Tóm tắt: Quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ ở trường
mầm non là sự tác động có chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các
điều kiện khách quan của nhà quản lí tới các lực lượng giáo dục, trẻ em và các điều kiện
hỗ trợ nhằm phát huy sức mạnh các nguồn lực giáo dục, đảm bảo an toàn cho trẻ khi
tham gia các hoạt động ở trường mầm non.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
92 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN,
THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC
TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH
Trần Thị Quỳnh
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ ở trường
mầm non là sự tác động có chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các
điều kiện khách quan của nhà quản lí tới các lực lượng giáo dục, trẻ em và các điều kiện
hỗ trợ nhằm phát huy sức mạnh các nguồn lực giáo dục, đảm bảo an toàn cho trẻ khi
tham gia các hoạt động ở trường mầm non.
Từ khóa: Quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ mẫu giáo
ở trường mầm non.
Nhận bài ngày 10.5.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.6.2020
Liên hệ tác giả: Trần Thị Quỳnh; Email: ttquynh@gmail.com
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn, thương tích (TNTT) nói chung và TNTT ở trẻ em nói riêng đang trở thành
một vấn đề nổi cộm trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Chính vì vậy Chính phủ
đã chỉ đạo các ban ngành hữu quan như: Bộ Y tế, Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em,
phối hợp tích cực với các tổ chức Quốc tế như Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF)
nâng cao hiệu quả công tác phòng tránh TNTT cho trẻ em [1]. Phòng tránh TNTT là phòng
tránh những nguy cơ, nguyên nhân dẫn tới TNTT, làm tổn thương đến thể xác và tinh thần
của con người. Phòng tránh TNTT ở trường mầm non là giáo viên (GV), nhà trường, phụ
huynh phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ bản thân trẻ, tạo môi
trường an toàn cho trẻ vui chơi, học tập [2].
2. NỘI DUNG
2.1. Tai nạn, thương tích ở trẻ mầm non, nguyên nhân và phương pháp, hình thức
giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ mẫu giáo
* TNTT thường gặp đối với trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là: Các tai nạn do ngã;
đuối nước; ngộ độc; do vật sắc nhọn; ngạt; bỏng,...
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 41/2020 93
* Nguyên nhân gây nên TNTT ở trẻ em: Có nhiều nguyên nhân gây TNTT ở trẻ em,
trong đó có ba nhóm nguyên nhân cơ bản:
- Nguyên nhân từ phía người lớn
Các tai nạn thường gặp tại trường mầm non, nguyên nhân thường là do GV chưa có kĩ
năng cung cấp cho trẻ kiến thức tự phòng tránh TNTT, không biết tránh xa các nơi nguy
hiểm, trèo leo, đánh nhau, cấu, cắn bạn, sờ vào ổ điện, tự bật các thiết bị điện, vấp ngã,
chạy nhảy, dẫm vào vật sắc nhọn, đập vỡ đồ chơi, [2].
- Yếu tố môi trường
Khuôn viên nhà trường: trường gần đường có nhiều người qua lại; cầu thang lên xuống
trơn trượt; phòng học xuống cấp; công tắc, phích cắm để trong tầm với của trẻ; các công
trình vệ sinh ẩm ướt, trơn trượt; các thùng chứa nước không có nắp đậy; cống rãnh thoát
nước không có nắp đậy; các loại tủ không được kê chắc chắn; bàn, ghế bị hỏng, bị hở đinh,
xếp đặt không gọn gàng; các loại đồ chơi (hột hạt nhỏ, đồ chơi bằng nhựa bị vỡ hỏng); kéo
thủ công sắc, nhọn... đều có thể gây nguy cơ mất an toàn cho trẻ.
- Một số nguyên nhân khác
Liên quan đến TNTT ở trẻ em bao gồm việc kiểm soát, quản lí việc trông giữ trẻ ở các
trường mầm non tư thục còn thiếu chặt chẽ. Rất nhiều nơi trông giữ trẻ, trường mầm non tư
thục được mở ra không có giấy phép, GV, người trông trẻ thiếu kinh nghiệm, chưa được
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Văn bản pháp luật liên quan đến an toàn chưa đồng bộ, chưa
kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quy định về an toàn trong trường học, chưa có các
biện pháp xử phạt rõ ràng.
* Phương pháp giáo dục phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non:
- Phương pháp quan sát: Là phương pháp tổ chức cho trẻ tri giác có mục đích, có ý
thức các tranh ảnh, lô tô, clip,... những tình huống thực tế giúp trẻ nhận biết các TNTT có
thể gặp phải trong cuộc sống, trên cơ sở đó trẻ có ý thức phóng tránh TNTT.
