Tóm tắt. Đào tạo từ xa nhằm đáp ứng nhu cầu người học, góp phần thực hiện công bằng giáo dục. Đào tạo nâng chuẩn giáo viên theo hình thức từ xa đã được Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện trong nhiều năm qua. Kinh nghiệm cho thấy, kiểm tra đánh giá kết quả học viên từ xa là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới chất lượng đào tạo giáo viên. Vì vậy, hoạt động kiểm tra đánh giá học phần đã được trung tâm đào tạo và bồi dường thường xuyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện nghiêm túc từ khâu ra đề thi, coi thi và chấm thi. Tất cả các khâu trong kiểm tra đánh giá đều được thực hiện khách quan và công bằng. Hình thức kiểm tra đánh giá học viên hệ từ xa của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hướng tới năng lực tự học và tự kiểm tra của người học. Hướng đổi mới này góp phần đáp ứng việc đổi mới giáo dục theo yêu cầu xây dựng xã hội học tập.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá học phần trong đào tạo từ xa tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 126-131
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
TRONG ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Nguyễn Thị Ngọc Dung
Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng thường xuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Đào tạo từ xa nhằm đáp ứng nhu cầu người học, góp phần thực hiện công
bằng giáo dục. Đào tạo nâng chuẩn giáo viên theo hình thức từ xa đã được Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện trong nhiều năm qua. Kinh nghiệm cho thấy,
kiểm tra đánh giá kết quả học viên từ xa là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, quyết định tới chất lượng đào tạo giáo viên. Vì vậy, hoạt động kiểm tra đánh
giá học phần đã được trung tâm đào tạo và bồi dường thường xuyên Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội thực hiện nghiêm túc từ khâu ra đề thi, coi thi và chấm thi.
Tất cả các khâu trong kiểm tra đánh giá đều được thực hiện khách quan và công
bằng. Hình thức kiểm tra đánh giá học viên hệ từ xa của Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội hướng tới năng lực tự học và tự kiểm tra của người học. Hướng đổi mới này
góp phần đáp ứng việc đổi mới giáo dục theo yêu cầu xây dựng xã hội học tập.
Từ khóa: Đào tạo từ xa, kiểm tra đánh giá, kết quả học phần, Đại học Sư phạm
Hà Nội.
1. Mở đầu
Kiểm tra, đánh giá là một trong bốn chức năng cơ bản có vai trò quan trọng trong
quá trình quản lí chuyên môn nói riêng và quản lí trường học nói chung. Kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của người học là một trong những công cụ điều chỉnh quá trình đào
tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Lí luận dạy học cũng như thực tiễn cho thấy:
Kiểm tra đánh giá tri thức kĩ năng, kĩ xảo của học viên là một khâu quan trọng trong quá
trình dạy học và được xem như là một phương pháp dạy học. Theo tác giả Nguyễn Cảnh
Toàn: “Thi cử không chỉ là công cụ để đo mà còn là công cụ để điều khiển. Thi như thế
nào thì học trò sẽ học như thế đấy. Đó là một quy luật” [3]. Nội dung dưới đây nói về công
tác quản lí kiểm tra đánh giá học phần trong đào tạo từ xa từ khâu ra đề thi, coi thi và
chấm thi tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Có thể xem những tổng kết này như những
kinh nghiệm về kiểm tra đánh giá học phần trong đào tạo từ xa tại Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
Ngày nhận bài: 15/3/2014. Ngày nhận đăng: 19/5/2014.
Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Ngọc Dung, e-mail: ndung110@yahoo.com.
126
Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá học phần trong đào tạo từ xa tại trường Đại học...
2. Nội dung nghiên cứu
Quản lí chất lượng giáo dục về thực chất là định hướng và kiểm soát chất lượng.
