạch điều trần và thơ vĕn. Hồ Chí
Minh: Khoa học xã hội. tr.133
triển các trường dạy nghề: “Các trường học bách
công đầy khắp nước, thợ tìm mỏ, thợ nấu vàng,
thợ đúc súng, thợ chế tạo máy móc, thợ sản xuất
hàng hóa để buôn bán, thợ tôi rèn dụng cụ để cày
cấy; thợ vẽ khéo, thợ may giỏi, cho đến trĕm vật
gì cũng có thợ cả”5; có chính sách khuyến khích
việc học tập ở nước ngoài: “cấp học bổng xuất
dương du học thật hậu để giúp đào tạo người tài
cho đất nước thành công”6. Để nâng cao trình
độ vĕn hóa của người dân, Phan Bội Châu cho
rằng tự do ngôn luận, tự do xuất bản báo chí,
hội họp là một yêu cầu bức thiết trong phong
trào dân chủ thời bấy giờ: “Cửa tự do rộng mở,
báo chí tràn đường, tân thư đầy ngõ, đơn từ kiện
cáo, bút lưỡi hùng đàm, luận bàn đủ việc nội trị
ngoại giao”7. Đối với chí sĩ Phan Châu Trinh,
ngoài việc chủ trương “khai dân trí”, tiến hành
đổi mới về nội dung giáo dục, học các môn khoa
học kỹ thuật, khoa học tự nhiên theo hướng thực
nghiệp, Phan Châu Trinh còn cho rằng việc tiếp
thu vĕn hóa cần có sự chọn lọc, tránh làm mất
đi bản sắc vĕn hóa truyền thống của dân tộc,
chẳng hạn như việc học tiếng Pháp: “Sử dụng
ngôn ngữ của nước khác đã lạm dụng sức mạnh
của họ thì họ sẽ bắt các anh phải quỳ gối cúi đầu
dưới cái ách của họ. Xưa người ta bắt chúng ta
học chữ Nho thì nay người ta bắt chúng ta học
chữ Pháp!”8. Ông chủ trương tiếp thu có chọn
lọc trên cơ sở giữ gìn những giá trị truyền thống
của ông cha để lại. Phan Châu Trinh viết: “Phàm
đã là dân tộc sinh toàn trên hoàn vũ, đã có một
cái lịch sử của dân tộc mình nghĩa là giữ gìn lấy
5 Phan Bội Châu. (2000). Toàn tập. Tập 2. Huế:
Thuận Hóa - Trung tâm Vĕn hóa ngôn ngữ Đông
Tây, tr.188
6 Phan Bội Châu. (2000). Toàn tập. Tập 5. Huế:
Thuận Hóa - Trung tâm Vĕn hóa ngôn ngữ Đông
Tây. tr.99.
7 Phan Bội Châu. (1990). Toàn tập. Tập 2. Huế:
Thuận Hóa - Trung tâm Vĕn hóa ngôn ngữ Đông
Tây. tr.257
8 Phan Châu Trinh. (2005c). Toàn tập. Tập 3.
Đà Nẵng: Đà Nẵng. tr.191
127
Quan điểm canh tân về...
những đức tính tốt mấy trĕm ngàn nĕm cha ông
để lại, khiến cho nước nào, dân tộc nào đối với
mình cũng đem lòng kính trọng”1.
Bên cạnh đó, các nhà canh tân giai đoạn
này cũng rất chú ý đến việc sửa đổi phong tục
tập quán, tuyên truyền cổ động bài bác “hủ nho”,
thực hiện các phong tục “Thái tây”, dùng chữ
quốc ngữ, xây dựng một nếp sống vĕn minh...