- Phương pháp trò chơi: Là phương pháp GV, người chăm sóc trẻ cho trẻ tham
gia thực hành, trải nghiệm những tình huống giả định về những nguy cơ gây TNTT
qua đó hình thành ở trẻ kĩ năng phòng tránh TNTT.
- Phương pháp kể chuyện: GV, người chăm sóc trẻ kể trẻ nghe về những tình huống
thực tế (kèm hình ảnh minh họa) về những TNTT nhằm giáo dục trẻ ý thức phòng tránh
TNTT.
* Hình thức giáo dục phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Giáo
dục phòng tránh TNTT cho trẻ ở trường mầm non thường được diễn dưới những hình thức
cơ bản sau đây:
- Thông qua hoạt động vui chơi;
- Thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh;
- Thông qua hoạt động góc;
94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
- Thông qua hoạt động KPKH.
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục mầm non ở huyện Kim Sơn,
Ninh Bình
Tình hình kinh tế - xã hội huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình
* Về điều kiện tự nhiên
Huyện Kim Sơn là một huyện nằm phía nam tỉnh Ninh Bình, nằm giữa hai con sông
Càn và sông Đáy, và tiếp giáp với các tỉnh lân cận là Nam Định, Thanh Hóa. Huyện được
bao bọc bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt, với những cánh đồng lúa rộng lớn. Huyện cách
thủ đô Hà Nội 130 km về phía nam tính theo đường bộ. Nhân dân Kim Sơn giàu truyền
thống yêu nước và cách mạng, với nhiều đức tính tốt đẹp: Cần cù, chịu khó, anh hùng,
thông minh, sáng tạo. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhất là sau cuộc Cách mạng tháng Tám
năm 1945 thành công, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, nhân dân Kim Sơn
cùng cả nước lập thêm bao kì tích để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, góp phần
làm rạng rỡ truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam quang vinh.
* Về kinh tế
Kim Sơn nằm trong vùng kinh tế biển trọng điểm của Tỉnh, là địa bàn quân sự biên
giới biển của Tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn Huyện có nhiều tuyến đường giao thông quan
trọng đã và đang được đầu tư xây dựng,; đường thuỷ sông Đáy, sông Càn xuôi biển
Đông. Trên địa bàn Huyện có hai thị trấn, hai khu công nghiệp và nhiều làng nghề chiếu
cói, di tích nổi tiếng, thu hút đông khách thập phương trong và ngoài nước, như Nhà thờ đá
Phát Diệm, Khu Yên nghỉ của Nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Khu du lịch biển
Cồn Nổi, Khu nuôi tôm, cua Kim Đông, Kim Hải,
* Về văn hóa - xã hội
Đất và người Kim Sơn gắn liền với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân tộc; kiên cường bất khuất đánh đuổi giặc ngoại xâm; cần cù, thông minh, sáng tạo
trong xây dựng cuộc sống. Kim Sơn tự hào là quê hương của anh hùng Nguyễn Công Trứ,
Đại tướng - Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang,... Với những thành tích to lớn, những chiến
công đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc, nhân dân và lực lượng
vũ trang huyện Kim Sơn và các xã thị trấn cùng một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn được
Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu cao quý: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Khái quát về GDMN huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình
Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành
giáo dục huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình, hoạt động phòng tránh TNTT nói riêng và công
tác giáo dục toàn diện cho trẻ ở các trường mầm non nói chung đạt được những thành tựu
rất đáng khích lệ:
Quy mô trường, lớp mầm non đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và phù hợp Điều lệ
trường mầm non. Huyện Kim Sơn có 27 trường mầm non với 338 nhóm, lớp. Chia ra: Nhà
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 41/2020 95
trẻ có 110 nhóm (trong đó có 10 nhóm trẻ tư thục), Mẫu giáo có 228 lớp (trong đó có 72
lớp MG 5 tuổi ).
+ Tỉ lệ huy động trẻ tăng so với năm học trước từ 1% trở lên; tỉ lệ huy động nhà trẻ đạt
45%, mẫu giáo đạt 98% trở lên; riêng trẻ 5 tuổi đạt 99,99%.
+ Tổng số trẻ điều tra trong toàn huyện: 14.463 cháu; Chia ra: Trẻ nhà trẻ 7083 cháu,
trẻ mẫu giáo 7380 cháu; số trẻ huy động: 10.282 cháu.
Đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên
- Tổng số cán bộ, GV, nhân viên: 856 người. Trong đó: CBQL: 81, giáo viên: 745;
nhân viên: 30.
- Trình độ đào tạo: Đạt Chuẩn 100 % (CBQL: 100% trên Chuẩn, GV 100 % trên
Chuẩn).
- Tỉ lệ GV/lớp: 2,2 cô/1 lớp
- Cơ cấu GV các lớp: Đủ theo quy định.