Nhà quản lí ở đây là hiệu trưởng phải đưa ra được các chiến lược hoạt động và các tiêu
chuẩn, tiêu chí rõ ràng kiểm tra đánh giá kết quả học tập học viên. Đây là khâu quan trọng
nhất trong quản lí chất lượng vì nó tạo ra khung chuẩn, các tiêu chí, tiêu chuẩn, cách thức
để tiến hành hoạt động kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó, bộ
phận đào tạo có căn cứ để đề ra mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học viên.
2.1. Mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá
Giúp giáo viên thu được những tín hiệu ngược ngoài [2]. Qua đó, giáo viên có thể
phát hiện thực trạng và kết quả học tập của học viên, làm cơ sở thực tế để giáo viên điều
chỉnh và hoàn thiện hoạt động dạy cũng như hoạt động học tập của học viên, giúp học
viên tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động học tập của mình. Tín hiệu ngược ngoài giúp
các cơ sở đào tạo công khai kết quả dạy và học của mình trước nhà nước, gia đình, xã hội.
Kiểm tra, đánh giá giúp cho học viên có cơ hội để củng cố và phát triển trí tuệ, năng
lực tư duy sáng tạo thông qua quá trình chuẩn bị kiểm tra, dự kiểm tra.[1]
Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa giáo dục to lớn, giúp học viên hình thành động cơ,
thái độ học tập nghiêm túc, khắc phục tính ỷ lại, chủ quan, nâng cao tinh thần trách nhiệm
trong học tập, bồi dưỡng ý chí vươn lên, ý thức kỉ luật tự giác. Hình thành cho học viên
nhu cầu và thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá.
Đối tượng học từ xa của trường ĐHSPHN là những giáo viên, cán bộ quản lí giáo
dục đang công tác tại các cơ sở giáo dục trong cả nước. Vì vậy hoạt động kiểm tra đánh
giá không chỉ chú trọng đến năng lực tiếp thu tri thức mà còn đề cao kĩ năng vận dụng tri
thức đã học trong thực tiễn. Hình thức kiểm tra phải một mặt tính đến việc coi học viên
là đối tượng, mặt khác chính họ phải là chủ thể. Có như thế mới góp phần củng cố, phát
triển trí tuệ và phát huy năng lực sáng tạo của người học.
Với ý nghĩa đó, kiểm tra, đánh giá có tác dụng phát hiện và điều chỉnh thực trạng
hoạt động học tập, củng cố và phát triển kiến thức cũng như giáo dục nhiều phẩm chất
cho học viên.
2.2. Cách tiến hành
Do việc mở rộng đầu vào (không thi tuyển) và đặc thù trong việc quản lí hình thức
đào tạo từ xa, việc đánh giá học viên để tiến tới cấp văn bằng chứng chỉ cần được tiến
hành nghiêm túc để tránh các tiêu cực, đảm bảo giá trị của văn bằng chứng chỉ và sự liên
thông trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như uy tín của nhà trường đối với người
học và xã hội. Vì vậy, Trung tâm Giáo dục Từ xa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhanh
chóng xây dựng ngân hàng đề thi, nghiên cứu và áp dụng các công nghệ kiểm tra đánh giá
tiên tiến đảm bảo tính khách quan, chính xác và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Công tác ra đề thi
- Việc ra đề thi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
127
Nguyễn Thị Ngọc Dung
+ Bám sát nội dung, chương trình và phù hợp mục tiêu đào tạo. + Phù hợp với trình
độ nhận thức của học viên. Đề thi phải có độ khó trung bình, có độ phân biệt, độ tin cậy
và giá trị cao.
+ Mỗi đề thi gồm cả lí thuyết và bài tập, bao quát toàn bộ nội dung chương trình
của học phần, chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng và năng lực, khả năng tư duy, năng lực
giải quyết vấn đề và thái độ của học viên.
+ Nội dung của đề thi phải phù hợp với đối tượng học viên là người vừa công tác,
vừa đi học. Đó là những người đã có vốn kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm thực tiễn.
+ Nội dung và cấu trúc của đề thi phải có nhiều loại yêu cầu kiểm tra, có nhiều
mức độ.