Tóm lại, về vĕn hóa, giáo dục, các nhà cải
cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
đã đề ra những biện pháp cụ thể như chú trọng
đào tạo người tài, coi trọng khoa học kỹ thuật, cải
cách một số môn học, đưa những kiến thức khoa
học tự nhiên, kỹ thuật, thiên vĕn, toán học, chính
trị, lịch sử, địa lý, công kỹ nghệ, địa chất, pháp
luật, ngoại ngữ, công nghiệp, nông nghiệp, vào
chương trình giáo dục. Nội dung giáo dục phải
bám sát tình hình thực tiễn đất nước, góp phần giải
quyết những nhiệm vụ của đất nước trong công
cuộc chống ngoại xâm và phát triển kinh tế quốc
gia. Đồng thời, các nhà canh tân cũng có nhiều
biện pháp để nâng cao trình độ vĕn hóa của người
dân như lập nhà in, tự do xuất bản báo chí, sửa đổi
phong tục tập quán
2.3. Giá trị lịch sử của quan điểm canh
tân về vĕn hóa, giáo dục giai đoạn cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay
2.3.1. Giá trị lịch sử của quan điểm canh
tân về vĕn hóa giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bối cảnh đổi mới, hội nhập hiện nay, Việt
Nam đứng trước những thời cơ và thách thức rất
lớn của thời đại. Do đó, bên cạnh việc chủ động
hội nhập với thế giới, dân tộc Việt Nam phải
giữ gìn và phát huy bản sắc vĕn hóa của dân tộc
mình, chống lại khuynh hướng “đồng hóa”, âm
mưu “diễn biến hòa bình” của các nước tư bản
chủ nghĩa. Thời đại ngày nay đã chứng minh
rằng, vĕn hóa cùng các giá trị truyền thống của
một dân tộc trở thành động lực, trở thành mục
tiêu của sự phát triển nói chung và của sự phát
1 Phan Châu Trinh.(2005c). Sdd, Tập 3. tr.293
triển nội lực nói riêng đối với các quốc gia, dân
tộc. Do đó, Đảng ta luôn xác định vĕn hóa vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây
dựng xã hội mới, luôn quán triệt đường lối xây
dựng và phát triển nền vĕn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, luôn nhấn mạnh đến vị trí
và vai trò động lực, nguồn lực nội sinh của vĕn
hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong
Vĕn kiện Hội nghị lần thứ nĕm Ban Chấp hành
Trung ương khóa VIII, Đảng ta tiếp tục nhấn
mạnh: “Vĕn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời
là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân
tố vĕn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và
hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính
trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương biến
thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự
phát triển”2. Do đó, chúng ta không chỉ giữ gìn
và phát huy bản sắc vĕn hóa truyền thống của
dân tộc mình mà còn phải biến những giá trị vĕn
hóa nhân loại thành nguồn sức mạnh của dân
tộc. Nghĩa là, phải tiếp thu có chọn lọc tinh hoa
vĕn hóa, vĕn minh nhân loại để làm giàu kho
tàng vĕn hóa dân tộc. Bằng cách đó, chúng ta
dung nạp những yếu tố vĕn hóa tiến bộ và loại
bỏ đi những yếu tố vĕn hóa lạc hậu, lỗi thời đang
kìm hãm sự phát triển để tạo ra một diện mạo
vĕn hóa mới, riêng có của Việt Nam. Chỉ có trên
cơ sở đó, chúng ta mới có thể giữ vững được
độc lập, tự chủ và phát huy toàn bộ ý chí tự lực,
tự cường của dân tộc đưa sự nghiệp đổi mới của
đất nước đi đến thắng lợi.
2.3.2. Giá trị lịch sử của quan điểm canh
tân về giáo dục cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Quan điểm canh tân về giáo dục của các
nhà cảc nhà canh tân tiêu biểu như Nguyễn
Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch,
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Vĕn kiện
Hội nghị lần thứ nĕm Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr. 55
128
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Phạm Phú Thứ, Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử Việt
Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Việc khẳng định vai trò có ý nghĩa quyết định và
tính cấp thiết của việc canh tân giáo dục cũng
như chủ trương thực học và học tập khoa học kỹ
thuật phương Tây không chỉ có giá trị trong giai
đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mà còn có
giá trị đối với công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt
Nam hiện nay.
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với
nước ta càng khẳng định vai trò quan trọng của
giáo dục và đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, đổi mới cĕn bản và toàn diện
giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế là tất
yếu nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước phù hợp với nhu cầu hội nhập. Do đó, trong
quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng
và Nhà nước ta chủ trương: “xây dựng nền giáo
dục mở, thực học, thực nghiệp; bảo đảm các
điều kiện nâng cao chất lượng chuẩn hóa, hiện
đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc
tế hệ thống giáo dục đào tạo”1. Trong Vĕn kiện
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta
tiếp tục khẳng định vai trò của giáo dục cũng
như tính cấp thiết của việc đổi mới giáo dục:
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển
giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dâ