Câu 49: Phân tích trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với hoạt động QLNN về môi trường không khí?
Không khí có vai trò rất quan trọng, là một một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái đất. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong vài ngày nhưng không thể nhin thở trong 5 phút. Không khí là lớp áo giáp bảo vệ mọi sinh vật trên trái đất khỏi bị các tia bức xạ nguy hiểm và các thiên thạch từ vũ trụ. Với các thành phần như khí O2, CO2, NO2 cần cho hô hấp của con người và động vật cũng như quá trình quang hợp của thực vật, là nguồn gốc của sự sống, duy trì sự cháy và có vai trò quan trọng trọng sản xuất y tế và công nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng trở nên trâm trọng hơn.
Nhà nước là chủ sở hữu tài nguyên thiên nhiên do đó nhà nước quản lý thống nhất cả nước về môi trường không khí. Đứng trước thực trạng đó đặt ra trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong vấn đề QLNN về môi trường.Bằng quyền lực của mình nhà nước cần:
- Kiện toàn tổ chức: tăng cường năng lực, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức quản lý môi trường không khí, thống nhất đầu mối từ TW đến địa phương. Theo đó, Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về BVMT không khí theo quy định của Luật BVMT năm 2014 và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
17 trang |
Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QLNN VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Câu 49: Phân tích trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với hoạt động QLNN về môi trường không khí?
Không khí có vai trò rất quan trọng, là một một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái đất. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong vài ngày nhưng không thể nhin thở trong 5 phút. Không khí là lớp áo giáp bảo vệ mọi sinh vật trên trái đất khỏi bị các tia bức xạ nguy hiểm và các thiên thạch từ vũ trụ. Với các thành phần như khí O2, CO2, NO2 cần cho hô hấp của con người và động vật cũng như quá trình quang hợp của thực vật, là nguồn gốc của sự sống, duy trì sự cháy và có vai trò quan trọng trọng sản xuất y tế và công nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng trở nên trâm trọng hơn.
Nhà nước là chủ sở hữu tài nguyên thiên nhiên do đó nhà nước quản lý thống nhất cả nước về môi trường không khí. Đứng trước thực trạng đó đặt ra trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong vấn đề QLNN về môi trường.Bằng quyền lực của mình nhà nước cần:
- Kiện toàn tổ chức: tăng cường năng lực, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức quản lý môi trường không khí, thống nhất đầu mối từ TW đến địa phương. Theo đó, Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về BVMT không khí theo quy định của Luật BVMT năm 2014 và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
- Hoàn thiện chính sách và pháp luật: triển khai thực hiện các quy định về BVMT không khí theo Luật BVMT năm 2014, xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BVMT trong đó tập trung vào công tác quản lý, giám sát các nguồn thải và trách nhiệm của chủ nguồn thải. Tổ chức nghiên cứu xây dựng trình Quốc hội ban hành Luật Không khí sạch. Trước tiên trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về kiếm sát ô nhiễm không khí đến năm 2020 và tổ chức thực hiện; Xây dựng đồng bộ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải các ngành công nghiệp.
- Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường không khí (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
- Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường không khia nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống xử lí khí thải, phân tích môi trường tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí khí thải tại đó.
- chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
- Tăng cường các nguồn lực tài chính, đa dạng hóa các nguồn đầu tư, tăng cường kinh phí cho quản lý môi trường không khí, đặc biệt là hình thành hệ thống công cụ kinh tế như phí BVMT đối với khí thải, xây dựng cơ chế trao đổi hạn ngạch phát thải khí thải giữa các doanh nghiệp; Đẩy mạnh hoạt động quan trắc, kiểm kê khí thải, kiểm soát môi trường không khí tại các đô thị và các KCN. Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tích cực thực hiện Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên, môi trường quốc gia đến năm 2020, trong đó quan tâm đến các hệ thống quan trắc khoog khí, giám sát nguồn khí thải công nghiệp lớn, xây dựng và ban hành quy định về chuẩn kết nối số liệu trong hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, các địa phương và KCN.
- Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức: Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin về môi trường không khí đô thị, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động BVMT nói chung và môi trường không khí nói riêng.; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng và doanh nghiệp trong quản lý chất lượng không khí; tăng cường năng lực đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo về BVMT không khí.
- Hợp tác quốc tế: mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác kỹ thuật với các nước có kinh nghiệm và hỗ trợ nguồn lực trong BVMT không khí; Ưu tiên mở rộng quan hệ quốc tế về BVMT không khí dưới hình thức thiết lập các chương trình, dự án đa phươn và song phương, hỗ trợ kỹ thuật; Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và sử dụng hiệu quả hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như: Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Tổ chức sáng kiến không khí sạch Châu Á (CAI-ASIA)
Cau 50:TRình bày nguồn phát sinh chất thải rắn? Tác động của chất thải rắn?