+ Hình thức đề thi thiết kế theo hướng mở (học viên được sử dụng tài liệu khi làm
bài) tích cực hóa hoạt động của người học.
- Mỗi đề thi có thời lượng phù hợp với nội dung, tính chất của từng học phần. Mỗi
đề thi có 4 câu:
+ Câu thứ nhất: Kiểm tra đánh giá việc đọc tài liệu của học viên nên chỉ đòi hỏi sự
tái hiện chính xác tài liệu.
+ Câu thứ hai: Kiểm tra đánh giá việc nghiên cứu tài liệu trên cơ sở phải biết tổng
hợp, khái quát (có một cách nhìn riêng của mình về tái hiện tài liệu học tập).
+ Câu thứ ba: Kiểm tra đánh giá việc vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học của
học viên (chỉ đòi hỏi vận dụng một cấp trực tiếp như là một thuật toán).
+ Câu thứ tư: Kiểm tra đánh giá việc vận dụng các hình thức, kĩ năng của học viên
vào thực tiễn (đòi hỏi việc vận dụng, biến đổi trong các tình huống khác nhau - năng lực
tư duy, giải quyết vấn đề và thái độ).
2.3. Đề thi mẫu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Trung tâm Giáo dục từ xa Ngành: Giáo dục tiểu học
Đề 1
(Học viên được sử dụng tài liệu khi làm bài)
Câu 1: Trình bày đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học.
Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói.
Câu 3: Tại sao cần phải nghiên cứu ngôn ngữ ở cả trạng thái tĩnh lẫn trạng thái động?
Câu 4: Nội dung chủ yếu của chương trình tiếng Việt tiểu học gồm những thành tố
nào? Hãy minh hoạ bằng một phân môn cụ thể.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Trung tâm Giáo dục từ xa Ngành: Giáo dục tiểu học
Đề 2
(Học viên được sử dụng tài liệu khi làm bài)
Câu 1: Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội?
Câu 2: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nhưng vẫn có những yếu tố tự nhiên. Ý
kiến của anh (chị) như thế nào?
128
Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá học phần trong đào tạo từ xa tại trường Đại học...
Câu 3: Phân tích những đặc trưng ngôn ngữ với tư cách là một hiện tượng xã hội
đặc biệt.
Câu 4: Ngôn ngữ và pháp luật đều là những hiện tượng xã hội nhưng chúng khác
nhau như thế nào? Hãy phân tích sự khác nhau đó.
Hình thức và phương pháp kiểm tra
Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện đa dạng nhiều loại hình, nhiều phương
pháp kiểm tra đánh giá khác nhau bởi vì không có một phương pháp, hình thức kiểm tra
đánh giá nào là hoàn toàn tối ưu cả. Muốn vậy, công tác kiểm tra đánh giá cần phải:
+ Kiểm tra đánh giá trình độ ban đầu của học viên nhằm xác định khả năng nhận
thức, trình độ đầu vào của học viên để từ đó xây dựng kế hoạch mục tiêu và lựa chọn
phương pháp kiểm tra phù hợp.
+ Sử dụng đa dạng các phương pháp kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm thường xuyên
đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua các hình thức phong phú như kiểm tra
ngắn, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra lấy điểm điều kiện trong quá trình giáo viên tổ chức
các hình thức học tập, kiểm tra quá trình lĩnh hội tri thức mới nhằm kích thích tính tích
cực học tập của học viên. Kết hợp trải nghiệm với tự luận. Hoạt động trải nghiệm nhằm
chuyển hoạt động bằng lời của người học (vấn đáp) thành hoạt động vật chất mà người
dạy có thể lượng hóa được. Song song với đó các đề thi coi trọng tư duy phê phán và tư
duy sáng tạo. Trong kết cấu đề thi chúng phải được kết hợp không tách rời nhau. Người
học khi xem xét các luồng thông tin tiếp nhận được cần tiếp nhận một cách có phê phán.