2.3. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình
* Ưu điểm
Trong những năm qua, hoạt động giáo dục phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo cũng
như quản lí hoạt động này đã được các trường mầm non trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình quan tâm, thực hiện theo quy định và đạt được những kết quả nổi bật:
- Về TNTT của trẻ xảy ra trong trường mầm non đã được kiểm soát và giảm dần qua
các năm, chủ yếu xảy ra các TNTT ở cấp độ nhẹ như ngã, trầy xước do tiếp xúc vật sắc
nhọn, ...
- Về hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ đã có sự quan tâm thực hiện đảm bảo nội
dung, đa dạng về hình thức và phương pháp tổ chức;
- Về công tác quản lí hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ đã được triển khai cơ bản
đồng bộ theo các văn bản quản lí nhà nước của các cấp từ xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm.
* Hạn chế
Bên cạnh những kết quả nổi trội đã đạt được, hoạt động quản lí phòng tránh TNTT cho
trẻ còn tồn tại một số hạn chế như sau: Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng giáo
dục phòng tránh TNTT cho trẻ của đội ngũ GV còn hạn chế, GV chưa được tham gia nhiều
khóa đào tạo, bồi dưỡng về tổ chức hoạt động này. GV chưa chú trọng lồng ghép tích hợp
giáo dục phòng tránh TNTT khi tổ chức các hoạt động giâo dục ở trường mầm non.
Công tác khảo sát nguy cơ gây tai nạn và lập kế hoạch hoạt động phòng tránh TNTT
cho trẻ cũng chưa được cán bộ quản lí các trường quan tâm thực hiện thường xuyên, bài
bản; Sĩ số lớp đông hơn quy định trong Điều lệ Trường mầm non; Công tác kiểm tra, đánh
96 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
giá hoạt động giáo dục phòng tránh TNTT cho trẻ đôi lúc còn chưa đáp ứng yêu cầu, còn
mang nặng tính hình thức; Sự phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường với Hội Cha mẹ học sinh
và cộng đồng còn có những hạn chế.
Một bộ phận GV, nhân viên (NV) chưa có nhận thức đúng và chưa thực sự quan tâm
đến công tác phòng tránh TNTT cho trẻ dẫn đến chủ quan trong công việc, thêm vào đó sĩ
số ở các lớp đông nên gây quá tải cho GV trong việc chăm sóc, quản lí trẻ.
Người làm công tác quản lí: Chưa thật sự sát sao, chưa có sự chỉ đạo, quan tâm kịp
thời và triệt để, chưa kịp thời phát hiện bồi dưỡng cho GV của mình những kiến thức, kĩ
năng còn thiếu hụt.
Công tác tuyên truyền của nhà trường chưa thật sự thu hút các bậc phụ huynh dẫn đến
hạn chế trong phối hợp với nhà trường trong việc phòng tránh TNTT cho trẻ.
Cở sở vật chất xuống cấp, sân trường mấp mô, đọng nước,... dẫn đến trẻ té ngã khi
chạy chơi trên sân. Đồ dùng, đồ chơi cũ, trần nhà thấm, nứt ngấm nước làm các phòng học
ẩm mốc, nước đọng. Chưa kịp thời trang bị, tu sửa cơ sở vật chất bị hư hỏng, thiếu an toàn
cho trẻ, dễ gây nên những sự cố đáng tiếc.
Kinh phí được cấp cho các hoạt động sửa chữa, mua sắm đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế
không đáp ứng được nhu cầu sửa chữa, trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị.
Một số phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động phòng
tránh TNTT cho trẻ, nên chủ quan chưa quan tâm đến an toàn của trẻ trong khi chơi.