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày một tăng cao kéo theo đó là sự gia tăng về chất thải đặc biệt là ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất... Trong đó nổi lên là sự ảnh hưởng của chất thải rắn. Chất thải rắn không những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người mà nó còn gây mất vẻ mỹ quan, ảnh hưởng gián tiếp tới môi trường văn hoá – xã hội – kinh tế.
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại
Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn:
– Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời. Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su, còn có một số chất thải nguy hại
– Từ các động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan, khách sạn,Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thực phẩm, giấy, catton,..)
– Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính: lượng rác thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương mại nhưng khối lượng ít hơn.
– Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các công trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa
– Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu các công viên, bãi biển và các hoạt động khác, Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải từ việc trang trí đường phố.
– Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các quá trình xử lý trong công nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,
– Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói sản phẩm, Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm việc.
– Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây, Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
* Ngoài ra, chất thải rắn được phát sinh từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách.
– Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà người ta phân ra rác thải đường phố, rác thải vườn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ gia đình
– Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân ra chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim,
– Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ,
+ Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Chất thải y tế nguy hại: Là những chất thải có nguồn gốc từ các hoạt động y tế, mà nó có đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng bao gồm bông băng, gạt, kim tiêm, các bệnh phẩm và các mô bị cắt bỏ,.
Tác động của chất thải rắn:
- Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khoẻ cộng đồng
Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí. Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,do loại chất thải rắn gây ra. Một số chất còn thấm qua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổn thương, rối loạn chức năng, suy nhược cơ thể, gây ung thư.
- Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất
+ Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất.
+Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất.Tóm lại rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất.
- Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước
+Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm.
+ Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.
+Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.
- Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí
+ Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí.
+Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ...
+ Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các chất độc lẫn trong rác.
- Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa.
Câu 51: Phân tích thực trạng của chất thải rắn hiện nay? Từ thực trạng đó đặt ra yêu cầu gì về quản lý chất thải rắn?
Nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân cư càng ngày nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v
Về chất thải rắn, theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn thì lượng chất rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%.
Trước tiên nói về chất thải công nghiệp, đến tháng 6 năm 2006, cả nước đã có 134 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phân bố trên 47 tỉnh, thành trong cả nước và thu hút được hơn 1,2 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp. Quá trình xây dựng và phát triển các KCN, KCX đã có đóng góp đáng kể vào công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước; góp phần đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nước ta. Tuy nhiên, vấn đề môi trường tại các KCN, KCX hiện nay đang còn nhiều điều bất cập và ngày càng trở nên bức xúc. Số liệu điều tra cho thấy, trong số 134 KCN, KCX chỉ có 33 khu đã có công trình xử lý nước thải tập trung, 10 khu đang xây dựng, các khu còn lại chưa đầu tư cho công trình xử lý nước thải.
Đối với chất rắn, đa số các KCN chưa tổ chức được hệ thống phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại một cách an toàn về môi trường.
+ Về chất thải công nghiệp nguy hại: ở nước ta hiện nay, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển rất đa dạng và phong phú về loại hình, ngành nghề như công nghiệp hoá chất, luyện kim, dệt nhuộm, giấy và bột giấy, nhựa, cao su, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, v.v Các cơ sở này thuộc nhiều thành phần kinh tế do các ngành, các cấp quản lý khác nhau, như Trung ương, địa phương và tư nhân. Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn thì tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn, trong đó CTNH công nghiệp vào khoảng 130.000 tấn/năm. Phần lớn chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ miền Nam, đặc biệt là khu vực Kinh tế trọng điểm phía Nam, chiếm khoảng 64% tổng lượng CTNH phát sinh của cả nước. Tiếp theo là các tỉnh miền Bắc với lượng CTNH phát sinh chiếm 31%. Thêm vào đó, gần 1.500 làng miền Bắc với CTNH phát sinh chiếm 31%. Thêm vào đó, gần 1.500 làng nghề mà chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn miền Bắc mỗi năm phát sinh cỡ 774.000 tấn chất thải rắn sản xuất, bao gồm cả CTNH và không nguy hại.
+ Về chất thải rắn y tế: Hiện nay cả nước có khoảng hơn 12.500 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có khoảng 850 cơ sở là các bệnh viện với quy mô khác nhau. Phần lớn các bệnh viện đặt trong các khu dân cư đông đúc. Trong năm 2001, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát tại 280 tại bệnh viện đại diện cho tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước về vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn y tế. Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất khác nhau. Lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh mỗi ngày vào khoảng 429 tấn chất thải rắn y tế, trong đó lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày. Nếu phân chia lượng chất thải rắn y tế nguy hại theo địa bàn thì 35% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 65% còn lại ở các tỉnh, thành khác. Mặt khác, nếu phân lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo khu vực của các tỉnh, thành thì 70% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở các tỉnh thành phố, thị xã thuộc các đô thị và 30% ở các huyện, xã, nông thôn, miền núi. Ước tính, trong tổng lượng khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh hàng năm thì chất thải y tế nguy hại vào khoảng 21.000 tấn. Dự báo đến năm 2010 thì lượng chất thải rắn y tế nguy hại vào khoảng 25.000 tấn/năm.