Từ đó vận dụng tri thức đã học để đánh giá thực tiễn và phát triển sáng tạo.
+ Chỉ đạo các khoa, tổ bộ môn kết hợp ra đề thi sử dụng cùng một lúc hai phương
pháp kiểm tra trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan trong các kì thi và kiểm tra.
Tận dụng ưu điểm của phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong các kì thi đòi
hỏi phải kiểm tra lượng kiến thức lớn, tránh khâu học tủ, học lệch.
+ Tổ chức thi kết hợp giữa kiểm tra lí thuyết và thực hành nhằm hình thành kĩ năng,
kĩ xảo, thực hành và vận dụng lí thuyết cho học viên.
+ Sử dụng thẻ sinh viên và thẻ dự thi để kiểm diện trong các kì thi nhằm tránh tình
trạng thi hộ.
+ Sử dụng hình thức làm bài tiểu luận cho mỗi môn học. Yêu cầu học viên thực
hành lấy kết quả thực tế tại đơn vị, trường học nơi học viên công tác.
+ Ứng dụng các phương tiện công nghệ tiên tiến, các phương tiện dạy học hiện đại
vào công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học viên.
Hoạt động coi thi
+ Hội đồng coi thi được thành lập theo quyết định của hiệu trưởng. Các giám khảo
được lựa chọn từ các phòng ban và các khoa đào tạo. Chủ tịch hội đồng coi thi thay mặt
hiệu trưởng quản lí hoạt động coi thi tại địa phương nơi đặt lớp đào tạo. Hội đồng thi gồm:
Ban chỉ đạo, Trưởng ban coi thi, Thư kí, Cán bộ giám sát thi, Cán bộ coi thi.
+ Trong quá trình thi, do hình thức đề mở nên học viên được sử dụng tài liệu. Số
lượng thí sinh/phòng thi phải đảm bảo mật độ 01 thí sinh/bàn, tối đa không bố trí nhiều
hơn 30 thí sinh/phòng thi;
129
Nguyễn Thị Ngọc Dung
+ Công tác coi thi phải thực hiện đúng quy chế, không thiên vị, đảm bảo công bằng
cho tất cả học viên tham gia thi. Việc bố trí cán bộ coi thi cán bộ coi thi, giám sát thi phải
đảm bảo đúng theo nguyên tắc 02 cán bộ coi thi/phòng thi và 01 giám sát thi không được
giám sát quá 10 phòng thi. Cán bộ coi thi phải kí tên và ghi đầy đủ họ tên vào tất cả các
tờ giấy thi của từng thí sinh.
+ Đề thi được chuyển đến phòng thi thông qua bộ phận thư kí kì thi, trước khi làm
bài thí sinh phải kí tên và ghi rõ số tờ giấy thi vào danh sách thi.
Hoạt động chấm thi
+ Bài kiểm tra phải tiến hành dọc phách, loại bỏ những bài có đánh dấu riêng.
+ Bài thi sau khi đã dọc phách được gửi tới tổ bộ môn phụ trách chuyên đề để tiến
hành chấm.
+ Bài thi có điểm được trung tâm từ xa vào điểm và thông báo tới cho học viên.
2.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện
Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học viên về ý nghĩa vai trò và tầm quan
trọng đối với việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học viên.
Giáo viên: Nâng cao nhận thức để giáo viên hiểu rằng thực hiện nghiêm túc công
tác kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học viên là một trong những biện pháp tích
cực nhằm giáo dục động cơ, thái độ và ý thức học tập cho học viên, ngăn chặn tình trạng
ỷ lại, lười học của học viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Học viên: Tuyên truyền, giáo dục để học viên hiểu rằng thực hiện nghiêm túc công
tác thi, kiểm tra, đánh giá sẽ tạo điều kiện để học viên phấn đấu học tập, giúp học viên
hình thành tính tự giác, tích cực, chủ động trong học tập, là thực hiện sự công bằng trong
giáo dục, hình thành cho học viên thói quen tự học suốt đời.