3. KẾT LUẬN
TNTT ở trẻ em là một vấn đề phức tạp được xã hội đặc biệt quan tâm. Để nâng cao
hiệu quả quản lí công tác giáo dục phòng tránh TNTT cho trẻ ở trường mầm non, các
CBQL trường mầm non cần quan tâm triển khai 8 biện pháp sau:
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức cho GV, NV và phụ huynh về vấn đề đảm bảo an
toàn, phòng tránh TNTT cho trẻ;
Biện pháp 2. Chỉ đạo khảo sát các nguy cơ xảy ra TNTT trong trường mầm non và lập
kế hoạch hoạt động giáo dục phòng tránh TNTT cho trẻ ở trường mầm non;
Biện pháp 3. Đổi mới phương thức lập và thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục
phòng tránh TNTT cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo ở trường mầm non;
Biện pháp 4. Bồi dưỡng, tập huấn kĩ năng cho GV, NV trong việc phòng tránh TNTT
cho trẻ ở trường mầm non;
Biện pháp 5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ;
Biện pháp 6. Chỉ đạo xây dựng môi trường đảm bảo an toàn phòng tránh TNTT cho
trẻ trong ở trường mầm non;
Biện pháp 7. Chỉ đạo bổ sung CSVC đảm bảo an toàn phòng tránh TNTT cho trẻ.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 41/2020 97
Biện pháp 8. Chỉ đạo phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng tránh
TNTT cho trẻ;
Để nâng cao chất lượng công tác quản lí việc giáo dục phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu
giáo ở trường mầm non thì:
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Tạo điều kiện cho các cán bộ (CB), GV, NV có cơ hội tham gia học tập, bồi dưỡng
kiến thức, năng lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
- Cần có sự chỉ đạo, kiểm tra công tác GDMN đồng bộ từ Bộ, Sở, Phòng và các trường
mầm non.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để huy động tốt sự tham gia của xã
hội vào công tác xây dựng cở sở vật chất, tạo điều kiện cho các nhà trường thực hiện tốt
mục tiêu đảm bảo an toàn phòng tránh TNTT cho trẻ góp phần chăm sóc – giáo dục trẻ
ngày càng tốt hơn; tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân cùng chung tay chăm lo
cho sự nghiệp GD mầm non để các nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp
phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của Đảng, Nhà nước đã đề ra.
* Đối với các trường mầm non
Cần có các biện pháp để nâng cao nhận thức của CB, GV, NV về vấn đề phòng tránh
TNTT cho trẻ để mỗi CB, GV, NV trong nhà trường cần phải ý thức rằng: Công tác đảm
bảo an toàn phòng tránh TNTT cho trẻ là công việc chung của nhà trường, mỗi một thành
viên trong trường đều phải có quyền và trách nhiệm tham gia thực hiện công tác này để
góp phần đưa phong trào và chất lượng của trường ngày càng đi lên.
- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương về công tác GD
mầm non.
+ Không ngừng đầu tư thêm cơ sở vật chất và tuyên truyền nâng cao nhận thức của các
bậc phụ huynh và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn phòng tránh
TNTT nói riêng và của giáo dục mầm non nói chung đối với sự phát triển của trẻ.
+ Bồi dưỡng kiến thức về phòng tránh TNTT cho trẻ cho các bậc phụ huynh để trẻ
được an toàn tuyệt đối ở trường cũng như ở gia đình, được chăm sóc - giáo dục trong điều
kiện tốt hơn.
Nhà trường chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn trong khi tổ chức bữa ăn của trẻ,
kí hợp đồng thực phẩm đầy đủ, đúng luật, thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trong trường mầm non.
- Tổ chức giấc ngủ của trẻ đúng cách, đúng giờ và an toàn theo quy định.
- Ban Giám hiệu cần tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức các hoạt động
giáo dục phòng tránh TNTT của đội ngũ GV, NV. Ban Giám hiệu phải thường xuyên yêu
cầu toàn thể CB, GV, NV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ do phòng GD&ĐT, nhà trường tổ chức. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng tại chỗ, tổ
98 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
chức hội giảng, chuyên đề phòng tránh TNTT tại trường, theo cụm, và dự giờ lẫn nhau để
nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục nhằm góp ý, rút kinh nghiệm.
- Tổ chức bồi dưỡng cho CB, GV, NV những kiến thức cơ bản về cách phòng tránh
TNTT cho trẻ trong nhà trường. Tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ trẻ về nội dung và
hình thức đảm bảo an toàn phòng tránh TNTT cho trẻ, đặc biệt chú trọng thông qua các
Hội thi do các cấp tổ chức.
* Với gia đình và xã hội
- Tăng cường công tác phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức phòng tránh TNTT
cho trẻ mầm non
- Quan tâm giám sát việc phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non của các nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 13/2010/TT-BGD&ĐT ngày 15/4/2010 ban hành Quy định về
xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong các cơ sở GDMN.
2. Bộ Y tế, Quyết định số 216/QĐ-BYT về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống tai nạn thương
tích tại cộng đồng của ngành Y tế giai đoạn 2016 - 2020
3. Bộ Y tế, Chương trình hành động phòng tránh tai nạn thương tích đến năm 2010 tầm nhìn 2020
(Dự thảo tháng 6/2007)
4. Đào Thị Minh Tâm (2014). Một số biện pháp đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.
5. Tạp chí Giáo dục số đặc biệt, tháng 6/2018 (tr 296 - tr301)
MANAGING EDUCATIONAL ACTIVITIES TO PROTECT
PRESCHOOL CHILDREN FROM INJURIRES AND ACCIDENTS
IN KIM SON, NINH BINH
Abstract: Managing educational activities in the prevention of injury and accidents for
kindergarten is an important task to take the advantages the of educational resources in
order to ensure the effectiveness of educational activities.
Keywords: Educational activities, prevention, injury, accident, kindergarten