+ Về chất thải nông nghiệp nguy hại: Chất thải rắn từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu do thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và việc quản lý, sử dụng phân bón hoá học và các loại bao bì. ở nước ta, thuốc BVTV đã được sử dụng từ những năm 40 của thế kỷ trước để phòng trừ các loại dịch bệnh. Vào những năm cuối của thập kỷ 80, số lượng thuốc BVTV sử dụng là 10.000 tấn/năm, thì khi bước sang những năm của thập kỷ 90, số lượng thuốc BVTV đã tăng lên gấp đôi (21.600 tấn vào năm 1990), thậm chí tăng lên gấp ba (33.000 tấn/năm vào năm 1995). Diện tích đất canh tác sử dụng thuốc BVTV cũng tăng theo thời gian từ 0,48% (năm 1960) đến nay là 100%. Đến những năm gần đây, việc sử dụng thuốc BVTV đã tăng lên đáng kể cả về khối lượng lẫn chủng loại, với hơn 1.000 loại hoá chất BVTV đang được lưu hành trên thị trường.
Hiện cả nước có khoảng 458 bãi chôn lấp đang vận hành có quy mô trên 1.800ha, nhưng trong đó chỉ có 121 bãi chôn lấp hợp vệ sinh (với diện tích 977ha). Còn lại phần lớn là bãi rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác.
Với lượng rác thải ngày một tăng như vậy, rất cần những nhà máy xử lý CTR có công suất lớn sử dụng những công nghệ hiện đại mới có thể giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm từ rác thải.
Trách nhiệm của các cơ quan;
Để khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải, công tác bảo vệ môi trường cần tập trung vào việc:
- Kiện toàn hệ thống tổ chức phục vụ công tác bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương theo Luật bảo vệ môi trường 2014 và rà soát, quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân từ cấp tỉnh tới cấp huyện, cấp xã; trách nhiệm các cơ quan chuyên môn; trách nhiệm của tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý chất thải.
- Tiếp tục xây dựng các tiêu chuẩn môi trường đối với chất thải, kiểm tra chặt chẽ việc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; giám sát việc phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; tiến tới đầu tư các Trung tâm xử lý chất thải nguy hại tập trung.
- Có chính sách ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, phát triển công nghệ tái chế, xử lý chất thải giảm lượng chất thải phải chôn lấp, kiểm toán chất thải nhằm giảm thiểu chất thải phát sinh.
- Tuyên truyền để thay đổi thói quen tiêu dùng, phân loại chất thải tại nguồn,
-Tăng dần mức phí thu gom, xử lý rác thải.
– Tăng cường trao đổi, tham quan, học tập kinh nghiệm trong triển khai công tác quản lý chất thải, chú trọng đến tính khả thi, sự phù hợp khi triển khai áp dụng cùng mô hình xử lý chất thải giữa các địa phương
- Khoanh vùng, cô lập và xử lý các khu vực bị ô nhiễm do chất thải, hoá chất tồn lưu đã được phát hiện.
-Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế
Câu 52: Phân tích trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với hoạt động QL chất thải?
Lập quy hoạch, bố trí mặt bằng cho việc tập kết chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, khu chôn lấp chất thải.
- quy họach chất thải rắn bao gồm quy hoạch vùng liên tỉnh; quy hoạch vùng tỉnh. Quy hoạch chất thải rắn vùng liên tỉnh chỉ xét đến các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch, khu lịch sử- văn hóa có ý nghĩa liên vùng, là động lực phát triển vùng.
- các cơ sở xử lý chất thải rắn phải được bố trí ở ngoài khu dân cư, cuối hướng gió chính, cuối dòng chảy của song suối. Xung quanh cơ sở xử lý chất thải rắn phải trồng cây xanh cách ly.
- không được bố trí các cơ sở xử lý CTR ở vùng thường xuyên ngập nước, vùng có vết đứt gãy kiến tạo.
- Khi chọn địa điểm xây dựng cơ sở xử lý CTR phải nghiên cứu khả năng phục vụ cho liên vùng gần nhau, tạo thuận lợi cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật, giảm nhu cầu chiếm đất và giảm ô nhiễm môi trường.
- Bãi chon lấp CTR phải có khoảng cách nhỏ nhất giữa hàng rào bãi chon lấp CTR đến chân các công trình xd khác >= 1000m.
- phải bố trí trạm trung chuyển CTR nhằm tiếp nhận và vận chuyển khối lượng chất thải rắn tro