Để thực hiện tốt các quy định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội về công tác kiểm tra và công nhận tốt nghiệp cho học viên hệ
đào tạo từ xa trung tâm giáo dục từ xa đã tiến hành các việc làm sau:
Cụ thể hoá các văn bản, quy định, quy chế của bộ Giáo dục và Đào tạo thành các
quy định cụ thể của nhà trường về công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học
viên.
Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về thi,
kiểm tra hết học phần.
Thông báo công khai và kịp thời kết quả kiểm tra, thi để học viên tự kiểm tra, đánh
giá nhận thức của mình.
Tổ chức coi thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên đảm bảo chặt chẽ,
nghiêm túc, khách quan, công bằng trong giáo dục. Xử lí nghiêm khắc, đúng quy chế đối
với những học viên vi phạm quy chế thi.
Tăng cường bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập cho sinh
viên. Muốn vậy cần chỉ đạo Trung tâm, các Khoa ngay từ đầu năm học thông báo cho học
viên biết kết hoạch học tập, nội dung chương trình, thời gian thực hiện chương trình, nội
dung cần thảo luận, giáo trình... để học viên chủ động lập kế hoạch tự học và tiến hành tự
kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của mình.
130
Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá học phần trong đào tạo từ xa tại trường Đại học...
3. Kết luận
Đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo từ xa của Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội tổ chức thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng xã hội học tập góp phần tăng tiềm
lực cán bộ khoa học kĩ thuật cho đất nước. Những năm qua, giáo dục đại học nước ta đã
và đang phát triển mạnh cả về quy mô và loại hình đào tạo [4]. Khi quy mô đào tạo tăng
nhanh mà các nguồn lực tại các cơ sở đạo tạo còn hạn chế, chưa đủ khả năng đáp ứng,
tất yếu sẽ không tránh khỏi nỗi băn khoăn lo ngại về chất lượng đào tạo của toàn xã hội.
Chính vì vậy, trung tâm giáo dục từ xa đã nhận thấy vai trò của quản lí nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo là rất quan trọng đặc biệt trong khâu kiểm tra đánh giá kết quả người
học. Trung tâm đã tiến hành nhiều cải tiến cả về đề thi, hình thức và phương pháp thi, tổ
chức coi thi và chấm thi nghiêm túc. Điều này đã tác động tới người dạy và người học sao
cho đáp ứng kiểm tra đánh giá. Vì vậy, hoạt động đào tạo giáo viên từ xa đã khẳng định
được chất lượng trong đào tạo. Học viên đào tạo từ xa sau khi tốt nghiệp được nhiều cơ sở
đào tạo sử dụng cho kết quả tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đức Chính, 2002. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[2] Trần Thị Tuyết Oanh, 2010. Đánh giá trong giáo dục, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
[3] Nguyễn Cảnh Toàn, 2002. Tuyển tập tự học tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[4] Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, 2014. Giáo dục và đào tạo với việc xây dựng con
người Việt Nam qua ba mươi năm đổi mới.
[5] Đề tài nghiên cứu khoa học B-2007-17-103 - Giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất
lượng Giáo dục từ xa Trường ĐHSP Hà Nội, 2007.
[6] Các tài liệu của Dự án Việt - Bỉ "Hỗ trợ học từ xa"
ABSTRACT
Course - assessment activities in distance education
at the Hanoi University of Education
Distance education is meant to satisfy all learners’ demands and allow everyone an
opportunity to obtain an education. Potential teachers at the Hanoi University of Education
have been taking distance education courses for many years.
An assessment of what these distance learners have gained shows that it is of value
and increased teacher education quality. Course assessment activities executed by the Cen-
ter for On-going Training and Education at the Hanoi University of Education included
steps of establishing exam test collection, supervision during examinations and devising
tests. Assessments were always implemented in a fair and impartial manner.
131